Header Ads

  • Breaking News

    VNCS: Đại gia bất động sản và vụ lừa đảo lớn nhất Việt Nam

     VNCS: Đại gia bất động sản và vụ lừa đảo lớn nhất Việt Nam

    The $12.5 Billion Fraud That Has Shocked Vietnam/AFP News

    Anh Khoa dịch

     01/02/024

    Song ngữ Việt Anh

    " Bà Linh, của Control Risks, cho biết xu hướng này cho thấy người Việt Nam bình thường cảm thấy “an toàn hơn khi giữ tiền hoặc vàng trong nhà”.

    Bà Linh nói thêm rằng một số nhà đầu tư nước ngoài cũng cảm thấy lo sợ, ngay cả khi họ đã ca ngợi rất nhiều những gì được  coi là mục đích của chiến dịch nhằm cải thiện nhà nước pháp quyền.

    “Điều đó không có nghĩa là (các nhà đầu tư nước ngoài) sẽ bỏ chạy hoặc chuyển lợi ích của họ sang nước khác,” bà Linh nói.

    “Có thể là họ sẽ trì hoãn… cho đến khi mọi chuyện lắng xuống”.

    VNTB – Đại gia bất động sản và vụ lừa đảo lớn nhất Việt Nam

     (VNTB) – Rất nhiều ngân hàng khác có thể cũng đang làm tương tự như bà Trương Mỹ Lan nhưng ở mức độ thấp hơn

    Bà y tá về hưu tên Nga đã dùng tiền tiết kiệm cả đời để mua trái phiếu tại ngân hàng SCB, nhưng giờ đây bà không thể lấy tiền của mình sau khi bị vướng vào một vụ lừa đảo trị giá hàng tỷ đô la gây chấn động cả nước.

    Giờ đây, bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan đang phải đối mặt với phiên tòa xét xử vụ án lừa đảo lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam, với cáo buộc biển thủ 12,5 tỷ USD sau khi bà Lan bị bắt trong chiến dịch trấn áp tham nhũng mà các nhà phân tích cho rằng đã gây ra tổn hại cho nền kinh tế và tình trạng bất ổn cho các nhà đầu tư nước ngoài.

    Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát, được cho là đã lừa đảo tiền mặt từ Ngân hàng Thương mại Sài Gòn (SCB) trong nhiều năm, khiến các nhà đầu tư bị mất tiền và hàng trăm người biểu tình phản đối ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

    Bà Nga – không phải tên thật – nằm trong số 42.000 nạn nhân của vụ bê bối Vạn Thịnh Phát được công an xác định danh tính.

    “Các con giục tôi tiêu tiền, đi du lịch nhưng tôi không làm. Tôi đã gửi toàn bộ số tiền tiết kiệm cả đời của mình vào đó”, người phụ nữ Hà Nội 67 tuổi cho biết và cho AFP xem chứng chỉ trái phiếu trị giá khoảng 120.000 USD do SCB phát hành.

    “Tôi dự định dùng số tiền này để sửa nhà… để giúp đỡ các con tôi.”

    Công an cho biết những người bị vướng vào vụ lừa đảo đều là trái chủ của SCB, giờ họ không thể rút tiền và chưa nhận được tiền lãi hoặc gốc kể từ khi bà Lan bị bắt vào tháng 10 năm 2022.

    Bà Lan, kết hôn với một doanh nhân giàu có ở Hong Kong, bị cáo buộc lập hồ sơ vay giả để rút tiền từ SCB, nơi bà sở hữu 90% cổ phần. Trong khoảng thời gian từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 9 năm 2022, tài xế của bà đã vận chuyển số tiền mặt tương đương hơn 4,4 tỷ USD từ trụ sở chính của SCB tại Thành phố Hồ Chí Minh đến nhà bà gần đó và trụ sở chính của Vạn Thịnh Phát.

    Bà bị cáo buộc chiếm đoạt tài sản tương đương với khoảng 3% GDP của Việt Nam năm 2022.

    ‘Phần nổi của tảng băng chìm’

    Linh Nguyễn, nhân viên phân tích hàng đầu của công ty tư vấn Việt Nam tại Control Risks, cho biết bất chấp làn sóng bắt giữ các quan chức cấp cao trong công cuộc chống tham nhũng, quy mô của vụ bê bối đã gây chấn động cả nước.

