Trân Văn (VOA)
22/02/2024
" Dư luận vừa được hâm nóng sau khi công an công bố KLĐT vụ ông Đỗ Hữu Ca – Thiếu tướng cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng – nhận 35 tỉ đồng để “chạy” cho vợ chồng ông Trương Xuân Đước thoát nạn do “mua bán trái phép hóa đơn” (1).
Chuyện công an vừa điều tra, vừa nhận tiền để làm án theo… yêu cầu đã trở thành bình thường tại Việt Nam. Không chỉ có những sĩ quan công an về hưu đảm nhận vai trò vận động viên chạy án mà các sĩ quan công an đương nhiệm cũng vậy. Chẳng hạn trong đại án “giải cứu” có Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Công an Hà Nội nhận 800.000 Mỹ kim, Điều tra viên cao cấp Hoàng Văn Hưng nhận 18,8 tỉ để sắp đặt án (2).
KLĐT, Cáo trạng của “vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan” góp phần giải thích lý so – chính vì được phép “linh hoạt” khi vận dụng luật hình sự nên sự “linh hoạt” chẳng ai thắc mắc này đã thai nghén và nuôi dưỡng chạy án, biến chạy án thành phong trào chưa biết đến lúc nào mới xẹp!".
Trong Kết luận điều tra vụ án “xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan”, Cơ quan Điều tra (CQĐT) không chỉ bày ra sự tùy tiện vừa đáng ngại, vừa đáng ngờ khi diễn giải và áp dụng pháp luật.
Ngoài bà Trương Mỹ Lan còn có 85 người nữa bị truy tố về nhiều tội khác nhau: “Tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”…
Tòa án TP.HCM vừa loan báo sẽ đưa “vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan” ra xét xử. Thời gian xét xử dự trù sẽ kéo dài trong hai tháng (từ 5/3/2024 đến 29/4/2024).
Ngoài bà Trương Mỹ Lan còn có 85 người nữa bị truy tố về nhiều tội khác nhau: “Tham ô tài sản”, “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng”, “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” (1).
Trong số 85 bị cáo của vụ án vừa kể có 15 từng là cán bộ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ba từng là Thanh tra viên của Thanh tra Chính phủ (TTCP), một từng là Kiểm toán viên của Kiểm toán Nhà nước (KTNN).
Tòa án cung cấp thông tin cho báo giới Việt Nam và cứ như những gì đã loan thì Cáo trạng chẳng khác Kết luận Điều tra (KLĐT). Có nghĩa là những thắc mắc sau khi KLĐT lọt ra ngoài vẫn còn nguyên! Không rõ Tòa án sẽ xử thế nào?
***
Tòa án có bỏ qua việc công an ngụy tạo thông tin về bà Nguyễn Phương Hồng, cố tình vi phạm Khoản 2, Điều 179 của Bộ Luật TTHS (chủ động khiến công chúng nhận biết sai về nhân thân bị can) biến bà Hồng từ “Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định Ngân hàng SCB” thành “Trợ lý Tập đoàn Vạn Thịnh Phát” khi loan báo việc tạm giam bà Trương Mỹ Lan cùng với năm người khác hồi đầu tháng 10/2022? Đồng phạm trong vụ ngụy tạo thông tin này còn có NHNN và mục tiêu là để lừa gạt khách hàng của SCB. Cũng vì vậy mới xảy ra sự kiện mà báo giới Việt Nam đã loan vào trung tuần tháng 10: Cuối ngày 13/10/2022, ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, nhiều khách hàng, người dân sau khi nhận được thông tin tư vấn, giải thích từ đường dây nóng của NHNN chi nhánh TPHCM đã yên tâm và gửi tiền lại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Cuối ngày hôm nay lượng tiền gửi trở lại ngân hàng SCB đạt gần 12.000 tỉ, tăng gấp đôi so với hôm qua là 6.000 tỉ đồng (2).
