Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ năm 07 tháng 3 năm 2024

    Quê Hương tổng hợp

    Trung Quốc tài trợ nâng cấp căn cứ hải quân Campuchia: Mỹ ‘quan ngại sâu sắc’, Việt Nam ảnh hưởng gì?

    BBC News

    07/3/2024

    Căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Ảnh chụp ngày 26/7/2019.

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Ảnh chụp ngày 26/7/2019.

    Ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, cho hay ông đã nêu ra các vấn đề liên quan đến căn cứ hải quân Ream do Trung Quốc tài trợ trong chuyến thăm Phnom Penh cuối tuần trước, theo báo South China Morning Post.

    “Hoa Kỳ và một số quốc gia trong khu vực đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về mục đích, tính chất và phạm vi xây dựng xung quanh căn cứ hải quân [Ream], cũng như vai trò của quân đội CHND Trung Hoa trong quá trình này và trong việc sử dụng cơ sở này trong tương lai,” vị cựu đại sứ Mỹ tại Việt Nam nói.

    Ông nhấn mạnh vai trò của Mỹ trong khu vực là “để đảm bảo rằng các đối tác của chúng tôi tiếp tục có thể bảo vệ chủ quyền của mình”.

    Kritenbrink cho biết ông cũng thảo luận về Biển Đông trong chuyến đi tới Đông Nam Á, nơi ông nói các quốc gia có yêu sách đang “đặc biệt quan ngại” về tình hình ở vùng biển đầy tranh chấp này.

    “Tôi nghĩ chúng ta đã thấy trong một số trường hợp, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thực hiện một số bước đi ở Biển Đông, vừa đi ngược lại luật pháp quốc tế, vừa sử dụng biện pháp ép buộc để đe dọa các đối tác theo những cách mà chúng tôi nhận thấy không thể chấp nhận được và gây bất ổn.”

    Căn cứ hải quân Ream ở miền nam Campuchia được nâng cấp với sự đầu tư của Trung Quốc vào năm 2022 và 2023, điều này làm dấy lên lo ngại từ Washington về tính minh bạch trong mục đích của cảng này và vai trò của quân đội Trung Quốc.

    Vào tháng 12, các tàu hải quân Trung Quốc đã đến thăm căn cứ hải quân đã được nâng cấp để tham gia cuộc tập trận chung với quân đội Campuchia, theo SCMP. 

    Bắc Kinh và Phnom Penh có mối quan hệ quân sự và kinh tế chặt chẽ và nhiều công ty nhà nước Trung Quốc đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, nông nghiệp, khai thác mỏ và năng lượng ở Campuchia. 

    Thủ tướng Campuchia Hun Manet mô tả mối quan hệ với Trung Quốc là một “tình bạn sắt son” trong cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng Chín năm ngoái.

    Ảnh hưởng gì tới Việt Nam?

    Căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Ảnh chụp ngày 26/7/2019.

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Ảnh chụp ngày 26/7/2019.

    Trả lời BBC ngày 9/6/2022 khi có tin Trung Quốc động thổ cải tạo căn cứ hải quân cho Campuchia, ông Hoàng Việt, giảng viên Khoa Luật quốc tế, Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, nói nếu cáo buộc của Mỹ và phương Tây rằng Trung Quốc đặt căn cứ quân sự ở Campuchia là có thật, thì đây "rõ ràng là mối đe dọa tới Việt Nam, toàn bộ khu vực ASEAN và cả Mỹ”.

    Ông phân tích: "Trung Quốc đã nhiều lần đe dọa là họ có thể tấn công khu vực Trường Sa của Việt Nam. Trong trường hợp xấu nhất nếu xảy ra đụng độ trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Trung Quốc sẽ có nhiều hướng tấn công Việt Nam."

    "Với một căn cứ quân sự tại Campuchia, Trung Quốc cũng thể uy hiếp các quốc gia ASEAN khác."