    “Bây giờ người ta đặt ra câu hỏi: có trường hợp nào khác có quy mô tương tự ngoài kia không?” bà Linh nói với AFP.

    “Nếu một nữ doanh nhân sở hữu một công ty và một ngân hàng có thể tận dụng nguồn vốn khổng lồ như vậy từ nền kinh tế, thì ở các ngân hàng khác và các công ty khác thì sao?”

    Chuyên gia ngân hàng Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo vụ bê bối có thể “chỉ là phần nổi của tảng băng chìm”.

    Ông nói: “Theo quan điểm của tôi… rất nhiều ngân hàng khác cũng đang làm tương tự vậy, mặc dù có thể ở mức độ thấp hơn”.

    85 người khác cũng sẽ phải ra tòa cùng với bà Trương Mỹ Lan, như các cựu lãnh đạo ngân hàng trung ương, cựu giám đốc điều hành SCB và cựu quan chức chính phủ.

    Trong số đó có một cựu nhân viên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – ngân hàng trung ương – bị cáo buộc nhận hối lộ 5,2 triệu USD để che giấu những vi phạm và tình hình tài chính tồi tệ của SCB.

    Các lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu khác bị nhắm tới trong cuộc chiến tham nhũng – và bị cáo buộc gian lận lớn – có cả Trương Quý Thanh, chủ tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát.

    Ông Thanh sẽ bị truy tố cùng với hai con gái vì bị cáo buộc chiếm đoạt 31,5 triệu USD.

    Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh, cũng sẽ phải hầu tòa vì mua trái phép 355 triệu USD trong đợt bán trái phiếu cho hơn 6.500 nhà đầu tư.

    Ảnh hưởng kinh tế

    Trong một cuộc thảo luận gần đây, ông Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV, cho biết chiến dịch chống tham nhũng thậm chí còn giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Việt Nam.

    Ông cho biết, năm ngoái, chính phủ chỉ giải ngân được 65% mục tiêu hàng năm cho vốn đầu tư công.

    Nhiều người do lo sợ bị cuốn vào cuộc đàn áp tham nhũng, nên các giao dịch hàng ngày trong doanh nghiệp và bộ máy nhà nước đã chậm lại.

    Nền kinh tế chỉ tăng trưởng hơn 5% vào năm 2023, không đạt mục tiêu 6,5% của chính phủ.

    Trong khi đó, giá vàng ở Việt Nam đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng trước, vượt 1/3 so với giá toàn cầu.

    Bà Linh, của Control Risks, cho biết xu hướng này cho thấy người Việt Nam bình thường cảm thấy “an toàn hơn khi giữ tiền hoặc vàng trong nhà”.

    Bà Linh nói thêm rằng một số nhà đầu tư nước ngoài cũng cảm thấy lo sợ, ngay cả khi họ đã ca ngợi rất nhiều những gì được  coi là mục đích của chiến dịch nhằm cải thiện nhà nước pháp quyền.

    “Điều đó không có nghĩa là (các nhà đầu tư nước ngoài) sẽ bỏ chạy hoặc chuyển lợi ích của họ sang nước khác,” bà Linh nói.

    “Có thể là họ sẽ trì hoãn… cho đến khi mọi chuyện lắng xuống.”

    Với bà Nga, dù bà đã trình báo vụ việc với công an nhưng công lý không thể đến sớm hơn được.

    Bà Nga nói: “Những người phạm tội ác này phải bị trừng phạt thích đáng. Tôi tin tưởng và hy vọng rằng tôi có thể lấy lại được số tiền của mình vì tôi không làm hại gì ai”.

    ____________

    Nguồn: AFP

    https://vietnamthoibao.org/vntb-dai-gia-bat-dong-san-va-vu-lua-dao-lon-nhat-viet-nam/


    FROM AFP NEWS 

    The $12.5 Billion Fraud That Has Shocked Vietnam

    https://www.barrons.com/asset/external-media/afp/AFP4520981888410128390846886218870548609750---1.jpg

    Retired nurse Nga is one of 42,000 victims who lost money in the scam, which has sent shockwaves through Vietnam/Nhac NGUYEN 

    Retired nurse Nga put her life savings into a bond at Vietnam's SCB bank, but now cannot access her money after being caught up with tens of thousands in a multibillion-dollar scam that has shocked the nation.

    Now, property tycoon Truong My Lan is facing a trial in the country's biggest ever fraud case, accused of embezzling $12.5 billion by investigators after being arrested in a national corruption crackdown analysts say has hit the economy and unsettled foreign investors.

