Header Ads

  • Breaking News

    Trung Quốc: Weibo Đại sứ quán Mỹ trở thành ‘Bức tường Than khóc’ của người Trung Quốc

    Chương Thiên Lượng

    Thuần Phong biên dịch

    24/02/2024

    " ĐCSTQ vì để người dân không quan tâm đến chính trị, không quan tâm đến tính hợp pháp của giới cầm quyền, đã dùng kinh tế để che đậy hết thảy vấn đề. Nhưng khi kinh tế không còn tốt nữa thì tất cả vấn đề sẽ được phơi bày. Đây là lý do vì sao chúng ta thấy Trung Quốc có những vấn đề cực kỳ nổi cộm như là: ngoại giao bị xấu đi, bị cấm vận khoa học công nghệ, thị trường cổ phiếu, thị trường bất động sản sụp, vấn đề pháp trị, v.v. Khi kinh tế Trung Quốc không cách nào phát triển, thì tất cả những vấn đề trên đều lộ ra, giống như trăm bệnh cùng phát thì việc ĐCSTQ ‘sức cùng lực kiệt’ chỉ là vấn đề thời gian".

    Weibo Đại sứ quán Mỹ trở thành 'Bức tường Than khóc' của người Trung Quốc

    Công nhân nhập cư trở về sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán tại ga xe lửa chính ở Thượng Hải ngày 5/2/2006. Ảnh Getty Images. 

    Chứng khoán Trung Quốc lao dốc khiến nhiều người bị tổn thất. Họ rất tức giận, nhưng không có nơi nào để ‘lên tiếng’. Thế là rất nhiều người để lại ‘tin nhắn’ trên Weibo của Đại sứ quán Mỹ.

    Một số người nói vui rằng, Weibo của Đại sứ quán Mỹ đã trở thành Bức tường Than khóc của người Trung Quốc. Bức tường Than khóc là một nơi linh thiêng đối với Do Thái giáo, là bức tường phía tây còn sót lại của Thánh điện sơn (Núi Đền). Người Israel thường đến đây để tưởng niệm, thương tiếc Thánh điện đã mất. 

    Khoảng ngày 3/2, khi nhận phỏng vấn của Đài tiếng nói Hoa Kỳ – VOA, Tiến sĩ chính trị học thuộc đại học Bắc Kinh là Lưu Quân Ninh tiên sinh đã nhìn nhận rằng: Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến nhập vào thời kỳ rác rưởi của lịch sử.

    Trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày 5/2, nhà bình luận các vấn đề thời sự – Giáo sư Chương Thiên Lượng đã chia sẻ góc nhìn của mình về quan điểm của ông Lưu Quân Ninh như sau.

    Khi đối thoại với cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ là ông Henry Paulson, cựu Phó chủ tịch nước Trung Quốc là ông Vương Kỳ Sơn từng nói một câu rất nổi tiếng rằng: ‘Người Trung Quốc ăn cỏ có thể sống được ba năm. Người Mỹ các ông ăn cỏ có thể sống được bao lâu’. Ý ở ngoài lời là Trung Quốc muốn uy hiếp Mỹ, ‘nếu Mỹ tiến hành chiến tranh thương mại thì người Trung Quốc có thể trụ được, còn người Mỹ sẽ không trụ nổi’.

    Giáo sư Chương nhìn nhận, ý tưởng trong câu nói của Vương Kỳ Sơn chỉ dừng lại vào những năm 60 70 của thế kỷ trước, bởi vì thời ấy người Trung Quốc vẫn còn mang màu sắc của chủ nghĩa lý tưởng. Nhưng sau thời kỳ cải cách mở cửa, dưới sự phóng túng và tuyên truyền lâu dài của ĐCSTQ, tư tưởng của người Trung Quốc đã biến thành ‘vật chất chí thượng’ hoặc là ‘kim tiền chí thượng’, tức là đặt vật chất và kim tiền lên hàng đầu.

    Chủ nghĩa lý tưởng đã sớm sụp đổ từ sau Thảm sát Lục Tứ năm 1989. Cho nên hễ không có cơm ăn, không được thỏa mãn dục vọng hoặc kinh tế không tốt, người Trung Quốc sẽ đứng lên phản kháng. Do đó khi kinh tế Trung Quốc sụp đổ thì ĐCSTQ cũng sụp đổ.

    Trong báo cáo của Bloomberg ngày 4/2 có thông tin nói về kỳ vọng của các nhà đầu tư Mỹ đối với kinh tế Trung Quốc.

