Một cây cầu trên đất liền quá xa? Siêu dự án KRA được làm sống lại của Thái Lan là một vấn đề chia rẽ giữa các cư dân ở địa phương
(A land bridge too far? Thailand's revived Kra megaproject a divisive issue among local residents)
Jack Board – Bình Yên Đông lược dịch
Channel News Asia – 30 January 2024
Bà Thom Sinsuwan và chồng lo ngại về tương lai của nhà và nơi đánh cá của họ ở gần vị trí của cầu trên đất liền của Thái Lan. [Ảnh: Jack Board]
Kế hoạch đầy tham vọng trong vùng phía nam của Thái Lan có thể làm cho vận chuyển mậu dịch bằng tàu không phải đi qua Singapore và Malaysia. Mặc dù nó được tái thiết kế để giữ cho lục địa còn nguyên vẹn, dự án đang đe dọa tách rời các cộng đồng địa phương.
RANONG, Thailand: Khi thủ tướng Thái có chuyến đi qua tỉnh Ranong ở phía nam trong tháng 1, một phụ nữ choàng khăn đội đầu xuất hiện từ đám đông và níu lấy tay ông, van xin sự chúy ý của ông, những cửa chập của máy ảnh kêu lách cách từ truyền thông khá đông đang nhìn chăm chú cuộc gặp gỡ.
“Xin giúp tôi. Dự án cầu trên đất liền sẽ đào một hải cảng sâu ở đây. Nó nằm ngay nhà tôi. Đó là cuộc sống của tôi,” bà nói. “Ông có thể trì hoãn dự án, xin làm ơn?”
Người phụ nữ tên Thom Sinsuwan. Trong 3 thập niên, người phụ nữ 64 tuổi đã sống trong và giữa rừng đước viền theo bờ biển của Ranong.
Cộng đồng của bà gồm có những ngư dân tiểu qui mô nay có vẻ ở trên vách đứng của sự thay đổi đột ngột.
Lời van xin của bà Thom đến thủ tướng, ông Srettha Thavisin, là tiếng khóc được chú ý, tiêu biểu cho nhiều người địa phương trên khắp 2 tỉnh bị choáng váng bởi viễn cảnh của một siêu dự án ở ngay trước cửa của họ.
Kể từ khi tuyên thệ nhậm chức hồi tháng 8 năm ngoái, ông Srettha đã làm một chuyến đi bất thường, thúc đẩy kế hoạch đầy tham vọng của ông để phát triển dự án cây cầu trên đất liền để nối biển Andaman với vịnh Thái Lan.
Biển Andaman trong vài năm có thể là một đường vận chuyển bằng tàu quan trọng. [Ảnh: Jack Board]
Mực đích là để tạo nên một con đường mậu dịch quốc tế mới, tránh Eo biển Malacca đông đúc giữa Indonesia và Malaysia và rút ngắn thời gian di chuyển của tàu bè.
Nó có tiềm năng để thu hút tàu khỏi Singapore và Quyền Bộ trưởng Giao thông Chee Hong Tat nói với quốc hội rằng Cảng Singapore cần phải chắc chắn rằng nó vẫn “cạnh tranh và thích hợp”.
Hai hải cảng nước sâu sẽ được xây trong tỉnh Ranong và Chumphon và được nối nối bởi 90 km đước xa lộ, đường sắt và ống dẫn dầu ngang qua Kra Isthmus – phần hẹp nhất của bán đảo Malay.
Từ những hòn đảo tách biệt trong Andaman, những rừng đước và những cảng đô thị của Ranong, đến đất canh tác trên núi nằm dọc theo công viên quốc gia, và đến những đầm lầy đánh cá im lìm và những vườn dừa trên vịnh Thái Lan, những cộng đồng đối mặt với điều không chắc chắn về những thay đổi có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và môi trường.
Một số nói họ ủng hộ dự án và biến đổi tiềm tàng mà nó có thể có ở một phần của Thái Lan từ lâu được xem như vùng nước đọng kinh tế. Nhưng những người khác chống đối mãnh liệt.
Những người bị dời chỗ lo sợ rằng họ sẽ bị buộc phải di chuyển nếu cầu trên đất liền được tiến hành, không nhận được bất cứ bòi thường hay lợi ích. [Ảnh: Jack Board]
Từ thế kỷ 17th, nhiều lãnh đạo khác nhau đã điều tra khả năng để đào một con kinh sẽ tách Thái Lan làm hai.
