Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ ba 05 tháng 12 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Trước Thượng viện Mỹ, tổng thống Zelensky kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục chi viện cho Ukraina

    Minh Anh /RFI

    05/12/2023

    Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, hôm nay, 05/12/2023, phát biểu trước các thượng nghị sĩ Mỹ qua vidéo, vào lúc chính quyền Biden hối thúc Quốc Hội thông qua một quỹ trị giá gần 106 tỷ đô la để hỗ trợ quân đội Ukraina trong cuộc chiến chống Nga.  

    U.S. President Joe Biden and Ukraine President Volodymyr Zelenskiy shake hands across the table during a meeting in the East Room of the White House in Washington, U.S. September 21, 2023.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden (T) bắt tay đồng nhiệm Ukraina Volodymyr Zelenskiy trước khi hai phái đoàn tiến hành hội đàm tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ ngày 21/09/2023 . REUTERS - KEVIN LAMARQUE 

    Theo Le Monde, hôm thứ Hai, 04/12, chính quyền Biden đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp rằng việc thông qua gói hỗ trợ quân sự và kinh tế này cho Ukraina là cần thiết. Nhà Trắng nêu rõ nỗ lực chiến đấu của Kiev nhằm chống lại cuộc chiến xâm lược của Nga có nguy cơ bị dừng lại nếu không có khoản chi viện này. 

    Do vậy, theo lãnh đạo phe Dân Chủ chiếm đa số ở Thượng Viện, Chuck Shumer, chính phủ mời tổng thống Ukraina Zelensky phát biểu trước các thượng nghị sĩ để họ « có thể nghe trực tiếp từ chính ông ấy chính xác những gì đang bị đe dọa ». Trong cuộc họp này, Thượng Viện cũng sẽ nghe các trình bày của bộ trưởng Quốc Phòng, ngoại trưởng Mỹ và nhiều quan chức an ninh cao cấp khác. 

    Trong thư gởi đến các lãnh đạo Hạ Viện và Thượng Viện được công bố, giám đốc phụ trách ngân sách của Nhà Trắng, bà Shalanda Young, cảnh báo, từ nay đến cuối năm, xin trích : « Chúng ta không còn tiền, và gần như không còn thời gian nữa » và điều này sẽ « đánh quỵ » Ukraina ngay trên chiến trường.: 

    Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng hôm qua báo động, việc chấm dứt viện trợ của Mỹ cho Ukraina « sẽ giúp Putin giành được chiến thắng ». 

    Lục quân Mỹ - Nhật - Úc lần đầu tiên tập trận bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản

    Trọng Thành /RFI

    05/12/2023

    Quân đội ba nước Mỹ, Nhật, Úc bắt đầu ‘‘cuộc tập trận chỉ huy chung’’ (Command Post Training Exercise) nhằm tăng cường khả năng bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên Úc tham gia vào cuộc tập trận thường niên Yama Sakura, kéo dài từ ngày 04/12 đến 13/12/2023. 

    U.S. and Japanese soldiers follow computer simulations of an attack during exercises, called "Yama Sakura," at Camp Kengun, Kumamoto prefecture (state) on Japan's southernmost main island of Kyushu Th

    Ảnh minh họa : Lính Mỹ và Nhật theo dõi mô phỏng máy tính về một cuộc tấn công trong cuộc tập trận "Yama Sakura", căn cứ Kengun, Kumamoto, Kyushu Nhật Bản, ngày 27/01/2010. ASSOCIATED PRESS - Eric Talmadge 

    Theo đài Nhật NHK, lễ khai mạc diễn ra tại căn cứ Asaka của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, thuộc đảo Hokkaido, phía bắc nước Nhật. Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Nhật tham gia tập trận. Về phía Úc, tổng cộng  khoảng 200 người tham gia cuộc diễn tập nói chung, trong đó có 30 binh sĩ. Tướng Úc Scott Winter, tư lệnh Sư đoàn 1, cho biết: “Việc Úc lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận Yama Sakura 85 là một bước tiến đáng kể trong hợp tác ba bên nhằm hỗ trợ một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng mở, ổn định và thịnh vượng”.

    Theo Quân đoàn I Lục quân Mỹ, lực lượng tham gia tập trận, trọng tâm của cuộc tập trận này là phối hợp và liên lạc giữa các sở chỉ huy quân đội ba quốc gia và các đơn vị chiến đấu. Cuộc tập trận liên quan đến việc điều động các lực lượng từ Mỹ và Úc để đối phó với việc quần đảo Nhật Bản bị tấn công. Quân đội Úc được đặt dưới sự chỉ huy của lực lượng Mỹ.

    Trang mạng quân sự Mỹ Stars and Stripes dẫn lời tư lệnh Quân đoàn I Lục quân Mỹ, tướng Xavier Brunson, cho biết trong buổi khai mạc hôm qua, đây là một trong những cuộc tập trận chỉ huy chung ‘‘lớn nhất và phức tạp nhất ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Cuộc tập trận Yama Sakura lần này có quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

    Cả Ukraine lẫn Nga đều nói đã diệt hàng chục máy bay không người lái của nhau 

    05/12/2023 

    Reuters 

    Binh sĩ Ukraine bắn máy bay không người lái, ngày 30/11/2023.

    Binh sĩ Ukraine bắn máy bay không người lái, ngày 30/11/2023. 

    Quân đội Ukraine bắn hạ 10 trong số 17 máy bay không người lái tấn công do Nga phóng đi trong đêm, Reuters dẫn nguồn tin từ chính quyền Ukraine cho biết hôm 5/12.

    Thống đốc vùng Lviv, miền tây Ukraine, cho hay 3 máy bay không người lái đã tấn công một mục tiêu cơ sở hạ tầng không được nêu tên, nhưng thiệt hại là rất nhỏ và không có thương vong nào được ghi nhận.

    Lực lượng không quân Ukraine thông báo rằng các máy bay không người lái đã bị bắn hạ trên "nhiều khu vực khác nhau" của đất nước.

    Họ cho biết 6 tên lửa S-300 đã phóng vào các mục tiêu dân sự ở khu vực Donetsk ở miền đông và Kherson ở miền nam.

    Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng các hệ thống phòng không của Nga đã phá hủy hoặc đánh chặn tổng cộng 41 máy bay không người lái do Ukraine phóng trong đêm hôm trước và sáng sớm hôm 5/12, vẫn theo Reuters.

    Trong một tuyên bố trên kênh Telegram, Bộ này cho biết 26 máy bay không người lái đã bị diệt trên lãnh thổ Nga và 15 chiếc bị chặn trên Biển Azov và Bán đảo Crimea.

    Bộ Quốc phòng Nga không cho biết liệu có bất kỳ thiệt hại nào do vụ tấn công hoặc các mảnh vỡ rơi xuống gây ra hay không.

    Reuters không thể kiểm chứng độc lập tuyên bố này. Chưa có bình luận ngay lập tức từ Ukraine.

    Nga nhiều lần phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào dân thường ở Ukraine nhưng nói rằng cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này là mục tiêu quân sự chính đáng.

    Thống đốc NoemSouth Dakota: Chúng ta cần ‘thức tỉnh’ – Trung Quốc muốn ‘huỷ diệt’ Hoa Kỳ

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/thongdocngdg.jpg

    Thống đốc South Dakota Kristi Noem (Ảnh: Scott Olson/Getty Images) 

    Thống đốc Kristi Noem (Đảng Cộng hoà, SouthDakota) cho biết trong chương trình “Sunday Morning Futures” của Fox News Channel phát sóng tuần này rằng Trung Quốc không nên sở hữu đất gần các căn cứ của Lực lượng Không quân Chiến lược Hoa Kỳ vì “chương trình nghị sự” của họ là “tiêu diệt” đất nước chúng ta.

    Bà Noem cho biết: “Chỉ trong khoảng thời gian 10 năm, chúng tôi đã thấy Trung Quốc tăng lượng mua đất ở khu vực ‘quan trọng’ của Mỹ lên 5.300%. Điều đó có nghĩa là họ đã mạnh tay thay đổi chiến thuật để bắt đầu mua đất của chúng ta và họ đang mua đất ở gần các căn cứ Không quân chiến lược, nguồn tài nguyên quốc phòng của chúng ta. Và họ đang làm điều đó để tiếp tục xây dựng chương trình nghị sự nhằm tiêu diệt Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Họ muốn trở thành cường quốc thống trị thế giới. Cách duy nhất họ làm được điều đó là loại bỏ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.

