Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ tư 28 tháng 02 năm 2024

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ Blinken: Tại sao chúng ta không từ bỏ Ukraine?

    https://vietquoc.org/

    https://lh3.googleusercontent.com/pw/AP1GczPmfIzoeWf2loRE8ZJwqp-O8NME4c_-JMkdnwGE23rHi4V197b6GRC0IwNQdixfaN9b3CSjBq-XtG3d4u0A8Bxog8z1OHD4s5KxI6djXT3FyMLzvMjJlQtVMe-bgBkzdYJAebMa_-sJAU8iJvNHAC8wMw=w425-h284-s-no?authuser=0

    Ngoại Trưởng Hoa Kỳ: Antony Blinken

    Trong cuộc chiến này, có kẻ xâm lược và có nạn nhân. Một bên đang tấn công các nguyên tắc cơ bản của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc; một bên chiến đấu để bảo vệ đất nước họ.

    Chúng tôi sẽ tiếp tục tập hợp các nước trên thế giới ủng hộ tự do, độc lập cho Ukraine và bảo đảm rằng hành động gây hấn của Nga là một thất bại chiến lược. Vladimir Putin đã không đạt được mục tiêu của mình ở Ukraine là xóa Ukraine khỏi bản đồ, sáp nhập vào Nga.

    Đó là những năm khó khăn trên chiến trường, nhưng một lần nữa, người Ukraine đã làm được điều mà không ai nghĩ là họ có thể: Họ đối đầu với một trong những quân đội lớn nhất thế giới, họ đẩy lùi hải quân Nga ở Biển Đen và mở ra một hành lang trong chiến tranh cho phép họ xuất khẩu ngũ cốc và các sản phẩm khác ra thế giới bên ngoài.

    Một năm sau khi tôi đặt chân đến Kyiv – Ukraine vẫn đứng vững.

    Khi Putin ra lệnh cho xe tăng tiến vào Ukraine, ông ta nghĩ thế giới sẽ bị chao đảo. Nhưng người Ukraine quá mạnh, Liên Minh của chúng tôi rất thống nhất. Và Dân Chủ quá bền vững.

    Trong hai năm qua, Nga đã hủy bỏ các nguyên lý của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Luật Nhân Đạo Quốc Tế và dẫm lên từ nghị quyết này đến nghị quyết khác của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

    Tổng thống Vladimir Putin đang đánh cược nếu ông tiếp tục tăng cường bạo lực rằng: nếu ông sẵn sàng gây đủ đau khổ cho mọi người, thế giới sẽ tuân theo các nguyên tắc của Putin và Ukraine sẽ không còn tự vệ.

    Nhưng người Ukraina không bỏ cuộc. Họ đã thấy cuộc sống sẽ như thế nào nếu họ chịu sự kiểm soát của Nga. Đó là những gia đình có con cái bị tách khỏi gia đình Ukraine và trục xuất sang Nga. Đó là đống đổ nát của thành phố Mariupol, đó là những ngôi mộ tập thể ở Bucha…

    Chúng tôi cũng không từ bỏ. Quả thực, Hoa Kỳ đã tập hợp các đồng minh và đối tác của mình để hỗ trợ Ukraine trước sự xâm lược của Nga.

    G7 đã dẫn đầu thế giới trong việc khuyến khích sự ủng hộ, và ủng hộ lâu dài cho Ukraine.

    Với sự lãnh đạo của Bộ trưởng Quốc phòng Lloyed Austin, hơn 50 quốc gia đang hợp tác để hỗ trợ quốc phòng Ukraine và xây dựng quân đội Ukraine đủ mạnh để ngăn chặn và đánh trả các cuộc tấn công trong tương lai của Nga

    Chúng tôi đã liên kết nhiều quốc gia trong việc áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế, kiểm soát xuất khẩu chưa từng có đối với Nga.

    Nhiều lần, chúng tôi đã tập hợp 140 quốc gia tại Liên Hiệp Quốc – hơn 2/3 tổng số quốc gia thành viên – để khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine cũng như lên án hành động xâm lược và tàn bạo của Nga.

    Những hành động mà chúng tôi thực hiện chống lại Nga ngày hôm nay sau cái chết của Aleksey Navalny và kỷ niệm hai năm ngày Nga xâm lược Ukraine đại diện cho số lượng người hoặc tổ chức lớn nhất được chỉ định trong một hành động duy nhất do Hoa Kỳ thực hiện. Chúng tôi đã tập hợp các nhà tài trợ, các tổ chức từ thiện, các nhóm nhân đạo để nhận hỗ trợ cứu sinh cho hàng triệu người Ukraine phải tị nạn chiến tranh.

    Nga yếu hơn về mặt quân sự, kinh tế, ngoại giao, trong khi NATO lớn hơn, mạnh hơn và đoàn kết hơn bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử gần 75 năm thành lập tổ chức này.