Các kinh dào Suez và Panama đã cung cấp cho kỹ nghệ vận chuyển tàu thủy trên thế giới những đường tắt thủy vận quan trọng và của trời cho kinh tế và Thái Lan từ lâu đã muốn cung cấp một con dường mậu dịch mới giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Tham vọng lớn của cây cầu trên đất liền trị giá 36 tỉ USD là để cắt bớt từ 6 đến 9 ngày của hành trình của tàu they vì phải đi qua Eo biển Malacca bận rộn. Giai đoạn 1 của dự án cầu trên đất liền có thể được hoàn tất vào năm 2030, với việc hoàn tất cuối cùng được dự trù trong năm 2039.
Tính đứng vững kinh tế của dự án chưa được chứng minh và chưa có nhà đầu tư quan trọng nào được xác định.
Khi đà gia tăng, tuy nhiên, dự án được tái thiết kế để giữ cho sự nguyên vẹn lục địa của Thái Lan đe dọa tách rời các cộng đồng địa phương.
Một hải cảng nước sâu trên Andaman
Sau một chuyến đi thuyền êm ái qua những đất ngập nước giống như đường rôi bên sườn của Khi Dự trữ Sinh quyển Ranong, cuối cùng một của vào hẹp gặp biển lớn trong một cái vịnh lớn, rộng và sáng chói.
Đây là hành trình mà bà Thom đi qua mỗi ngày, cùng với hàng chục người khác từ ấp đánh cá ở phân huyện Ratchakrut.
Cũng như quăng câu hay lưới, họ đã thiết lập một trại cá nhỏ trong vùng nước lợ, và bắt cua và loài giáp xác khác trong cái vịnh nhỏ đục ngầu.
Những nơi đánh cá nầy nằm gần vịnh Ao Ang, địa điểm của hải cảng nước sâu được đề nghị và dự án cải tạo đất khổng lồ. Trong vòng vài năm, một số lượng lớn mậu dịch vận chuyển hàng của thế giới từ Trung Đông, Ấn Độ và Âu Châu đến Đông Á có thể đi qua nơi nầy.
Bà Thom ngờ vực và nói bà muốn chết trên đất nầy, cạnh biển nầy, không bị xáo trộn bởi một làn sóng kỹ nghệ ở chân trời.
“Tôi sợ dự án cầu trên đất liền. Tôi biết rằng nhà của chúng tôi sẽ bị ảnh hưởng, chúng tôi sẽ mất nơi chúng tôi kiếm sống và chúng tôi không biết đi đâu vì không có nơi nào cho chúng tôi,” bà nói. “Tận đáy lòng, tôi chắc sẽ không đi. Tôi cảm thấy khó chịu vô cùng. Tôi nuốt nước mắt mỗi ngày.”
Các cộng đồng đã chống đối chống lại siêu dự án tiềm tàng. [Ảnh: Jack Board]
Trong lúc thăm viếng của ông Srettha, cộng đồng đệ đơn thỉnh cầu để nói lên sự chống đối cây cầu trên đất liền của họ. Nhưng 17 gia đình trong làng nầy có lẽ không phải là lý do để không tiến hành dự án.
Những ngư dân tiểu qui mô có ít quyền hơn những người Thái khác. Họ được cứu xét dời chỗ và không có thẻ căn cước quốc gia chánh thức. Khả năng có việc làm hay làm chủ đất giỏi lắm là rất ít.
Nó có nghĩa là khả năng của họ để có việc trong các kỹ nghệ mới ở Ranong - hay được bồi thườn thích đáng cho việc mất nhà – thì không rõ, một sự kiện châm ngòi cho việc chống đối của họ.
Có nhiều rủi ro hơn cuộc sống địa phương ở đây.
Khu Dự trữ Sinh quyển Ranong rộng 30.000 hectares, gồm có rừng đước, thủy đạo và vùng biển. Nó được công nhận và liệt kê để bảo vệ bởi UNESCO trong năm 1997, là nơi cư trú của động và thực vật đặc thù là là một bồn (sink) carbon quan trọng.
Nó cũng tiếp giáp với khu có triễn vọng để phát triển của hải cảng nước sâu Ranong.
Sinh quyển Ranong là tài nguyên thiên nhiên quan trọng cho đa dạng sinh học biển. [Ảnh: Jack Board]
“Việc phát triển sẽ không ảnh hưởng nhiều đến vùng vì khu dự trữ được đề cử như kho bảo tồn vĩnh viễn,” Khayai Thongnunni, giám đốc của Cơ quan Quản lý Đước Ranong của Nha Tài nguyên Biển và Ven biển, nói.
“Luôn luôn có 1 luật có hiệu lực để quy định những biện pháp phòng ngừa để tránh ảnh hưởng xảy ra,” ông nói.
