Vietnam joins China-led vision of foreign policy
By RFA Staff
RFA
14/12/2023
Song ngữ Việt Anh
" Việt Nam đã trở thành quốc gia mới nhất ở Đông Nam Á đồng ý với “Cộng đồng chia sẻ tương lai chung”, tầm nhìn của Bắc Kinh về một trật tự toàn cầu mới do Trung Quốc dẫn dắt.
Thỏa thuận này được công bố tại cuộc gặp hôm 12/12 tại Hà Nội giữa Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang thăm cấp nhà nước hai ngày tại Việt Nam".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng gặp nhau hôm 12/12/2023
AP
Việt Nam đã trở thành quốc gia mới nhất ở Đông Nam Á đồng ý với “Cộng đồng chia sẻ tương lai chung”, tầm nhìn của Bắc Kinh về một trật tự toàn cầu mới do Trung Quốc dẫn dắt.
Thỏa thuận này được công bố tại cuộc gặp hôm 12/12 tại Hà Nội giữa Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người đang thăm cấp nhà nước hai ngày tại Việt Nam.
“Việt Nam coi việc phát triển mối quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược,” ông Trọng được báo Nhân Dân- cơ quan ngôn luận của Đảng, trích dẫn.
Ông Huỳnh Tâm Sáng, giảng viên tại Đại học Quốc gia Việt Nam, cho biết: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có mối quan hệ chính trị và tư tưởng chặt chẽ, điều đó biến lời kêu gọi của ông Tập về ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai chung’ Trung Quốc-Việt Nam có tầm quan trọng chiến lược.”
“Điều này xảy ra cùng lúc khi quan hệ của Việt Nam với Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản được nâng lên mức ‘đối tác chiến lược toàn diện’ ngang bằng với Trung Quốc,” ông Sáng nói với Đài Á Châu Tự do (RFA).
Vị giảng viên này nhấn mạnh: “Bắc Kinh có thể đã cố gắng tăng cường quan hệ với Hà Nội để giữ Việt Nam trong vòng tay của mình.”
Truyền thông nhà nước ở cả Trung Quốc và Việt Nam đều nêu bật sự gần gũi và tương đồng của hai nước trong hệ thống chính trị.
“Trung Quốc và Việt Nam núi sông liền một dải.. Chúng ta tận hưởng sự gần gũi về văn hóa, trân trọng những lý tưởng giống nhau và có một tương lai chung phía trước,” ông Tập Cận Bình viết trong một bài báo trước chuyến đi, chuyến thăm thứ ba tới nước láng giềng kể từ khi ông trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trật tự toàn cầu thay thế
Khái niệm “Cộng đồng chia sẻ tương lai chung” ban đầu được đặt ra là “Cộng đồng có chung vận mệnh.”
Ian Chong, một nhà khoa học chính trị từ Đại học Quốc gia Singapore, cho biết: “Thuật ngữ này đã xuất hiện từ đầu những năm 2000, nhưng Tập Cận Bình đã chính thức đưa nó trở thành một phần trong chính sách đối ngoại của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và đưa nó vào Hiến pháp năm 2017.”
Bắc Kinh đã công bố toàn văn các đề xuất và hành động của Trung Quốc về “Cộng đồng toàn cầu vì tương lai chung” vào tháng 9.
Ông Nguyễn Khắc Giang, nhà nghiên cứu khách mời tại Viện nghiên cứu ISEAS–Yusof Ishak ở Singapore cho biết:
“Đây là khuôn khổ được Trung Quốc đề xuất cho quan hệ quốc tế dưới thời Tập Cận Bình. Khái niệm này thường được coi là nỗ lực của Trung Quốc nhằm định hình lại, hoặc thậm chí tạo ra một trật tự toàn cầu thay thế.”
Ông Giang nói thêm rằng,“Là một quốc gia được hưởng lợi đáng kể từ việc hội nhập sâu rộng vào trật tự toàn cầu hiện có, Việt Nam cho đến nay vẫn chống lại áp lực của Trung Quốc trong việc tham gia sáng kiến này.”
Tuy nhiên, cũng theo ông Giang "người dân Việt Nam, với một lịch sử lâu dài và phức tạp với Trung Quốc, không quan tâm đến khái niệm này.”
Người dân vẫy quốc kỳ Trung Quốc và Việt Nam trước sự xuất hiện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện tại sân bay quốc tế Nội Bài ở Hà Nội ngày 12/12/2023. (Ảnh: Lương Thái Linh/AP)
Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc là đồng minh truyền thống nhưng mối quan hệ giữa họ không hề suôn sẻ. Hà Nội và Bắc Kinh đã có một cuộc chiến tranh ngắn ngủi vào năm 1979 và nhiều cuộc đụng độ đẫm máu đã diễn ra trên đường biên giới chung trong những năm 1980.
Hai nước cũng đang đối đầu nhau về yêu sách lãnh thổ ở Biển Đông.
Tuy nhiên, kể từ khi bình thường hóa quan hệ song phương vào năm 1991, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, có ảnh hưởng kinh tế lớn nhất đối với nước láng giềng nhỏ hơn.
Học giả Chong từ Đại học Quốc gia Singapore cho biết, theo quan điểm của ông, Trung Quốc “đang cố gắng tiếp cận vào thời điểm hiện tại khi gặp khó khăn trong nước và sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ Mỹ và các đồng minh.”
“Vì vậy, mặc dù nó có thể không biến thành bất cứ điều gì cụ thể, nhưng việc không tham gia ('Cộng đồng chia sẻ tương lai chung') có thể giống như một sự từ chối trực tiếp đối với Tập Cận Bình," ông Chong nói với RFA cho rằng "đó có thể là điều mà Việt Nam và các nước khác trong khu vực muốn tránh.”
Mặt khác, việc tham gia có thể giúp Hà Nội “phát tín hiệu thiện chí và tìm kiếm các lĩnh vực trao đổi kinh tế khả thi,” ông nói.
Theo truyền thông nhà nước, trong chuyến thăm của ông Tập, hai bên đã ký 36 thỏa thuận hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực.
“Xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho nhân loại nên bắt đầu từ châu Á,” ông Tập Cận Bình viết trong bài báo mới được đăng gần đây.
Ông Huỳnh Tâm Sáng từ Đại học Quốc gia Việt Nam cho biết: “Từ ngữ trong bài viết của ông Tập như một lời nhắc nhở rằng tương lai của các nước châu Á, như Trung Quốc và Việt Nam, chỉ nên do người châu Á quyết định.”
“Tuy nhiên, theo nhận định của Tập Cận Bình và các đồng chí, Trung Quốc là động lực cho tương lai của Việt Nam và các nước châu Á khác.”
‘Ngoại giao cây tre’
Trước Việt Nam, bảy quốc gia Đông Nam Á khác – Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan, Brunei, Malaysia và Indonesia – đã đồng ý gia nhập cộng đồng do Trung Quốc lãnh đạo.
Tuy nhiên, cam kết cao hơn ở Campuchia và Lào, nhưng lại thấp hơn ở Thái Lan, Brunei, Indonesia, Malaysia và Việt Nam, theo Alexander Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Hawaii.
Vuving viết trên mạng xã hội X, trước đây gọi là Twitter: “Singapore và Philippines khó có thể sớm đứng về phía Trung Quốc.”
Ông nói thêm: “Với 8 trong 10 thành viên nằm trong ‘Cộng đồng chia sẻ tương lai chung’ của Trung Quốc, ASEAN đang ngày càng trở nên không phù hợp, như đã được chứng minh trong cuộc xung đột đang diễn ra trên Biển Đông.”
Trong trường hợp của Việt Nam, Hà Nội khẳng định văn bản có bổ sung các từ “phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp quốc và luật pháp quốc tế, dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, và kiên trì giải quyết bất đồng thông qua các biện pháp hòa bình.”
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 15 năm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Zhang Baohui, giáo sư tại Đại học Lĩnh Nam ở Hồng Kông, cho biết: “Việt Nam hiểu rằng bất chấp những tranh chấp chưa được giải quyết ở Biển Đông, Việt Nam cần duy trì quan hệ hợp tác với Trung Quốc, vì cả lý do an ninh và kinh tế.”
Zhang cho rằng việc ủng hộ “Cộng đồng chia sẻ tương lai chung” của Trung Quốc, đồng thời duy trì quan hệ hợp tác với Mỹ và Nhật Bản, thể hiện “tín hiệu tử tế” của Hà Nội đối với Bắc Kinh.
