Header Ads

  • Breaking News

    Tại sao Việt Nam lo ngại về dự án kinh Mekong của Cambodia?

    (Why is Vietnam Worried About Cambodia’s Mekong Canal Project?)

    Sothearak Sok – Bình Yên Đông lược dịch

    The Diplomat – January 2, 2024

    " Việc vận chuyển giữa Cambodia và Việt Nam qua sông Mekong và các phụ lưu của nó được dễ dàng bởi Hiệp ước Giao thông Đường thủy, mà 2 quốc gia ký kết trong năm 2009, cho phép tàu bè của 2 quốc gia tình trạng “tối huệ quốc”.  Hiệp ước đơn giản các thủ tục quan thuế, và nó cũng đào sâu sự lệ thuộc kinh tế của Cambodia đối với Việt Nam.

    Kinh đào Funan Techo trên căn bản lấp khoảng trống giữa Phom Penh và Cảng Tự trị Sihanoukville.  Nó sẽ cho phép việc vận chuyển dễ dàng của hàng hóa giữa 2 càng ở Phnom Penh và Sihanoukville, và giảm sự lệ thuộc của Cambodia vào các cảng của Việt Nam.  Đây là cái mà Thủ tướng Hun Manet vừa ám chỉ như “thở qua mũi của chúng ta.”  Khi kinh đào Funan Techo hoàn thành, chắn chắn Việt Nam sẽ mât cái lợi và ảnh hưởng kinh tế mà nó đã hưỡng thụ - và điều nầy có lẽ giải thích những lo ngại của Thủ tướng Việt Nam".


    Why is Vietnam Worried About Cambodia’s Mekong Canal Project?

    Không ảnh của đảo Silk, một đảo trong sông Mekong ở phía bắc Phnom Penh. [Ảnh: Depositphotos]

    Kinh đào Funan Techo được đề nghị dự trù nối vùng biển của quốc gia với sông Mekong qua một hệ thống cửa đập và âu tàu.

    Vào ngày 11 tháng 12 năm 2023, Thủ tướng Cambodia Hun Manet đã gặp đối tác Việt Nam Phạm Minh Chính trong chuyến viếng thăm chánh thức thủ đô Hà Nội của Việt Nam.  Trong chuyến viếng thăm 2 ngày, 2 phía đã tham gia vào những thảo luận đến những vấn đề như quốc phòng, vấn đề biên giới, mậu dịch và giáo dục.  Họ cũng ký những thỏa thuận hợp tác trong các lãnh vực khoa học và mậu dịch.

    Trong những buổi nói chuyện với Manet, Chính bày tỏ lo ngại về dự án kinh đào Funan Techo của Cambodia.  Ông lo ngại rằng dự án sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và hệ thống nước của sông Mekong, nhất là dòng chảy xuống hạ lưu từ Cambodia đến Việt Nam.  Để trả lời, Hun Manet tái bảo đảm với ông rằng những nghiên cứu sơ khởi của dự án cho thấy ảnh hưởng môi trường đối với Việt Nam sẽ tối thiểu.

    Dự án Funan Techo, được ước tính tốn khoảng 1,7 tỉ USD, là một kinh đào nhân tạo sẽ nối các hải cảng của Cambodia trong vùng tây nam với sông Mekong.  Kinh đào dài 180 km sẽ nối tỉnh ven biển Kep với kinh Takeo hiện tại của sông Mekong qua một hệ thống cửa đập và âu tàu.  Điều nầy trên căn bản tạo nên một thủy lộ nối thủ đô Phnom Penh với bờ biển và quan trọng hơn cảng nước sâu duy nhất của quốc gia ở Sihanoukville.  Siêu dự án nầy nằm trong những dự án hạ tầng cơ sở ưu tiên được công bố bởi chánh phủ của Manet kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8,  Một nghiên cứu khả thi cho dự án nay được hoàn tất và chánh phủ Cambodia ước tính rằng nó sẽ mất 4 năm để hoàn tất.  Nếu thành công, nó sẽ giảm chi phí vận chuyển hàng hóa từ cảng nước sâu đến thủ đô và ngược lại.