    Công ty Goldman Sachs nhờ các nhà đầu tư trong nước Mỹ để đánh giá xem triển vọng kinh tế Trung Quốc có lạc quan trong năm 2024 hay không. Thang điểm là từ 0 đến 10. 0 điểm là thời điểm năm 2022, khi Trung Quốc phong toả thành phố. Còn 10 điểm là thời điểm là quý 1 năm 2023, khi Trung Quốc mở cửa, người dân có tín tâm vào thị trường cổ phiếu và kinh tế. Kết quả, trong 12 nhà đầu tư được hỏi thì có 6 nhà đầu tư đánh gia 0 điểm, 6 nhà đầu tư còn lại thì đánh giá 3 điểm.

    Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư cho rằng, kinh tế Trung Quốc năm 2024 cũng tệ như năm 2022 (khi Trung Quốc phong toả vì dịch bệnh). Cho nên những người dân Trung Quốc không còn tín tâm với kinh tế Trung Quốc đã trút giận bằng cách để lại tin nhắn trên Weibo của Đại sứ quán Mỹ. Dù cho Weibo của Đại sứ quán Mỹ chỉ đăng bài về việc bảo vệ hươu cao cổ cũng thu hút 100 nghìn đến 150 nghìn tin nhắn của cư dân mạng Trung Quốc.

    Một nhà giao dịch chứng khoán nổi tiếng trong nước Trung Quốc là Tiểu Hạ, sau khi mất hàng chục triệu cổ phiếu hạng A, ông đã công khai lăng mạ Tập Cận Bình. Cuối cùng ông đã bị bắt giữ.

    ĐCSTQ xử lý bằng cách xử lý nghiêm khắc các công ty công ty niêm yết có hành động thao túng giá chứng khoán.

    Trên thực tế, vấn đề của thị trường chứng khoán không phải là vấn đề của các công ty niêm yết mà là vấn đề của ĐCSTQ. Bởi vì ĐCSTQ đã làm kinh tế vĩ mô xấu đi, làm cho người dân không còn tín tâm đối với nền kinh tế, đây mới là vấn đề lớn nhất.

    Trước đây Đặng Tiểu Bình từng giới hạn nhiệm kỳ của lãnh đạo, thông thường lãnh đạo không làm quá hai nhiệm kỳ. Điều này sẽ cho mọi người một ít hy vọng, bởi vì nếu lãnh đạo làm quá tệ thì mọi người có thể nhẫn một chút rồi chờ người khác lên thay, có thể sẽ tốt hơn một chút. Nhưng ông Tập Cận Bình lại muốn làm lãnh đạo suốt đời, như thế mọi người sẽ cảm thấy không còn chút hy vọng. Năm nay ông Tập đã 70 tuổi, lỡ ông ấy sống đến 90 tuổi, vậy thì trong vòng 20 năm tới cuộc sống của người dân Trung Quốc sẽ như thế nào?

    Ngày 3/2, khi Tiến sĩ Chính trị học thuộc Đại học Bắc Kinh nhận phỏng vấn của Đài tiếng nói Hoa Kỳ – VOA đã đề cập đến một quan điểm (đã nêu ra từ năm 2009) đó là: ĐCSTQ đã bước vào thời kỳ rác rưởi của lịch sử.

    Giống như một trận bóng đá giữa Brazil và Trung Quốc, tuy rằng mọi người đang thi đấu nhưng kết quả đã được định đoạt sau khi trận đấu bắt không lâu. Vì kết quả đã được định đoạt, cho nên cầu thủ Trung Quốc chỉ chạy và chờ hết giờ.

    ĐCSTQ cũng như vậy, không biết khi nào ĐCSTQ sụp đổ, nhưng việc sụp đổ là điều tất nhiên. Các thế lực trong đảng cũng đang chạy tới chạy lui (giống cầu thủ Trung Quốc thi đấu với đội tuyển Brazil) nhưng không thể cứu được vận mệnh diệt vong của ĐCSTQ. 

    Tiến sĩ Lưu Quân Ninh đưa ra quan điểm này từ năm 2009, nhưng trên thực tế từ sau khi ĐCSTQ được thành lập thì kết cục của nó đã định. Cải cách mở cửa chỉ là kéo dài điểm thời gian sụp đổ, giống như năm đó người Trung Quốc hay nói: Không cải cách thì chờ chết, còn cải cách thì tìm cái chết.

