Quê Hương tổng hợp
Dân mình còn khổ đến bao giờ nữa?
Kim Văn Chính
10/01/2024
CÂU CHUYỆN TỪ VIỆC CHỮA BỆNH UNG THƯ ĐẾN MÁY LỌC NƯỚC ION KIỀM ĐẮT ĐỎ
Dân ta chưa giàu nhưng đã và đang bị “vặt lông” bởi các hãng kinh doanh thần chết? Đất nước chưa giàu, nhưng do quản lý nhà nước kém cỏi, để tình trạng vệ sinh, an toàn nguồn nước, nguồn thực phẩm tràn lan mất kiểm soát, bệnh tật nhiều, nhất là bệnh ung thư phát triển, tạo cơ hội cho các nhà kinh doanh “nỗi sợ chết” kiếm lời trên lưng dân tộc khổ đâu này:
1. Các kênh tiếp thị để bệnh nhân ung thư sang Trung Quốc, Nhật, Singapore, Thái Lan, và cả Mỹ chữa bệnh ung thư phát triển. Họ lợi dụng sự yếu kém trong thái độ, đạo đức, quy trình và cả trình độ chuyên môn của các bệnh viện ung thư ở Việt Nam để tìm kiếm khách hàng đưa sang họ chữa bệnh với chi phí mấy trăm triệu, thậm chí một vài tỷ đồng/case. Các cán bộ cao cấp (Trung ương ủy viên trở lên) khi mắc bệnh ung thư toàn ra nước ngoài chữa trị dù cho trong nước chưa rất tốt rồi (như ung thư đại tràng giai đoạn sớm).
Vậy mà dân thường bắt phải theo tuyến. Nhiều tỉnh đã có khoa ung bướu ở Bệnh viện tỉnh, dứt khoát không cho bệnh nhân chuyển tuyến lên cấp Bệnh viện trung ương, dân phải “chạy” đút lót hàng mấy triệu đến 10 triệu đồng, có khi không được, phải đi chữa bệnh mất mấy trăm triệu tiền túi tự túc. Cự kỳ đau đớn, khổ hạnh, phản cảm và vô nhân đạo (trong khi Ủy viên trung ương đi nước ngoài chữa bệnh tốn hàng tỷ 100% ngân sách chi trả).
Tôi biết ví dụ Phú Thọ là tỉnh điển hình vô nhân đạo trong chuyển tuyến vì có cả anh chị đều đã phải đầu hàng khi chuyển tuyến. Không chuyển thì trình độ bác sỹ Bệnh viện Phú thọ cực tồi, các bệnh khó chỉ giết người ta (anh rể tôi đã chết oan khi để họ mổ lần 1 trên đó). Giờ đến bà chị ruột tôi 5 năm nay tự túc về Hà nội trị bệnh tim tự túc mà không thể nào chuyển tuyến được… Mà nếu để Phú Thọ họ điều trị là bà chị bị nặng bệnh ngay. Và người giàu, có tiền cũng noi theo lãnh đạo sang nước ngoài trị bệnh. Cũng an ủi chút là trình độ trị bệnh của bác sỹ Việt Nam với các phương tiện và thuốc men nhập ngoại hiện nay cũng không đến nỗi nào. Tiến bộ rất nhanh, nhất là các ngành mới như ung thư.
Dân Campuchia sang SG chữa rất nhiều (Họ sang Thái Lan ít hơn). Bệnh viện và bác sỹ miền Nam, dù trình độ chuyên môn có thể không hẳn nổi trội, nhưng có đạo đức nghề nghiệp và thái độ chuẩn hơn ngoài Bắc rất rất nhiều.
