Header Ads

  • Breaking News

    Quan hệ Mỹ-Trung sẽ có nhiều biến động hơn trong năm 2024

    21/12/2023 

    Reuters 

    " Một đòn bẩy mà Bắc Kinh có là vị thế thống trị của mình với tư cách là nhà cung cấp kim loại đất hiếm cần thiết cho sản xuất chip. Vào tháng 7, Trung Quốc đã công bố hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm gallium và germanium - xuất khẩu đã giảm mạnh kể từ đó.

    Sự căng thẳng mà chính sách của Hoa Kỳ tạo ra sẽ chỉ gia tăng khi chính quyền Hoa Kỳ trấn áp những hành vi vi phạm các quy định mới. Chính quyền Biden đã thành lập một đội đặc nhiệm vào năm 2023 để chống lại những nỗ lực chiếm đoạt trái phép công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ.

    Trợ lý Bộ trưởng Thương mại phụ trách Thực thi Xuất khẩu, Matthew Axelrod, cho biết các cuộc điều tra về những vi phạm rõ ràng liên quan đến xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc đang được tiến hành và “chúng tôi dự đoán những nỗ lực đó sẽ dẫn đến các hành động thực thi xuất khẩu đáng kể vào năm 2024”.

    Tổng thống Joe Biden gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Filoli Estate ở Woodside, California, ngày 15 tháng 11 năm 2023, bên lề diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương.

    Tổng thống Joe Biden gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Filoli Estate ở Woodside, California, ngày 15 tháng 11 năm 2023, bên lề diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương. 

    Sau một năm gây hoảng loạn vì các khinh khí cầu gián điệp, cuộc chiến về chất bán dẫn và sự cạnh tranh quân sự ngày càng gay gắt, Trung Quốc và Mỹ sắp kết thúc một năm trong tình trạng ‘bằng mặt không bằng lòng.’

    Điều này diễn ra sau cuộc gặp vào tháng 11 giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nơi cả hai đều bày tỏ mong muốn không để cho quan hệ giữa hai nước ‘rơi tự do.’

    Năm 2024 có thể mang đến những biến động mới. Từ cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan và Hoa Kỳ cho đến các cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tiếp tục diễn ra, ông Biden và ông Tập phải đối mặt với không ít vấn đề ‘gập ghềnh’ phía trước.

    Rắc rối xuyên eo biển Đài Loan

    Đầu tiên sẽ là cuộc bầu cử tổng thống và cuộc bầu cử quốc hội của Đài Loan vào ngày 13/1. Cách Trung Quốc phản ứng có thể quyết định liệu mối quan hệ giữa Mỹ-Trung có lại nghi kỵ lẫn nhau hay không.

    Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức và ứng cử viên liên danh Tiêu Mỹ Cầm thuộc Đảng Dân Tiến cầm quyền đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò. Trung Quốc gọi họ là ‘hành động kép đòi độc lập’ và từ chối lời đề nghị đàm phán của ông Lại.

    Các cuộc bầu cử trên hòn đảo Đài Loan mà Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình trước đây đã làm căng thẳng leo thang, đáng chú ý nhất là vào năm 1996 khi các cuộc tập trận quân sự và thử nghiệm phi đạn của Trung Quốc trước cuộc bỏ phiếu ở Đài Loan đã thúc đẩy Mỹ cử một lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay đến khu vực.

    Lần này, Bắc Kinh lại tăng cường áp lực quân sự và chính trị, coi cuộc bầu cử sắp tới là sự lựa chọn giữa ‘hòa bình và chiến tranh’, gọi đảng cầm quyền Đài Loan là những kẻ ly khai nguy hiểm và kêu gọi người Đài Loan đưa ra ‘lựa chọn đúng đắn.’

    Một số nhà phân tích tin rằng ông Tập Cận Bình, với hy vọng tránh xung đột, sẽ tiết chế phản ứng quân sự của Trung Quốc nếu ông Lại thắng cử. Nhưng Đài Loan đang cảnh giác cao độ trước các hoạt động của Trung Quốc, cả quân sự và chính trị, trước cuộc bầu cử.

    Trump phiên bản 2.0?

    Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2024 có thể còn có nhiều hệ lụy hơn nữa. Ngoại trừ những bất ngờ vào phút chót, cuộc bầu cử nhiều khả năng sẽ là cuộc tái đấu giữa đương kim Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thống Donald Trump.

    Trong khi cuộc đua này chắc chắn sẽ có những lời lẽ gay gắt về Trung Quốc, ông Tập sẽ tập trung hơn vào một câu hỏi: Liệu ông Trump có trở lại nắm quyền không?

    Bà Yun Sun, giám đốc Trung tâm Stimson ở Washington, cho rằng: “Khi người Trung Quốc nghĩ về cuộc bầu cử vào năm tới, việc ông Trump trở lại sẽ là cơn ác mộng tồi tệ nhất của họ.”

    Mối quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Barack Obama đã nhường chỗ cho một cuộc chiến thương mại toàn diện dưới thời người kế nhiệm là ông Donald Trump, những cáo buộc về nguồn gốc của Covid-19 và những căng thẳng mới về tình trạng của Đài Loan.

    Ở một khía cạnh nào đó, sự trở lại của ông Trump có thể là một lợi ích địa chính trị cho Trung Quốc. Ông Biden đã khéo léo gia tăng áp lực lên Bắc Kinh - duy trì các mức thuế quan thời Trump, bổ sung các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới và củng cố các liên minh của Mỹ.

    Nếu bản năng theo chủ nghĩa biệt lập của ông Trump đồng nghĩa với việc Mỹ rút lui khỏi các liên minh, thì điều đó có thể có lợi cho nhà cầm quyền Trung Quốc, những người cảm thấy bị sức mạnh của Mỹ bủa vây.

    Theo bà Sun, mặc dù không hài lòng với ông Biden nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc cảm thấy ông ấy là một nhà lãnh đạo tuân theo các quy tắc giao tiếp và một mối quan hệ Mỹ-Trung chỉ vận hành nửa chức năng. Còn ông Trump là không thể đoán trước được.

    Bà Sun nói: “Dưới thời Trump, không có cuộc trò chuyện có ý nghĩa nào về bất cứ điều gì. Thay vào đó là sự leo thang căng thẳng không thể ngăn cản được.”

    Xung đột về chip

    Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn các chất bán dẫn tiên tiến nhất lọt vào tay Trung Quốc có thể sẽ chỉ được tăng cường vào năm tới.

    Tháng 10 vừa qua, Hoa Kỳ đã thắt chặt các hạn chế hiện có, tạm dừng cho Trung Quốc có thêm các loại chip cao cấp và siết chặt các lỗ hổng. Việc này có thể tái diễn vào năm 2024. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo cho biết chuyện này sẽ được ‘cập nhật’ ít nhất là hàng năm.

    Mặc dù có tranh luận về việc các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đã ngăn chặn công nghệ này đến Trung Quốc tốt đến mức nào, nhưng Bắc Kinh đã phải nỗ lực chống lại các hạn chế, đặc biệt vì việc trả đũa các doanh nghiệp Mỹ có thể làm mất đi nguồn vốn nước ngoài mà Bắc Kinh cần khi tăng trưởng kinh tế chậm lại.

    Một đòn bẩy mà Bắc Kinh có là vị thế thống trị của mình với tư cách là nhà cung cấp kim loại đất hiếm cần thiết cho sản xuất chip. Vào tháng 7, Trung Quốc đã công bố hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm gallium và germanium - xuất khẩu đã giảm mạnh kể từ đó.

    Sự căng thẳng mà chính sách của Hoa Kỳ tạo ra sẽ chỉ gia tăng khi chính quyền Hoa Kỳ trấn áp những hành vi vi phạm các quy định mới. Chính quyền Biden đã thành lập một đội đặc nhiệm vào năm 2023 để chống lại những nỗ lực chiếm đoạt trái phép công nghệ nhạy cảm của Hoa Kỳ.

    Trợ lý Bộ trưởng Thương mại phụ trách Thực thi Xuất khẩu, Matthew Axelrod, cho biết các cuộc điều tra về những vi phạm rõ ràng liên quan đến xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc đang được tiến hành và “chúng tôi dự đoán những nỗ lực đó sẽ dẫn đến các hành động thực thi xuất khẩu đáng kể vào năm 2024.”

    https://www.voatiengviet.com/a/7406784.html


    Không có nhận xét nào