Những chuyên viên khác không lạc quan như thế.
Ông Sakanan Plathong, một chuyên viên về biển ở Đại học Songkla nói với truyền thông địa phương ThaiPBS hồi tháng 11 năm ngoái rằng cải tạo đất ở gần khu được bảo vệ có thể ngăn chận đường sinh sản của nhiều thú vật ở dưới nước, làm cho kim loại nặng đi vào vùng biển, xáo trộn phù sa và cản trở kỹ nghệ đánh cá địa phương.
Mặc dù một nghiên cứu môi trường sẽ xem xét ảnh hưởng của dự án trong vòng 5 km đường bán kính, ông thúc giục chánh quyền nới rộng thêm vùng đó. Một vụ tràn dầu trong vùng có thể có những ảnh hưởng lâu dài đối với môi trường rộng lớn hơn, ông lưu ý.
Sau khi được yêu cầu của một ủy ban của chánh phủ hành động như cố vấn ảnh hưởng môi trường của dự án, ông Sakhanan nói ông không thể được CNA phỏng vấn.
Các chuyên viên lo sợ rằng vùng ảnh hưởng của hải sảng nước sâu Ranong có thể nới rộng ra ngoài 5 km. [Ảnh: Jack Board]
Các doanh nghiệp ồn ào để đầu tư
Mặc dù có những lo ngại, một nỗ lực rộng hơn do ông Srettha cầm đầu đang sắp sửa thu hút những nhà đầu tư đến khu vực. Và ông đã nhiệt tình với những người ủng hộ ở Ranong.
Khoảng 45 km về phía bắc của vịnh Ao Ang, thị trấn Ranong là một nơi pha trộn của văn hóa Thái và người Burma [Myanmar]. Một cảng màu sắc và ồn ào là khung cảnh của mậu dịch xuyên biên giới với miền nam Myanmar và là một trung tâm bận rộn cho kỹ nghệ hải sản.
Tỉnh đã khỗ sở vì thiếu đầu tư trong nhiều thập niên gần đây. Các kỹ nghệ cũ như lâm nghiệp và khai mỏ đã đóng cửa từ từ và du lịch đã bỏ rất xa bởi những điểm nóng ở phía nam gần đó như Phuket và Krabi.
Ranong có tổng sản lượng tỉnh (GPP) thấp thứ 8th trong toàn quốc trong năm 2021. Nó cũng đứng đầu trong 10 tỉnh có mức nghèo khó cao nhất trong năm 2022, theo Văn phòng cũa Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia.
Cộng đồng doanh thương đang đói để thấy đầu tư chảy vào lưng của cây cầu trên đất liền, được sắp xếp như một như một mạo hiểm chung giữa những thành phần công tư.
Cảng hiện hữu ở Ranong là một trung tâm đánh cá nhưng thiếu hạ tầng cơ sở hiện đại. [Ảnh: Jack Board]
“Cá nhân tôi đồng ý vói nó vì chúng ta đã có quá nhiều kỹ nghệ và họ đã ra đi. Nay, chúng ta có du lịch. Nếu dự án cầu trên đất liền đến, nó có thể phát triển du lịch trong nhiều khía cạnh,” ông Somchai Uitekkeng, chủ tịch của Hiệp hội Du lịch Ranong, nói.
Ông nói ông tin tưởng rằng các nhà đầu tư ngoại quốc đã sẵn sàng để mở túi tiền của họ để phát triển Ranong, gồm có hạ tầng cơ sở cầu tàu có thể đón những tàu du lịch cũng như những khách sạn và cơ sở y tế hiện đang thiếu.
Doanh thương địa phương cũng đã mở túi tiền, nhưng họ thiếu cơ hội để làm thế, vì số du khách ít và đền bù hạn chế của đầu tư.
Kết nối được cải thiện với khu vực cho mậu dịch và du lịch có thể thay đổi phương trình đó.
“Nếu chúng ta có 1 phi trường với nhiều hãng báy bay, chẳng hạn như có các chuyến bay từ Phuket hay Hat Yai đến Ranong, du khách từ Singapore và Malaysia sẽ sẵn sàng để đến,” ông nói. “Nay, tình hình bây giờ là về sự trong sáng. Tôi nghĩ một số người vẫn không hiểu dự án”.
Phòng Thương mại của tỉnh cũng tham gia, nhắm đến việc phát triển rộng lớn hơn có thể khuyến khích cộng đồng doanh thương địa phương, nhất là trong kỹ nghệ thực phẩm halal và chung quanh ngành du lịch có sức khỏe tốt. Các sản phẩm của nam Thái Lan có thể được xuất cảng từ cảng Ranong thay vì phải được chuyển đến Penang ở Malaysia và hải sản có thể được chế biến ở địa phương thay vì được đưa đến các nơi khác ở trong nước.