    Việc cải cách không phải là chỉ về cải cách kinh tế mà là chỉ về cải cách chính trị. Nói cách khác, nếu ĐCSTQ cải cách chính trị thì ĐCSTQ sẽ sụp rất nhanh. Ví dụ như có tự do ngôn luận thì sự thật về ĐCSTQ sẽ được công khai, tất cả những tội ác trong lịch sử của ĐCSTQ phải được thanh toán (trả sạch). Cho nên thời đó người ta nói: Cải cách là tìm cái chết, còn không cải cách là chờ chết. Cuối cùng, ĐCSTQ không thể làm tốt các phương diện kinh tế, ngoại giao, khoa học kỹ thuật… tổ chức này chỉ có thể dỡ bức tường phía Đông để xây bức tường phía Tây. Sau đó ‘trăm bệnh cùng phát’ dẫn đến chính quyền sụp đổ.

    Tiến sĩ Lưu Quân Ninh quy kết nguyên nhân ĐCSTQ ắt diệt vong là do chủ nghĩa lý tính của châu Âu. Ông Lưu Quân Ninh là người phái bảo thủ (giữ gìn truyền thống, cánh hữu).

    Khi nhận phỏng vấn của VOA, ông Lưu Quân Ninh đề cập đến lý luận của Quốc phụ lập quốc nước Mỹ là Thomas Paine. Trước cuộc chiến tranh độc lập của Mỹ, ngài Thomas Paine đã viết cuốn ‘Thường thức’ (常識: Nhận thức thông thường, tiếng Anh gọi là Common Sense).

    Cuốn sách đã trở thành lý luận vô cùng quan trọng, khai sáng cho rất nhiều người Mỹ đứng lên để phản kháng của sự thống trị của thực dân Anh. Trong cuốn Common Sense, ngài Thomas Paine đã đề xuất một lý luận đó là: Nếu một quốc gia không tiếp thụ quyền uy của Thượng Đế thì ắt phải tiếp thụ quyền uy của Pharaoh.

    Chương hai của Thánh Kinh tên là ‘Xuất Ai Cập ký’ (bản dịch tiếng Việt là Xuất hành), trong đó ghi lại câu chuyện người Do Thái bị Pharaoh (tương đương với quốc vương) bắt làm nô lệ. Ở Ai Cập, người Do Thái đời này qua đời khác làm nô lệ. Lúc này, người Do Thái đứng trước hai sự lựa chọn: Một là tiếp nhận quyền uy của Thượng Đế, sau đó xuất Ai Cập (rời Ai Cập) để về vùng đất Canaan mà Thượng Đế đã hứa cho họ. Hai là không tiếp nhận quyền uy của Thượng Đế, cuối cùng vẫn tiếp tục làm nô lệ cho các Pharaoh.

    Cho nên nếu một quốc gia không tiếp nhận quyền uy của Thượng Đế/Thần thì dân tộc đó chỉ có thể làm nô lệ.

    Kỳ thực, từ khi Trung Quốc bắt đầu tiếp nhận ĐCSTQ thì đã tiếp thụ vô Thần luận, tiếp thụ chủ nghĩa lý tính, nói cách khác là đã quay lưng với Thần. Cho nên những vấn đề mà Trung Quốc đang phải đối mặt hiện nay, gốc rễ đều là vấn đề hình thái ý thức.

    Khi người Trung Quốc bắt đầu tiếp thụ một loại hình thái ý thức sai lầm, tà vạy thì tai nạn của người Trung Quốc đã trở thành một điều tất nhiên.

    Vào thời đại Mao Trạch Đông, người ta còn mang nhiều lý tưởng, tuy rằng kinh tế có khó khăn nhưng vẫn duy trì được sự thống trị của ĐCSTQ. Nhưng thời đại hiện nay đã thay đổi, người ta không còn tin bất cứ lý tưởng nào cả, chỉ có tôn sùng kim tiền, vật chất.

    ĐCSTQ vì để người dân không quan tâm đến chính trị, không quan tâm đến tính hợp pháp của giới cầm quyền, đã dùng kinh tế để che đậy hết thảy vấn đề. Nhưng khi kinh tế không còn tốt nữa thì tất cả vấn đề sẽ được phơi bày. Đây là lý do vì sao chúng ta thấy Trung Quốc có những vấn đề cực kỳ nổi cộm như là: ngoại giao bị xấu đi, bị cấm vận khoa học công nghệ, thị trường cổ phiếu, thị trường bất động sản sụp, vấn đề pháp trị, v.v. Khi kinh tế Trung Quốc không cách nào phát triển, thì tất cả những vấn đề trên đều lộ ra, giống như trăm bệnh cùng phát thì việc ĐCSTQ ‘sức cùng lực kiệt’ chỉ là vấn đề thời gian.

    https://vietluan.com.au/113628/weibo-dai-su-quan-my-tro-thanh-buc-tuong-than-khoc-cua-nguoi-trung-quoc/


    Không có nhận xét nào