    Bà Noem nói thêm: “Trong 25 năm, tôi làm việc về chính sách lương thực. Tôi đã chứng kiến họ mua lại các công ty phân bón, công ty hóa chất của chúng ta. Họ sở hữu hệ thống xử lý của chúng ta. Bây giờ họ đang mua đất của chúng ta. Nước Mỹ cần phải thức tỉnh và nhận ra rằng cần phải hành động mạnh mẽ hơn. Tại Nam Dakota, Chúng tôi đang nỗ lực giải quyết vấn đề này ở tiểu bang của chúng tôi. Nhưng Quốc hội cần phải hành động. Đó là lý do tại sao tôi ủng hộ dự luật của Chủ tịch Mike Gallagher. Tôi đang yêu cầu ông ấy đưa nó vào Đạo luật Cấp thẩm quyền Quốc phòng Quốc gia (NDAA). Điều đó sẽ đảm bảo rằng bất kỳ hình thức mua đất nào gần khu vực an ninh quốc gia sẽ được đánh giá và Ủy ban đầu tư nước ngoài (CFIUS) sẽ có quyền tiến hành và đảm bảo rằng việc đó sẽ dừng lại và không xảy ra. Điều mà tác động đến nước Mỹ”.

    Anh Nguyễn, theo Breitbart News

    Quân đội Trung Quốc tố tàu Mỹ xâm nhập lãnh hải ‘bất hợp pháp’ 

    05/12/2023 

    Reuters 

    (Tư liệu) Tàu USS Gabrielle Giffords tiến hành các hoạt động thường lệ gần tàu khoan West Capella, ngày 12 tháng 5 năm 2020

    (Tư liệu) Tàu USS Gabrielle Giffords tiến hành các hoạt động thường lệ gần tàu khoan West Capella, ngày 12 tháng 5 năm 2020 

    Quân đội Trung Quốc hôm 4/12 tố cáo một tàu Hải quân Hoa Kỳ xâm nhập ‘bất hợp pháp’ vào vùng biển tiếp giáp với Bãi Cỏ Mây, một đảo san hô đang tranh chấp ở Biển Đông mà gần đây có xảy ra một số cuộc đối đầu trên biển.

    Giới hữu trách Trung Quốc nói “Mỹ đã phá hoại nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực” và tố cáo Mỹ gây rối ở Biển Đông và vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.

    Trung Quốc đang tranh chấp với một số nước láng giềng về yêu sách lãnh hải rộng lớn ở Biển Đông.

    Hải quân Mỹ cho biết tàu tác chiến USS Gabrielle Giffords của họ chỉ tiến hành các hoạt động thường lệ trong lãnh hải quốc tế ở Biển Đông, phù hợp với luật quốc tế.

    “Hạm đội 7 của Hoa Kỳ hoạt động hàng ngày ở Biển Đông như đã làm trong nhiều chục năm nay,” Hải quân Mỹ nói.

    “Những hoạt động này chứng tỏ chúng tôi cam kết duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

    Trong những tháng gần đây, Trung Quốc xảy ra nhiều cuộc xung đột với tàu Philippines và phản đối việc tàu Mỹ tuần tra các khu vực tranh chấp.

    Theo quân đội Trung Quốc, tàu Mỹ đã di chuyển vào vùng biển tiếp giáp với khu vực mà Trung Quốc gọi là Nhân Ái Tiều, còn được gọi là Bãi Cỏ Mây, một phần của Quần đảo Trường Sa.

    Bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, theo phán quyết của tòa trọng tài Liên hiệp quốc năm 2016.

    Người phát ngôn của quân đội Trung Quốc nói phía Trung Quốc đã giám sát và đi theo tàu Mỹ và rằng quân đội Trung Quốc luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ để kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia.

    Hải quân Hoa Kỳ đáp trả: “Chúng tôi sẽ không để bị cản chân trong việc tiếp tục hợp tác cùng với các đồng minh và đối tác của mình để hỗ trợ tầm nhìn chung về một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.”

    Trước đó hôm 3/12, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines triển khai hai tàu ở Biển Đông sau khi theo dõi sự gia tăng ‘đáng báo động’ về số lượng tàu dân quân hàng hải của Trung Quốc tại một rạn san hô trong vùng đặc quyền kinh tế của Manila.

    COP28 bế mạc

    Trong những ngày khai mạc COP28, hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại UAE, các đại biểu đi từ những lời hứa đến liên tiếp các tranh cãi. Các cam kết như quỹ “tổn thất và thiệt hại” toàn cầu; 30 tỷ USD tài trợ khí hậu từ UAE; cam kết tăng gấp ba lần năng lượng tái tạo vào năm 2030 (so với năm 2020); và cam kết của 50 công ty dầu khí sẽ giảm lượng khí thải carbon về mức 0 vào năm 2050.

    Ban tổ chức hy vọng những điều này sẽ làm xao lãng các thông tin rò rỉ cho thấy UAE muốn dùng COP28 để đạt được các thỏa thuận về nhiên liệu hóa thạch cũng như những bình luận của Sultan Al Jaber, chủ tịch COP, về tính khoa học của tuyên bố cần loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch để giảm biến đổi khí hậu.

    Giờ đây khi hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới đã rời Dubai, công việc khó khăn và quan trọng hơn của hội nghị bắt đầu. Các nhà đàm phán phải xem xét hàng loạt tài liệu để thực hiện lần “kiểm kê toàn cầu” đầu tiên về tiến bộ khí hậu của các nước kể từ năm 2015. Sau đó, họ phải chuyển số tài liệu đó thành một thỏa thuận về các bước tiếp theo.

    Công bố kết quả kỳ thi PISA đầu tiên sau đại dịch

    Hơn ba năm rưỡi sau khi các chính phủ đóng cửa trường học để chống dịch, các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu xem đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào đến sự tiến bộ của học sinh. Dữ liệu được OECD công bố vào thứ Ba sẽ cho một cái nhìn tổng thể tốt nhất về mức độ ảnh hưởng đến việc học tập ở các nước phát triển.

    Trong hai thập niên qua, tổ chức này đã yêu cầu trẻ em ở nhiều quốc gia (hiện là 81 nước) làm các bài kiểm tra giống nhau về đọc, toán và khoa học, như một phần của chương trình được gọi là PISA. Vòng đánh giá gần đây nhất của họ, tiến hành từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2022, là lần đầu tiên kể từ năm 2018. Trước dịch, điểm số ở các nước giàu có xu hướng giảm. Nguyên nhân chưa rõ ràng, nhưng không ai cho rằng đại dịch đã cải thiện điều này. Phụ huynh và các nhà hoạch định chính sách sẽ xem xét kỹ lưỡng kết quả để xem nước nào giúp học sinh học tốt nhất trong đại dịch — và học sinh nước nào bị tụt lại phía sau nhiều nhất.

    Tiến trình lập chính phủ ở Hà Lan hậu bầu cử

    Geert Wilders, người theo chủ nghĩa dân túy chống Hồi giáo và chống EU, và Đảng Vì Tự do (PVV) của ông đã dẫn đầu trong cuộc bầu cử Hà Lan hôm 22/11. Kể từ đó, Ronald Plasterk, phụ trách các cuộc đàm phán liên minh, đã kêu gọi các đảng khác thành lập một chính phủ với PVV vốn bị xa lánh lâu nay. Song tiến trình không diễn ra suôn sẻ.

    Đảng lớn thứ hai, đảng Tự do trung hữu, sẽ không tham gia chính phủ liên minh do PVV lãnh đạo nhưng có thể ủng hộ chính phủ liên minh về một số vấn đề nhất định. Pieter Omtzigt, người có đảng Hợp đồng Xã hội về thứ tư, nói ông Wilders phải đảm bảo quyền tự do tôn giáo và cam kết ở lại EU trước khi nói chuyện.

    Vào thứ Ba, ông Plasterk sẽ nói chuyện với Đảng Tự do và Phong trào Công dân Nông dân, một đảng nhỏ hơn dự kiến sẽ không đóng nhiều vai trò. Đầu tuần tới, ông sẽ đưa ra một báo cáo và sau đó quốc hội sẽ chỉ định những người hòa giải giữa PVV với các bên có thiện chí – nếu có. Họ có thể miễn cưỡng thành lập chính phủ với ông Wilders, nhưng họ không muốn bị xem là phá hoại tiến trình lập chính phủ.

