Header Ads

  • Breaking News

    Chính phủ Việt Nam CS gọi hai nhóm bất đồng chính kiến hải ngoại là ‘tổ chức khủng bố'

    BBC News

    05/3/2024

    " Trong một bài trả lời phỏng vấn VOA ngày 1/12/2023, ông Y Quynh Bdap, thành viên sáng lập MSFJ, nói rằng ông bị “vu khống” và bị gán tội “khủng bố”.

    Ông nói nhóm của ông hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo và đòi nhân quyền cho người Thượng bản địa tại Việt Nam một cách ôn hòa.

    Ông Bdap, 31 tuổi, tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018. Hiện ông đang bị chính quyền Việt Nam truy nã đặc biệt trong vụ bạo động ở Đắk Lắk.

    Vụ việc này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng tị nạn - hàng trăm người Thượng vượt biên trái phép sang Thái Lan và Campuchia.

    Nhiều tổ chức quốc tế sau đó cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về tôn giáo.

    Chính quyền Việt Nam hiện tại đã liệt hàng loạt tổ chức tuyên thệ trung trành với chính quyền miền Nam Việt Nam, hệ thống chính quyền đã không còn tồn tại sau chiến thắng của lực lượng Cộng sản từ miền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam năm 1975, là các “nhóm khủng bố”.

    Người Thượng biểu diễn tại Freedom Plaza ở Washington ngày 21/6/

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Người Thượng biểu diễn tại Freedom Plaza ở Washington ngày 21/6/2005

    Nhóm Hỗ trợ người Thượng (MSGI) và nhóm Người Thượng vì Công lý (MSFJ) bị Bộ Công an Việt Nam liệt vào danh sách "tổ chức khủng bố".

    Trong một thông báo ngày 6/3, Bộ Công an Việt Nam đã gọi Nhóm Hỗ trợ người Thượng (MSGI) có trụ sở chính tại Bắc Carolina và nhóm Người Thượng vì Công lý (MSFJ) được thành lập tại Thái Lan là “hai tổ chức khủng bố".

    Cơ quan công an Việt Nam cáo buộc hai nhóm chính trị hoạt động tại Mỹ này đã dàn xếp các vụ tấn công và thúc đẩy một chiến dịch ly khai.

    Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và hai nhóm này hiện vẫn chưa phản ứng các yêu cầu bình luận của Reuters.

    Bộ Công an Việt Nam cáo buộc hai nhóm này đã lên kế hoạch tấn công vào trụ sở UBND 2 xã ở Đắk Lắk vào tháng 6/2023 khiến 9 người thiệt mạng, trong đó có 6 cán bộ, 3 người dân; đốt phá tài sản gây thiệt hại ước tính 2,5 tỷ đồng.

    Cuối tháng 1/2024, gần 100 người đã bị đưa ra xét xử sơ thẩm với các tội danh: Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm.

    Trả lời phỏng vấn BBC ngày 16/6/2023 về vụ việc, Mục sư A Ga, một người Tây Nguyên hiện đang tỵ nạn tại Mỹ, nói rằng mầm mống bất ổn đã tồn tại từ lâu giữa người đồng bào miền núi với chính quyền và người Kinh.

    "Lúc nào họ cũng nói chúng tôi là phản động, là thành viên của Fulro, hoặc là làm tay sai cho Mỹ, bị Mỹ giật dây.

    "Ngay cả khi vụ việc hai trụ sở công an ở Đắk Lắk bị tấn công, kênh An ninh TV cũng ngay lập tức đưa tin rằng Hội thánh Tin lành Đấng Christ của chúng tôi là có 'âm mưu', kích động, trong khi không đưa ra bằng chứng nào," Mục sư A Ga nói.

    Theo một bài viết trên VnExpress vào tháng 9/2023, Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ nói về vụ tấn công ở Đắk Lắk:

    “Nguyên nhân sâu xa, cội nguồn của vụ việc vẫn là những vấn đề kinh tế xã hội của đồng bào trong vùng; phân hóa giàu nghèo; quản lý đất đai; xây dựng hệ thống chính trị và cuối cùng là một số nội dung khác về quản lý an ninh trật tự ở cơ sở.”

    Phiên tòa xét xử những người bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công vào tháng 6 năm 2023 tại Đắk Lắk

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Phiên tòa xét xử những người bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công vào tháng 6 năm 2023 tại Đắk Lắk 

    Trong một bài trả lời phỏng vấn VOA ngày 1/12/2023, ông Y Quynh Bdap, thành viên sáng lập MSFJ, nói rằng ông bị “vu khống” và bị gán tội “khủng bố”.

    Ông nói nhóm của ông hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo và đòi nhân quyền cho người Thượng bản địa tại Việt Nam một cách ôn hòa.

    Ông Bdap, 31 tuổi, tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018. Hiện ông đang bị chính quyền Việt Nam truy nã đặc biệt trong vụ bạo động ở Đắk Lắk.

    Vụ việc này đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng tị nạn - hàng trăm người Thượng vượt biên trái phép sang Thái Lan và Campuchia.

    Nhiều tổ chức quốc tế sau đó cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo. Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa vào danh sách Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt về tôn giáo.

    Chính quyền Việt Nam hiện tại đã liệt hàng loạt tổ chức tuyên thệ trung trành với chính quyền miền Nam Việt Nam, hệ thống chính quyền đã không còn tồn tại sau chiến thắng của lực lượng Cộng sản từ miền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam năm 1975, là các “nhóm khủng bố”.

    https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c994l1974wzo


    Không có nhận xét nào