Theo ông, chuyến thăm Hà Nội của các nhà lãnh đạo thế giới cho thấy “nền ngoại giao tinh tế của Hà Nội với các cường quốc.”
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dùng trà tại Văn phòng Trung ương Đảng ở Hà Nội, ngày 12/12/2023. (Ảnh: Trí Dũng/VNA)
Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đã và đang thúc đẩy khái niệm “ngoại giao cây tre” tượng trưng bằng khả năng cây tre có thể uốn cong theo gió nhưng không bao giờ gãy.
Trong tiệc trà giữa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng, người ta nhìn thấy một đồ trang trí phức tạp với hai cành tre xoắn ốc từ một chiếc bình ở phía sau.
Hai nhà lãnh đạo cùng nhâm nhi tách trà xanh Việt Nam.
Ông Trương Nhân Tuấn, một nhà bình luận chính trị người Việt ở Pháp, cho biết: “Giới lãnh đạo Việt Nam quyết định xây dựng một tương lai chung với Trung Quốc có lẽ xuất phát từ những lo ngại về địa chính trị.”
“Tuy nhiên, Hà Nội phải luôn ghi nhớ những tham vọng của Bắc Kinh,” ông Tuấn cảnh báo, đồng thời cho biết thêm “và Hoa Kỳ cũng nên lo ngại về việc Việt Nam xích lại gần Trung Quốc hơn.”
Vietnam joins China-led vision of foreign policy
During Xi Jinping’s state visit to Hanoi, Vietnam agreed to build a ‘Community with a Shared Future’ with China.
By RFA Staff
13/12/2023
China’s President Xi Jinping, center left, and Vietnam’s Communist Party General Secretary Nguyen Phu Trong, center right, attend a welcome ceremony at the Presidential Palace in Hanoi, Vietnam, Dec. 12, 2023.
Nhac Nguyen/Pool via AP
Vietnam has become the latest country in Southeast Asia to have agreed to the China-led “Community with a Shared Future,” Beijing’s vision for a new global order.
The agreement was announced at a meeting on Tuesday in Hanoi between Chinese leader Xi Jinping, who is in Vietnam on a two-day state visit, and Nguyen Phu Trong, the general secretary of the ruling Communist Party of Vietnam (CPV).
“Vietnam considers developing the relationship with China its top priority and a strategic choice,” Trong was quoted by the CPV’s mouthpiece Nhan Dan as saying.
“Vietnam and China are neighbors sharing strong political and ideological ties, making Xi’s call for a China-Vietnam ‘Community with a Shared Future’ strategically important,” said Huynh Tam Sang, a lecturer at Vietnam National University.
“This occurs at the same time when Vietnam’s relations with South Korea, the United States and Japan have been elevated to the ‘comprehensive strategic partnership’ level, which is on par with China’s,” Sang told Radio Free Asia.
“Beijing has likely attempted to boost ties with Hanoi to keep Vietnam within its reach,” the Vietnamese lecturer noted.
State media in both China and Vietnam have been highlighting the two countries’ closeness and similarities in their political systems.
“China and Vietnam are connected by mountains and rivers. We enjoy cultural proximity, cherish the same ideals, and have a shared future ahead of us,” wrote Xi in a signed article ahead of his trip, the third to the neighboring country since he became general secretary of the Communist Party of China.
Alternative global order
The concept of a ‘Community with a Shared Future’ was originally coined as a ‘Community of Common Destiny’.
“The term had been floating around since the early 2000s, but Xi Jinping formally made it part of the PRC’s foreign policy and put it into its constitution in 2017,” said Ian Chong, a political scientist from the National University of Singapore, referring to China by its official name the People’s Republic of China.
Beijing released the full text of China’s proposals and actions for ‘A Global Community of Shared Future’ in September.
“This is China's proposed framework for international relations in the Xi Jinping era,” said Nguyen Khac Giang, a visiting fellow at the think tank ISEAS–Yusof Ishak Institute in Singapore. “This concept is often perceived as China's endeavor to reshape, or even create an alternative, global order.”
“As a nation that has significantly benefited from deep integration into the existing global order, Vietnam until now has been resisting China’s pressure to join this initiative,” he said, adding “The Vietnamese populace, bearing a long and complex history with China, appears disinterested in the concept.”