Bệnh viện K quá tải. Bệnh viện K từ một bệnh viện nhỏ nay đã thành đại bệnh viện với ba cơ sở 1, 2 và 3, trong đó K3 Tân Triều là đại bệnh viện to nhất nước mà vẫn quá tải. Theo báo cáo của Giám đốc Bệnh viện K trung ương: “Hiện nay, Bệnh viện K mỗi năm phẫu thuật 26 nghìn trường hợp, điều trị, xạ trị 17 nghìn bệnh nhân, điều trị hóa chất 18 nghìn bệnh nhân. Bệnh viện chỉ có 6 máy xạ trị, do đó nhiều bệnh nhân phải xạ trị buổi tối mới đáp ứng đủ yêu cầu. Mỗi máy xạ trị của Bệnh viện hiện nay phải hoạt động 22 – 23h/ngày. Đây chính là vướng mắc nhất trong điều trị ung thư tại Việt Nam hiện nay. Bệnh nhân quá đông, cơ sở vật chất chưa đáp ứng”, Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh.
2. Từ câu chuyện bệnh ung thư phát triển mạnh như vậy, gây chết nhiều và đáng sợ cho nhân dân, người ta chú ý đến nguồn thực phẩm và nguồn nước. Nguồn nước rất khó vì ở thành phố buộc phải sử dụng nước của thành phố cấp. Đồn rằng nguồn nước máy chưa ổn. Và nhà nhà phải mua máy lọc nước. Thế hệ máy lọc nước RO ra đời. Giá thành ban đầu cũng cao, sau do cạnh tranh giảm dần còn 2-3 triệu đồng. Nhà nào cũng lắp RO. Người ta lại tuyên truyền rằng máy RO nó lọc nước tinh khiết quá, chả còn tý khoáng chất có lợi nào. Nhà giàu lại phải bỏ lọc nước RO lắp máy Nhật, Mỹ có bổ sung khoáng chất có lợi, tất nhiên tốn tiền khá khá… hàng năm lại phải thay cục lọc, cục bổ sung khoáng chất…
Gần đây người ta lại tuyên truyền lý thuyết mới về nước ion kiềm. Đồn rằng nước chúng ta uống tính axit thường cao hoặc trung tính là cùng. Hệ tiêu hóa, gan thận hay bị bệnh là do trong hệ tiêu hóa tính axit quá cao do dịch vị con người mang tính axit cao. Nếu uống nước được ion hóa kiềm (độ PH có thể 8,9 thậm chí 10) sẽ có tác dụng rất tốt chống ung thư. Và máy ion hóa kiềm của bọn Nhật đã chờ sẵn, bán giá rất cao (mấy chục triệu). Dân ta lắp ầm ầm.
Tôi đã ở Nhật nhiều thời gian, hiện gia đình con trai đang ở Nhật. Bên đó rất ít gia đình lắp máy lọc ion hóa kiềm. Đơn giản là họ tin vào chính phủ Nhật trong việc bảo đảm nguồn nước đủ vệ sinh và an toàn. Ai cầu kỳ chỉ dùng thêm cục lọc nhỏ tẹo lắp ở đầu vòi nước. Máy lọc ion kiềm của các hãng nhật cũng rất nhiều loại tùy mức độ cầu kỳ bộ lọc mà giá khác nhau. Loại phổi biến và tiền rẻ (giá bên Nhật 3,8 triệu đồng) là Panasonic cho ra ba loại nước: nước lọc sạch tinh khiết; nước PH 8 và nước PH9. Vậy là đủ cho ai muốn dùng nước kiểm cao để “chữa bệnh”.
Tôi đã cho con trai mua một cái đề mang về lắp ở VN). Loại này ở VN cũng có bán giá 6 triệu đồng nhưng các Công ty lắp máy luôn tuyên truyền là máy đó chưa đủ “tốt” để gạ bán máy 15-60 triệu đồng. Loại cầu kỳ họ tạo ra khoảng 10 loại nước có pha chế thêm các khoáng chất không thật cần thiết, giá trên trời (khoảng 40 triệu đến 100 triệu đồng/máy). Họ phát hiện ra thị trường đẹp cho họ là Việt Nam. Các nhà kinh doanh Nhật Bản không phải là những kẻ tay mơ. Họ rất sành sỏi trong chuyện hút tiền kẻ nước khác làm giàu cho họ. Khó bán ở Nhật thì họ bán được ở Việt Nam. Chỉ khổ cho dân Việt giờ không biết tin ai nữa.
