Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ hai 08 tháng 01 năm 2024

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Hoa Kỳ tạm dừng hoạt động 171 chiếc Boeing sau sự cố trên không của Alaska Airlines

    George Wright

    Vai trò, BBC News

    07/01/2024

    Reuters

    Nguồn hình ảnh, Reuters

    Cơ quan quản lý hàng không Hoa Kỳ đã ra lệnh dừng bay đối với một số phi cơ Boeing 737 Max 9 sau khi một phần của một chiếc máy bay rớt ra trong chuyến bay của hãng hàng không Alaska Airlines.

    Cục Hàng không Liên bang (FAA) cho biết công tác kiểm tra sẽ ảnh hưởng đến 171 chiếc phi cơ.

    Hôm thứ Sáu, chuyến bay của Alaska Airlines đã phải hạ cánh khẩn cấp sau khi cất cánh từ bang Oregon của Hoa Kỳ.

    United Airlines cho biết họ đã thực hiện các cuộc kiểm tra theo yêu cầu của FAA đối với một số trong 79 máy bay Boeing 737 Max 9 của hãng.

    Việc tạm dừng hoạt động của một số máy bay khỏi kế hoạch dự kiến ​​dẫn tới việc hủy khoảng 60 chuyến bay trong hôm thứ Bảy, hãng nói trong một thông cáo. 

    Trước đó, FAA cho biết họ sẽ “ra lệnh tạm dừng bay đối với một số phi cơ Boeing 737 Max 9 do các hãng hàng không Mỹ vận hành hoặc bay trên lãnh thổ Hoa Kỳ”.

    Việc kiểm tra bắt buộc sẽ mất khoảng 4 đến 8 giờ cho mỗi máy bay.

    Hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã thu hồi 5 máy bay thuộc mẫu đó để kiểm tra.

    Trong sự cố hôm thứ Sáu, chuyến bay của Alaska Airlines từ Portland, Oregon đến Ontario, California, khi đạt độ cao 16.000ft (4.876m) thì bắt đầu phải hạ độ cao khẩn cấp, theo dữ liệu theo dõi chuyến bay.

    Chuyến bay chở 177 hành khách và phi hành đoàn đã hạ cánh an toàn trở lại Portland.

    Chủ tịch Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB), cơ quan đang điều tra vụ việc, xác nhận hôm thứ Bảy rằng không có ai ngồi cạnh khu vực bị ảnh hưởng.

    “Chúng tôi rất, rất may mắn khi chuyện này không dẫn đến kết cục bi thảm hơn,” Jennifer Homendy nói

    Bà nói thêm rằng các nhà điều tra tin rằng cánh cửa rớt ra từ máy bay hiện rớt xuống đâu đó ở khu vực Cedar Hills của Portland và kêu gọi bất cứ ai tìm thấy nó hãy liên hệ với cảnh sát địa phương.

    Trong khi đó, Cơ quan Hàng không Dân dụng Anh (CAA) xác nhận không có máy bay 737 Max 9 nào được đăng ký tại Anh.

    “Chúng tôi đã viết thư cho các hãng hàng không có giấy phép nước ngoài và không phải của Vương quốc Anh để yêu cầu tiến hành kiểm tra trước khi hoạt động trên không phận Vương quốc Anh,” cơ quan này viết trên X, trước đây là Twitter.

    Những hình ảnh về khu vực bị ảnh hưởng, được gửi đến các hãng tin, cho thấy người ta có thể nhìn thấy bầu trời đêm qua khe hở trên thân máy bay, cùng với vật liệu cách nhiệt và các mảnh vụn khác.

    Không có dấu hiệu ngay lập tức về nguyên nhân dẫn đến sự cố rõ ràng là liên quan đến cấu trúc máy bay, cũng không có báo cáo nào về thương tích.

    Hành khách Evan Smith cho biết: “Có một tiếng nổ rất lớn ở phía sau bên trái của máy bay và một tiếng động lớn – và tất cả các mặt nạ dưỡng khí đều rơi xuống.

