Header Ads

  • Breaking News

    VNCS: Vén màn công ty vỏ bọc và cách Vinfast giấu nợ

    Sonnie Trần/Đất Việt

    05/12/2023

    https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/12/image_2023-12-05_094739608-696x464.png


    Mẫu xe mới nhất của Vinfast

    Các công ty vỏ bọc thuộc sở hữu của Phạm Nhật Vượng như Nam An giống như phần chìm trong tảng băng trôi tài chính mà ở đó ẩn chứa rất nhiều vấn đề xấu của Vingroup hay Vinfast không được tiết lộ.

    Cho đến lúc này, có thể nói việc đốt tiền vào Vinfast và đưa lên sàn Nasdaq của Mỹ là một quyết định rất dũng cảm của ông Vượng. Vì không chỉ đốt hơn 10 tỷ USD cho Vinfast mà khi ông Vượng list lên sàn Nasdaq đã phải hé lộ khá nhiều các cách thức ông Vượng xào nấu sổ sách trong báo cáo tài chính của Vinfast.

    Vinfast ký hợp đồng với thỏa thuận công ty Nam An sẽ tài trợ (provide) cho Vinfast hơn 5.875 tỷ VND, tức 248 triệu USD để xây nhà máy ở Hải Phòng. Đổi lại Nam An sẽ nhận 1.5% doanh thu năm 2023 và 0.5% doanh thu năm 2024.

    Đây là hợp đồng tài trợ chứ không phải là cho vay.

    Mãi 18 tháng sau, Nam An mới có quyền chuyển đổi khoản tài trợ này thành nợ. Như vậy, sổ sách Vinfast sẽ không ghi nhận nợ ít nhất là tới 18 tháng sau. Mục này cũng được ghi nhận là “Cash received under a business cooperation contract” trong báo cáo tài chính quý 2 của Vinfast.

    Đây là một hợp đồng quá mức thua thiệt và phi lý đối với Nam An. Ví dụ tổng doanh thu quý 3/2023 của Vinfast gần nhất là 342 triệu USD thì 1.5% là 3.42 triệu USD. Như vậy nhân lên 1 năm là chỉ thu về 13.68 triệu USD. Và để hoàn vốn 248 triệu USD tài trợ kia thì phải mất tới 18 năm. Không một công ty hay nhà đầu tư chuyên nghiệp nào lại đi ký một cái hợp đồng tài trợ dài tới đứt hơi như vậy cả. Vậy công ty Nam An này là ai mà lại ký một hợp đồng thua thiệt đến trắng trợn như vậy?

    Công ty Đầu tư và Kinh doanh Nam An có trụ sở chính tại Tầng 2, khu Almaz Market, Đường Hoa Lan, Khu đô thị sinh thái Vinhomes Riverside ở quận Long Biên, Hà Nội. Xin lưu ý, đây cũng chính là khu trụ sở của Vingroup, cũng là trụ sở của một số doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn này.

    Công ty thành lập năm 2016, ngành nghề kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản. Hiện tại, người dại diện theo pháp luật là ông Hoàng Quốc Thủy, cũng là một nhân vật rất quen thuộc với ông Vượng và Vingroup khu cùng là đồng sáng lập của Technocom, công ty khởi nghiệp của ông Vượng bên Urkaine và cũng từng là Tổng Giám đốc công ty Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Quang Thái, công ty này từng là cổ đông lớn của tập đoàn Vingroup.

    Trước đây, khi công ty Hàng không Vinpearl Air được thành lập, ông Hoàng Quốc Thủy là một trong ba cổ đông sáng lập, nắm giữ 30% vốn cổ phần bên cạnh công ty Phát triển du lịch VinAsia (góp 45% vốn) và ông Phạm Khắc Phương (25%).