    Những lo ngại mà Chính bày tỏ được xem như tiêu cực bởi nhiều nhà bình luận và khuôn mặt chánh trị của Cambodia, nói rằng những lo ngại của ông không thành thật và nhiều kinh tế-chánh trị hơn môi trường.  Đài Radio France Internationale phát thanh bằng tiếng Khmer trích dẫn một số nhà bình luận chánh trị và xã hội nói rằng Việt Nam không vui khi Cambodia tiến hành dự án.  Xoáy vào những lo sợ cũ của ảnh hưởng thái quá của Việt Nam đối với Đảng Nhân dân Cambodia của Hun Manet, một số đề nghị rằng Cambodia, là “quốc gia lệ thuộc” của Việt Nam, cần phải thông báo và “an ủi” ông chủ Việt Nam bằng cách thông báo từng bước của kế hoạch.  Một nhà bình luận khác đi xa hơn bằng cách đề nghị rằng Việt Nam lo ngại rằng Trung Hoa có thể dùng kinh đào nầy để tiến hành tham vọng quân sự của họ trong khu vực.

    Ngược lại với những tuyên bố nầy, thực tế thì trần tục hơn: lo ngại của Việt Nam về siêu dự án kinh đào của Cambodia hầu hết là kinh tế trong bản chất.  Một điều, nó có thể là dự án có thể gây ra những vấn đề môi trường ở hạ lưu cho Việt Nam, ảnh hưởng thủy sản và nông nghiệp trong Đồng bằng sông Cửu Long.  Mặt khác, kinh đào Funan Techo sẽ làm giàm sự lệ thuộc của Cambodia đối với Việt Nam về giao thông đường biển.  Trong năm 2016,  Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) công bố một phúc trình cho thấy rằng Phnom Penh dựa vào các cảng của Việt Nam để vận chuyển xuất cảng vải sợi và nhập cảng nguyên liệu thô.

    Cambodia có 2 cảng quan trọng: Cảng Tự trị Sihanoukville ở tây nam và Cảng Tự trị Phnom Penh trên sông Mekong.  Hai cảng nối với nhau qua Quốc lộ 4 (và xa lộ vừa mới được xây cất E4) và đường sắt tây nam ọp ẹp.  Tuy nhiên, không có thủy lộ nối 2 cảng với nhau, và hiện nay, hàng hóa phải được vận chuyển từ Phnom Penh đến Cảng Tự trị Sihanoukville và ngược lại bằng đường bộ và đường sắt, rất tốn kém và chậm chạp.  Đó là nơi mà Việt Nam đi vào.  Phnom Penh là nhà của ½ hãng xưởng của thành phần vải sợi của Cambodia – là thành phần chế biến quan trọng nhất.

    Thành phố có một nối kết thủy lộ với các cảng của Việt Nam qua sông Mekong.  Vì thế, việc xuất cảng vải sợi thường được vận chuyển bằng xà lan có gắn máy từ Cảng Tự trị Phnom Penh đến các cảng chung quanh Thành phố Hồ Chí Minh (thường là Cảng Cát Lái và Cảng Cái Mép).  Tương tự được áp dụng cho việc nhập cảng nguyên liệu thô của Phnom Penh cho kỹ nghệ vải sợi,  Nó rẻ hơn để chuyển hàng hóa qua Việt Nam đến Phnom Penh hơn phải vận chuyển bằng được sắt hay đường bộ từ Sihanoukville.

    Việc vận chuyển giữa Cambodia và Việt Nam qua sông Mekong và các phụ lưu của nó được dễ dàng bởi Hiệp ước Giao thông Đường thủy, mà 2 quốc gia ký kết trong năm 2009, cho phép tàu bè của 2 quốc gia tình trạng “tối huệ quốc”.  Hiệp ước đơn giản các thủ tục quan thuế, và nó cũng đào sâu sự lệ thuộc kinh tế của Cambodia đối với Việt Nam.

    Kinh đào Funan Techo trên căn bản lấp khoảng trống giữa Phom Penh và Cảng Tự trị Sihanoukville.  Nó sẽ cho phép việc vận chuyển dễ dàng của hàng hóa giữa 2 càng ở Phnom Penh và Sihanoukville, và giảm sự lệ thuộc của Cambodia vào các cảng của Việt Nam.  Đây là cái mà Thủ tướng Hun Manet vừa ám chỉ như “thở qua mũi của chúng ta.”  Khi kinh đào Funan Techo hoàn thành, chắn chắn Việt Nam sẽ mât cái lợi và ảnh hưởng kinh tế mà nó đã hưỡng thụ - và điều nầy có lẽ giải thích những lo ngại của Thủ tướng Việt Nam.

    https://mekong-cuulong.blogspot.com/2024/01/tai-sao-viet-nam-lo-ngai-ve-du-kinh.html

    Đọc thêm ý kiến của độc giả trang Mekong-cuulong:

    QUAN NHẤT THỜI, DÂN VẠN ĐẠI

    ---

    Nhân dịp Việt Nam đang cho xử vụ Kit Test Việt Á, trước đó là vụ Chuyến Bay Giải Cứu và sắp tới có thể là vụ Nhàn thầu. Tình hình chung là mọi năng lượng của lãnh đạo Việt Nam bây giờ đều dồn vào công cuộc chống tham nhũng, tranh ghế và giữ ghế.