Công an chỉ chịu xác nhận bà Nguyễn Phương Hồng là một trong những “lãnh đạo chủ chốt của SCB” và đã… “chết vào ngày 9/10/2023, khi đã khởi tố bị can” tại trang 15 của KLĐT nhưng vẫn lờ đi chuyện chỉ hai ngày sau khi bị tạm giam bà Nguyễn Phương Hồng đột tử . Lẽ nào vi phạm Bộ Luật TTHS cũng là… “biện pháp nghiệp vụ” và đã là… “biện pháp nghiệp vụ” thì… không thành vấn đề, kể cả khi “biện pháp nghiệp vụ” ấy xâm hại đến lợi ích chính đáng của nhiều ngàn người là khách hàng của SCB?
***
Tòa án sẽ xử thế nào khi công an cho rằng bà Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng (TTGSNH) của NHNN phạm tội “nhận hối lộ” (5,2 triệu Mỹ kim) bởi đã “bao che, bưng bít cho các sai phạm của Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB; báo cáo các cấp không trung thực, không đầy đủ, sai lệch kết quả thanh tra theo hướng giảm nhẹ sai phạm để tạo điều kiện giúp cho Ngân hàng SCB tiếp tục được tái cơ cấu, dẫn đến NHNN, chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB” (trang 216 KLĐT), song lại cho rằng ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra của Cơ quan TTGSNH của NHNN chỉ phạm tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, dẫu tính chất, mức độ phạm tội của ông Hưng nguy hiểm hơn của bà Nhàn, hậu quả do hành vi phạm tội của ông Hưng gây ra cũng nghiêm trọng hơn?
Tại sao đã xác định ông Hưng trực tiếp chỉ đạo, giám sát công việc của bà Nhàn: “Nguyễn Văn Hưng vì vụ lợi, động cơ mục đích cá nhân đã chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra; Nguyễn Thị Phụng, Phó Trưởng đoàn và Tổ Tổng hợp (Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Khánh Linh) xây dựng dự thảo, chỉnh sửa, hoàn thiện các báo cáo NHNN và chính phủ, nội dung thể hiện không trung thực, không đầy đủ về: Tình hình, thực trạng tài chính yếu kém của Ngân hàng SCB; Che giấu, không báo cáo về vi phạm, sai phạm của Ngân hàng SCB, sai lệch với kết quả thanh tra, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB được tiếp tục thực hiện các phương án tái cơ cấu, dẫn đến NHNN, chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB”, đã hẳng định ông Hưng nhận 139.000 Mỹ kim, mục đích nhận tiền đã gây ra hậu quả y hệt bà Nhàn nhưng hành vi của ông lại không phải là “nhận hối lộ”?
Cứ như KLĐT mô tả thì ông Hưng mới là… nhân vật chính, bà Nhàn chỉ là người “theo đóm ăn tàn” khi thực hiện chỉ đạo. Tòa án sẽ chấp nhận đề nghị truy tố người thừa hành tội “nhận hối lộ” với hình phạt nằm trong khung từ “20 năm, tù chung thân hoặc tử hình” và nhất trí xem nhân vật chính chỉ… “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, hình phạt chỉ nằm trong khung từ “10 năm đến 15 năm”? Chắc gì ông Hưng nhận tiền ít hơn bà Nhàn? Theo KLĐT, 139.000 Mỹ kim chỉ là “lời khai” của ông Hưng!
Chú thích
Vụ án Vạn Thịnh Phát – Tòa án sẽ xử thế nào?
(Phần 2)
Trân Văn
22/02/2024
Tổng hành dinh Vạn Thịnh Phát tại Sài Gòn. Nguồn: Báo Thanh Niên
Tương tự, có tới 25 cá nhân là viên chức nhận tiền, quà của SCB trong khi thi hành công vụ để làm sai chức trách hoặc bỏ qua không làm những chuyện phải làm, song có bảy người (ba của KTNN, ba của Cơ quan TTGSNH thuộc NHNN, một của TTCP) được công an bỏ qua “không xem xét trách nhiệm hình sự”.