Quốc hội Hàn Quốc thông qua lệnh cấm thịt chó
09/01/2024
Các nhà hoạt động về quyền của động vật cầm các tấm biển chào đón luật mới cấm bán thịt chó ở Hàn Quốc tại một cuộc tập trung tại Seoul hôm 9/1/2024
AFP
Quốc hội Hàn Quốc vào ngày 9/1 thông qua lệnh cấm giết mổ và bán thịt chó, vào khi có kêu gọi ngày càng tăng về mối quan ngại đối với quyền động vật và hình ảnh đất nước trên trường quốc tế.
AP loan tin trong cùng ngày và cho biết sau ba năm ân hạn đến năm 2024 hoạt động giết mổ, nuôi chó để thịt và bán thịt chó ra thị trường tiêu thụ đều bất hợp pháp và người vi phạm phải đối mặt với án tù từ hai đến ba năm. Tuy nhiên quy định không đưa ra mức phạt đối với người ăn thịt chó.
Lệnh vừa nêu được Quốc hội Hàn Quốc thông qua với tỷ lệ 208 phiếu thuận; không có phiếu chống. Sau khi Hội đồng Nội Các chuẩn thuận và Tổng thống ký lệnh hay dự luật này sẽ trở thành luật. Tuy nhiên đây chỉ là thủ tục vì Chính quyền của Tổng thống Yoon Suk Yeol ủng hộ lệnh cấm này.
Tin cho biết nhiều người trong ngành nghề này ở Hàn Quốc bày tỏ giận giữ và nói sẽ biểu tình thách thức luật do Quốc Hội thông qua.
Tiêu thụ thịt chó đã có hàng thế kỷ tại Bán đảo Triều Tiên. Lâu nay Hàn Quốc không công khai cấm hay hợp thức hóa hoạt động này.
Những thăm dò gần đây cho thấy hơn phân nửa người Hàn Quốc mong muốn cấm thịt chó và đa số nay không còn dùng loại thịt này nữa.
"Chuyện xá lợi tóc Phật tự chuyển động chưa bao giờ xảy ra ở Myanmar!"
RFA
10/01/2024
Đại đức Thích Trúc Thái Minh vừa bị Giáo hội kỷ luật vì tổ chức trưng bày "xá-lợi tóc Đức Phật"
Chuyện xá lợi tóc Phật tự chuyển động chưa bao giờ xảy ra ở Myanmar vì nếu có chuyện này xảy ra thì sẽ trở nên nổi tiếng và được truyền thông nước này đưa tin, các nhà báo thuộc Ban tiếng Burmese (Myanmar) của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tìm hiểu và khẳng định.
"Xá lợi tóc Phật" tự chuyển động ở chùa Ba Vàng trở thành tin nóng trong những ngày cuối cùng của năm 2023. Trong năm ngày từ ngày 23/12 đến ngày 27/12, ngôi chùa bề thế ở tỉnh Quảng Ninh đã cho trưng bày vật thể được cho là xá lợi tóc Phật mà chùa này mượn được từ Myanmar, nhân dịp lễ kỷ niệm 765 năm ngày sinh của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Phóng viên Ban Tiếng Việt của Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã nhờ các đồng nghiệp kiểm chứng các thông tin mà chùa Ba Vàng cung cấp trên các phương tiện truyền thông xã hội, và nhận được email trả lời khẳng định:
“Không có hiện tượng (xá lợi tóc Phật tự chuyển động- PV) như vậy ở Myanmar. Nếu đúng như vậy, nó có thể đã lan truyền rộng rãi giữa các tín đồ Phật giáo trung thành của Myanmar.”
