Đoàn Việt Nam Hải Ngoại tham dự Committee on the Elimination of Racial Discrimination (CERD)
Người H’Mông báo cáo Liên Hiệp Quốc về việc bị chính phủ Việt Nam kỳ thị
Quang Nguyên (VNTB)
30/11/2023
Đoàn người Việt hải ngoại tham dự nêu ra các bằng chứng về việc chính quyền Việt Nam đã ngược đãi các tôn giáo, dân tộc thiểu số, người hoạt động bất đồng chính kiến, người đấu tranh cho nhân quyền… Ngày 28 tháng 11, đoàn Việt Nam Hải Ngoại tham dự phiên rà soát nhà nước Việt Nam về việc thực thi Công ước Xóa Bỏ Mọi Hình Thức Kỳ Thị Chủng Tộc Committee on the Elimination of Racial Discrimination (CERD) tại trụ sở Liên Hiệp Quốc Geneva, Thụy Sỹ đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu của Liên Hiệp Quốc, gồm có Đại Sứ Surya Deva, Báo cáo viên Đặc biệt Liên Hiệp Quốc về Quyền Phát triển.
Ông Trần Bĩnh đã trao tận tay ông Deva một lá thư lưu ý ông về tình trạng các tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Thư kêu gọi cá nhân ông Deva cùng Uỷ ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc báo động về tình trạng tồi tệ của các tù nhân lương tâm nói chung và trường hợp ba nhà báo của Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam, TS. Phạm Chí Dũng, nhà văn Nguyễn Tường Thụy, ông Lê Hữu Minh Tuấn hiện đang thụ án tù dài hạn tại các trại giam. Trong thư nêu rõ cả ba nhà báo này “đã nhất quán ủng hộ niềm tin của mình thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc pháp luật và tự do ngôn luận được ghi trong Hiến pháp Việt Nam cũng như các tuyên ngôn nhân quyền quốc tế.”
Tuy nhiên hiện họ đang được cho là “phải đối mặt với sự đối xử bất công và có nhiều dấu hiệu cho thấy quyền phát triển của họ đang bị cản trở.” Thư cũng nêu rõ cho ông Deva và LHQ biết về điều kiện giam giữ khắc nghiệt và đối xử phân biệt với các tù nhân lương tâm và tù nhân chính trị đồng thời nêu yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức cho những tù nhân lương tâm đang phải chịu án tù chỉ vì bảo vệ các quyền cơ bản của mình. Ủy ban LHQ về Xoá Bỏ Mọi Hình Thức Kỳ Thị Sắc Tộc (CERD) là một tổ chức độc lập của các chuyên gia giám sát việc thực thi Công ước về loại bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của các bên ký kết. Nhiệm vụ của CERD là giám sát việc thực thi Công ước và đưa ra các khuyến nghị cho các bên ký kết về cách loại bỏ sự phân biệt chủng tộc. CERD sử dụng nhiều công cụ để giám sát việc thực thi Công ước, trong đó có kết luận quan sát. Kết luận quan sát là một trong những công cụ mà CERD sử dụng để giám sát việc thực thi Công ước. Theo đó, Ủy ban sẽ kiểm tra từng báo cáo của các nhà nước thành viên và giải quyết các mối quan ngại cũng như khuyến nghị của mình đối với nhà nước thành viên dưới hình thức “kết luận quan sát”. Ngoài ra, CERD còn có thể sử dụng các công cụ khác như việc tổ chức các cuộc họp với các bên liên quan, đưa ra các khuyến nghị cụ thể, và giám sát việc thực thi các quy định pháp luật về phân biệt chủng tộc.(*)
Đoàn người Việt hải ngoại tham dự phản bác luận điệu dối trá của phái đoàn nhà nước Việt Nam đã nêu ra các bằng chứng về việc chính quyền Việt Nam đã có các hành vi ngược đãi các tôn giáo, dân tộc thiểu số, người hoạt động bất đồng chính kiến, người đấu tranh cho nhân quyền; không tôn trọng quyền tự do và bảo vệ quyền lợi của cá nhân, cộng đồng, không tạo điều kiện bình đẳng trong giáo dục, xóa bỏ bản sắc văn hóa và chữ viết [của người Mông], không hỗ trợ đa văn hóa và chia rẽ dân tộc. Việt Nam Thời Báo tiếp tục đưa tin về hội nghị này. Tham khảo: (*) https://www.facebook.com/100004941274154/videos/908342147388480/
https://vietnamthoibao.org
Người H’Mông báo cáo Liên Hiệp Quốc về việc bị chính phủ Việt Nam kỳ thị
30/11/2023
Người H’Mông báo cáo Liên Hiệp Quốc về việc bị chính phủ Việt Nam kỳ thị Quang Nguyên (VNTB) – Việt Nam không có chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Đặc biệt là người H’Mông. Hoặc nếu có chỉ để đánh lừa quốc tế. Ngày 28 tháng 11, phái đoàn Việt Nam Hải Ngoại gồm các tổ chức Tin Lành, Phật Giáo, Công Giáo và Đại diện đồng bào thiểu số Mông, Thượng và cá nhân tham dự phiên rà soát nhà nước Việt Nam về việc thực thi Công ước Xóa Bỏ Mọi Hình Thức Kỳ Thị Chủng Tộc Committee on the Elimination of Racial Discrimination (CERD) tại trụ sở Liên Hiệp Quốc Geneva, Thụy Sỹ, đã có buổi làm việc với đoàn đại biểu của Liên Hiệp Quốc, gồm có Đại Sứ Surya Deva, Báo cáo viên Đặc biệt Liên Hiệp Quốc về Quyền Phát triển, Ông Francisco Cali Tzay, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về người bản địa, tổ chức Tin Lành World Evangelical Alliance và ADF International (tổ chức các luật sư Thiên Chúa Giáo) Trong buổi họp, Mục sư Vàng Chí Mình chủ tịch H’Mong United for Justice đã trình bày về thực trạng người Mông tại Việt Nam bị kỳ thị.