    Tỉ lệ ủng hộ của đảng cầm quyền Nam Phi có thể giảm xuống mức kỷ lục

    Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), vốn nắm quyền ở Nam Phi trong gần 30 năm qua, đang gặp vấn đề về quản lý tài chính nội bộ. Hôm thứ Hai, các quan chức tòa án đã lập danh mục tài sản sẽ bị tịch thu từ trụ sở ANC để trả khoản nợ 102 triệu rand (5,4 triệu USD) cho một công ty in ấn hoạt động trong chiến dịch bầu cử 2019.

    ANC cũng không hề làm tốt trong việc quản lý nền kinh tế công nghiệp lớn nhất châu Phi. Một báo cáo về GDP quý 3, dự kiến công bố vào thứ Ba, dự kiến cho thấy tăng trưởng chậm lại còn 0,1-0,2%, từ mức 0,6% trong ba tháng tính đến cuối tháng 6. Ngành khai khoáng và sản xuất bị kéo xuống do cắt điện và đường sắt không hoạt động.

    Nền kinh tế yếu kém rõ ràng không có lợi cho Cyril Ramaphosa, lãnh đạo ANC, khi ông tái tranh cử tổng thống Nam Phi vào năm tới. Thăm dò ý kiến cho thấy tỷ lệ ủng hộ dành cho ANC sẽ lần đầu tiên giảm xuống dưới 50% kể từ khi chế độ apartheid bị xoá bỏ vào năm 1994. Kết quả như vậy có thể sẽ buộc ANC phải thành lập một chính phủ liên minh với các đảng đối lập. Sau nhiều thập niên bất tài và tham nhũng, cử tri đang đi tìm sự thay đổi.

    Quan chức cảnh sát vũ trang Thượng Hải bị đồn ‘đầu độc’ cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/serwe.jpg

    Ảnh ghép minh họa ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường (Nguồn: Vision Times) 

    Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình mới đây đã đến Thượng Hải, trong các quan chức cấp cao quân đội tháp tùng ông khi thị sát Tổng đội Cảnh sát vũ trang thuộc Bộ chỉ huy khu vực biển Hoa Đông, đã không có tư lệnh viên Tổng đội Cảnh sát vũ trang Thượng Hải Trần Nguyên (Chen Yuan). Trước đó có thông tin tiết lộ cố Thủ tướng Lý Khắc Cường không phải chết vì đau tim mà bị đầu độc, và kẻ thao túng đằng sau hậu trường là ông Trần Nguyên.

    Ông Tập Cận Bình đã thị sát Thượng Hải từ ngày 28 đến ngày 29/11 và vào ngày 29, ông đã thị sát Tổng đội Cảnh sát vũ trang và Cảnh sát biển ở khu vực Biển Hoa Đông.

    Theo đoạn video của CCTV, khi ông Tập Cận Bình thị sát Tổng đội Cảnh sát vũ trang và Cảnh sát biển ở khu vực Biển Hoa Đông, Thiếu tướng Vương Hỷ Vũ (Wang Xiwu) có trong số những người báo cáo với ông tại hiện trường hội nghị. Hiện tại, ông Vương Hỷ Vũ giữ chức Tư lệnh Bộ Tư lệnh Khu vực Biển Hoa Đông của Cảnh sát biển.

    Cùng có mặt tại sự kiện này còn có Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hà Vệ Đông (He Weidong); Tư lệnh Chiến khu Đông bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc Lâm Hướng Tùng (Lin Xiangyang) và Chính ủy Lưu Thanh Tùng (Liu Qingsong); Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát Vũ trang Vương Xuân Ninh (Wang Chunning) và Chính ủy Trương Hồng Binh (Zhang Hongbing); Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Uất Trung (Yu Zhong) và Chính ủy Lý Tống Đức (Li Songde); Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Vương Hán Ba (Wang Hanbo).

    Điều ngạc nhiên là ông Trần Nguyên, tư lệnh viên Tổng đội Cảnh sát Vũ trang Thượng Hải và các quan chức cấp cao khác đều không xuất hiện.