    "Nếu Campuchia làm việc này mà không tham vấn ý kiến của ASEAN thì điều này gây tổn hại rất nhiều tới ASEAN, đặc biệt gây tổn hại tới quan hệ hữu nghị láng giềng đã được xây đắp từ rất lâu giữa Việt Nam và Campuchia."

    Nói về tham vọng của Trung Quốc, Thạc sĩ Hoàng Việt nhắc đến chiến lược "Chuỗi ngọc trai" nhằm mở rộng các cảng biển, căn cứ quân sự của nước này trên thế giới và khu vực Đông Nam Á, kế hoạch Vành đai và Con đường, tập trung vào các cảng biển, đặc biệt là eo biển Malacca.

    "Eo biển Malacca là một con đường hàng hải chiến lược có rất nhiều tàu bè đi ngang qua hàng ngày. Trung Quốc rất cần con đường đó bởi vì những hàng hóa nhập khẩu của nước này, đặc biệt là dầu, sẽ phải đi qua eo biển này rất nhiều."

    "Các nhà nghiên cứu đặt ra giả định là nếu xảy ra một cuộc chiến tranh trên Biển Đông, có khả năng eo biển Malacca sẽ bị khóa lại, đe dọa sự phát triển của Trung Quốc. Do đó, Bắc Kinh rất muốn kiểm soát được eo biển này.

    "Nếu có một căn cứ quân sự tại Campuchia ở Ream như đồn thổi, Trung Quốc có thể đặt các tàu chiến của mình ở đó, và họ có thể tới các khu vực ở eo biển rất nhanh, sẽ tạo rất nhiều lợi thế cho Trung Quốc."

    "Việt Nam cần theo dõi tiếp vấn đề này, bởi vì một mặt, nếu kết luận là có căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Campuchia mà không có bằng chứng thì sẽ gây tổn hại đến quan hệ giữa hai nước."

    "Còn mặt khác, trong trường hợp điều này có thật thì Việt Nam cũng phải nghĩ tới chuyện khác, trong đó bao gồm các bước phòng thủ của mình," chuyên gia về Biển Đông kết luận.

    Hơn 23.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong hai tháng

    06/3/2024

    RFA

    Hơn 23.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong hai tháng

    Cụ thể riêng tháng 2, tổng số lao động Việt Nam chính thức được đưa ra nước ngoài làm việc là 10.553 người; trong số này có 2.789 nữ. 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngPháp luật và Xã hội 

    Hơn 23.000 người Việt Nam chính thức được ra nước ngoài lao động trong hai tháng đầu năm 2024.

    Bộ Lao động- Thương binh & Xã hội (LĐ-TB-XH) Việt Nam thông báo số liệu vừa nêu và truyền thông Nhà nước loan đi ngày 4/3.

    Cụ thể riêng tháng 2, tổng số lao động Việt Nam chính thức được đưa ra nước ngoài làm việc là 10.553 người; trong số này có 2.789 nữ. Tất cả được đưa sang lao động tại các thị trường gồm Nhật Bản- 8.212 người (với 2.217 người là nữ); rồi Đài Loan- 1.443 người (có 514 nữ); Hàn Quốc- 253 người; Thái Lan- 109 người; Trung Quốc- 100 người; Singapore-80; Hungary- 70; và một số nơi khác.

    Còn cả hai tháng 1 và 2/2024; tổng số người được đưa ra nước ngoài lao động là 23.195 người; trong số này có 7.272 nữ. Thị trường Nhật Bản chiếm số đông với 17.067 người, trong số ngày có 5.714 nữ; tiếp đến Đài Loan tiếp nhận  4.294 người (1.407 nữ).

    Năm nay, Bộ LĐ-TB-XH Việt Nam đặt mục tiêu đưa 125.000 người ra nước ngoài lao động theo hợp đồng.