    "Họ nói rằng một đứa trẻ ngồi ở hàng ghế đó, áo bị lột áo bay ra khỏi phi cơ và mẹ cậu bé đã giữ chặt con mình để cháu không bị cuốn bay theo."

    Trong một đoạn âm thanh, viên phi công yêu cầu cơ quan kiểm soát không lưu cho chuyển hướng.

    “Chúng tôi đang trong tình trạng hợp khẩn cấp,” cô nói. "Chúng tôi bị mất áp suất, chúng tôi cần phải quay trở lại."

    Theo các bức ảnh, khu vực bị ảnh hưởng nằm ở phần sau của máy bay, phía sau cánh và động cơ.

    Phần thân máy bay liên quan dường như là khu vực có thể được một số nhà khai thác sử dụng làm cửa thoát hiểm bổ sung, nhưng Alaska thì không.

    Terry Tozer, một cựu phi công hàng không, người đã viết nhiều về an toàn hàng không, cho biết phần này lẽ ra phải được chốt vào đúng vị trí nếu nó không được sử dụng làm lối thoát hiểm.

    Ông nói với kênh truyền hình BBC News rằng các hành khách sẽ không thể nhận ra khu vực này không phải là một cửa sổ bình thường nếu nhìn từ bên trong cabin.

    Ông Tozer nói thêm, mặc dù việc mất phần này có thể không ảnh hưởng đến cách máy bay bay nhưng sẽ có "rủi ro rất lớn" đối với bất kỳ ai ngồi gần đó.

    Thông báo về việc bước đầu tạm dừng bay đối với 65 phi cơ, Giám đốc điều hành Ben Minicucci của Alaska Airlines cho biết: "Mỗi máy bay sẽ chỉ được đưa trở lại hoạt động sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra an toàn và bảo dưỡng đầy đủ."

    Một tuyên bố sau đó cho biết hơn 1/4 số máy bay đó đã được kiểm tra và sẽ quay trở lại hoạt động vì không tìm thấy vấn đề gì.

    Trong một thông cáo, Boeing cho biết họ ủng hộ quyết định của FAA. và đang hợp tác với cuộc điều tra của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia về vụ việc của Alaska Airlines.

    “An toàn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi và chúng tôi vô cùng lấy làm tiếc về tác động mà sự kiện này đã gây ra đối với khách hàng của chúng tôi và hành khách của họ,” Boeing nói.

    Đây là sự cố mới nhất liên quan đến mẫu máy bay bán chạy nhất của Boeing, vốn đã bị đình chỉ hoạt động gần hai năm sau các vụ tai nạn vào năm 2018 và 2019.

    Ứng viên tổng thống Vivek Ramaswamy muốn Mỹ rời NATO

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/01/dgddsa.jpg

    Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy tham gia Cuộc tranh luận của Đảng Cộng hòa tại Hội trường Âm nhạc Moody của Đại học Alabama vào ngày 6 tháng 12 năm 2023 ở Tuscaloosa, Alabama. (Ảnh: Justin Sullivan/Getty Images) 

    Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Vivek Ramaswamy đã ra tín hiệu rằng ông có ý định rút Mỹ khỏi NATO nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2024, Politico đưa tin hôm thứ Sáu (5/1).

    Ông Ramaswamy đã đưa ra nhận xét này một cách riêng tư khi nói chuyện với những người ủng hộ.

    Trước công chúng, doanh nhân người Mỹ gốc Ấn Độ đã mô tả khả năng Washington rút khỏi liên minh quân sự, là một “ý tưởng hợp lý”, dù cho nước này đang đóng vai trò dẫn đầu tại NATO.

    Bà Tricia Mclaughlin, người phát ngôn chiến dịch tranh cử của ông Ramaswamy, không xác nhận cũng không phủ nhận những dự định trên. Tuy nhiên, bà nói với Politico rằng cấp trên của bà “quan ngại sâu sắc rằng hầu hết các đồng minh NATO không đáp ứng các cam kết đầu tư quân sự của họ”.