“Kinh tế của tỉnh Ranong sẽ thay đổi, GPP sẽ tăng vọt, và mậu dịch sẽ nhảy tới tước,” chủ tịch Pornsak Kaewthevorn nói.
“Chúng tôi đã suy nghĩ về nó và chúng tôi muốn nó. Chúng tôi muốn thấy thay đổi ở trong tỉnh,” ông nói.
Ranong có thể được lợi từ sự nối kết quốc tế gia tăng. [Ảnh: Jack Board]
Từ các văn phòng trong thị trấn đến các bãi biển ở Koh Chang, một hòn đảo xinh đẹp chiếm ưu thế bởi việc trồng cao su và một số du lịch thoát ly thực tế theo mùa, cảm nhận đó đều như nhau.
Đối với bà Suchada Ruangroj, việc phát triển mang đến một số hy vọng rằng nhiều thập niên của trì trệ kinh tế có thể được chấm dứt.
Phó xã trưởng của làng Koh Chang và chủ của Eden Café Bistro nói rằng “thời gian đã đứng yên” trong 30 năm trên hòn đảo, dưới 1 giờ đi tàu đến lục địa.
Dân làng đang mang nợ ngập đầu, bà nói, vì giá cao su thấp và du lịch không có tiến bộ trong nhiều năm. Đảo có đường xấu, thiếu hạ tầng cơ sở căn bản và ngay cả không có điện, dựa vào các máy diesel để phát điện.
“Chúng tôi bị kẹt ở chỗ nầy và với vận tốc tương tự. Nó là một sự tranh đấu. Có thể dự án nầy có thể làm mọi thứ tốt hơn cho chúng tôi,” bà nói.
Mặc dù dự án cầu trên đất liền sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến Koh Chang và các đảo chung quanh, những yếu tố phụ như bồi lắng do nạo vét và ô nhiễm từ cảng có thể gia tăng.
Cảnh hoàng hôn ở đây thật tuyệt – một viễn cảnh không dứt vào Andaman chiếu sáng. Sau đó, những tàu chở hàng có thể đi vào ảnh.
Nhưng, bà Suchada vẫn không xao xuyến về triển vọng của một siêu dự án làm đổ vỡ thiên đàng.
“Nó sẽ quá thương hại để mất cái cảnh tuyệt hảo nầy,” bà nói, “nhưng nếu dự án có thể giúp và mang lợi cho toàn thể quốc gia, thì sẽ không có vấn đề cho chúng tôi để hy sinh điều nầy.”
Địa điểm được đề nghị cho hải cảng nước sâu ở Ranong. [Ảnh: Jack Board]
Sầu riêng và chia rẽ
Con đường từ Ranong đế huyện nông thôn Phato ở Chumphon thì quanh co và gây ấn tượng sâu sắc. Đi qua Công viên Quốc gia Khlong Phrao, nó đi tránh khu rừng quý giá và nhiều đường nước.
Thêm nữa, những đồn điền sầu riêng trưởng thành nối dài các đồi và cây ăn trái ở dưới thung lũng thấp hơn.
Xây cất hạ tầng cơ sở giao thông quan trọng đi qua vùng nầy lù lù hiện ra một nỗ lực làm cạn năng lượng và thời gian cho những quân sư của cầu trên đất liền. 21 km đường hầm được gồm trong kế hoạch của dự án.
Và chúng sẽ bị những nhóm chống đối ở địa phương cản trợ tiến bộ của chúng nữa, mới được hình thành và được tiếp sinh lực bởi bản chất được làm sống lại của dự án.
Chấm lác đác ở bên đường là những dấu hiệu bằng chữ rằng cộng đồng đoàn kết trong việc chống lại. “Không có Cầu trên Đất liền” có phải là một thông điệp rõ ràng.
Ở một quán cà phê địa phương, các thành viên của Hệ thống Yêu Phato (Love Phato Network) đang nghe những phát triển mới nhất và chia thông điệp mới và chiến lược để chống lại cầu trên đất liền, mà họ hiểu sẽ được xây cất trực tiếp qua đất của họ.
Hệ thống Yêu Phato đã đoàn kết chống lại cầu trên đất liền. [Ảnh: Jack Board]
“Dự án nầy không đáp ứng sự cần thiết mà người dân địa phương cần đến. Nó không mang lợi cho người dân địa phương, thay vào đó, nó hủy hoại hoàn toàn công việc của người dân địa phương,” ông Sonchok Jungjaturunt, một thành viên của hệ thống và người trồng cây ăn trái ở địa phương, nói.