    Singapore và Việt Nam bàn về dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam

    RFA

    07/3/2024

    Singapore và Việt Nam bàn về dự án điện gió ngoài khơi Việt Nam

    PTSC và SCU đưa ra mục tiêu vào năm 2033 sẽ bắt đầu phát điện thương mại. 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngBáo điện tử Chính phủ 

    Một đoàn công tác từ phía Singapore gồm đại diện Sứ quán, Lãnh sự quán Singapore tại Việt Nam, Bộ Thương mại Singapore, Cơ quan Quản lý Thị trường Năng lượng (EMA) và Sembcorp Utilities (SCU) vào ngày 4/3 có cuộc làm việc với Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) tại Bà Rịa- Vũng Tàu để thảo luận về dự án đầu tư, xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi Việt Nam.

    Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin ngày 6/3. Cụ thể dự án nhắm đến xuất khẩu khoảng 1,2GW điện sạch từ Việt Nam sang Singapore thông qua một tuyến cáp ngầm cao áp dưới biển.

    Hoạt động vừa nêu được bắt đầu với thỏa thuận hợp tác giữa Singapore và Việt Nam ký kết hồi ngày 10/2/2023 trong chuyến thăm chính thức tiểu quốc này của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Tiếp đến, Bộ Tài nguyên- Môi trường Việt Nam trao giấy phép khảo sát cho PTSC vào ngày 29/8/2023. Đến ngày 24/10/2023 SCU nhận được giấy chấp thuận có điều kiện do EMA trao.

    PTSC và SCU đưa ra mục tiêu vào năm 2033 sẽ bắt đầu phát điện thương mại.

    Mỹ hỗ trợ đo mức phát thải ôtô tại hai thành phố ô nhiễm nhất Việt Nam 

    07/03/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Xe ôtô và xe máy trên đường phố Hà Nội.

    Xe ôtô và xe máy trên đường phố Hà Nội. 

    Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa công bố chương trình hỗ trợ đo kiểm mức độ phát thải của các phương tiện ôtô đang lưu hành tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh nhằm giúp Việt Nam xây dựng dự thảo quy trình kỹ thuật quốc gia về khí thải, góp phần giảm ô nhiễm không khí.

    Với mục tiêu đánh giá hiện trạng phát thải của phương tiện ôtô, nghiên cứu “Đánh giá mức độ phát thải từ ôtô đang lưu hành tại Việt Nam” do USAID hỗ trợ sẽ tiến hành đo kiểm miễn phí mức độ phát thải của 1.200 ôtô đang lưu hành tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đồng thời tìm hiểu thói quen sử dụng nhiên liệu xe ôtô của chủ xe, thông cáo trên Facebook của USAID cho biết hôm 5/3.

    Thời gian đo độ phát thải từ ôtô trong nghiên cứu này diễn ra từ tháng 2 đến 4/2024, theo trang thông tin của chương trình.

    Dựa trên kết quả đánh giá, nghiên cứu sẽ xây dựng các phương án bảo trì bảo dưỡng phù hợp đối với các dòng ôtô đảm bảo phù hợp với thực tiễn và Quy chuẩn Việt Nam về khí thải phương tiện ôtô, và hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Dự thảo Lộ trình áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện ôtô đang lưu hành tại Việt Nam, vẫn theo thông tin từ USAID.

    USAID cho biết dự án này do tổ chức Winrock International thực hiện, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ dự án.

    Ô nhiễm không khí tại Hà Nội hàng đầu thế giới

    Embed share 

    Nghiên cứu này là một trong những hoạt động của Dự án Giảm thiểu ô nhiễm do USAID tài trợ, với mục tiêu hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực giải quyết những thách thức về ô nhiễm môi trường tại các khu vực mục tiêu thông qua cách tiếp cận tác động tập thể.

    Theo số liệu từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến hết năm 2021, cả nước có trên 4.5 triệu xe ôtô và con số này vẫn tiếp tục tăng hàng năm. Đây là một trong những nguồn phát thải ô nhiễm không khí lớn nhất ở các thành phố lớn.

    Tại TP. Hồ Chí Minh, các phương tiện cơ giới giao thông đường bộ phát thải tới khoảng 75% lượng phát thải bụi PM2.5. Trong khi đó, tại Hà Nội, đây cũng được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng môi tường không khí.

    Hôm 5/3, hệ thống quan trắc chất lượng không khí IQ Air ở Hà Nội đo chỉ số ô nhiễm ở mức 232, khiến thành phố này bị xếp là nơi ô nhiễm nhất thế giới.

    Australia và Việt Nam nâng cấp quan hệ, bắt đầu đàm phán về khoáng sản quan trọng 

    07/03/2024 

    Reuters 

    Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese hôm 7/3/2024. (Photo by DAVID GRAY / AFP)

    Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Australia Anthony Albanese hôm 7/3/2024. (Photo by DAVID GRAY / AFP) 

    Thủ tướng Australia Anthony Albanese hôm 7/3 cho biết nước này đang nâng tầm quan hệ với Việt Nam lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, mở ra cuộc đối thoại thường niên về các khoáng sản quan trọng trong bối cảnh thúc đẩy đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, theo Reuters.

    “Việc nâng tầm mối quan hệ của chúng ta lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện ngày hôm nay sẽ đưa Australia và Việt Nam vào số những đối tác quan trọng của nhau”, ông Albanese phát biểu trong một cuộc họp báo ở Canberra.

    Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hôm 5/3 cho biết ông mong đợi Việt Nam và Australia sẽ công bố nâng cấp quan hệ song phương trong chuyến thăm sắp tới của ông, điều này nay đã đưa quan hệ giữa Việt Nam và Australia lên mức cao nhất trong thang bậc ngoại giao của Hà Nội.

    Tuyên bố chung của hai nước cho biết mối quan hệ đối tác này sẽ hỗ trợ mở rộng hợp tác trong một loạt vấn đề, bao gồm khí hậu, môi trường và năng lượng, quốc phòng và an ninh, cũng như hợp tác kinh tế và giáo dục.

    Hai nhà lãnh đạo trao đổi văn kiện.

    Hai nhà lãnh đạo trao đổi văn kiện. 

    Australia là nhà sản xuất lớn các khoáng sản quan trọng, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ điện thoại thông minh đến ôtô, trong khi Việt Nam có một số trữ lượng chưa được khai thác lớn nhất trên thế giới.

    Tuyên bố cho biết: “Đối thoại cấp bộ trưởng hàng năm về năng lượng và khoáng sản sẽ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên của chúng ta, bao gồm cả chuỗi cung ứng khoáng sản quan trọng”.

    Hoa Kỳ đã đồng ý tăng cường hợp tác về đất hiếm với Việt Nam, quốc gia có nguồn tài nguyên được coi là nguồn khoáng sản thay thế. Trung Quốc có trữ lượng lớn nhất thế giới, ước tính khoảng 44 triệu tấn, và chiếm ưu thế trong việc khai thác và chế biến các khoáng sản quan trọng.

    “Ngoại giao cây tre” do Đảng Cộng sản cai trị vào năm ngoái đã giúp tăng cường quan hệ với các cường quốc hàng đầu thế giới khi nước này cố gắng ứng phó với căng thẳng toàn cầu đang gia tăng. Cùng với Austrlia, các đối tác hàng đầu của quốc gia Đông Nam Á này hiện bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga.

    Hai tháng đầu năm 2024: Nhập siêu từ TQ tăng gấp đôi, rác phế liệu tràn vào VN

    Nguyên Hương

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/03/gfr45.jpg

    (Ảnh minh họa: Igor Grochev/Shutterstock) 

    Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy trong hai tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại Việt Nam – Trung Quốc âm 12,8 tỷ USD, tăng 98,2% so với cùng kỳ năm trước. Dòng rác phế liệu bắt đầu tràn vào Việt Nam qua con đường nhập khẩu.

    Tính chung 2 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 4,72 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 3,5 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 3,53 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 8,25 tỷ USD.

    Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 17,4 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 20,9 tỷ USD. Trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 15,2 tỷ USD tăng 36,6% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 5,3 tỷ USD, tăng 13,9%; xuất siêu sang Nhật Bản 0,4 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 0,2 tỷ USD); nhập siêu từ Trung Quốc 12,8 tỷ USD, tăng 98,2%; nhập siêu từ Hàn Quốc 3,7 tỷ USD, giảm 4,3%; nhập siêu từ ASEAN 1 tỷ USD, giảm 21,9%.

    Thị trường nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản “nổi bật” với lượng hàng phế liệu sắt thép nặng tới 206 ngàn tấn tính riêng trong tháng 1. Mặt hàng rác phế liệu này cũng bắt đầu được “ship” từ Úc (1,4 ngàn tấn); các nước Asean (15 ngàn tấn) vào Việt Nam.

    Cùng thời điểm, Cục Hải quan TPHCM cũng phản ánh tình trạng hơn 5.000 container tồn đọng ở cảng biển. Đại diện Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn cho biết, với hàng nghìn container phế liệu “nằm ăn vạ” tại các cảng biển đã chiếm dụng diện tích rất lớn, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác của các cảng biển.

    Đặc biệt, doanh nghiệp mất hàng tỷ đồng về chi phí lưu kho, chưa kể phát sinh 100-150 USD/container phí vận chuyển các container này từ cảng Cát Lái đi cảng khác để lưu giữ, tạo dư địa để tiếp nhận thêm hàng hóa xuất, nhập khẩu.

    Theo đại diện đơn vị này, đa số công ty đứng tên nhập khẩu hàng phế liệu là công ty “ma” không đủ chức năng xử lý hàng phế liệu nhưng vẫn cứ nhập về rồi để ở cảng mà không đến làm thủ tục thông quan. Khi lực lượng chức năng tìm không thể xác định được trụ sở, người chịu trách nhiệm của những công ty này. Doanh nghiệp đăng thông tin liên tục nhưng vẫn không có đơn vị nào đến làm thủ tục thông quan. Đơn vị cũng kiến nghị các cơ quan chức năng có biện pháp sớm xử lý lượng hàng tồn đọng này nhưng vẫn chưa có kết quả.

    Nguyễn Thông - Chuyện phây 

    Tôi không định nói gì biên gì về vụ sập phây (búc) đêm qua. Kệ nó, nói theo kiểu những nhà cách mạng cực đoan, sập siếc không ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới. 

    Ở một xứ mà cúp điện cúp nước lia chia, cá mập cắn cáp thường xuyên, những thứ thiết yếu để làm người hình như mất hẳn, thì chuyện phây bị sập mạng dăm ba tiếng chả là cái đinh gì. 

    Nhưng chính “nó” lại buộc tôi phải có mấy nhời. Nó không hề biết rằng gã Mao bên Tàu đã từng tuyên bố “mi không đụng đến ta thì ta không đụng đến mi”. Tôi không đụng đến nó, nhưng nó gây sự.

    Gây sự thế nào? Chả là sáng nay 6.3 tôi biên cái tút mươi dòng về vụ tòa xử Vạn Thịnh Phát - SCB. Xong, tranh thủ đi chợ. Về, mở coi, thấy nó - phây lột mất. Nó bảo vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, lại còn dọa nếu tái phạm sẽ đóng luôn. Lâu nay nó vẫn hung hăng thế. Không có chi bộ, ủy này ủy nọ mà còn hung hăng, nếu có thì sẽ chả coi ai ra gì, mục hạ vô nhân.

    Ngược dòng thời gian tí nữa. Đêm qua 5.3, tôi mở phây búc, nhưng nó chẳng cho, bắt chước công an, cứ đòi khai báo mật khẩu này nọ. Cũng chả nghĩ nó bị sập, cũng không đổ cho thế lực nào thù địch mình, vả lại mình có làm quái gì bậy đâu mà bị thù. Cũng không sợ bị lừa để chiếm đoạt tài khoản, bởi đứa nào mà mò vào được tài khoản sẽ thất vọng. 

    Không phây được, càng có cớ đi ngủ sớm. Hồi xưa cúp điện cũng thường đi ngủ sớm. Dạo trước, hình như có công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học, nêu hai tác nhân phá vỡ chính sách sinh đẻ có kế hoạch của chính phủ do bác Giáp phụ trách, một là những khu dân cư ở gần đường sắt, hai là cúp điện. Gần đường sắt, mới 4 - 5 giờ sáng tàu ầm ầm chạy qua, đang ngủ bị nó đánh thức; ngủ tiếp cũng dở bởi sắp sáng, mà làm việc gì đó lại sớm quá. Còn cúp điện tối, mới 9 - 10 giờ tối cúp cái phụp, đi ngủ thì hơi sớm, làm việc thì lại tối mò, thấy gì mà lần. Vậy là người ta sử dụng thời gian quá độ ấy để sinh em bé.

    Thiên hạ nghiện phây, bị bệnh phây hành, chứ với nhà cháu, nó chỉ như gió thoảng. Có cũng được, không có chả sao. Nhiều lúc định nói với nó, mày cứ xử án treo tao đi, tao càng thích. Này thằng búc, ông không rỗi hơi chiều mày, cũng đếch sợ mày. Không phây một đêm, một ngày, vài ngày, thậm chí cả tháng cả năm cũng chẳng chết ai. 

    Thì đã có dạo nó phạt, nó đóng cửa mấy tháng với lý do vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng rồi đó sao. “Tiêu chuẩn cộng đồng”, cũng là một kiểu dựa hơi đám đông, cũng như ai đó ghét người nào là lôi “nhân dân” ra dọa. Phây búc, cũng giống bạo quyền, hơi một tí dọa non dọa già, cứ không thích là tìm cách này cách nọ để trị. Nó còn ra cái điều bảo tôi nếu không đồng ý thì khiếu nại. Ông chả thèm.

    Phây ơi ta bảo phây này/Điên khùng chẳng tới lượt mày đâu em.

    Từ một vụ án

    Chống tham nhũng, đốt lò có thực chất hay không, cứ coi tên các đương sự bị xử trong vụ Vạn Thịnh Phát-SCB thì rõ.

    Có Lan nhưng thiếu Điệp thì chống vào mắt. Ngay cả con mẹ cục trưởng thanh tra bỏ túi những 5,2 triệu đô Mỹ (tính ra tiền Việt, eo ơi, trăm mười mấy tỉ đồng) chỉ một vụ, nhẽ ra phải bắn bùm chết ngay, nhưng án bỏ túi cho mà xem. Rồi sếp nó nữa, bộ hạ hư hỏng tới mức ấy, có khi lại chả hề hấn gì...

    Còn luật sư ư, tôi xin lỗi trước các luật sư, trong đó có nhiều người là bạn tôi. Hơn 200 thày cãi vụ này ư, ăn thua gì, 2.000 thày cũng vậy. Xứ này có mấy khi thày cãi thắng được tòa. Cho vui, mang tính biểu tượng thôi. Các thày (kể cả cô làm thày) nếu thực sự hiểu đời và luật pháp xứ này, theo tôi, nên giải nghệ tìm việc khác là tốt nhất. Các thày vốn đã giỏi, đời thiếu gì việc, sao cứ phải đâm đầu vào việc vô vọng.

    Rồi mọi người coi, khi vụ Lan thiếu Điệp kết thúc.

    Cấm cãi.

    NGUYỄN THÔNG 06.03.2024

    Phụ nữ gây tai nạn, xưng là ‘cháu Tô Lâm’, được công an bảo vệ

    Mai Nguyễn/SGN

    06/3/2024

    Nơi xảy ra tai nạn (Ảnh: Báo Mới) 

    Mạng xã hội Việt Nam dậy sóng, bừng bừng vì câu chuyện chà đạp công lý vừa xảy ra ở Hà Nội. Vào tối ngày 6 Tháng Ba 2024, lúc 23g tối, một phụ nữ lái xe hơi, đã đụng ngã một thanh niên cùng chiếc xe máy bên đường phố.