    Theo bà Mclaughlin, ứng cử viên tổng thống “cũng tin rằng sự bành trướng của NATO thời hậu Chiến tranh Lạnh đã làm tăng nguy cơ xung đột lớn với Nga một cách không cần thiết”.

    Ông Ramaswamy không nhận được sự ủng hộ cao ngay cả trong các thành viên trong đảng của ông, ông xếp sau các ứng cử viên tổng thống khác của Đảng Cộng hòa – đặc biệt là Thống đốc bang Florida Ron DeSantis và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump – người đang được xem là dẫn đầu. Tuy nhiên, Politico cho rằng ông Ramaswamy có khả năng tham gia chính quyền do ông Trump lãnh đạo, nếu cựu tổng thống trở lại Nhà Trắng.

    Nhiều phương tiện truyền thông cho rằng ông Trump đã muốn rút đất nước của ông ra khỏi khối quân sự do Mỹ đứng đầu, trong nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2018, đồng thời ông kêu gọi các đồng minh của Washington tăng cường chi tiêu quốc phòng. Chiến dịch tranh cử của ông Trump hiện vẫn còn mơ hồ về vấn đề này, chiến dịch tuyên bố: “Chúng ta phải hoàn thành quá trình… đánh giá lại về mục đích và sứ mệnh của NATO”.

    Trong bối cảnh châu Âu lo ngại rằng ông Trump có thể cố gắng từ bỏ các cam kết của Washington với NATO, Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 12 năm 2023 đã ký một dự luật trị giá 886 tỷ USD tài trợ cho Bộ Quốc phòng, trong đó yêu cầu cần có sự chấp thuận của Quốc hội nếu Tổng thống muốn đưa nước Mỹ rời khỏi NATO.

    Các câu hỏi về số phận của NATO ngày càng gia tăng khi liên minh này rơi vào thế đối đầu với Nga trong cuộc xung đột Ukraine, và các thành viên cung cấp hỗ trợ quân sự lớn cho Kiev, chiến dịch liên tục bị Moscow lên án.

    Nga trong nhiều thập kỷ coi việc NATO mở rộng biên giới về phía nước này là một mối đe dọa hiện hữu. Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng mong muốn gia nhập khối của Ukraine là một trong những nguyên nhân chính gây ra cuộc xung đột hiện nay.

    Anh Nguyễn, theo RT

    TQ: Tập đoàn quản lý tài sản khổng lồ Zhongzhi nộp đơn xin phá sản

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/01/gddsds.jpg

    Ảnh chụp màn hình website Tập đoàn Zhongzhi (ZEG). (Ảnh chụp màn hình website) 

    Gần đây, Tập đoàn quản lý tài sản khổng lồ Zhongzhi của Trung Quốc đã nộp đơn xin thanh lý phá sản, được Tòa án nhân dân trung cấp số 1 Bắc Kinh chấp nhận vào ngày 5/1 và sẽ tiến hành các thủ tục liên quan.

    Bloomberg đưa tin, ngày 5/1, Tòa án Nhân dân Trung cấp số 1 Bắc Kinh thông báo trên WeChat rằng họ đã quyết định chấp nhận đơn xin thanh lý phá sản do Tập đoàn Zhongzhi đệ trình.

    Tháng 11/2023, tập đoàn này đưa ra một bức thư ngỏ, thừa nhận họ đã “vỡ nợ” nghiêm trọng. Theo ước tính kiểm toán, quy mô nợ của Tập đoàn Zhongzhi đạt 64,4 tỷ USD, nhưng tổng tài sản chỉ có 200 tỷ nhân dân tệ (28 tỷ USD), khoản tài chính thiếu hụt lên tới 36,4 tỷ USD. Các cơ quan quản lý Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã mở một vụ án để điều tra.

    Báo cáo chỉ ra rằng đây là một trong những vụ thanh lý phá sản lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Chủ nợ chủ yếu là những cá nhân tương đối giàu có, chứ không phải các tổ chức tài chính, do đó giảm thiểu tác động đến hệ thống tài chính Trung Quốc.