    Theo tìm hiểu, ngay trước thời điểm huy động trái phiếu một ngày, Nam An đã thế chấp tại Techcombank quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng hợp tác kinh doanh dự án tổ hợp sản xuất xe hơii Vinfast ngày 9/3/2023 giữa bên bảo đảm và chủ đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia doanh thu liên quan tới dự án. Đồng thời, công ty cũng thế chấp tại VPBank (HOSE: VPB) tất cả quyền và lợi ích hợp pháp thuộc sở hữu của bên bảo đảm phát sinh từ các hợp đồng mua bán ký với chủ đầu tư là chi nhánh tại Hưng Yên – CTCP Vinhomes (Vinhomes, HOSE: VHM).

    Như vậy, thực tế Vinfast đã thông qua Nam An để phát hành trái phiếu và vay bên quỹ tín phiếu bên Techcombank Security bằng cách mua số trái phiếu đó. Do là hợp đồng tài trợ nên Vinfast nghi nhận đây là khoản đầu tư chứ không phải khoản nợ và nghĩa vụ nợ hoàn toàn thuộc về Nam An khi đúng ra đây phải thuộc về Vinfast. Do đó, khoản vay hơn 248 triệu USD này hoàn toàn không ghi nhận vào báo cáo tài chính của Vinfast cũng như không ảnh hưởng tới Vingroup. Một cách thức giấu nợ tài tình.

    Thực tế, các công ty bất động sản Việt Nam dùng các công ty vỏ bọc để mua bán các dự án và không phải công bố thông tin là rất nhiều. Ví dụ điển hình gần đây nhất của VHM là bán một phần Vinhomes Smart City cho CapitalLand thông qua Công ty Ánh Sao, một công ty vỏ bọc khác của Vingroup. 

    Số tiền bán không được tiết lộ nhưng vốn điều lệ của Ánh Sao trước lúc thời điểm bán là hơn 7.660 tỷ đồng.

    Hay mới gần đầy gây xôn xao giới buôn bán bất động sản là Vinhomes đã thành lập công ty TNHH SV Holding và nâng vốn điều lệ lên 5.248 tỷ đồng và bán ngay sau đó chỉ 10 ngày cho MIK Group thông qua Công ty TNHH Phát triển Delta Hà Nội (49,99%), Công ty TNHH Hải An Huy (49,99%) và ông Vũ Đình Chiến (0,02%). Theo tiết lộ từ trang Thương Mại 360 thì SV Holding nắm giữ một dự án bất động sản lớn của Vinhomes ở phía Tây Hà Nội.

    Nhưng nếu chỉ là tạo ra một công ty vỏ bọc để chuyển quyền sở hữu một dự án bất động sản thì mọi thứ sẽ không có gì đặc biệt. Còn với ông Vượng thì các công ty này chuyển cổ phần qua lại liên tục giữa các công ty con với nhau một cách bí ẩn hoặc sở hữu chéo với nhau rất nhiều. Ví dụ như trường hợp công ty Đầu tư và Xây dựng Thái Sơn:

    VinGroup sở hữu 69% công ty Thái Sơn thông qua Metropolis Hà Nội, Công ty Thiên Niên Kỷ, Công ty Đô thị Cần Giờ.

    Metropolis Hà Nội do VIC sở hữu 69%.

    Công ty Thiên Niên Kỷ do VIC sở hữu 69%.

    Công ty Đô Thị Cần Giờ do Tập đoàn VinGroup sở hữu 69%, thông qua các công ty Vinhomes, Metropolis Hà Nội, Công ty Thiên Niên Kỷ, Tây Tăng Long.

    Sau đó công ty Thái Sơn tiếp tục sở hữu 46,7% Berjaya Financial Vietnam và 67% Berjaya University Urban. Bạn đã thấy rối não chưa? Đây mới chỉ là một mắt xích trong một mạng lưới công ty vỏ bọc phức tạp của ông Vượng và VIC mà thôi.