    Một bài báo của nhà bình luận thời sự chính trị Lâm Bảo Hoa (Lin Baohua) cho rằng ông Trần Nguyên và ông Hà Vệ Đông là người quê ở Đông Đài, Giang Tô và được ông Hà Vệ Đông chiếu cố, nhưng ông Hà Vệ Đông đi cùng với ông Tập mà không thấy ông Trần Nguyên xuất hiện. Điều này có nghĩa là gì? Có lẽ phải mất một thời gian mới hiểu được, ít nhất thì hướng đi của ông Trần Nguyên như thế nào cũng là điều đáng chú ý.

    Ngày 27/10, cựu Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đột ngột qua đời tại Thượng Hải, nguyên nhân cái chết làm dấy lên nghi ngờ từ mọi tầng lớp xã hội.

    Vào ngày 31/10, cựu nhân viên truyền thông Đại Lục Triệu Lan Kiện đã tung ra thông tin rằng ông đã nhận được thông tin ông Lý Khắc Cường bị “đầu độc chết”, người thực hiện việc này là Cảnh sát vũ trang Thượng Hải, và người đứng sau điều khiển là ông Trần Nguyên, Tư lệnh viên của Tổng đội Cảnh sát Vũ trang Thượng Hải.

    Những thông tin tiết lộ còn đề cập cụ thể rằng ông Trần Nguyên và ông Hà Vệ Đông – một người bạn thân tín của ông Tập Cận Bình và là Phó Chủ tịch Quân ủy ĐCSTQ, đều là những người đến từ Đông Đài, tỉnh Giang Tô, điều này dường như cố tình ám chỉ rằng vấn đề có liên quan đến ông Tập Cận Bình.

    Các nhà phân tích cho rằng thế lực đứng sau hỗ trợ ông Trần Nguyên từ Giang Tô và Quảng Tây đề bạt một mạch đến Thượng Hải rất có thể là ông Hà Vệ Đông.

    Trên thực tế, tin tức tương tự đã lan truyền trên Internet một ngày sau cái chết của ông Lý Khắc Cường. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích đã đặt câu hỏi về thông tin này.

    Ông Trần Nguyên từng là phó tư lệnh Tổng đội Cảnh sát vũ trang Giang Tô, tư lệnh viên Tổng đội Cảnh sát vũ trang Quảng Tây, với cấp bậc thiếu tướng. Vào tháng 8/2022, ông vẫn đang làm việc ở Quảng Tây. Vào tháng Một năm nay, ông xuất hiện trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc Đại Lục với tư cách là Tư lệnh viên Tổng đội Cảnh sát Vũ trang Thượng Hải.

    Theo Phương Hiểu, Epoch Times

    Miến Điện: Tập đoàn quân sự kêu gọi các nhóm nổi dậy sắc tộc thiểu số đàm phán

    Trọng Thành /RFI

    05/12/2023


    Hôm nay, 05/12/2023, lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện kêu gọi các lực lượng vũ trang một số sắc tộc thiểu số đàm phán để tìm ‘‘giải pháp chính trị’’. Đối lập vũ trang Miến Điện bác bỏ kêu gọi của tập đoàn quân sự. 

    People's Liberation Army forces fight Myanmar junta army near Sagaing Region in Myanmar November 23, 2023.

    Chiến binh Quân đội Giải phóng Nhân dân giao tranh với quân đội Miến Điện gần Sagaing, Miến Điện, ngày 23/11/2023. REUTERS - STRINGER 

    Theo cơ quan ngôn luận chính thức của tập đoàn quân sự Global New Light of Myanmar, lãnh đạo tập đoàn quân sự, tướng Min Aung Hlaing, cảnh báo ‘‘nếu các tổ chức vũ trang tiếp tục hành xử bất cẩn, dân cư các khu vực liên quan sẽ phải gánh chịu hậu quả’’, ‘‘như vậy điều cần làm là chú ý đến sinh mệnh của người dân, và các tổ chức này cần phải giải quyết các vấn đề của họ thông qua đàm phán’’.

    Theo Reuters, ông Kyaw Zaw, phát ngôn viên của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc (National Unity Government - NUG), lực lượng kháng chiến chống đảo chính, ngay lập tức đã bác bỏ kêu gọi của lãnh đạo tập đoàn quân sự. Người phát ngôn của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc khẳng định : ‘‘Tập đoàn quân sự đang thất bại nặng trên thực địa vì vậy họ phải cố gắng tìm lối thoát. Sẽ có đối thoại thực sự, nếu quân đội đảm bảo không còn đóng vai trò gì trong chính trị nữa, và chấp nhận dưới quyền một chính phủ dân cử.’’