    Sự suy thoái của Tập đoàn Zhongzhi đã gây khó khăn ngày càng lớn cho ngành ủy thác tài sản của Trung Quốc có tổng quy mô 2.900 tỷ USD, vốn đang phải đối mặt với triển vọng kinh tế bi quan, và thị trường nhà đất bị thu hẹp. Tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn.

    Báo cáo cho biết, các công ty quản lý tài sản, trong đó có Tập đoàn Zhongzhi, hút tiền tiết kiệm của hộ gia đình để cho vay và đầu tư vào bất động sản, thị trường chứng khoán, trái phiếu và hợp đồng tương lai. Ngoài ra, trước đây cơ quan chức năng quản lý các công ty này khá lỏng lẻo.

    Trong những năm gần đây, ngay cả khi các công ty ủy thác khác tiếp tục cố gắng giảm thiểu rủi ro, thì những công ty dưới trướng của Tập đoàn Zhongzhi, đặc biệt là Zhongrong International Trust, đã mở rộng hỗ trợ tài chính cho tập đoàn bất động sản đang gặp khó khăn Evergrande Group, và mua lại tài sản của họ, khiến tình hình tổng thể của Zhongzhi rơi vào tình cảnh khó khăn.

    Báo cáo chỉ ra rằng trong những năm gần đây, khi các ngành công nghiệp lớn của Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng, họ thường có xu hướng nộp đơn xin cơ cấu lại nợ trước, để tránh rơi vào tình trạng phá sản. Ví dụ Tập đoàn HNA rơi vào khủng hoảng dòng vốn năm 2017 đã chấp nhận tái cơ cấu vào năm 2020 và hoàn thành tái cơ cấu vào năm 2022.

    Sóng gió của “gã khổng lồ” bất động sản Evergrande vào năm 2021 đã làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng trên thị trường nhà ở của Trung Quốc. Tập đoàn này hiện phải đối mặt với khoản nợ xấp xỉ 327 tỷ USD, và đang cố gắng tránh lâm vào tình trạng phá sản và giải thể.

    Reuters chỉ ra rằng quy mô của ngành ủy thác tài sản của Trung Quốc tương đương với quy mô của toàn bộ nền kinh tế Pháp. Tuy nhiên, kể từ năm 2020, ngành bất động sản của Trung Quốc bắt đầu phải đối mặt với nguy cơ khủng hoảng thanh khoản.

    Sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) bùng phát, từ cuối năm 2021, công ty nhiều lần rơi vào tình trạng vỡ nợ, cản trở nghiêm trọng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Việc tiến hành thủ tục thanh lý phá sản sẽ giúp đẩy nhanh việc kiểm kê tài sản của Tập đoàn Zhongzhi.

    Luật sư Ứng Việt từ Công ty Luật Leaqual Bắc Kinh chỉ ra, theo các trường hợp trước đây, thủ tục tư pháp sẽ chỉ khiến quá trình thanh lý kéo dài, các chủ nợ cuối cùng chỉ có thể lấy lại 30% số tiền của họ.

    Bình Minh, theo Up Media

    Mỹ xét xử lính hải quân phạm tội tuồn bí mật cho gián điệp Trung Quốc

    Vào thứ Hai, một thẩm phán ở California sẽ kết án một thủy thủ hải quân đã nhận tội chuyển bí mật cho tình báo Trung Quốc để đổi lấy khoản hối lộ trị giá 15.000 USD. Wenheng “Thomas” Zhao, một sĩ quan cấp thấp tại doanh trại ở hạt Ventura, có thể phải ngồi tù 20 năm. Công dân Mỹ gốc Hoa thừa nhận hồi tháng 10 là đã cung cấp cho Trung Quốc thông tin về một cuộc tập trận quân sự ở Thái Bình Dương cũng như bản thiết kế hệ thống radar ở Nhật Bản, bên cạnh các bí mật khác.