    Trong một diễn biến khác, năng lượng của lãnh đạo Campuchia, đặc biệt dưới thời tân thủ tướng Hun Manet, là phát triển đất nước, xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút thêm đầu tư của Tàu và tiền của dân Việt qua đó đánh bài, ăn chơi nhảy múa và chuyển tài sản ra khỏi Việt Nam.

    Lào cũng vậy.

    Chống tham nhũng là điều tốt, nhưng nếu đó là trọng tâm chính thì hoạt động chủ yếu của lãnh đạo Việt Nam hoá ra là để phân chia lại ghế ngồi và quyền lực, và nền kinh tế vẫn què quặt dựa vào kiều hối của kiều bào, hoặc là dân tị nạn hoặc là culi xuất khẩu.

    Điểm qua từng số phận các quan chức bị mất ghế hay xộ khám như sau:

    - Nguyễn Xuân Phúc với nghi án bị ép từ chức vì dính vào vụ Kit Test Việt Á, hoặc là trực tiếp hoặc là thông qua bà vợ của ổng. 

    Tác hại: sự nghiệp của các quan chức gốc Quảng Nam phủ màu u ám vì ít nhiều họ cũng đi lên từ anh Bảy. Ngoài anh Bảy còn có Phan Quốc Việt gốc Thăng Bình, Quảng Nam.

    Kỳ này văn hoá xứ Quảng tụt lùi cả trăm năm, còn đâu cái câu 'ăn cục nói hòn', vì cục nào cũng là cục tiền rất khủng, nói hòn gì không biết, chứ nói lố (láo) là có rồi.

    Rồi đây dân Quảng Nam sẽ hận những cái tên này.

    - Phạm Bình Minh với gương mặt trí thức, được thiên hạ tin là bộ trưởng và phó thủ tướng có trình độ học vấn cao nhất, nhưng lại dính với nghi án ăn bẩn Chuyến Bay Giải Cứu. Thanh danh của thân phụ ông, cố bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, bị bôi nhọ trong vòng 1 giây. Hay là ông tuyên bố mình họ Phạm, không dính dáng gì tới họ Nguyễn của Nguyễn Cơ Thạch để hương hồn ông Thạch được thanh thản.

    - Vũ Đức Đam, một trí thức khác từng được đánh giá cao, lại bị dính nghi án Kit Test Việt Á, vì giám đốc CDC Hải Dương, quê nhà của Đam là 1 con cá bự và đã bị tuyên án tù dài hạn. Đam được dân Hải Dương tôn vinh như thánh, lại được blogger Hoàng Nam của kênh YouTube Challenge Me về tới tận làng tiến sĩ của Đam để phỏng vấn dân làng. Thôi thì cái làng đó cũng dẹp luôn cái danh hiệu làng tiến sĩ cho rồi, vì toàn là tiến sĩ ăn hại, không ăn bám ngân sách nhà nước thì cũng ăn trên nỗi đau và xác chết của đồng bào.

    - Nguyễn Thanh Long, cựu bộ trưởng y tế, người nhận tiền hối lộ lên tới bạc triệu đô la, là người khiến ngành y tế của Việt Nam phải đội quần trước ngành y tế của Campuchia. Vì xứ Cam xét nghiệm miễn phí cho dân chúng chứ không ăn đành ăn đoạn như ngành y tế của Long. Long khiến lương y An nam trở thành hạ lưu bần tiện nhất thế giới, vì đa số đều hưởng lợi từ đại dịch, thảm hoạ của nhân gian.

    Nếu các quan chức này thấu hiếu câu "Quan Nhất Thời, Dân Vạn Đại" thì đã không đón nhận sự nhục nhã và bị nguyền rủa như ngày hôm nay. Hai vụ án này đã đi vào lịch sử dân tộc Việt, và trong tương lai nó có thể đi vào sách giáo khoa của ngành Y và ngành Ngoại Giao.

    Đó là viễn cảnh kinh khủng nhất của một đời người.



    Không có nhận xét nào