    Một số người cho rằng việc tiếp tục sát cánh cùng Ukraine và buộc Nga phải chịu trách nhiệm sẽ khiến chúng ta mất tập trung vào việc giải quyết các ưu tiên khác, như đối diện với khủng hoảng khí hậu, mở rộng cơ hội kinh tế, củng cố hệ thống y tế. Đó là một sự lựa chọn sai lầm. Chúng ta phải làm cả hai và chúng tôi đang làm cả hai.

    Chúng ta cũng đang thấy một thứ khác có sức mạnh vô cùng lớn – đó là khả năng phục hồi phi thường của người dân Ukraine.

    Ukraine đại diện cho những giá trị mà tất cả chúng ta cùng chia xẻ: Dân chủ, Tự quyết, Tự do. Hai năm sau cuộc xâm lược toàn diện của Putin, chúng ta đoàn kết với Ukraine.

    Làm việc cùng nhau, tình nguyện để xây dựng lại cộng đồng của họ. Phá bỏ bom mìn, thu hồi đất đai đã bị lấy đi. Hoa Kỳ rất tự hào là đối tượng của Ukraine trong tất cả những nỗ lực này, không chỉ trong nỗ lực quân sự, nhằm bảo đảm rằng người Ukraine có những gì họ cần để bảo vệ chống lại sự xâm lược của Nga mà còn để tái thiết và phục hồi.

    Vì sự dũng cảm và kiên cường đáng nể của người dân Ukraine và sự ủng hộ của chúng ta, cuộc chiến của Putin tiếp tục là một thất bại chiến lược đối với Nga. Mục tiêu của chúng tôi là bảo đảm Ukraine không chỉ tồn tại mà còn phát triển như một nền dân chủ thịnh vượng, sôi động, để người Ukraine có thể viết nên những trang sử tương lai của chính mình – và tự đứng vững.

    Hoa Kỳ và rất nhiều quốc gia khác trên thế giới đang sát cánh cùng Ukraine.

    Người dân của chúng tôi, người dân Ukraine, người dân của tất cả các quốc gia, có quyền viết nên tương lai của chính mình. Chúng tôi không thể, chúng tôi sẽ không để một người đàn ông viết nên tương lai đó cho chúng tôi.


    From the Secretary’s Desk: Why We Are Not Giving Up on Ukraine

    02/26/2024 04:54 PM EST

    Antony J. Blinken, Secretary of State

    In this war, there is an aggressor and there is a victim. One side is attacking the core principles of the UN Charter; the other fights to defend them. 

    We will continue to rally countries around the world to support Ukraine’s freedom and independence and to ensure that Russia’s aggression remains a strategic failure. Putin has already failed to achieve his principal objective in Ukraine: erasing it from the map, subsuming it into Russia.

    It’s been a hard year on the battlefield, but, once again, Ukrainians have done what no one thought was possible: They stood toe to toe with one of the world’s biggest militaries, they pushed Russia’s navy back in the Black Sea, and opened a corridor to allow them to export their grain and other products to the world. 

    One year after I touched down in Kyiv – Ukraine still stands.

    When Putin ordered his tanks to roll into Ukraine, he thought the world would roll over. But the Ukrainians were too strong. Our coalition too unified. And Democracy too durable.

    Let’s keep proving him wrong. pic.twitter.com/K9os7s0y4l

    — President Biden (@POTUS) February 23, 2024

    For two years, Russia has shredded the major tenets of the United Nations Charter, the Universal Declaration of Human Rights, international humanitarian law, and flouted one Security Council resolution after another.

    President Putin is betting that if he keeps doubling down on the violence, that if he’s willing to inflict enough suffering on enough people, the world will cave on its principles and Ukraine will stop defending itself. 

    But Ukrainians are not giving up. They’ve seen what life would look like if they submit to Russian control. It’s families having their children torn away from them and deported to Russia. It’s the rubble of Mariupol. It’s the mass graves of Bucha.

    We are not giving up either. Indeed, the United States has rallied our allies and partners to support Ukraine in the face of Russia’s full-scale aggression. 

    We stand with Ukraine. pic.twitter.com/Z74lwmqMnn

    — Secretary Antony Blinken (@SecBlinken) February 24, 2024

    The G7 has led the world in galvanizing support, enduring support for Ukraine.

    With Secretary of Defense Austin’s leadership, more than 50 countries are cooperating to support Ukraine’s defense and build a Ukrainian military strong enough to deter and beat back future attacks.

    We’ve aligned scores of countries in imposing an unprecedented set of sanctions, export controls, and other economic costs on Russia.

    On multiple occasions, we’ve marshaled 140 nations at the United Nations – more than two-thirds of all the member states – to affirm Ukraine’s sovereignty and territorial integrity and condemn Russia’s aggression and atrocities.