    Theo giới quan sát, tướng Min Aung Hlaing đưa ra lời kêu gọi vào lúc giới tướng lĩnh Miến Điện đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất kể từ cuộc đảo chính đầu 2021. Liên minh ba lực lượng vũ trang của một số sắc tộc thiểu số (‘‘Three Brotherhood’’) - mở nhiều chiến dịch quân sự quy mô lớn từ cuối tháng 10, chủ yếu là ở một số khu vực biên giới với Trung Quốc – đặt mục tiêu đánh đổ tập đoàn quân sự, lên cầm quyền sau cuộc đảo chính. 

    Lực lượng Tự vệ của Nhân dân (FDP), của Chính phủ Đoàn kết Dân tộc, nhân bối cảnh này, cũng tiến hành nhiều cuộc tấn công nhắm vào quân đội tại miền bắc và miền đông. Hồi tuần trước, các thành viên của FDP cho AFP biết đã kiểm soát được một phần thủ phủ bang miền đông Kayah, giáp biên giới với Thái Lan. Hãng tin Anh Reuters, dẫn một số nguồn từ Liên Hiệp Quốc, cho hay tổng cộng hơn 500.000 người dân đã phải sơ tán trên khắp cả nước, do chiến sự. Hơn 250 dân thường, trong đó có nhiều trẻ em, thiệt mạng kể từ đầu chiến dịch quân sự nói trên. 

    Philippines cáo buộc hơn 135 tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu

    04/12/2023

    Philippines cáo buộc hơn 135 tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu

    Phía Philippines cho rằng tàu dân quân biển Trung Quốc đột nhập vào vùng đặc quyền kinh tế EEZ của nước này là vi phạm. 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

    Philippines vào ngày 3/12 cho biết phát hiện hơn 135 tàu dân quân biển Trung Quốc ‘tràn ngập’ khu vực Đá Ba Đầu.

    AFP loan tin trong cùng ngày dẫn nguồn Tuần duyên Philippines nêu rõ từ ngày 13/11 Lực lượng này đếm được 111 tàu dân quân biển Trung Quốc tại Đá Ba Đầu và đến ngày 2/12 khi hai tàu tuần duyên Philippines được điều đến khu vực này thì số lượng tàu dân quân biển của Trung Quốc lên đến hơn 135 chiếc.

    Hình ảnh do Tuần duyên Philippines công bố hôm 3/12 được miêu tả nhiều tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung theo đội hình, số khác rải rác quanh khu vực.

    Tin nói Tuần duyên Philippines đã phát thông báo đến số tàu dân quân biển Trung Quốc; nhưng không có phản hồi nào.

    Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila cũng không trả lời yêu cầu bình luận của AFP trong ngày 3/12.

    Vào năm 2021, một hoạt động tương tự của hơn 200 tàu dân quân biển Trung Quốc diễn ra tại Đá Ba Đầu gây nên vụ căng thẳng ngoại giao giữa Manila và Bắc Kinh. Phía Philippines cho rằng tàu dân quân biển Trung Quốc đột nhập vào vùng đặc quyền kinh tế EEZ của nước này là vi phạm; trong khi đó Trung Quốc cho rằng tàu đánh cá của ngư dân Hoa Lục vào tránh bão.

    Diễn biến mới nhất vào ngày 3/12 tại khu vực Đá Ba Đầu như vừa nêu xảy ra sau khi vào ngày 1/12, Philippines công bố việc thiết lập trạm tuần duyên tại Đảo Thị Tứ. Đây là đảo lớn nhất do Manila trấn giữ tại Biển Đông.

    Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines, Eduardo Ano, trong phát biểu tại đảo Thị Tứ rằng trạm tuần duyên của Philippines trên đảo Thị Tứ sẽ được trang bị những “hệ thống tiên tiến” gồm radar, hệ thống thông tin vệ tinh, camera biển và hệ thống quản trị hoạt động lưu thông tàu biển.

    Trạm tuần duyên này dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2024.


    Không có nhận xét nào