Một tu sĩ Phật giáo, thành viên của Hội đồng Tăng già Phật giáo tối cao của Myanmar, người đã nói chuyện với RFA với điều kiện giấu tên vì lý do an ninh khi bình luận về các vấn đề tôn giáo nhạy cảm, nói rằng: “Bất kỳ xá lợi nào xuất hiện đều là do quá tin tưởng vào một điều gì đó vô lý. Mọi người nên sử dụng lý luận của riêng mình để nhận định việc đó có thực hay không.”
Truyền thuyết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau khi thành đạo trao tám sợi tóc của mình cho hai thương gia người Myanmar được hầu hết các Phật tử sùng đạo ở Myanmar tin tưởng và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. Tuy nhiên, các nhà sử học hàng đầu của Myanmar cho biết không có bằng chứng lịch sử và khảo cổ nào chứng minh cho truyền thuyết này.
Phóng viên RFA Ban tiếng Burmese đã tìm cách liên lạc với Bộ Tôn giáo của chính quyền quân sự Myanmar để hỏi về vấn đề này nhưng người phát ngôn từ chối bình luận.
Về tu viện/chùa Parami và Bảo tàng quốc tế xá lợi Phật Parami mà đại đức Thích Thái Minh và chùa Ba Vàng khẳng định đã mượn xá lợi tóc Phật từ đây về để trưng bày cuối tháng trước, đồng nghiệp Myanmar cho biết Tu viện Parami cùng với Bảo tàng Xá lợi Phật nằm ở South Okkalapa, Yangon, và người dân nơi đây gọi là Tu viện Bảo tàng xá lợi.
Nơi đây có nhiều du khách phần lớn là du khách nước ngoài từ Trung Quốc, Thái Lan, và Sri Lanka. Vị sư trụ trì trước đây đã qua đời trong dịch COVID-19, ông được nhiều du khách quốc tế biết đến hơn. Dưới thời của người kế nhiệm, cơ sở này đón ít khách đến viếng thăm hơn.
Phóng viên không thể kết nối được với phát ngôn nhân hoặc người có trách nhiệm của cơ sở tôn giáo này.
Mặc dù câu chuyện "xá lợi tóc Phật tự chuyển động" rầm rộ ở chùa Ba Vàng và trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, tuy nhiên phía truyền thông Myanmar không hề đưa tin tức gì về chuyện quốc gia này cho phía Việt Nam mượn "quốc bảo" về trưng bày.
Sau khi vướng nhiều chỉ trích trên mạng xã hội, cơ sở tôn giáo này cho biết đã đưa "xá lợi tóc Phật" trở về cố quốc vào ngày 27/12, tuy nhiên, khi rước rầm rộ bao nhiêu thì khi hồi hương lại lẳng lặng bấy nhiêu.
Báo Giác Ngộ online của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đưa tin vào chiều ngày 04/1 vừa qua, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khu vực phía Bắc đã có phiên họp tại trụ sở thảo luận một số nội dung, trong đó có việc xem xét kỷ luật đối với Đại đức Thích Trúc Thái Minh về vụ trưng bày “xá lợi tóc Đức Phật.”
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN cho biết Đại đức Thích Trúc Thái Minh đã nhận lỗi trước Giáo hội, tăng ni và Phật tử về vụ việc đáng tiếc để dư luận chỉ trích, ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội, khiến dư luận hoang mang.
Đại đức trụ trì chùa Ba Vàng cũng đã sám hối trước chư tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.
Giáo hội chấp nhận lời sám hối của Đại đức Thích Trúc Thái Minh, đồng thời yêu cầu vị này và chùa Ba Vàng không được tổ chức các sự kiện giao lưu quốc tế tại chùa trong một năm.