    The actions we took against Russia today in the wake of Aleksey Navalny’s death and the two year anniversary of Russia’s aggression against Ukraine represent the largest number of people or entities designated in a single action taken by the United States. pic.twitter.com/1gUIySND9Z

    — Secretary Antony Blinken (@SecBlinken) February 24, 2024

    We’ve rallied donors, philanthropies, humanitarian groups to get lifesaving assistance to millions of displaced Ukrainians.

    Russia is weaker militarily, economically, diplomatically, while NATO is bigger and stronger and more united than at any point in its nearly 75-year history.

    Some argue that continuing to stand with Ukraine and holding Russia accountable distracts us from addressing other priorities, like confronting the climate crisis, expanding economic opportunity, strengthening health systems. That is a false choice. We can and we must do both; we are doing both.

    We’re also seeing something else that’s incredibly powerful – and that is the extraordinary resilience of the Ukrainian people

    Ukraine stands for values we all share: Democracy, Self-determination, Freedom. Two years after Putin’s full-scale invasion, we stand united with Ukraine. pic.twitter.com/Tb2SYKSFw7

    — Department of State (@StateDept) February 24, 2024

    Working together, volunteering to rebuild their communities. Getting rid of the ordnance and the mines, recovering the land that was taken from them. The United States is very proud to be a partner with Ukraine in all of these efforts, not just in the military effort, to make sure that Ukrainians have what they need to defend against aggression, but also for rebuilding and recovery.

    Because of the remarkable bravery and resilience of the Ukrainian people and our support, Putin’s war continues to be a strategic failure for Russia. Our goal is to ensure Ukraine not only survives, but thrives, as a vibrant, prosperous democracy, so that Ukrainians can write their own future – and stand on their own.

    The United States and so many other countries around the world are standing side by side with Ukraine. 

    Our people, Ukraine’s people, the people of all nations, get to write their own future. We cannot, we will not let one man write that future for us.

    Slava Ukraini.

    Note to Readers

    This DipNote was adapted from the most recent edition of the flagship email “From the Secretary’s Desk,” which features the Secretary’s remarks and speeches on important current events. Sign up to receive this email.

    Phương Tây nhất loạt bác khả năng đưa quân đến Ukraina theo ý tưởng của tổng thống Pháp

    Anh Vũ /RFI

    28/02/2024

    Phát biểu của tổng thống Pháp Emmanuel Macron «  không loại trừ » khả năng trong tương lai đưa quân đội của phương Tây đến Ukraina để hỗ trợ Kiev chống Nga xâm lược đã làm dấy lên làn sóng phản ứng ngay lập tức từ trong nước Pháp đến hàng loạt các nước đồng minh. 

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) và đồng nhiệm Ukraina  Volodymyr Zelensky, điện Elysée, Paris, ngày 16/02/2024.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) và đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelensky, điện Elysée, Paris, ngày 16/02/2024. AFP - THIBAULT CAMUS 

    Nếu như Ukraina đánh giá phát biểu của tổng thống Macron là « một tín hiệu tốt » thì lãnh đạo các nước đồng minh tích cực hậu thuẫn nhất cho Ukraina trong cuộc chiến với Nga, từ Washington qua Luân Đôn đến Berlin trong ngày hôm qua đã lần lượt lên tiếng tỏ thái độ hoặc nghi ngại hoặc bác bỏ thẳng thừng.

    Tại Washington, lần lượt các phát ngôn viên Nhà Trắng, bộ Ngoại Giao, bộ Quốc Phòng đã lên tiếng trong các cuộc họp báo ngày hôm qua. Phó phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ, Adrien Watson khẳng định : « Tổng thống Biden đã rất rõ ràng về việc Hoa Kỳ sẽ không đưa binh sĩ đến chiến đấu ở Ukraina ».

    Một quan chức của NATO xác nhận với AFP rằng : « NATO và các đồng minh đã hỗ trợ quân sự chưa từng có cho Ukraina. Chúng tôi đã làm việc đó từ năm 2014 và chúng tôi đã tăng tốc sau cuộc xâm lược của Nga trên quy mô lớn. Nhưng không có một dự định đưa quân chiến đấu của NATO đến chiến trường Ukraina ».

    Cùng ngày, một loạt các nước châu Âu, như Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Cộng Hòa Séc hay Hungary... đều đã lên tiếng khẳng định tiếp tục ủng hộ Ukraina bằng phương tiện, vũ khí khí tài nhưng không có chuyện đưa quân đến chiến đấu.

    Phản ứng gay gắt và mạnh mẽ nhất có lẽ là từ Đức. Báo chí và chính giới đã liên tiếp có những bình luận tiêu cực xung quanh phát ngôn của tổng thống Pháp.

    Thông tín viên Pascal Thibault tại Berlin tường trình :

    Kênh truyền hình Nhà nước ARD bình luận cay nghiệt rằng đó là «  một ý đồ đánh lạc hướng, muốn che đậy sư yếu kém trong chính sách Ukraina của Paris ». Nhật báo bảo thủ Frankfurter Allgemeine chạy tựa chính  « ông ta không nghiêm túc ». Báo chí Đức đã đồng thanh phản ứng sau tuyên bố của tổng thống Pháp.  