People wave Chinese and Vietnamese national flags, ahead of the arrival of Chinese President Xi Jinping and his wife Peng Liyuan at Noi Bai International airport in Hanoi, Vietnam, Dec. 12, 2023. (Luong Thai Linh/Pool Photo via AP)
Communist Vietnam and China are traditional allies but the relationship between them has been far from smooth-sailing. Hanoi and Beijing had a brief war in 1979 and bloody skirmishes took place on their common border during the 1980s.
The two countries have also been confronting each other over their territorial claims in the South China Sea.
However, since the normalization of bilateral ties in 1991, China has become Vietnam’s top trade partner with the most economic influence over the smaller neighbor.
Chong from the National University of Singapore said that in his opinion, China “is trying to reach out at the moment, given trouble at home and more vigorous competition from the U.S. and its allies.”
“So while it may not transform into anything concrete, not joining [the ‘Community with a Shared Future’] could seem like a direct rebuff of Xi,” Chong told RFA. “That may be something Vietnam and other regional states would like to avoid.”
On the other hand, joining can help Hanoi “signal goodwill and look for possible areas of economic exchange,” he said.
During Xi’s visit, the two sides signed 36 agreements of bilateral cooperation in multiple fields, according to state media.
“Building a community with a shared future for mankind should start from Asia,” Xi wrote in his recently signed article.
“The wording in Xi’s article serves as a reminder that the future of Asian countries, like China and Vietnam, should be run solely by Asians,” said Huynh Tam Sang from Vietnam National University.
“Yet, China – as perceived by Xi and his comrades – is the driving force for the future of Vietnam and other Asian countries.”
‘Bamboo diplomacy’
Before Vietnam, seven other Southeast Asian nations – Laos, Cambodia, Myanmar, Thailand, Brunei, Malaysia, and Indonesia – have already agreed to join the China-led community.
However, the commitment is higher in Cambodia and Laos, but lower in Thailand, Brunei, Indonesia, Malaysia, and Vietnam, according to Alexander Vuving, a professor at the Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies in Hawaii.
“Singapore and the Philippines are unlikely to take China's side anytime soon,” wrote Vuving on X, formerly known as Twitter.
“With 8 out of 10 members being within China's ‘Community with a Shared Future’, ASEAN is shrinking deeper into irrelevance, as demonstrated in the ongoing South China Sea conflict, he added.
In Vietnam’s case, Hanoi insisted that the text include additional words “in accordance with the U.N. Charter and international law, based on the principles of mutual respect, equal cooperation for mutual benefits, mutual respect of independence, sovereignty, and territorial integrity, and perseverance in solving disputes through peaceful measures.”
This year marks the 15th anniversary of the comprehensive strategic partnership between the two countries.
“Vietnam understands that despite unresolved disputes in the South China Sea it needs to maintain cooperative relations with China, for both security and economic reasons,” said Zhang Baohui, a professor at Lingnan University in Hong Kong.
Zhang said that supporting China’s “Community with a Shared Future,” at the same time maintaining cooperative relations with the U.S. and Japan, represents Hanoi’s “benign signaling” to Beijing.
Visits by world leaders to Hanoi, in his opinion, show “Hanoi’s sophisticated diplomacy with the great powers.”
Chinese President Xi Jinping and General Secretary of Vietnam’s Communist Party Nguyen Phu Trong having tea at the party’s headquarters in Hanoi, Dec. 12, 2023. (Tri Dung/VNA)
Vietnam’s policy makers have been promoting the concept of “bamboo diplomacy,” symbolized by the ability of the bamboo tree to bend with the wind but never break.
During a one-to-one tea session with Xi in Trong’s office, an intricate decoration with two bamboo branches spiraling out of a common vase is seen in the background.
The two leaders sipped cups of Vietnamese green tea.
“The Vietnamese leadership decided to build a shared future with China most probably out of geopolitical concerns,” said Truong Nhan Tuan, a France-based Vietnamese political commentator.
“But Hanoi should always bear in mind Beijing’s ambitions,” warned Tuan, adding “and the United States should also be concerned about Vietnam getting closer to China.”
Edited by Taejun Kang and Mike Firn.
Bài viết của RFA ban Tiếng Anh do ban Tiếng Việt dịch lại
https://www.rfa.org/vietnamese
Không có nhận xét nào