Bất thường trong việc xác định tội phạm không chỉ xảy ra giữa bà Đỗ Thị Nhàn – Cục trưởng Cục Thanh tra Giám sát ngân hàng (TTGSNH) và ông Nguyễn Văn Hưng – (Phó Chánh thanh tra của Cơ quan TTGSNH.
Tuy hành vi của nhiều viên chức cao cấp trong NHNN y hệt như bà Nhàn và gây ra hậu quả không khác gì hành vi của bà Nhàn nhưng họ cũng chỉ được xác định là đã phạm tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” như ông Hưng.
Tại trang 242 và 243 KLĐT, công an nhận định như thế này về hành vi phạm tội của các ông Nguyễn Văn Dũng (Phó Giám đốc Chi nhánh TP.HCM của NHNN), Võ Văn Thuần (Phó Chánh Thanh tra phụ trách TTGSNH Chi nhánh TP.HCM của NHNN), Phan Tấn Trung (Phó Chánh Thanh tra phụ trách TTGSNH Chi nhánh TP.HCM của NHNN), Nguyễn Tín (Phó phòng Thanh tra hành chính, Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng, Cục TTGSNH TP.HCM thuộc Cơ quan TTGSNH NHNN) và bà Nguyễn Thị Phi Loan (Phó Chánh Thanh tra phụ trách TTGSNH Chi nhánh TP.HCM của NHNN): “Nguyễn Văn Dũng, Võ Văn Thuần, Phan Tấn Trung, Nguyễn Thị Phi Loan, Nguyễn Tín với vai trò là lãnh đạo Cục 2, NHNN Chi nhánh TP.HCM, TTGS NH Chi nhánh TP.HCM và Tổ trưởng Tổ Giam sát đã có các hành vi: Ngăn chặn, cản trở việc báo cáo hoặc báo cáo không trung thực các hành vi sai phạm và thực trạng tài chính rất xấu của Ngân hàng SCB lên NHNN và Cơ quan TTGS NH; Không kiến nghị NHNN đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện; Không kiến nghị Cơ quan TTGS NHNN; Không kiến nghị Cơ quan TTGS NHNN thanh tra pháp nhân SCB để kịp thời xử lý các sai phạm; Thu hẹp phạm vi thanh tra không đúng với đề xuất của Tổ giám sát, cố ý làm trái với ý kiến chỉ đạo của NHNN và Cơ quan TTGS NHNN. Đồng thời quá trình thực hiện, chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát đối với Ngân hàng SCB, các cá nhân nêu trên đã nhận của Ngân hàng SCB từ 470 triệu đến 1,8 tỷ đồng”.
Đáng nói là dù cho rằng: “Hậu quả của các hành vi sai phạm và nhận tiền của các cá nhân tại Cục 2, NHNN Chi nhánh TP.HCM và Tổ giám sát đã để cho nhóm Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện hoạt động cho vay lũy tiến từng năm để Trương Mỹ Lan rút tiền sử dụng cá nhân/trả nợ cho các khoản vay trước đó nhằm che giấu thực trạng hoạt động tín dụng xấu của SCB, thiệt hại đến nay với số tiền đặc biệt lớn (dư nợ của các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm Trương Mỹ Lan tính đến ngày 17/10/2022 là 677.286 tỉ đồng)” nhưng giống như ông Hưng, ông Dũng, ông Thuần, ông Trung, bà Loan, ông Tín không bị công an, kiểm sát xác định là “nhận hối lộ” giống như bà Nhàn! Liệu khi xét xử, tòa án có “linh hoạt” khi áp dụng luật hình sự như công an, kiểm sát?