    Ông Emmanuel Macron bị chỉ trích đơn phương phát ngôn. Rộng hơn, các bình luận nhấn mạnh và lấy làm tiếc về việc các bất đồng giữa Berlin và Paris bị phơi bày. 

    Thủ tướng Scholz, hôm thứ Hai tại Paris, không phát biểu gì. Hôm qua, ông đã bác bỏ giả thuyết của tổng thống Pháp. Ông nói : «  Những gì chúng ta đã quyết định với nhau ngay từ đầu có giá trị cho tương lai. Sẽ không có quân trên bộ được các quốc gia châu Âu hay thành viên của NATO đưa đến Ukraina. » 

    Là người vẫn thường bị chỉ trích tại Đức cũng về hồ sơ Ukraina, ông Olaf Scholz lần này được toàn thể chính giới đồng tình. Hai chuyên gia quốc phòng của đảng Xanh và đảng Dân Chủ-Thiên Chúa Giáo đánh giá là phát biểu của ông Emmanuel Macron nhằm để che đậy vấn đề chủ chốt là cung cấp bổ sung vũ khí cho Ukraina. Phe cực hữu và cực tả cùng quan điểm lên án nguy cơ làm leo thang xung đột. 

    Trung Quốc tái khẳng định có quyền tuần tra xung quanh nhóm đảo Đài Loan

    Minh Anh /RFI

    28/02/2024

    Ngày 28/02/2024, chính phủ Trung Quốc cho biết các cuộc tuần tra của Hải cảnh nước này xung quanh nhóm đảo Đài Loan gần bờ biển Trung Quốc là « không thể chê trách », đồng thời bác bỏ khiếu nại cho rằng vụ khám xét một tầu du lịch Đài Loan đã gây hoảng loạn. 

    Hệ thống rào chắn chống đổ bộ trên bãi biển Kim Môn (Kinmen), Đài Loan, phía sau là thành phố Hạ Môn (Xiamen) của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 19/12/2023.

    Hệ thống rào chắn chống đổ bộ trên bãi biển Kim Môn (Kinmen), Đài Loan, phía sau là thành phố Hạ Môn (Xiamen) của Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 19/12/2023. REUTERS - ANN WANG 

    Phát biểu trong cuộc họp báo thường nhật, bà Chu Phượng Liên (Zhu Fenglian), phát ngôn viên của Văn phòng Sự vụ Đài Loan, nhắc lại Bắc Kinh không công nhận bất kỳ vùng biển cấm nào xung quanh đảo Kim Môn đối với ngư dân, và khẳng định Hải cảnh Trung Quốc đã không gây ra hoảng loạn khi lên kiểm soát một tầu du lịch Đài Loan.

    Bà Chu nhấn mạnh rằng lực lượng Hải cảnh Trung Quốc thực hiện nhiệm vụ chính thức « trong vùng biển của Trung Quốc » theo luật pháp nhằm duy trì « trật tự bình thường » và bảo vệ tính mạng của ngư dân và du khách, đồng thời cảnh báo Đài Loan phải chịu trách nhiệm về các hành động nguy hiểm của mình.

    Reuters nhắc lại, Hải cảnh Trung Quốc trong tháng 2/2024, bắt đầu tuần tra thường xuyên xung quanh đảo Kim Môn do Đài Loan kiểm soát, nằm đối diện với các thành phố Hạ Môn và Tuyền Châu của Trung Quốc, sau vụ hai công dân Trung Quốc thiệt mạng trong lúc cố chạy trốn lực lượng tuần duyên Đài Loan khi tầu của họ đi vào vùng biển cấm.

    Chính quyền Đài Bắc cho biết, trong tuần rồi, Hải cảnh Trung Quốc lên kiểm soát chớp nhoáng một tầu du lịch của Đài Loan, xuất phát từ đảo Kim Môn, đã « gây hoảng loạn », và đầu tuần này, có năm tàu Trung Quốc đã đi vào vùng biển cấm hoặc do Đài Loan kiểm soát.

    Cũng theo hãng tin Anh, hôm nay, bộ Quốc Phòng Đài Loan phát hiện 15 chiến đấu cơ Trung Quốc hoạt động xung quanh đảo, thực hiện « cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu chung » cùng với tàu chiến Trung Quốc.  

    Trung Quốc kêu gọi Nga tăng cường phối hợp ở châu Á – Thái Bình Dương

    Minh Anh /RFI

    28/02/2024

    Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 28/02/2024 cho rằng Bắc Kinh và Matxcơva nên tăng cường liên lạc và phối hợp trong các vấn đề châu Á – Thái Bình Dương và cùng nhau bảo vệ an ninh, sự ổn định và phát triển khu vực. 

    Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Weidong - cầm micro) trong cuộc đối thoại về an ninh song phương, Tokyo, Nhật, ngày 22/02/2023.

    Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Weidong - cầm micro) trong cuộc đối thoại về an ninh song phương, Tokyo, Nhật, ngày 22/02/2023. AP - Shuji Kajiyama 

    Tuyên bố của bộ Ngoại Giao Trung Quốc đưa ra vào lúc thứ trưởng Ngoại Giao Tôn Vệ Đông (Sun Weidong) đã có chuyến thăm Matxcơva trong hai ngày 26-27/02 để thảo luận về mối quan hệ song phương. Trong cuộc hội đàm, thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc cho rằng hai nước nên giữ « một vai trò tốt hơn như một trụ cột cho sự ổn định trước những thay đổi hoàn cảnh của thế kỷ ». Cũng theo ông Tôn, Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường phối hợp chiến lược giữa hai nước trên nền tảng đa phương quốc tế.

    Reuters cho biết thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc đến Matxcơva lần này có cuộc gặp với ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, và thảo luận với các đồng nhiệm Nga về nhiều chủ đề như Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) – một tổ chức chính trị, kinh tế, an ninh quốc tế và quốc phòng do Nga và Trung Quốc thành lập năm 2001, cuộc khủng hoảng Ukraina và tình hình bán đảo Triều Tiên cùng với nhiều vấn đề quốc tế, khu vực khác. Tuy nhiên, nội dung chi tiết cuộc họp đã không được bộ Ngoại Giao Trung Quốc nêu rõ.

    Nhân cuộc họp này, Bắc Kinh cho biết ủng hộ Matxcơva đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên nhóm BRICS năm nay theo như đề nghị của Brazil. Theo kế hoạch, thượng đỉnh BRICS 2024 sẽ được tổ chức tại thành phố Kazan, Nga, vào tháng 10/2024.

    Tại sao Trung Quốc ém tin cháy rừng ở Quý Châu?

    28/02/2024

    VNTB – Tại sao Trung Quốc ém tin cháy rừng ở Quý Châu?

    Mỹ Tiến

    (VNTB) – Từ đài truyền hình cho đến các mạng xã hội, hoàn toàn không có bất cứ tin tức nào về vụ cháy rừng ở tỉnh Quý Châu.

    Trung Quốc là một trong những quốc gia kiểm duyệt Internet chặt chẽ nhất trên thế giới. Có những sự kiện và tình hình mà người dân cả nước không biết đến.

    Một trong những ví dụ điển hình chính cho việc ém nhẹm thông tin là trận đại dịch Covid-19 có nguồn gốc từ Vũ Hán khiến cả thế giới chao đảo. Do chính quyền tỉnh Hà Bắc đã cố gắng ém nhẹm chuyện dịch bệnh cho đến khi  không thể khống chế nổi tình hình họ mới công bố tình trạng dịch bệnh. Đến lúc đó đã có nhiều người dân nhiễm bệnh và các cơ sở y tế đã gần như quá tải. Hàng ngàn người xếp hàng rồng rắn để khám bệnh trong thời tiết lạnh càng khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Hậu quả to lớn do trận đại dịch này để lại cho Trung Quốc và cả thế giới cho tới nay vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn.

    Gần đây ở Quý Châu, từ ngày 10/2/2024 đến 21/2/2024 đã xảy ra 221 vụ cháy lớn nhỏ ở rừng Quý Châu. Nguyên nhân ban đầu được đồn đoán là do hạn hán, viếng mộ, và cả hút thuốc. Chỉ trong vài ngày, hàng ngàn hecta rừng đã bị thiêu rụi, nhưng thông tin về tình hình thực sự không được công bố rộng rãi. Chính phủ Trung Quốc đã bưng bít thông tin, kiểm soát chặt chẽ mạng xã hội để đảm bảo rằng sự việc này không lan truyền quá mức. 

    Từ đài truyền hình cho đến các mạng xã hội, hoàn toàn không có bất cứ tin tức nào, thậm chí trên Weibo (một trong những mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc tương tự như Facebook) nhiều người để lại bình luận rằng họ hoàn toàn không biết, cũng không nghe được tin tức gì về vụ cháy rừng Quý Châu. Người dân Trung Quốc không biết về tình hình thảm hại đang diễn ra mãi cho đến khi đám cháy được kiểm soát vào ngày 22/2/2024.

    Những người cố đưa tin về vụ cháy đã bị chính quyền địa phương yêu cầu gỡ bỏ các đoạn video và công an cũng đã gửi tin nhắn khuyến cáo người dân không được cho lan truyền những video cũng như tin tức về các vụ cháy rừng nếu không muốn gánh lấy hậu quả về pháp lý.

    Tin tức được đưa ra sau khi đám cháy đã được kiểm soát nhằm mục đích ca ngợi sự dũng cảm của lực lượng tham gia chữa cháy. Hoàn cầu Thời Báo cho hay đã có tới 15 ngàn tình nguyện viên cũng với gần 1 vạn quân nhân, lính chữa cháy đã tham gia dập cháy rừng.