Vụ AIC: Bắt Tổng giám đốc Tổng công ty CP Sông Hồng
Bị can Lã Tuấn Hưng bị điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
Bị can Lã Tuấn Hưng bị điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày 9/1, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và khám xét đối với Lã Tuấn Hưng, Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Sông Hồng.
Bị can Hưng bị điều tra về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình mở rộng điều tra vụ án. Vụ án này được khởi tố vào ngày 20/9/2023, sau khi C03 xác định những vi phạm về đấu thầu liên quan đến Công ty AIC và Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế (Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh) và các đơn vị có liên quan.
Trước đó, hồi tháng 9/2023, C03 đã khởi tố, bắt tạm giam bị can Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế (Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh), về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Khoản 3 Điều 222 Bộ luật Hình sự.
Cùng tội danh, C03 cũng khởi tố, bắt tạm giam các bị can: Nguyễn Đằng An, cựu Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh); Nguyễn Kim Huân, cựu Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế, Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh); Đặng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá BTCVALUE; Nguyễn Hồng Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty AIC; Nguyễn Viết Toản và Nguyễn Đăng Linh, đều là cựu nhân viên Công ty AIC.
Phạm Toàn
Vụ Việt Á: Luật sư đề nghị miễn tội cựu Giám đốc CDC Bình Dương
Cựu Giám đốc CDC Bình Dương – Nguyễn Thành Danh. (Ảnh: hanoionline.vn)
Luật sư bào chữa cho cựu Giám đốc CDC Bình Dương đưa ra hàng loạt căn cứ để mong HĐXX miễn trách nhiệm hình sự cho thân chủ của mình.
Chiều ngày 9/1, TAND TP. Hà Nội tiếp tục xét xử 38 bị cáo trong vụ án liên quan đến Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ KH-CN và một số địa phương.
Vụ án có 21 bị cáo bị truy tố tội vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Trong đó có ông Nguyễn Thành Danh, cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Bình Dương.
Theo cáo buộc, ông Danh thống nhất và chỉ đạo nhân viên CDC Bình Dương ứng trước kit test của Công ty Việt Á và Công ty VNDAT, sau đó hợp thức để Công ty Việt Á trúng thầu, gây thiệt hại hơn 55 tỷ đồng.
Đại diện viện kiểm sát đề nghị tuyên phạt bị cáo Danh 10 tháng 4 ngày tù, đúng bằng thời gian bị tạm giam.
Với mức án trên, luật sư Nguyễn Thành Công đưa ra hàng loạt quan điểm để bào chữa cho thân chủ của mình.
Theo luật sư Công, ông Nguyễn Thành Danh thực hiện công việc là chấp hành theo chủ trương của Sở Y tế tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Bình Dương, chứ ông Danh không tự ý làm.
Cái sai của ông Danh là thay vì phản đối chủ trương, chỉ đạo của cấp trên để thực hiện cho đúng pháp luật về đấu thầu thì lại hợp thức hóa hồ sơ để rồi dẫn tới sai phạm, luật sư Công nói.
Năm 2021, CDC Bình Dương sử dụng tổng số hơn 600.000 kit test, trong đó kit test của Việt Á là hơn 105.000, chiếm 17,5%. “Điều này cho thấy, CDC Bình Dương đã chủ động mua các loại kit khác có giá thành thấp hơn để giảm chi phí, việc chọn kit của Việt Á là do tình thế ép buộc phải làm”, luật sư Công cho hay.
Vẫn theo luật sư Công, do cơ chế độc quyền phân phối trên thị trường, CDC Bình Dương không thể biết được giá kit test của Công ty Việt Á đưa ra là giá bị nâng khống, bởi ngay chính các văn bản của Bộ Y tế đều xác định và giới thiệu mức giá cho các địa phương. “CDC Bình Dương cũng thể nào biết được việc hiệp thương giá có sai phạm”.
Hơn nữa, trong vụ án này, khi được phía Công ty Việt Á đặt vấn đề tặng quà cảm ơn, ông Danh đã từ chối, không chỉ một mà nhiều lần. “Đây là điểm khiến bị cáo Danh rất khác biệt trong vụ án này”.
Luật sư viện Công còn dẫn nhiều tình tiết giảm nhẹ cho ông Danh như: tự nguyện nộp 50 triệu đồng để khắc phục hậu quả, có nhiều thành tích trong công tác, được nhiều đơn vị có đơn xin giảm nhẹ…
Đặc biệt, bị cáo Danh từng xin nghỉ hưu trước hạn nhưng vì COVID-19 nên tiếp tục ở lại chống dịch, đăng ký tham gia vào tuyến đầu…
Từ những căn cứ đã nêu, luật sư Công mong hội đồng xét xử cân nhắc để bị cáo Danh được miễn trách nhiệm hình sự (phạm tội trong hoàn cảnh, tình thế cấp thiết).
Phạm Toàn
nguyenngocgia - Tại sao người Cộng Sản Việt Nam xoay sở tiền giỏi thế nhỉ (?)
08/01/2024
Ngày 28 tháng Mười Hai năm 2023, báo Tuổi Trẻ đưa tin: "UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông xin phép cho ông Trần Văn Hiệp, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, vắng cuộc họp tổng kết hoạt động của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số năm 2023. Đây là cuộc họp trực tuyến do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì vào lúc 14h ngày 28-12. UBND tỉnh Lâm Đồng nêu lý do ông Trần Văn Hiệp vắng họp: “Vào thời gian nêu trên, đồng chí chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng đang đi công tác tại Hà Nội” [1].
Trước đó, ngày 8 tháng Mười Hai năm 2023, ông Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp còn dõng dạc tuyên bố tại cuộc họp thường lệ cuối năm 2023 của HĐND tỉnh này: "... Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy 'không có sân trước, sân sau' gì liên quan tới xây dựng cơ bản..." và mạnh mẽ khẳng định: "...Tôi nói rất là rõ một lần nữa, không bao che, không bảo kê, không dính líu tới một cái gì cả. Nếu có phát hiện, tôi đề nghị là xử lý nghiêm, nếu có lợi dụng tên tuổi của lãnh đạo thì vấn đề này các địa phương phải rất cảnh giác. Tôi cam kết 100% là không có, là không có, tôi nói rõ như thế..." - báo Thanh Niên đưa tin [2]
Ngày 2 tháng Giêng năm 2024, ông Trần Văn Hiệp bị bắt. Ngày 3 tháng Giêng năm 2024, báo Tuổi Trẻ cho biết gia đình ông ta nhanh nhảu nộp 4,2 tỷ đồng số tiền gọi là "khắc phục hậu quả" [3].
Tin mới nhứt vào sáng nay - ngày 8 tháng Giêng năm 2024 - báo Tiền Phong cho hay [4]: Ông Trần Đức Quận, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng là người chủ trì phiên họp, lẽ ra diễn ra đúng hôm nay với nội dung trình các kỳ họp chuyên đề năm 2024 của HĐND tỉnh và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Trong giấy mời nêu rõ, phiên họp sẽ diễn ra vào lúc 8h ngày 9/1. Tuy nhiên, ông Nguyễn Khắc Bình, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lâm Đồng đã ký văn bản hỏa tốc gửi các cơ quan, ban ngành về việc hoãn phiên họp này, với lý do... "ông Quận đi công tác Hà Nội" (!).
Quả thật, cách làm việc trong chế độ độc đảng toàn trị quá kỳ lạ. Nó tỏ ra tùy tiện - vô nguyên tắc và coi thường các đồng chí với nhau, mà các quan chức cấp cao của một tỉnh tự phơi bày ra. Không lẽ ông Quận tiếp tục bị bắt một cách đột ngột như ông Hiệp kể trên? Có khả năng rất cao. Bởi nguyên tắc bất di bất dịch của ĐCSVN suốt hàng chục năm qua: Tập thể lãnh đạo - cá nhân phụ trách. Và cũng bởi nhiều vụ án đã và đang xảy ra, khi các quan chức "đi là đi cả nguyên một nùi".