    Có thêm một ví dụ khác về hành vi chuyển đổi quyền sở hữu một cách kỳ lạ này nữa là Công ty CP Kinh Doanh Thương Mại SADO, goi tắt là SADO:

    Tại thời điểm 31/12/2022, VIC sở hữu trực tiếp 59,52% cổ phần của Sado Trading và 40,48% gián tiếp thông qua Vinpearl, Vincom Security, Vinbus.

    Tại thời điểm 31/05/2023, VIC sở hữu trực tiếp 15,70% và gián tiếp 83,97% đối với 100%, trong đó Vinpearl được loại bỏ và thay thế bằng SDI Trading. Mà SDI Trading là công ty mới thành lập vào ngày 16/2/2023 và sở hữu 99% bởi Vinpearl.

    Rõ ràng VIC sở hữu SADO 100% trong cả hai trường hợp thì tại sao lại cần chuyền quyền sở hữu qua lại như vậy?

    Có một câu hỏi cần đặt ra là tại sao một công ty SADO dù chuyển nhượng thế nào thì VIC vẫn không thay đổi tỷ lệ nắm giữ hoặc một công ty mà sở hữu vốn chồng chéo lên nhau như Thái Sơn. Vậy ông Vượng phải cất công hoán đổi qua lại làm gì nếu công ty vỏ bọc đó đơn giản chỉ để bán dự án cho MIK như SV Holding?

    Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Đầu Tư Tài Chính Việt Nam, viết tắt là VIG, thuộc sở hữu 100% của ông Vượng, ban đầu có lẽ được lập ra để nắm 33% lượng cổ phiếu VIC. VIG cũng nổi lên gần đây khi nắm tới 33.4% cổ phiếu VFS. Và đặc biệt là VIG hay Asia Star Trading & Investment đều là Công ty tư nhân sở hữu bởi ông Vượng và người thân tín nên hoàn toàn ẩn mình có trong báo cáo của Vingroup. 

    Nhưng công ty qua một phần trong hồ sơ nộp lên IPO cho SEC Mỹ đã hé lộ một phần nghiệp vụ nâng khống giá trị tài sản và tạo ra lợi nhuận ảo cho Vinfast chỉ thông qua 1 – 2 hợp đồng.

    Trong F-1 Filling vào năm 2022 khi VF gửi lên để đăng kí IPO, phần “Transactions with VIG JSC related to ICE assets disposal” đã thiết lộ một cách thức chuyển giá rất tài tình của ông Vượng để tạo hơn 500 triệu doanh thu cho Vinfast.

    Vinfast bán tài sản và dây chuyền sản xuất xe ICE cho VIG (100% của ông Vượng) với giá 1,23 tỷ USD trong khi giá trị tài sản dây chuyền xe ICE trên sổ sách Vinfast là 542.8M USD, mang lại “lợi nhuận” 576,1 triệu USD. 

    Hơn nữa, VIG không thanh toán tiền mặt cho Vinfast, họ sử dụng P-Notes (một dạng trái phiếu chuyển đổi phát hành riêng lẻ cho 1 tổ chức) và sau đó có quyền chuyển đổi chúng sang cổ phiếu VFS. Vinfast được trả bằng chính cổ phiếu của mình trong tương lai. Một kiểu in lợi nhuận từ không khí của ông Vượng.
    Như đã nói ở trên, các công ty thuộc sở hữu ông Vượng như VIG hay Asia Star Trading hoặc thân tín của ông như công ty Nam An đều không xuất hiện trên báo cáo tài chính do không thuộc VIC. 

    Nhưng ta hãy nhìn lại các động thái lạ của VIC với Làng Vân và có thể cảm nhận được là VIG hay các công ty vỏ bọc thuộc sở hữu ông Vượng như Nam An giống như phần chìm trong tảng băng trôi tài chính mà ở đó ẩn chứa rất nhiều vấn đề xấu của Vingroup hay Vinfast không được tiết lộ.

    https://www.datviet.com


    Không có nhận xét nào