Bản báo cáo của ông cũng được trao tận tay các giới chức LHQ. Mục sư Vàng Chi Minh trao báo cáo về người Mông bị bạc đãi đến ông Francisco Cali Tzay Báo cáo viên Đặc Biệt của LHQ. về quyền của người bản địa.
Nội dung tóm lược báo cáo như sau:
1. TÓM TẮT CHUNG Hiến pháp Việt Nam quy định tất cả mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng, đoàn kết, cùng nhau phát triển, nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt, kỳ thị chia rẽ dân tộc. Hiến pháp Việt Nam còn đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các dân tộc thiểu số. Về mặt xã hội, hiến pháp Việt Nam khẳng định tạo điều kiện tốt nhất cho đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các hoạt động chính trị, quản lý xã hội, quản lý nhà nước, được quyền lựa chọn ngôn ngữ, chữ viết để giao tiếp, quan tâm, bảo vệ, hỗ trợ quyền tự do và bình đẳng, được quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Tuy nhiên, tất cả mọi hoạt động của người dân đều bị bóp nghẹt bởi Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo, đặc biệt là đối với nhóm sắc tộc thiểu số H’Mông theo Đạo Tin Lành. Trong đó, nổi bật nhất là sau cuộc biểu tình phản đối chính sách đàn áp của chính quyền Việt Nam với tín đồ Tin Lành tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên vào tháng 5 năm 2011. Sau đó, chính quyền Việt Nam đã luôn chính trị hóa mọi hoạt động của sắc tộc người H’Mông. Nhiều tín đồ Tin Lành đã bị chính quyền Việt Nam bắt bớ, đánh đập, bị đánh đến chết trong tù. Điều này khiến cho hàng nghìn tín đồ Tin Lành H’Mông phải chạy trốn từ Bắc vào Nam để lánh nạn, một số nạn nhân còn phải chạy sang Lào, Myanma, Thái Lan để lánh nạn. Chính sách đàn áp của chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã khiến cho hàng nghìn tín đồ sắc tộc thiểu số H’Mông trở thành “vô tổ quốc” ngay chính quê hương của mình. Hàng nghìn trẻ em sinh ra không được cấp giấy khai sinh. Điển hình như tại tiểu khu 179, thuộc xã Liêng Sronh, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng là nạn nhân của các vụ đàn áp Tôn Giáo từ phía Bắc chạy trốn xuống đây. Họ đã sinh sống tại đây hơn 23 năm nhưng đến nay 128 hộ dân sắc tộc H’Mông với 750 người, trong đó có hơn 340 trẻ không được hưởng bất kỳ một phúc lợi xã hội nào từ phía chính quyền. Ngoài ra chúng tôi đã thu thập được thông tin của hàng ngàn người H’Mông đang sinh sống tại Tây Nguyên sống trong tình cảnh tương tự.
2. CÁC LĨNH VỰC XÃ HỘI Theo số liệu thống kê đến năm 2019 sắc tộc H’Mông tại Việt Nam là 1.390.547 sinh sống tập trung tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Đời sống kinh tế nghèo nàn chủ yếu dựa vào trồng trọt và chăn nuôi mang tính tự cung tự cấp. Kinh tế Việt Nam không có chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Đặc biệt là người H’Mông. Hoặc nếu có chỉ để đánh lừa quốc tế. