Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 04 tháng 3 năm 2024

    Quê Hương tổng hợp

    Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động Việt Nam huấn luyện thêm hơn 16.000 tân binh

    04/3/2024

    Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động Việt Nam huấn luyện thêm hơn 16.000 tân binh

    Trong số 16.160 tân binh được tuyển, có 3.515 theo chỉ tiêu của Bộ Tư lệnh CSCĐ và 12.645 theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngCAND 

    Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (CSCĐ) thuộc Bộ Công an Việt Nam vào ngày 4/3 tiến hành khai giảng khóa huấn luyện 16.160 tân binh cho lực lượng này.

    Truyền thông Nhà nước loan tin trong cùng ngày cho biết công tác huấn luyện số tân binh cảnh sát cơ động như vừa nêu được Bộ Tư lệnh CSCĐ giao cho 2 Trung tâm huấn luyện và 10 Trung đoàn thực hiện tại 19 địa điểm trên cả nước.

    So với năm ngoái, chỉ tiêu huấn luyện tân binh cảnh sát cơ động kỳ này nhiều hơn 900 người. Trong số 16.160 tân binh được tuyển, có 3.515 theo chỉ tiêu của Bộ Tư lệnh CSCĐ và 12.645 theo chỉ tiêu của Công an 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    Trong thời gian ba năm qua, Bộ Tư lệnh CSCĐ thuộc Bộ Công an Việt Nam đã hoàn tất công tác huấn luyện cho hơn 42.500 người; trong số này có hơn 8.000 tuyển theo chỉ tiêu của Bộ Tư lệnh CSCĐ và hơn 34.500 người theo chỉ tiêu của Công tác 61/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    Cảnh sát cơ động luôn là một lực lượng thành phần trong những cuộc trấn áp biểu tình, phản đối cưỡng chế… tại mọi nơi trên cả nước Việt Nam trong thời gian qua.

    Mỹ và Việt Nam tổ chức phiên đối thoại thứ 10 về Châu Á - Thái Bình Dương 

    02/03/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink và Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ, tại Hà Nội, ngày 1/3/2024. Photo TTXVN-VNA.

    Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink và Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ, tại Hà Nội, ngày 1/3/2024. Photo TTXVN-VNA. 

    Hôm 1/3, các quan chức ngoại giao của Hoa Kỳ và Việt Nam tổ chức phiên đối thoại thứ 10 về châu Á-Thái Bình Dương, đề cập đến quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế như thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

    Ngày 1/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink đồng chủ trì cuộc đối thoại này, Thông Tấn Xã Việt Nam loan tin.

    Dịp này, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì các cơ chế đối thoại, thúc đẩy và làm sâu sắc quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước, góp phần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung ở khu vực và trên thế giới.

    Cùng ngày, Trợ lý Ngoại trưởng Kritenbrink có cuộc gặp với Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hà Kim Ngọc. Hai ông trao đổi các biện pháp triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước, vẫn theo TTXVN.

    Như VOA đưa tin, ông Kritenbrink đang có chuyến công du đến năm quốc gia Đông Nam Á gồm Singapore, Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và Brunei, từ ngày 23/2 đến ngày 4/3, để nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ và lâu dài của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác ở khu vực này, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hôm 23/2.

    Mục đích chuyến đi đến Hà Nội của ông Kritenbrink là tìm “cách làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam và thúc đẩy tầm nhìn chung của chúng ta về một Khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thịnh vượng, cởi mở, kiên cường và hòa bình”, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ viết.

    Hồi tháng 8/2022 tại thủ đô Washington, ông Kritenbrink và ông Vũ cũng đồng chủ trì phiên đối thoại thứ 9 về châu Á - Thái Bình Dương.

    Thượng đỉnh ASEAN- Australia sẽ nêu lên “mối nguy đe dọa sử dụng vũ lực” trong khu vực

    04/3/2024

    Thượng đỉnh ASEAN- Australia sẽ nêu lên “mối nguy đe dọa sử dụng vũ lực” trong khu vực

    Vấn đề Trung Quốc ngày càng hung hăng tại Biển Đông được cho biết là một chủ đề lớn của hội nghị. 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Lãnh đạo các chính phủ thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Australia vào ngày thứ hai bắt đầu hội nghị cấp cao ba ngày tại Melbourne.

    Theo dự thảo Thông cáo chung của sự kiện này mà AFP đọc được thì các nước tham gia sẽ nỗ lực hành động vì một khu vực nơi mà những khác biệt được giải quyết thông qua đối thoại, tôn trọng lẫn nhau chứ không phải đe dọa sử dụng vũ lực.

    Bộ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Penny Wong nêu rõ các nước phải có trách nhiệm chung gìn giữ cho khu vực được hòa bình, ổn định và thịnh vượng. Hiện khu vực đang đối mặt với bất ổn và những hành vi kích động, cưỡng bức; trong đó có ứng xử không an toàn trên biển, trên không, cũng như quân sự hóa các thực thể tranh chấp.

    Vấn đề Trung Quốc ngày càng hung hăng tại Biển Đông được cho biết là một chủ đề lớn của hội nghị.

    Tranh chấp lãnh hải tại khu vực Biển Đông, nơi có tuyến đường biển quan trọng, đã gia tăng trong những tháng gần đây khi mà Trung Quốc xâm phạm những khu vực có tuyên bố chủ quyền của các thành viên ASEAN như Philippines, Việt Nam.

    Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, dẫn đầu phái đoàn tham dự hội nghị cấp cao ASEAN- Australia kỳ này.

    Nguyễn Thông - Tại ai?

    04/3/2024

    Thỉnh thoảng trên tivi mậu dịch, nhất là sau Tết, trong tháng giêng (tháng giêng chứ không phải tháng 1, mà tháng 1 cũng không phải tháng giêng như rất nhiều người nhầm) – tháng được người miền Bắc mặc nhiên coi là thời gian của lễ hội, ăn chơi, đi chùa viếng đền, nhà đài quốc doanh lại có những phóng sự về đền chùa, cúng bái, xin xăm dâng sớ, với chủ ý phê phán tập tục cổ hủ, mê tín dị đoan…

    Xin thưa, các ông các bà làm quản lý nhà nước, cai trị đất này nhưng chính các ông bà tổ chức lễ hội cho lắm vào, rồi lại dùng công cụ truyền thông lên án, kết tội dân chúng buôn thần bán thánh, đổ cho dân u mê, mê muội, mê tín dị đoan, v.v..

    Vâng, nói của đáng tội, đúng là dân xứ này cực kỳ mê muội, kể cả u mê về đường lối chính sách, mười rằm cũng ư mười tư cũng gật, trách họ cũng phải, chẳng oan chút nào. Dân u muội như thế rất dễ trị, chỉ có điều đất nước, dân tộc, cuộc sống bị thiệt thòi.

    Hôm trước ở quê, tôi ngồi với mấy đứa em đứa cháu. Có đứa bảo rằng Ukraine đang yên đang lành, không chịu nghe lời Nga, cứ đòi này đòi nọ, bị đánh là phải. Tôi lảng đi, biết với người thế, nói cũng vô ích.

    Dân ta xứ ta vẫn còn rất nhiều người như vậy.

    Nhà cai trị cho tôi hỏi: Ai lờ đi cho người ta (cơ sở tôn giáo và núp bóng tôn giáo) làm, ai cho phép phát (bán) ấn đền Trần, ai cho người ta nườm nượp tới xin lễ trả lễ bà chúa Kho, ai tổ chức dâng sao giải hạn thu tiền ở chùa Phúc Khánh, ai cho phép trưng cái gọi là “xá lị tóc phật” để thu tiền…? Đừng đổ cho đền chùa tự ý. Nếu không có chính quyền giật dây, bật đèn xanh, cấp phép thì thách kẹo họ cũng không dám mần. Thêm nữa, ai đã chủ động cắt cử cả công an, dân phòng canh gác, cử cán bộ quản lý mọi hoạt động “buôn thần bán thánh” ấy? Các vị chứ ai.

    Vừa cho người ta làm, vừa ra rả mắng người ta buôn thần bán thánh, chơi kiểu thế, thiên hạ làm sao lại được các vị.

    Xuất khẩu lao động: mặt hàng xuất khẩu thành công nhất của Việt Nam

    Lâm Hà /VNTB

    04/3/2024

    VNTB – Xuất khẩu lao động: mặt hàng xuất khẩu thành công nhất của Việt Nam

     (VNTB) – Họ ra nước ngoài, làm quần quật như trâu ngựa, bán sức lao động, để mang ngoại tệ về cho đất nước. 

    Dưới sự cai trị của đảng cộng sản kéo dài nhiều thập niên, Việt Nam không làm nổi thứ gì. Để thu về ngoại tệ, các quốc gia như Nhật, Hàn, Đài Loan, xuất khẩu các mặt hàng gia dụng, điện tử, ôtô…đi khắp thế giới. Thái Lan thì xuất khẩu nông sản, hải sản rất thành công. Còn Việt Nam thì xuất khẩu cái gì thành công nhất? 

    Họ xuất khẩu…sức lao động của con người! Hay nói cho gọn là xuất khẩu lao động vào hạng đứng đầu thế giới! Những cu li bất hạnh này, muốn được “xuất khẩu lao động” cũng không phải dễ. Họ phải nộp hàng ngàn đô la cho các tổ chức tuyển lao động của đảng, thì mới được “tuyển” vào đội ngũ đi “xuất khẩu lao động” có thời hạn. Họ ra nước ngoài, làm quần quật như trâu ngựa, bán sức lao động, để mang ngoại tệ về cho đất nước. 

    Đám anh em cu li này, được hấp thụ sự giáo dục dạy dỗ của đảng suốt nhiều thập niên, đi sang quốc gia nào thì gieo rắc tệ nạn ở quốc gia ấy: băng đảng, trộm cướp, lừa đảo,  đặc biệt là luôn tìm cách bỏ trốn khi hợp đồng lao động hết hạn. Không ai muốn muốn trở lại sinh sống ở cái xứ “thiên đường xã hội chủ nghĩa” ấy cả. 

    Tất cả những tệ nạn đó làm các quốc gia sở tại phát điên. Trước khi có cộng đồng người Việt Nam qua xứ họ làm việc, xã hội của họ rất trật tự bình yên, lành mạnh an toàn. Nhưng từ khi mở cửa cho đám cu li này nhập vào, thì phát sinh đủ thứ tệ nạn bất ổn nhắm vào người dân địa phương, như bị mất trộm thú cưng, siêu thị và cửa hàng bị mất trộm, tàu điện bị gian lận vé. Thậm chí, trồng bonsai cũng bị mất trộm… An ninh trật tự kỷ cương của một xã hội văn minh bị tàn phá nghiêm trọng.  

    Tầng lớp người Việt hỗn tạp này đi đến đâu thì tiếng xấu lan truyền đến đó. Cư dân địa phương mà phát hiện một ông hàng xóm vừa dọn đến ở gần nhà mình là người Việt, thì phải gấp rút lên kế hoạch bảo vệ chó mèo nuôi trong nhà, kẻo sớm muộn gì, nó cũng sẽ bị tên này đưa lên bàn nhậu. Các cửa hàng thì ghi chú bằng tiếng Việt “đừng trộm cắp, hãy lao động”. Nhà hàng buffet thì ghi “hãy lấy thức ăn vừa đủ”…

    Tất nhiên cũng có rất nhiều người Việt đàng hoàng tử tế, ngay cả trong lực lượng cu li khốn khổ đó. Nhưng vì cái tai tiếng gây ra nơi xứ người quá lớn và ngày càng lan rộng. Đặc biệt là hành vi bỏ trốn, không chỉ phổ biến trong giới cu li, mà đã lây lan sang cả giới sinh viên du học: xin đi du học, rồi bỏ trốn luôn.  Như ở bang Nam Úc đã không dám nhận sinh viên du học đến từ một số tỉnh ở Việt Nam nữa.

    Còn riêng với nhà chức trách Singapore, hễ cứ thấy các quý cô quốc tịch Việt Nam thì họ lập tức nghi ngờ rằng các quý cô này, qua nước của họ là để bán dâm! Bởi các số liệu thống kê đã không ngừng phản ánh thực trạng này. Vì thế, họ phải tra hỏi sàng lọc rất kỹ trước khi cho vào. Đó là một nỗi ô nhục không thể nào gột rửa.

    Hậu quả là hộ chiếu của Việt Nam, ngày nay, được xếp trong nhóm hạng bét trên thế giới dưới cả các quốc gia như Lào và Campuchia. 

    Với những người Việt đàng hoàng, văn minh, có lòng tự trọng, đây quả là một sự sỉ nhục kinh khủng, quá sức chịu đựng. Thậm chí ngay cả những người Việt sinh sống ở hải ngoại từ lâu, chẳng có chút dính dáng gì đến người Việt trong nước, cũng bị ảnh hưởng không nhỏ; vì người ngoại quốc không phải ai cũng phân biệt được ai là ai, khi đã có ấn tượng xấu với người Việt, thì không cần biết người Việt đó đến từ đâu. Cho nên, để đối phó với thực trạng đáng xấu hổ này, có những người Việt hải ngoại tìm cách chối bỏ nguồn gốc của mình. Khi người nước ngoài hỏi “ông có phải người Việt Nam không?” họ sẽ lắc đầu “Không, tôi là người Thái!” hoặc “tôi người Phi Luật Tân” chẳng hạn. 

    Bằng thủ đoạn lập lờ đánh lận con đen và dựng lên những khái niệm mập mờ gây lú lẫn như hòa hợp hòa giải dân tộc, nhà nước cộng sản đã thành công trong âm mưu dụ dỗ kiều bào bơm nhiều tỉ đô la về Việt Nam hàng năm. Chính phủ Mỹ có lo ngại gì không trước hiện tượng đô la liên tục chảy ra nước ngoài như thế? Họ cũng khoái trá chứ chẳng lo ngại gì đâu. Khi dòng đô la ấy chảy về đến Việt Nam, thì bằng cách này hay cách khác, phần lớn số tiền ấy sẽ chui vào túi tập đoàn quan chức tham nhũng. Rồi đám quan chức ấy sẽ bí mật chuyển ngược tiền tham ô được sang nước tư bản để mua nhà, hoặc đưa con cái đi du học. Rốt cuộc, dòng tiền từ Mỹ đế chảy về Việt Nam, cuối cùng cũng quay trở lại Mỹ đế mà thôi! Có đi đâu mất mà lo ngại?

    Bộ Tư pháp Mỹ giúp huấn luyện về chống buôn lậu gỗ cho Việt Nam

    04/3/2024

    Bộ Tư pháp Mỹ giúp huấn luyện về chống buôn lậu gỗ cho Việt Nam

    Thống kê của Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam cho thấy trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đạt gần 7 tỷ USD. 

    Quân đội Nhân dân 

    Chuyên gia luật từ Vụ Tài nguyên- Môi trường thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ và Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam vào ngày 4/3 bắt đầu hội thảo tại Hà Nội về chống buôn lậu gỗ.

    Thông cáo báo chí của phía Hoa Kỳ được phát đi từ Washington cho biết như vừa nêu. Theo đó hội thảo sẽ kéo dài đến ngày thứ năm 7/3.

    Hội thảo với chủ đề “Hợp tác nâng cao năng lực thực thi pháp luật chống buôn bán gỗ trái pháp luật giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” được cho biết là hoạt động thuộc khuôn khổ Thỏa thuận giữa chính phú hai nước về kiểm soát khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp. Thỏa thuận được ký hồi ngày 1/10/2021.

    Tại phiên khai mạc hội thảo, Cục trưởng Cục Kiểm lâm Việt Nam- ông Bùi Chính Nghĩa, cho biết sau hai năm triển khai thực hiện, hai phía đã tổ chức ba phiên họp cấp kỹ thuật. Phía Việt Nam chủ động thực hiện nhiều cam kết như rà soát và loại bỏ các ưu đãi tài chính đối với ngành chế biến gỗ, tăng cường kiểm soát và loại bỏ các ưu đãi tài chính đối với ngành chế biến gỗ, tăng cường kiểm soát và kiểm tra hải quan đối với các lô gỗ nhập khẩu, tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu gỗ nguyên liệu để kiểm soát nguồn gốc gỗ.

    Thống kê của Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam cho thấy trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ đạt gần 7 tỷ USD, chiến 52% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Tuy nhiên số liệu này giảm so với năm 2022 ở mức 8,67 tỷ USD và chiến hơn 55% tổng kim ngạch xuất khẩu gộ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.

    Các nhà cung ấp nước ngoài như Meta, Apple, Tik Tok… nộp hơn 2.000 tỷ đồng thuế trong hai tháng đầu năm

    04/3/2024

    Các nhà cung ấp nước ngoài như Meta, Apple, Tik Tok… nộp hơn 2.000 tỷ đồng thuế trong hai tháng đầu năm

    Cả năm 2023, có 74 nhà cung cấp nước ngoài nộp hơn 8.000 tỷ đồng tiền thuế 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

    Các nhà cung cấp thương mại điện tử nước ngoài, trong đó có những tập đoàn hàng đầu thế giới như Meta, Apple, Tik Tok … trong hai tháng đầu năm 2024 nộp hơn 2.000 tỷ đồng tiền thuế.

    Tổng Cục Thống kê Việt Nam thông báo số liệu vừa nêu vào cuối tuần qua. Theo đó, trong lĩnh vực thương mại điện tử, 67/ 84 nhà cung cấp nước ngoài đặng ký và được cấp mã số thuế qua Cổng thông tin điện tử dành cho giới này vào hai tháng đầu năm đã nộp 2.030 tỷ đồng tiền thuế.

    So với cuối năm ngoái, số lượng nhà cung cấp nước ngoài đăng ký và được cấp mã số thuế được cho biết tăng thêm 10 đơn vị.

    Cả năm 2023, có 74 nhà cung cấp nước ngoài nộp hơn 8.000 tỷ đồng tiền thuế; trong số này có gần 6.900 tỷ đồng được khai, nộp trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử và 1.200 tỷ đồng do các bên Việt Nam khấu trừ nộp thay.

    Cổng thông tin điện tử dành cho nhà cung cấp nước ngoài được Tổng Cục Thuế vận hành từ đầu tháng 3/2022.

    Đại diện Tổng Cục Thuế được truyền thông Nhà nước dẫn lời rằng trong thời gian tới nhằm tăng cường việc thu thuế thương mại điện tử, cơ quan này sẽ tiếp tục rà soát, phối hợp với các bộ, ngành để quản lý đầy đủ nhà cung cấp nước ngoài, doanh nghiệp sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử.

    Ngành Thuế Việt Nam cũng xây dựng công cụ thu thập dữ liệu tự động đối tượng kinh doanh theo hình thức kinh doanh trực tuyến.

    Nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị tạm giam bốn tháng với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước"

    04/3/2024

    Nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị tạm giam bốn tháng với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước"Nhà báo Nguyễn Vũ Bình 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFb Nguyễn Vũ Bình 

    Nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị tạm giam bốn tháng với cáo buộc "tuyên truyền chống Nhà nước" 

    Người nhà của nhà báo Nguyễn Vũ Bình mới đây được phía công an cho biết, ông bị bắt tạm giam với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự.

    Như chúng tôi đã thông tin, ông Bình bị Công an Hà Nội đưa về nhà khám xét và bắt tạm giam ngày 29/2 vừa qua.

    Một người thân của ông Bình không muốn nêu danh tính vì lý do an ninh, nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) rằng gia đình trong sáng 04/3 đến trụ sở của Cơ quan An ninh Điều tra- Công an thành phố Hà Nội để hỏi thông tin về ông Bình:

    “Một sỹ quan công an thông báo bằng miệng với gia đình của anh Bình rằng anh ấy bị khởi tố và điều tra theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Anh đang bị tạm giam bốn tháng ở Trại tạm giam số 1 của Công an thành phố Hà Nội.”

    Tuy nhiên phía công an vẫn chưa gửi văn bản chính thức về vụ bắt giữ cho gia đình, chỉ nói rằng sẽ chuyển sau. Gia đình cũng được hướng dẫn liên hệ trực tiếp với trại tạm giam để gửi quà và đồ dùng cho ông Bình.

    Phóng viên gọi điện thoại cho điều tra viên Nguyễn Đức Hải, người phụ trách vụ án của ông Bình theo số máy di động, tuy nhiên người này không nghe máy. Phóng viên gọi điện đến Trại tạm giam số 1 của Công an thành phố Hà Nội nhưng cũng không có ai bắt máy.

    Một người bạn thân của ông Bình tiết lộ, trước khi bị bắt ông bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và cao huyết áp khiến cơ thể hay hoa mắt, chóng mặt.

    Người này lo ngại bệnh tình của ông Bình sẽ biến chứng nhanh hơn nếu không được bác sĩ thăm khám và cung cấp thuốc đều đặn.

    Một ngày trước khi bị bắt, ông Bình nhận được giấy triệu tập của Cơ quan An ninh Điều tra- Công an thành phố Hà Nội, để làm việc về chương trình phát trực tiếp video clip trên kênh YouTube TNT Media Live mà ông tham gia cùng luật sư Nguyễn Văn Đài từ năm 2021 đến tháng 6/2022.

    Kênh YouTube này thuộc sở hữu của Radio Tiếng Nước Tôi có trụ sở tại San Jose, California (Hoa Kỳ).

    Theo luật sư Đài, giữa năm 2022, ông Bình đã bị công an triệu tập để làm việc trong nhiều ngày và phía công an yêu cầu phải chấm dứt tham gia làm chương trình trên.

    Ông Bình bị bắt trong ngày 29/2 cùng với nhà hoạt động, Youtuber Nguyễn Chí Tuyến trong hai vụ án riêng rẽ liên quan đến cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 117. Cho đến nay truyền thông nhà nước hoàn toàn im lặng về hai vụ bắt giữ này.

    Ông Nguyễn Vũ Bình, 56 tuổi, từng có thời gian làm phóng viên trong vòng 10 năm cho tờ Tạp Chí Cộng Sản, trước khi trở thành một nhà hoạt động nổi tiếng ở Hà Nội và có nhiều bài viết cộng tác cho trang blog của RFA.

    Đây là lần thứ hai ông Bình bị bắt giữ. Ông bị bắt lần thứ nhất vào cuối tháng 9/2002 với cáo buộc “gián điệp” vì gửi các tài liệu do ông soạn thảo và tập hợp bị cho là “có nội dung xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam cho một số tổ chức phản động ở nước ngoài để những tổ chức này sử dụng vu cáo, chống lại Nhà nước ta.”

    Hơn một năm sau, trong một phiên toà vào tháng 12/2003, ông bị tuyên phạt bảy năm tù giam. Ông được đặc xá tha tù trước thời hạn vào năm 2007 và tiếp tục tham gia các hoạt động ôn hòa cổ suý nhân quyền và dân chủ.

    Vì các hoạt động ôn hoà của mình, ông Bình được tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hai lần trao giải thưởng Hellman-Hammett vào năm 2002 và năm 2007, một giải thưởng hàng năm dành cho những văn sĩ dũng cảm đương đầu với sự đàn áp chính trị.

    Ông cũng là Hội viên danh dự của bốn tổ chức Văn bút Hoa Kỳ, Văn bút Canada, Văn bút Thụy Sĩ, và Văn bút Sydney. 

    Hà Nội: tiền điện của người dân tăng đột biến, EVN nói do thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ

    RFA
    03/3/2024

    Hà Nội: tiền điện của người dân tăng đột biến, EVN nói do thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ

    Tổng Công ty Điện lực Hà Nội (EVNHANOI) sẽ thay đổi ghi chỉ số công tơ điện vào ngày cuối cùng của tháng tại 21 quận huyện 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngEVN HN 

    Nhiều người dân Hà Nội mới đây chia sẻ trên mạng xã hội hoá đơn tiền điện tăng đột biến sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024. Trong đó có nhiều hóa đơn, tiền điện tăng gấp hai đến ba lần so với các tháng trước đó.

    Đại diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội giải thích nguyên nhân tiền điện tăng trên truyền thông nhà nước trong ngày 3/3 rằng, hoá đơn tiền điện lần này cao hơn do Tổng công ty Điện lực Hà Nội đang thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, chuyển từ đầu tháng sang cuối tháng. Tức là, thay vì ghi chỉ số công tơ với khách hàng sinh hoạt trải dài từ ngày 3-20 hằng tháng, từ tháng 2, việc này được thực hiện vào cuối tháng.

    Do đó, số ngày sử dụng điện của khách hàng trong tháng 2/2024, thay vì 31 ngày như thời gian trước đây, sẽ thành tối thiểu 48 ngày đến tối đa 56 ngày sử dụng, số tiền điện trong tháng 2/2024 được tính gộp trên sản lượng 31 ngày cộng với số ngày thay đổi. Do đó, hóa đơn tiền điện lần này thể hiện số tiền điện khách hàng phải trả cho cả tháng 1 và tháng 2. Đây cũng là lý do tiền điện cao hơn, vì số ngày tính tiền điện từ 30 ngày nâng lên thành 57 ngày.

    Bà Tô Lan Phương - Trưởng Ban kinh doanh Tổng công ty Điện lực Hà Nội - cho biết thêm, mức sử dụng điện của từng bậc thang sẽ được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số. Vì vậy, việc ghi này vẫn đảm bảo quyền lợi cho hơn 2,8 triệu khách hàng sử dụng điện trên toàn địa bàn thủ đô, bởi số kWh để tính bậc thang theo giá điện cũng được chia đều khi số ngày tăng lên.

    Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho hay, việc điều chỉnh thống nhất ngày ghi chỉ số công tơ điện sẽ giúp cho quản lý ngành, việc thanh quyết toán, báo cáo số liệu thống nhất, tránh những sai sót liên quan đến việc ghi chỉ số, xuất hóa đơn.

    “Đây là chủ trương đã có và tổng công ty đã báo cáo các cấp để thống nhất triển khai đồng bộ, thông tin tuyên truyền cho người dân" - ông Thắng nói trên tờ Lao động.

    Cũng trong ngày 3/3, tại cuộc gặp Thủ tướng với các doanh nghiệp, ông Đặng Hoàng An, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thừa nhận, EVN gặp nhiều khó khăn trong năm 2023, trong đó đã để xảy ra thiếu điện tại miền Bắc cuối tháng 5 đầu tháng 6. Nguyên nhân được cho là lượng điện tiêu thụ tăng mạnh trong khi thủy điện, một trong hai nguồn cung chính, bị sụt giảm huy động do hạn hán. World Bank ước tính phí tổn kinh tế của các đợt mất điện thời điểm đó khoảng 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% GDP.

    Theo ông An, đây là bài học sâu sắc mà EVN vẫn đang tiếp tục phân tích, mổ xẻ, có biện pháp khắc phục để làm tốt hơn trong thời gian tới.

    Cùng với đó, Chủ tịch EVN cam kết đảm bảo đủ điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, nhằm đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6-6,5%.

    "Năm 2024, EVN sẽ không để thiếu điện trong mọi tình huống như Thủ tướng đã chỉ đạo", ông An nói trên tờ VnExpress và cho biết tập đoàn đã chuẩn bị với kịch bản nhu cầu điện tăng trưởng cao (9,18% hoặc cao hơn), sản lượng điện toàn hệ thống có thể đạt 306,4 tỷ kWh, tăng 26 tỷ kWh so với năm 2023.

    Cục thuế Hải Dương đề nghị tạm hoãn xuất cảnh 28 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

    RFA
    03/3/2024

    Cục thuế Hải Dương đề nghị tạm hoãn xuất cảnh 28 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

    Tên các doanh nghiệp nợ thuế bị đăng trên website của cục thuế Hải Dương 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngCục thuế Hải Dương 

    Cục Thuế tỉnh Hải Dương, vừa có văn bản gửi Cục Quản lý Xuất nhập cảnh, thuộc Bộ Công an đề nghị tạm hoãn xuất cảnh với 28 giám đốc doanh nghiệp, do nợ thuế kéo dài.

    Truyền thông nhà nước loan tin trên trong ngày 3/3, nêu rõ, 28 cá nhân bị nêu tên đề nghị Cục Quản lý Xuất nhập cảnh tạm hoãn xuất cảnh có các ông/bà gồm: Ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Xây dựng số 1 Việt Nam; ông Nguyễn Văn Nam, Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Sao Đỏ; Bùi Đức Dục, Giám đốc Công ty CP Gạch Tuynel sông Hồng; Phạm Huy Má, Giám đốc chi nhánh Tổng công ty Cơ điện xây dựng tại Hải Dương…

    Đây là những người đại diện cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

    Do đó, Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã đề nghị tạm hoãn xuất cảnh bắt đầu từ ngày 21/2 (hai trường hợp) và 27/2 (26 trường hợp) cho đến khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

    Theo Cục thuế tỉnh Hải Dương, số lượng chủ doanh nghiệp nợ thuế mà đơn vị này đề nghị tạm hoãn xuất cảnh trong tháng 2/2024 đã tăng đột biến, vì từ tháng 10/2023 đến tháng 1/2024 cơ quan thuế của tỉnh Hải Dương bình quân chỉ đề nghị tạm hoãn xuất cảnh từ hai đến ba trường hợp/tháng. 

    Ngoài việc đề nghị tạm cấm xuất cảnh, các cơ quan thuế trên địa bàn tỉnh Hải Dương còn đề nghị thực hiện nhiều biện pháp xử lý khác như cưỡng chế trích tài khoản, phong tỏa tài khoản; cưỡng chế tạm ngừng phát hành hóa đơn; cưỡng chế tạm ngừng xuất, nhập khẩu hàng hóa; đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; phạt vi phạm hành chính…


    Không có nhận xét nào