Tương tự, có tới 25 cá nhân là viên chức nhận tiền, quà của SCB trong khi thi hành công vụ để làm sai chức trách hoặc bỏ qua không làm những chuyện phải làm, song có bảy người (ba của KTNN, ba của Cơ quan TTGSNH thuộc NHNN, một của TTCP) được công an bỏ qua “không xem xét trách nhiệm hình sự”. Trong bảy người, có ba nhận 100 triệu đồng, ba nhận 9.000 USD và 100 triệu đồng, một nhận 6.000 USD và 50 triệu đồng và tại trang 227 của KLĐT, công an giải thích, sở dĩ các ông bà Lại Văn Bách, Bùi Vũ Hồng Trang, Phạm Thị Thùy Linh, Phạm Quốc Thịnh, Phạm Hồng Linh, Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Hà Linh được tha vì “không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động, phụ thuộc theo ý kiến chỉ đạo, áp đặt của Đỗ Thị Nhàn Trưởng đoàn trong quá trình thanh tra. Quá trình làm việc với Cơ quan điểu tra đã thành khẩn, chủ động khai báo về sai phạm và việc nhận tiền trong quá trình thanh tra, đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền đã nhận từ SCB, hợp tác tích cực giúp cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ vụ án”.
Thế thì tại sao trong chín trang từ 217 đến 226 tại KLĐT, mô tả về hành vi phạm tội và nhận định về hậu quả mà các thành viên Đoàn Thanh tra SCB gây ra, lại có những người cũng“không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động, phụ thuộc theo ý kiến chỉ đạo, áp đặt của Trưởng đoàn trong quá trình thanh tra” như ông Nguyễn Duy Phương – chỉ nhận khoảng 45 triệu đồng và cũng đã chủ động nộp lại tiền, cũng được công an ghi nhận là “khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phạm tội” (trang 225 và trang 226) nhưng vẫn bị công an xem là có tội và bị đề nghị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”? Đó là chưa kể nhiều thành viên khác trong Đoàn Thanh tra SCB, tuy có chức vụ như ông Vương Đỗ Anh Tuấn (Tổ trưởng Tổ 3 của đợt thanh tra đầu, Tổ trưởng Tổ 2 của đợt thanh tra thứ hai) được ghi nhận “đã chủ động khai báo thành khẩn” về việc nhận 40.000 Mỹ kim và hai cái áo, đồng thời đã “chủ động, phối hợp với gia đình, nộp lại ngay toàn bộ số tiền” (trang 221), hay ông Trần Văn Tuấn (Tổ trưởng Tổ 4 của đợt thanh tra đầu, thành viên Tổ 1 của đợt thanh tra thứ hai) cũng chỉ nhận 6.000 Mỹ kim và 40 triệu đồng – khoản tiền đã nhận chỉ bằng hoặc thấp hơn một số người được cho là “không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động” và dù cũng được CQĐT ghi nhận “khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phạm tội, đã nộp toàn bộ số tiền vụ lợi” (trang 222) nhưng cả hai không được miễn xem xét trách nhiệm hình sự?… Khi xét xử, liệu tòa án có “nhất trí” với sự bất nhất hết sức khó hiểu này?
***
Dư luận vừa được hâm nóng sau khi công an công bố KLĐT vụ ông Đỗ Hữu Ca – Thiếu tướng cựu Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng – nhận 35 tỉ đồng để “chạy” cho vợ chồng ông Trương Xuân Đước thoát nạn do “mua bán trái phép hóa đơn” (1).
Chuyện công an vừa điều tra, vừa nhận tiền để làm án theo… yêu cầu đã trở thành bình thường tại Việt Nam. Không chỉ có những sĩ quan công an về hưu đảm nhận vai trò vận động viên chạy án mà các sĩ quan công an đương nhiệm cũng vậy. Chẳng hạn trong đại án “giải cứu” có Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn – Phó Giám đốc Công an Hà Nội nhận 800.000 Mỹ kim, Điều tra viên cao cấp Hoàng Văn Hưng nhận 18,8 tỉ để sắp đặt án (2).
KLĐT, Cáo trạng của “vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức liên quan” góp phần giải thích lý so – chính vì được phép “linh hoạt” khi vận dụng luật hình sự nên sự “linh hoạt” chẳng ai thắc mắc này đã thai nghén và nuôi dưỡng chạy án, biến chạy án thành phong trào chưa biết đến lúc nào mới xẹp!
Chú thích
https://www.voatiengviet.com/a/vu-an-van-thinh-phat-toa-an-se-xu-the-nao-phan-1-/7498150.html
Không có nhận xét nào