Cũng không hiểu căn cứ vào đâu, chỉ đúng có một ngày, sau khi ông Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng Trần Văn Hiệp bị bắt, gia đình ông ta xoay sở cách nào mà "nộp 4,2 tỉ đồng thông qua Cơ quan điều tra Bộ Công an để khắc phục hậu quả cho ông Hiệp" - như báo Tuổi Trẻ tường thuật? Cách khắc phục hậu quả thật quá lạ lùng, so với quy định của Bộ Luật Hình Sự, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự.
Không lẽ "nối gót người đồng chí trung thành" của mình, gia đình ông Quận vốn "học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cũng nhanh nhảu nộp một số tiền vài ba tỷ hay vài ba chục tỷ nào đó để "khắc phục hậu quả" cho ông ta (?).
Lưu Bình Nhưỡng - một cựu đại biểu Quốc hội - một cựu đảng viên - tiến sĩ Luật bị bắt từ hôm 15 tháng Mười Một năm 2023; bị khai trừ ra khỏi đảng vào ngày 20 tháng Mười Hai năm 2023; bị khởi tố về tội "Cưỡng đoạt tài sản" và "Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ". Ngày 5 tháng Giêng năm 2024, báo Công An Nhân Dân đưa tin: "Vợ ông Lưu Bình Nhưỡng đã tới Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thái Bình nộp hơn 7 tỷ đồng (tương đương 300.000 USD) khắc phục hậu quả cho chồng". Khi ông Nhưỡng bị bắt, vô số người đều tin một công bộc luôn "vì nước vì dân" chắc chắn bị oan sai hoặc "bị chơi xấu", do những phát ngôn tỏ ra rất quyết liệt và trăn trở trước "đồng bào và tổ quốc" (!). Ông ta là một tiến sĩ Luật với nhiều năm trực tiếp đứng lớp giảng dạy và tư vấn - giúp đỡ cho vô số quần chúng, trong phận sự đại biểu quốc hội, dễ gì mau chóng nhận tội và nộp tiền "khắc phục hậu quả", nếu không có bằng chứng phạm tội rành rành!
Người ta thừa cái gì thì né đề cập đến cái đó. Người ta thiếu cái gì thì luôn nhắc về cái đó. Dân đen nói vậy mà đúng quá! Điều thắc mắc còn lại, trong những ngày đầu năm 2024 với kinh tế tiêu điều và hàng triệu công nhân thất nghiệp, dắt díu nhau về quê: Tại sao người Cộng Sản Việt Nam quá tài giỏi khi xoay hàng tỷ đồng thế nhỉ (?). Rồi ra, cứ "nộp tiền khắc phục hậu quả" sẽ trở thành phương tiện hữu hiệu để chống tham nhũng (?). Hay nhỉ? Vậy, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cần gì phải dạy dỗ loại "đạo đức Hồ Chí Minh" làm chi cho thêm tốn tiền bạc - mất thời gian?
[1] https://tuoitre.vn/lam-dong-xin-phep-cho-chu-tich-ubnd-tinh-vang-cuoc-ho...
[2] https://thanhnien.vn/truoc-khi-bi-bat-chu-tich-lam-dong-tran-van-hiep-kh...
[3] https://tuoitre.vn/gia-dinh-ong-tran-van-hiep-chu-tich-tinh-lam-dong-nop...
[4] https://tienphong.vn/bi-thu-tinh-uy-di-cong-tac-chua-ve-lam-dong-hoa-toc...
[5] https://cand.com.vn/Ban-tin-113/ong-luu-binh-nhuong-da-loi-dung-chuc-vu-...
https://www.rfavietnam.com/node/7898
Không có nhận xét nào