    Là một trong hai vụ án liên quan đến quân nhân hải quân, vụ việc của Zhao là bằng chứng rõ ràng hơn về quy mô và bề rộng của hoạt động gián điệp của Trung Quốc ở Mỹ, trong đó Trung Quốc không chỉ tìm kiếm bí mật quân sự mà còn tìm kiếm thông tin về công nghệ phương Tây. Hồi tháng 10, FBI đã đón tiếp các lãnh đạo phản gián của nhóm Ngũ Nhãn (Five Eyes) – gồm Mỹ, Úc, Anh, Canada và New Zealand – tại Thung lũng Silicon để nhấn mạnh vấn đề trộm cắp tài sản trí tuệ, mô tả Trung Quốc là “mối đe dọa rõ ràng của thế hệ này.”

    Ngành sản xuất của Đức gặp nhiều khó khăn

    Các nhà máy Đức đang có một quãng thời gian tồi tệ khi nhu cầu toàn cầu chậm đi. Mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Đức – ô tô – đang bị đe dọa bởi xe điện giá rẻ của Trung Quốc và chủ nghĩa bảo hộ tại Mỹ. Lãi suất cao cũng làm ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư và làm giảm nhu cầu máy móc (mặt hàng xuất khẩu lớn thứ hai của Đức). Và giá năng lượng cao trong nước đang làm mất đi tính cạnh tranh của ngành sản xuất hóa chất, mặt hàng xuất khẩu lớn thứ ba.

    Dữ liệu mới nhất về thương mại và sản xuất của Đức trong tháng 11, được công bố vào thứ 2, được cho là có tín hiệu ảm đạm. Chúng có thể cho thấy nhập khẩu tiếp tục giảm nhanh hơn xuất khẩu, dù cả hai đều giảm. Trớ trêu thay, dù là dấu hiệu cho thấy sự yếu kém của nền kinh tế Đức, nó lại giúp cải thiện cán cân thương mại. Đơn đặt hàng sản xuất đang thấp hơn cả 2015. Tin vui là các cuộc khảo sát gần đây cho thấy đà sụt giảm đơn đặt hàng công nghiệp đang chậm lại. Nhưng sẽ phải mất một thời gian nữa ngành sản xuất và thương mại của Đức mới có thể trở lại vị thế dẫn đầu.

    Liệu Quốc hội Mỹ sẽ có một năm năng suất hơn?

    Năm ngoái, Quốc hội Mỹ chỉ thông qua 27 dự luật — khiến năm 2023 là năm kém hiệu quả nhất trong thập niên này. Khi Thượng viện trở lại họp vào thứ Hai, họ sẽ có rất nhiều việc phải làm trong khi khả năng thực hiện còn hạn chế.

    Một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng Mỹ đã dành nhiều tháng đàm phán về viện trợ cho Ukraine và các đồng minh khác của Mỹ để đổi lấy thắt chặt an ninh biên giới. Họ hy vọng sẽ công bố bản phác thảo của thỏa thuận trong tuần này. Ngoài việc thuyết phục các thượng nghị sĩ khác, họ cũng sẽ phải giành chiến thắng trước Hạ viện, nơi được kiểm soát bởi đa số đảng Cộng hòa. Phe Cộng hoà đang ngày càng tỏ ra diều hâu hơn. Chủ tịch Mike Johnson có thể phải đối mặt với nổi loạn nếu chấp nhận những điều khoản không được phe cánh hữu trong đảng của mình ưa chuộng.

    Ít nhất các nhà lãnh đạo quốc hội đã đạt được thỏa thuận 1,66 nghìn tỷ USD vào Chủ nhật để tài trợ cho chính phủ liên bang trong năm 2024. Họ đang chạy đua với thời gian: đợt tài trợ đầu tiên cho chính phủ sẽ hết hạn vào ngày 19 tháng 1 và phần còn lại sẽ hết vào ngày 2 tháng 2. Nhưng thỏa thuận này chắc chắn sẽ khó thuyết phục được Hạ viện. Trước đó khi được hỏi về cơ hội tránh việc chính phủ đóng cửa một phần, giám đốc ngân sách Nhà Trắng tuyên bố rằng bà “không lạc quan”.