    Không những không xin lỗi, người phụ nữ này còn bước xuống quát tháo, đánh vào đầu nam thanh niên này và buộc anh A phải gọi công an đến, cùng với việc hách dịch tự xưng mình là cháu Bộ Trưởng Công An Tô Lâm.

    Thoạt đầu, thấy người phụ nữ này có hơi men, anh thanh niên tên A, chỉ nhắc chị đi cẩn thận rồi định bỏ qua, nhưng người phụ nữ này xuống xe, gây sự, không cho anh này đi, quyết định làm lớn chuyện: “Mày biết tao là ai không?”. Những người chứng kiến chung quanh thoạt đầu nghĩ rằng khi công an đến, mọi việc sẽ được giải quyết nhanh, vì giọng điệu của người phụ nữ này rõ ràng cho thấy chị ta hoàn toàn không tỉnh táo.

    Nhưng điều đáng ngạc nhiên, là khi công an đến, mọi hoạt động lại chỉ tổ chức bảo vệ chặt chẽ người phụ nữ này (được báo chí đưa tên tắt là L.H.T).  Thậm chí chị ta còn được đưa lên xe công vụ của công an, tạo khoảng cách, không cho ai tiếp cận. Cùng lúc đó, chỉ mình anh A bị công an điều tra, lấy lời khai và bị yêu cầu về đồn, như một người gây tai nạn.

    Anh A kể lại câu chuyện cho những người chung quanh (video: NKYN)

    Nhiều nhân chứng đứng gần đó, bắt đầu tụ tập lại vì bất bình trước thái độ của công an. Họ cùng xác nhận chiếc xe hơi mang số BKS 30H-119XX đi trên đường Phạm Văn Đồng, đã đụng vào chiếc xe máy đang dừng sát vỉa hè (đối diện khu vực số 38 Trần Cung) của anh A, và bắt công an phải ghi vào biên bản đúng như vậy.

    Đám đông tụ tập dần đến hơn trăm người, sự tức giận tăng dần trước hành động khó hiểu của đội Cảnh sát giao thông, và liên tục nhắc công an phải làm đúng trình tự pháp luật, là kiểm tra giấy tờ và nồng độ cồn của người gây tai nạn, tức chị T. Thế nhưng phía công an cứ lần lữa, và nói là sẽ đưa cả hai về đồn rồi giải quyết.

    Cuối cùng đám đông đã chận đầu xe, hô to, cùng với sự tức giận, buộc công an phải thử độ cồn của chị T. Tiếng hô “Thổi đi, thổi đi” vang động cả một con đường.

    Đám đông chận đầu xe, hô to “thổi đi”, buộc công an phải thử nồng độ cồn người gây tai nạn (video: NKYN)

    Áp lực ngày càng lớn, phía công an cũng đuối lý, và phải buộc chị T. thổi vào ống xét nghiệm, sau đó công khai chỉ số cho mọi người có mặt ở đó biết. Kết quả cho thấy chị T. có nồng độ cồn ở mức 0,573 mg/l khí thở – tức ở mức bị phạt và chịu trách nhiệm cho tai nạn, còn anh N.V.A không có nồng độ cồn.

    Nhưng sau đó, lực lượng cảnh sát giao thông lại lấy cớ đưa cả hai người vào bệnh viện để xét nghiệm máu, kiểm tra chất kích thích và tuyên bố tạm giữ xe của hai người. Trên đường phố lập tức ồ lên tiếng phản ứng tức giận trước câu chuyện bao che quá lộ liễu cho người cháu của Bộ Trưởng Tô Lâm.

    Điều đáng ngạc nhiên, là ngay trong đêm, nhiều báo điện tử của nhà nước đã lên bài vội thanh minh, nói chị L.H.T không có bất kỳ quan hệ gì với bộ trưởng bộ công an. Các bản tin cũng không nói gì về việc giải quyết vụ tai nạn này ra sao, mà chỉ nói là Đội CSGT số 6, cơ quan giải quyết sự việc, đang tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc và xử lý theo quy định pháp luật.


    Không có nhận xét nào