    Thủ phạm gây cháy rừng gần chục người ở nhiều nơi cũng đã bị bắt giữ và buộc phải đối mặt với trách nhiệm hình sự cũng như bị phạt hành chính.

    Tại sao Trung Quốc lại kiểm soát tin cháy rừng đến mức như vậy? 

    Vụ cháy diễn ra vào đúng dịp tết Nguyên Đán, mùa lễ hội lớn nhất trong năm khi hàng ngàn người Trung Quốc trở về quê nhà ăn tết sau một năm làm việc xa nhà. Tin cháy nổ vào đầu năm mới lại càng là một tin cấm kỵ. Tin xấu sẽ làm ảnh hưởng đến không mùa lễ tết, có thể gây hoang mang cho dân chúng, dẫn đến các tin tức tiêu cực

    Vụ cháy rùng xảy ra trùng hợp với việc chính quyền Trung Quốc cố che giấu tình trạng suy thoái kinh tế và vấn đề thất nghiệp trong dân chúng. ĐCSTQ đã thao túng dữ liệu thống kê để che giấu tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên cũng như nỗ lực vực dậy thị trường chứng khoán và bất động sản đang lao dốc, sử dụng các chính sách kích thích và điều chỉnh lãi suất.

    Mạng xã hội còn đưa ra những chỉ trích rằng chính quyền Trung Quốc chỉ tập trung vào vấn đề eo biển Đài Loan mà bỏ qua các tin tức nội vụ như vụ cháy ở Quý Châu. Dân cư mạng không chỉ lên án chính quyền ém thông tin, mà còn cố trình làm giảm nhẹ thiệt hại của vụ cháy.

    Các báo cáo về vụ cháy đã chỉ ra rằng nguy cơ cháy rừng là một trong những thảm hoạ mà Trung Quốc phải đối diện thường xuyên trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt- khô hạn, thiếu mưa. Những thảm hoạ thiên nhiên như động đất ở Cam Túc, sụt lở đất ở Vân Nam với nhiều thương vong và thiệt hại đã làm xám thêm bức tranh kinh tế trong thời buổi khó khăn trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu.

    Mục đích của việc chậm đưa tin về vụ cháy ở Quý Châu không nhằm múc đích nào khác hơn là nhằm tuyên truyền cho sự ổn định và thịnh vượng ở đại lục, lên tinh thần cho gần 2 tỷ dân trong nước cũng như cố tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài.

    Ông Trump và ông Biden cùng thắng bầu cử sơ bộ ở bang Michigan 

    28/02/2024 

    AP 

    Bầu cử sơ bộ ở Michigan, Mỹ.

    Bầu cử sơ bộ ở Michigan, Mỹ. 

    Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Michigan hôm 27/2, càng củng cố thêm mức độ chắc chắn sẽ diễn ra cuộc tái đấu giữa hai ông, theo AP.

    Ông Biden đánh bại Dân biểu Dean Phillips của bang Minnesota, đối thủ quan trọng duy nhất của ông còn sót lại trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Nhưng các đảng viên đảng Dân chủ cũng theo dõi chặt chẽ kết quả về số phiếu chọn phương án “không cam kết”, vì bang Michigan đã trở thành tâm điểm cho các thành viên bất mãn trong liên minh của ông Biden, những người đã đưa ông đến chiến thắng tại bang này – và trên toàn quốc – vào năm 2020. Số phiếu chọn phương án “không cam kết” này đã tăng đã vượt xa tỷ lệ 10.000 phiếu bầu mà ông Trump đã giành được ở Michigan vào năm 2016, là mục tiêu mà những người tổ chức việc thể hiện bày tỏ sự phản kháng đã đặt ra.

    Về phần ông Trump, đến nay ông đã thắng trong 5 bang đầu tiên trong lịch bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa. Chiến thắng của ông ở bang Michigan trước đối thủ lớn cuối cùng của ông, bà Nikki Haley, cựu Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc, diễn ra sau khi cựu tổng thống đánh bại bà với cách biệt 20 điểm phần trăm tại bang quê nhà của bà là South Carolina vào ngày 24/2. Chiến dịch tranh cử của ông Trump đang tìm cách chốt lại 1.215 đại biểu cần thiết để đảm bảo được đảng Cộng hòa đề cử vào khoảng giữa tháng 3.

    Cả hai ban vận động tranh cử đều đang theo dõi kết quả ngày 27/2 không chỉ để biết liệu họ có thắng như mong đợi hay không. Đối với ông Biden, một số lượng lớn cử tri chọn “không cam kết” có thể có nghĩa là ông ấy đang gặp rắc rối đáng kể với các bộ phận cơ sở của đảng Dân chủ ở một bang mà ông ấy khó có thể để thua vào tháng 11 tới. Trong khi đó, ông Trump lại kém hiệu quả với các cử tri ngoại ô và những người có bằng đại học, đồng thời phải đối mặt với một phe phái ngay trong đảng của ông tin rằng ông đã vi phạm pháp luật trong một hoặc nhiều vụ án hình sự.

    Đến nay, ông Biden giành chiến thắng ở bang South Carolina, Nevada và New Hampshire. Ông thắng ở bang New Hampshire nhờ một chiến dịch vận động cử tri tự điền tên ứng cử viên mà họ ủng hộ, vì tên của ông Biden đã không chính thức xuất hiện trên lá phiếu sau khi New Hampshire vi phạm các quy định cấp quốc gia của đảng vì bang này đã tổ chức bỏ phiếu trước South Carolina, là nơi được chỉ định tổ chức bỏ phiếu đầu tiên trong số các cuộc bầu chọn ứng cử viên của đảng Dân chủ.

    Cả Nhà Trắng lẫn các quan chức ban tranh cử của ông Biden đều đã đến bang Michigan trong những tuần gần đây để nói chuyện với các nhà lãnh đạo cộng đồng về cuộc chiến Israel-Hamas và cách ông Biden tiếp cận cuộc xung đột, nhưng những nhà lãnh đạo đó, cùng với những người tổ chức nỗ lực “không cam kết”, đã không hề dao động.

    Bà Mariam Mohsen, một giáo viên 35 tuổi đến từ thành phố Dearborn, bang Michigan, nói bà đã lên kế hoạch bỏ phiếu “không cam kết” vào ngày 27/2 để gửi thông điệp cùng với các cử tri khác rằng “sẽ không có ứng cử viên nào nhận được phiếu bầu của chúng tôi nếu họ tiếp tục ủng hộ nạn diệt chủng ở Gaza”.

    “Bốn năm trước tôi đã bỏ phiếu cho ông Joe Biden. Điều quan trọng là chúng tôi bỏ phiếu để loại ông Trump khỏi chức vụ”, bà Mohsen nói thêm. “Hôm nay, tôi cảm thấy rất thất vọng về ông Joe Biden và tôi không cảm thấy mình đã làm điều đúng đắn trong cuộc bầu cử lần trước. Nếu ông Trump được đề cử cho cuộc bầu cử vào tháng 11 này, tôi sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump. Tôi sẽ không bỏ phiếu cho ông Trump hay ông Biden. Tôi không nghĩ về mặt chính sách đối ngoại sẽ có bất kỳ sự khác biệt nào”.

    Thắng lợi áp đảo của ông Trump ở các bang đầu tiên là điều chưa từng có kể từ năm 1976, khi bang Iowa và New Hampshire bắt đầu truyền thống tổ chức các cuộc bầu chọn ứng cử viên đầu tiên. Ông đã giành được sự ủng hộ vang dội từ hầu hết các nhóm cử tri cơ sở của đảng Cộng hòa, bao gồm các cử tri theo đạo Tin lành, những người bảo thủ và những người sống ở khu vực nông thôn. Nhưng ông Trump đã chật vật với những cử tri có trình độ đại học, để mất khối đó ở South Carolina vào tay bà Haley vào tối ngày 24/2.

    Bà Olivia Perez-Cubas, người phát ngôn ban tranh cử của bà Haley, cho rằng kết quả ở bang Michigan là “ánh đèn nháy cảnh báo đối với ông Trump vào tháng 11”.

    “Hãy coi đây là một dấu hiệu cảnh báo nữa rằng những gì đã xảy ra ở bang Michigan sẽ tiếp tục diễn ra trên khắp đất nước. Chừng nào Donald Trump còn đứng đầu bảng, đảng Cộng hòa sẽ tiếp tục thua phe cánh tả xã hội chủ nghĩa. Con cái chúng ta xứng đáng được hưởng điều tốt hơn thế”.

    Thăm dò: Chủ nghĩa cực đoan là nỗi lo lớn nhất của cử tri Mỹ 

    28/02/2024 

    Reuters 

    Ảnh phối hợp cựu Tổng thống Donald Trump và đương kim Tổng thống Joe Biden.

    Ảnh phối hợp cựu Tổng thống Donald Trump và đương kim Tổng thống Joe Biden. 

    Những lo ngại về chủ nghĩa cực đoan chính trị hoặc các mối đe dọa đối với nền dân chủ đã nổi lên như mối quan tâm hàng đầu của cử tri Hoa Kỳ và là vấn đề mà Tổng thống Joe Biden có lợi thế hơn một chút so với ông Donald Trump trước cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay, theo cuộc thăm dò mới của Reuters/Ipsos.

    Khoảng 21% số người được hỏi trong cuộc thăm dò kéo dài ba ngày, kết thúc hôm 25/2, cho biết “chủ nghĩa cực đoan chính trị hoặc các mối đe dọa đối với nền dân chủ” là vấn đề lớn nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt, tỷ lệ cao hơn một chút so với những người chọn nền kinh tế - 19% - và di trú - 18%.