Hứa hẹn của khoảng 280.000 việc làm mới đã được luân chuyển bởi Văn phòng Chánh sách và Quy hoạch Giao thông và Lưu thông – cơ quan thực hiện việc nghiên cứu khả thi của dự án – như một lợi ích then chốt của cầu trên đất liền. Nhưng có một nghi ngờ sâu rộng ở Phato rằng những con số đó “chỉ là một tưởng tượng”, theo ông Somchok.
Ông nói người dân địa phương đã điều hành doanh nghiệp của chính họ sẽ từ chối để trở thành công nhân trong các hãng xưởng ở một thị trấn kỹ nghệ, nếu nó được xây ở trong vùng.
“Thu nhập của chúng tôi ổn định. Chánh phủ không thể vịn cớ để cải thiện đời sống của chúng tôi bằng cách tạo ra một siêu dự án. Việc phát triển có thể đến trong nhiều dạng khác nhau. Nó không nhất thiết phải đến từ các thành phố kỹ nghệ,” ông nói.
“Trong thực tế, họ đang đuổi người dân ra khỏi nhà.”
Nông dân địa phương ở Chumphon lo ngại cho cuộc sống của họ nếu cầu trên đất liền được xây. [Ảnh: Jack Board]
Những than phiền về việc suy đoán đất quá khích, việc mua rẻ những diện tích lớn để bán với lợi nhuận về sau khi giá trị gia tăng, rất ồn ào trong cộng đồng. Nhiều người rất cứng rắn rằng những hình ảnh ở phía sau đã thúc đẩy để mua đất chung quanh dự án.
Trong cộng đồng hầu hết có tuổi của những nông dân sống lâu, triễn vọng bán rồi đi vẫn là một việc buôn bán khó khăn.
Xa hơn về phía đông, địa thế bằng phẳng và giảm dần cát khô của vịnh Thái Lan, điểm cuối của cầu trên đất liền, nơi các tàu chở thùng hàng sẽ được đưa qua những tàu đang chờ để đi đến Trung Hoa hay Nhật Bản.
Hiện nay, những nơi nghỉ mát nhỏ, nhà hàng hải sản và trại nuôi cá chạy dọc theo bờ biển ở Luang Suan, Chumphon.
Việc phát triển đã hôn mê ở đây và đời sống di chuyển theo đối với những người cư ngụ ở đây.
Có rất ít tin tức đáng tin cậy được quảng bá đến cộng đồng ở đây. Những tiếng thì thầm tương tự về việc mua đất xông xáo kéo dài. Nhưng trong mắt của một số, với tiến bộ đến châm ngòi cho cơ hội.
Ông Perawat Thiparat, một chủ nhà hàng địa phương, nói ông nghĩ hoạt động kinh tế gia tăng tự nhiên sẽ thu hút nhiều người đến vùng, và đến nơi nghỉ mát của gia đình ông.
“Khi tôi nghe nói về dự án, tôi nghĩ nó có thể tốt cho kinh tế và việc phát triển, nhưng tôi không biết những ảnh hưởng nó sẽ có,” ông nói, trong khi đánh cá ở một cầu tàu lúc hoàng hôn.
Trên cùng cầu tàu, Sureephon Sophonmanee nghĩ bà có thể là tiếng nói chống đối duy nhất ở trong vùng. Người phụ nữ 57 tuổi vẫn miệt mài với biển trong một thuyền đánh cá nhỏ để kiếm sống.
Sureephon Sophonmanee lo sợ rằng cái sẽ xảy ra cho vùng biển nơi bà đánh cá hàng ngày. [Ảnh: Jack Board]
Đối với bà, đơn giản không phải là một “gánh nặng” tài chánh đối với con bà là đủ lý do để tiến hành cẩn thận một sự can thiệp môi trường quan trọng như vây. Bà nói chánh phủ chưa cho biết bất cứ bồi thường nào họ sẽ được nhận cho cuộc sống bị ảnh hưởng của họ.
“Nếu họ làm dự án và nó không đáng và trở nên hoang phế? Chúng tôi không thể lấy lại biển,” bà nói.
“Sẽ có phát triển ở đây và hỗ trợ từ chánh phủ nhưng nó không phải là một siêu dự án gây hủy hoại.”
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2024/02/mot-cay-cau-tren-at-lien-qua-xa-sieu-du.html
Không có nhận xét nào