    Lan, chair of major developer Van Thinh Phat, is said to have swindled the cash from Saigon Commercial Bank (SCB) for years, leaving unsuspecting investors out of pocket and leading hundreds to stage rare protests in Hanoi and Ho Chi Minh City.

    Nga -- a pseudonym to protect her identity -- is among the 42,000 victims of the Van Thinh Phat scandal identified by police.

    "My children urged me to spend the money, to travel, but I did not. I put my whole life savings there," said the 67-year-old Hanoi resident, showing AFP the bond certificates worth around $120,000 issued by SCB.

    "I planned to use the money to maintain our house... to help my kids."

    Police say those caught up in the scam are all SCB bondholders who cannot withdraw their money and have not received interest or principal payments since Lan's arrest in October 2022.

    Lan, who is married to a wealthy Hong Kong businessman, is accused of setting up fake loan applications to withdraw money from SCB, of which she owned a 90 percent stake.

    Between February 2019 and September 2022, her driver transported the equivalent of more than $4.4 billion in cash from SCB's headquarters in Ho Chi Minh City to her nearby home and Van Thinh Phat's head office.

    Her alleged asset appropriation is equivalent to around three percent of Vietnam's 2022 GDP.

    Despite a wave of high-profile arrests under the anti-corruption drive, the size of the scandal has shocked the country, said Linh Nguyen, lead analyst for consultancy Vietnam at Control Risks.

    "Now it's raised the question: are there any other cases of a similar scale out there?" she told AFP.

    "If one businesswoman with one company and one bank could leverage such huge capital from the economy, then how about in other banks and in other companies?"

    https://www.barrons.com/asset/external-media/afp/AFP4520981888410128390846886218870548609750---2.jpg

    Property tycoon Truong My Lan, chair of developer Van Thinh Phat, is facing trial with dozens of others in the country's biggest ever fraud case, accused of embezzling $12.5 billion/Nhac NGUYEN 

    Banking expert Bui Kien Thanh also warned the scandal may be "just the tip of the iceberg".

    "In my view... many, many other banks are doing the same thing, although maybe to a lesser extent," he said.

    Eighty-five others will face trial alongside Lan, including former central bankers, ex-SCB executives and former government officials.

    Among them is one former employee at the State Bank of Vietnam -- the central bank -- who is accused of accepting $5.2 million in bribes to conceal SCB's violations and poor financial situation.

    Other top business leaders targeted in the anti-corruption drive -- and accused of massive fraud -- include Truong Quy Thanh, the head of soft drink giant Tan Hiep Phat Group.

    He is to be prosecuted along with his two daughters for allegedly appropriating $31.5 million.

    Do Anh Dung, chairman of developer Tan Hoang Minh Group, will also face trial for illegally acquiring $355 million in a bond sale to more than 6,500 investors.

    The anti-graft drive has even dealt a blow to Vietnam's economy, Luc Can, chief economist at state-owned bank BIDV, said during a recent panel discussion.

    Last year the government disbursed just 65 percent of its annual target for public investment capital, he said.

    With many fearful of being caught up in the crackdown, everyday transactions within business and the state apparatus have slowed.

    The economy grew just over five percent in 2023, missing the government's 6.5 percent target.

    Police say those caught up in the scam are all SCB bondholders who cannot withdraw their money and have not received interest or principal payments since Lan's arrest in October 2022

    Meanwhile, the price of gold -- a safe haven in times of turmoil and uncertainty -- hit a record high in the country last month, surpassing global rates by a third.

    Linh, of Control Risks, said the trend showed ordinary Vietnamese feel it is "safer to keep money under your pillow or in gold bars in your safe box at home".

    She added that some foreign investors had also been spooked, even as they have broadly praised what they see as the campaign’s aim to improve rule of law.

    "It doesn't mean that (foreign investors are) going to run away or shift their interests into other countries," Linh said.

    "It might just be they're delaying... until everything settles down."

    For Nga, who has logged her case with police, justice cannot come soon enough.

    "Those that committed these crimes must be duly punished," she said.

    "I trust and I hope that I can get back my money as I did nothing bad to anyone."

    The Barron's news department was not involved in the creation of the content above. This article was produced by AFP. For more information go to AFP.com.
    © Agence France-Presse 


    Không có nhận xét nào