    Nước Anh bước vào năm tranh cử

    Quốc hội Anh cũng sẽ trở lại sau kỳ nghỉ Giáng sinh vào thứ Hai. Họ có rất nhiều luật cần phải thông qua, bao gồm các luật được đề xuất về quản lý thị trường kỹ thuật số, tài sản dân cư và kế hoạch trục xuất người xin tị nạn đến Rwanda.

    Nhưng mọi sự chú ý sẽ đổ dồn vào chiến dịch tranh cử cho cuộc tổng tuyển cử mà thủ tướng Rishi Sunak đã gợi ý sẽ được tổ chức vào nửa cuối năm nay. Nó dự kiến sẽ là một cuộc chiến khó khăn cho các chính trị gia Bảo thủ, khi họ bị dẫn trước tới 20 điểm trong các cuộc thăm dò ý kiến. Nhưng trước đó sẽ có những bài thử nhỏ hơn về mức độ tín nhiệm của chính phủ. Các cuộc bầu cử bổ sung dự kiến diễn ra tại Wellingborough và Blackpool South, xuất phát từ hành vi sai trái của hai nghị sĩ Đảng Bảo thủ. Cuộc bầu cử thứ ba đang chờ đợi ở Kingswood: Chris Skidmore, một nhân vật hàng đầu trong tổ môi trường của Đảng Bảo thủ, đã từ chức khỏi Quốc hội vào ngày 5 tháng 1 để phản đối đạo luật cho phép thăm dò dầu khí mới. Công Đảng cho thấy họ sẵn sàng tiếp quản cả ba ghế này.

    COVID-19, cúm, và RVS đang ‘hoành hành’ nước Mỹ!

    Trang Nguyên /SGN

    07/01/2024

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/01/GettyImages-1245567540-1280x811.jpg

    Các bác sĩ khuyên mọi người nên trở lại thói quen đeo khẩu trang khi ra đường. (minh họa: Fatih Aktas/Anadolu Agency via Getty Images) 

    Hoa Kỳ đang phải đối mặt với sự gia tăng cùng một lúc dịch bệnh COVID-19, cúm và virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus – RSV), tất cả đều liên quan đến đường hô hấp.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (The Centers for Disease Control and Prevention –CDC), chỉ trong tuần cuối cùng của năm 2023, đã có 29,000 ca nhập viện do COVID-19, biến thể phụ JN.1 mới chiếm gần một nửa trong số đó. Sự gia tăng của các bệnh về đường hô hấp có nguy cơ gây gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe vốn đã quá tải.

    CDC cũng ước tính có 14 triệu người nhiễm cúm và có 13,000 người chết, chỉ trong ba tháng cuối năm 2023; ngoài ra số người nhiễm RSV – một bệnh hô hấp chưa có thuốc đặc trị, đang tăng nhanh, mà trẻ em và người cao niên dễ bị nhiễm nhất.

    Tình hình dịch bệnh nguy hiểm, đã khiến Cơ quan Dịch Vụ Truyền Thông Thiểu Số (EMS) đã tổ chức hội thảo trực tuyến về vấn đề này trong những ngày làm việc đầu tiên của năm mới 2024, ngày 5 Tháng Giêng, với các diễn giả được mời là Bác sĩ Benjamin Neuman, thuộc Texas A&M University; Bác sĩ Jose Luis Perez, giám đốc y tế South Central Family Health Center tại Los Angeles và Bác sĩ nhi khoa Manisha Newaskar của hệ thống y tế Stanford Children’s Health.

    Các chuyên gia thảo luận về nguồn gốc của JN.1; tình hình ba bệnh dịch xảy ra cùng lúc, nguyên nhân, cũng như cách phòng ngừa và điều trị.