    Đảng Dân chủ của ông Biden cho đến nay coi chủ nghĩa cực đoan là vấn đề số 1 trong khi Đảng Cộng hòa của ông Trump đa phần coi di trú là vấn đề hàng đầu.

    Chủ nghĩa cực đoan là mối quan tâm hàng đầu của những người độc lập, được gần 1/3 số người trả lời độc lập nêu ra, tiếp theo là vấn đề di trú, được khoảng 1/5 trích dẫn. Nền kinh tế là mối quan tâm đứng thứ ba.

    Trong lúc làm tổng thống và kể từ nhiệm kỳ tổng thống của mình, ông Trump đã liên tục chỉ trích các định chế của Hoa Kỳ, cho rằng bốn vụ truy tố hình sự mà ông phải đối mặt đều có động cơ chính trị và khẳng định rằng ông thất bại trong cuộc bầu cử năm 2020 là kết quả của gian lận trên diện rộng.

    Ngôn từ đó là trọng tâm trong thông điệp của ông gửi tới những người ủng hộ trước cuộc tấn công vào Điện Capitol vào ngày 6 tháng 1 năm 2021.

    Nhìn chung, 34% số người được hỏi cho biết ông Biden có cách tiếp cận tốt hơn để xử lý chủ nghĩa cực đoan, so với 31% cho rằng ông Trump, người dẫn đầu cho đề cử tổng thống của Đảng Cộng hòa.

    Sự ủng hộ dành cho ông Biden tuột dốc

    Tỷ lệ tán thành của Biden trong cuộc thăm dò, 37%, gần với mức thấp nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông và giảm một điểm phần trăm so với một tháng trước đó. Chín trong số mười đảng viên Đảng Dân chủ tán thành việc làm của ông và tỷ lệ tương tự các đảng viên Đảng Cộng hòa không tán thành, trong khi những người độc lập hơi nghiêng về phía không tán thành.

    Nhưng 44% đảng viên Đảng Dân chủ cho biết chủ nghĩa cực đoan là vấn đề hàng đầu của họ, so với 10% cho rằng kinh tế là mối quan tâm thứ hai của họ. Các cuộc thăm dò trước đây của Reuters/Ipsos không coi chủ nghĩa cực đoan chính trị là một lựa chọn để những người trả lời xem có phải là vấn đề lớn nhất của đất nước hay không.

    Chiến dịch tái tranh cử của ông Biden đã tập trung thông điệp vào những mối nguy hiểm đối với nền dân chủ do ông Trump đặt ra, người có nhiều vấn đề pháp lý bao gồm các cáo buộc hình sự gắn liền với nỗ lực lật ngược thất bại trước ông Biden trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Các cuộc thăm dò khác của Reuters/Ipsos cho thấy những người ủng hộ ông Biden có động cơ phản đối ông Trump hơn là ủng hộ tổng thống.

    Ông Trump đã không nhận tội đối với tất cả các cáo buộc mà ông phải đối mặt, mà ông cho rằng đó là một phần trong âm mưu của đảng Dân chủ nhằm cản trở việc ông trở lại Tòa Bạch Ốc.

    Ông Trump thường xuyên phát động các cuộc khẩu chiến chống lại các công tố viên và thẩm phán đang xử lý các vụ án dân sự và hình sự của ông, và một đánh giá của Reuters hồi đầu tháng này cho thấy các mối đe dọa nghiêm trọng đối với các thẩm phán liên bang Hoa Kỳ đã tăng hơn gấp đôi trong ba năm qua.

    Trong khi 38% đảng viên Đảng Cộng hòa trong cuộc thăm dò cho rằng di trú là vấn đề hàng đầu của đất nước, một tỷ lệ đáng kể - 13% - chọn chủ nghĩa cực đoan, một dấu hiệu cho thấy những tuyên bố của ông Trump về mối nguy hiểm đối với quốc gia do các đảng viên Dân chủ “cực tả” gây ra cũng gây tiếng vang trong đảng của ông.

    Nền kinh tế, vốn đã phải hứng chịu lạm phát cao trong phần lớn nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden, là vấn đề lớn thứ hai trong số các đảng viên Cộng hòa, với 22% cho rằng vấn đề này nặng nề nhất.

    Nền kinh tế từ lâu đã là một điểm nhức nhối đối với ông Biden. 39% số người tham gia cuộc thăm dò cho biết ông Trump có cách tiếp cận nền kinh tế tốt hơn, so với 33% của ông Biden.

    Ông Trump dẫn trước ông Biden 36% so với 30% khi nói đến việc có cách tiếp cận tốt hơn với các xung đột nước ngoài, mặc dù rất ít đảng viên Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa coi những vấn đề đó là ưu tiên hàng đầu của quốc gia.

    Cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos đã thu thập phản hồi trực tuyến từ 1.020 người lớn, sử dụng mẫu đại diện trên toàn quốc và có sai số khoảng 3 điểm phần trăm


    Không có nhận xét nào