    Trước tiên, Bác sĩ Jose Luis Perez trình bày tổng thể về sự bùng phát cùng lúc COVID-19, cúm và sự xuất hiện của RSV. Nhưng không chỉ có thế, bác sĩ Perez cho biết còn có hơn 100 virus khác, trong đó phải kể đến Influenza virus, đếu gây nhiễm trùng đường hô hấp trên, với các triệu chứng ở mũi, họng và mắt, kèm theo sốt và đau cơ, và nhiễm trùng đường hô hấp dưới (LRI) gây viêm phế quản và viêm phổi.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/01/1-5-Jose-Louis-Perez.jpg

    Bác sĩ Jose Louis Perez. (ảnh chụp qua màn hình Zoom) 

    Những loại bệnh này xảy ra thường xuyên hơn vào mùa đông khi mọi người ở trong nhà nhiều hơn do thời tiết khắc nghiệt và trong các dịp lễ cuối năm và đầu năm mới. Thường trong nhà có một người bệnh, sẽ dễ lây sang các thành viên khác, vì virus xâm nhập vào cơ thể con người bằng cách tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh,

    Người đã “dính” bệnh, khi ho, hắt hơi mà không che miệng hoặc mũi, sẽ để lại các hạt nhầy trong không khí và trên các bề mặt như mặt bàn, mặt bếp, dụng cụ ăn uống, tay nắm cửa,… Khi người chưa bệnh hít thở không khi chung trong nhà, hoặc chạm vào những bề mặt hay vật dụng đã có hạt nhầy, sẽ bị nhiễm bệnh và virus sẽ xâm nhập qua mũi hoặc miệng.

    Khi nhiễm bệnh, các triệu chứng giống như cảm lạnh, ho, sổ mũi, nhức đầu,… Người nhiễm COVID-19 thì có những triệu chứng khác nữa như đau nhức cơ bắp, mệt mỏi, khó thở, mất khứu giác hay vị giác. Người bị nhiễm RSV có triệu chứng như thở dốc và thở khò khè. Bác sĩ Perez cho rằng trẻ em dưới 1 tuổi và người cao niên từ 65 tuổi trở lên rất dễ nhiễm RVS.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/01/GettyImages-1245567382-scaled.jpg

    Trạm thử cúm và COVID-19 ở New York. (minh họa: Fatih Aktas/Anadolu Agency via Getty Images) 

    Và vì các triệu chứng giống nhau, nên khó phân biệt được người bệnh bị COVID-19 (nhiễm thể mới JN.1), bị cúm, hay bị nhiễm RSV. Tuy nhiên, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước (súp gà), uống thuốc giảm đau, thuốc ho, thuốc sổ mũi.

    Riêng về biến chủng JN.1 mới của COVID-19, Bác sĩ Benjamin Neuman cho biết, đây không phải là biến chủng hoàn toàn mới, mà là một trong những loại virus đầu tiên gây bệnh, qua nhiều thay đổi và trở thành biến thể này. Vì vậy, ông cũng khuyến cáo mọi người nên đề phòng trong mùa Đông này, vì ai cũng có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên. Với những người dễ bị LRI (nhiễm trùng đường hô hấp dưới) thường là người bị suyễn, béo phì, người có hệ thống miễn nhiễm yếu như người bệnh tiểu đường, người nhiễm HIV, và người đang điều trị ung thư.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/01/1-5-Benjamin-Neuman.jpg

    Bác sĩ Benjamin Neuman. 9a3nh chụp qua màn hình Zoom) 

    Bác sĩ Perez nhắc lại các cách phòng ngừa các loại virus trên, bất kể loại nào, là đừng tụ họp đông người, đứng gần nhau, mà phải cách xa 6 feet; đeo khẩu trang; rửa tay thường xuyên, nên ở trong nhà nếu không được khỏe, và quan trọng nhất là đi chích ngừa.

    Vấn đề được nhiều quan tâm, là hiện tại không có vaccine COVID-19 miễn phí nữa, nhưng người có bảo hiểm sức khỏe, có thể được trả một phần. Các loại vaccine hiện có như vaccine ngừa COVID-19, cho tất cả mọi người từ 5 tuổi trở lên: Pfizer-BioNTech và Moderna – mRNA; Novavax COVID-19, riêng Johnson&Johnson thì không còn có sẵn. Vaccine cúm cho tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên (chích ngừa hàng năm); Vaccine RSV cho trẻ sơ sinh từ 8 tháng tuổi trở xuống; trẻ em từ 8-19 tháng tuổi có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn và người lớn từ 60 tuổi có bệnh nền.

    RSV vẫn là loại virus đáng lo ngại vì chưa có thuốc đặc trị, trong phần trình bày của mình, Bác sĩ Manisha Newaskar cho biết mùa thường có nhiều người nhiễm RSV ở Mỹ là từ Tháng Mười đến Tháng Ba. Theo bà, RSV là lý do gây ra viêm phế quản cấp tính nhiều nhất ở trẻ em.

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/01/1-5-Manisha-Newaskar.jpg

    Bác sĩ Manisha Newaskar. (ảnh chụp qua màn hình Zoom) 

    Trẻ em và người vị thành niên thường gặp triệu chứng như sổ mũi, ho và sốt. Trẻ sơ sinh thì cảm thấy khó chịu, không muốn ăn, khó thở và thở dốc. Những người lớn tuổi từ 60 trở lên và có bệnh nền thường gặp triệu chứng như thở dốc và khó thở.

    Theo CDC, mỗi năm có từ 58,000 đến 80,000 trẻ em nhập viện vì bị nhiễm RSV, và 100 đến 300 trẻ em qua đời. Trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi có nguy cơ nhập viện cao nhất. Hầu hết mọi trẻ em bị nhiễm RSV trước 2 tuổi.

    Về cách điều trị, tương tự như các bệnh về đường hô hấp khác, Bác sĩ Newaskar cho biết chỉ điều trị bằng những cách hỗ trợ như giảm sốt, hút mũi cho trẻ sơ sinh, cho uống nước nhiều hơn và nghỉ ngơi. Nếu bị bệnh nặng, người bệnh phải nhập viện và được dùng máy trợ thở.

    Để phòng ngừa, Bác sĩ Newaskar chỉ ra biện pháp là chích kháng thể palivizumab của hãng Synagis. Chỉ định chích ngừa cho trẻ sinh non trước 32 tuần, người bệnh tim bẩm sinh, người bệnh thần kinh cơ, xơ nang nặng, chích hàng tháng trong mùa RSV (thường từ Tháng Mười đến Tháng Ba).

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2024/01/GettyImages-1745435856-scaled.jpg

    Đưa trẻ đi khám và chích ngừa ở bệnh viện nhi. (minh họa: Annabel Clark for The Washington Post via Getty Images) 

    Chích Nirsevimab (Beyfortus) đã được FDA phê duyệt vào Tháng Bảy năm 2023, bác sĩ khuyên nên cho tất cả trẻ sơ sinh tới dưới 8 tháng tuổi, khi bắt đầu mùa RSV (nếu mẹ của chúng không được tiêm vắc-xin RSV trong lần thứ 3 ba tháng cuối thai kỳ hoặc sinh ra trong vòng 14 ngày kể từ ngày mẹ chích vaccine).

    Trẻ 8-19 tháng tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh nặng: bệnh mãn tính, bệnh phổi do sinh non, suy giảm miễn dịch,… Theo Bác sĩ Newaskar, trong các nghiên cứu, hiệu quả của Nirsevimab là ngăn ngừa được 79% liên quan đến RSV; 81% phải nhập viện; và 90% phải nằm ICU. Tuy nhiên, việc triển khai Nirsevimab còn khó khăn, mà rào cản lớn nhất là chi phí – thách thức đối với các cơ sở nhi khoa và bệnh viện để có đủ khả năng tài chính lớn chi phí trả trước, bên cạnh nguồn cung hạn chế từ nhà sản xuất.

    Việc chích ngừa RSV cho người lớn tuổi, có hai loại vaccine, gồm: RSVPreF3(Arexvy,GSK) và RSVpreF(Abrysvo,Pfizer), chích một liều duy nhất vào trước mùa RSV mùa thu/đông.

    https://saigonnhonews.com


    Không có nhận xét nào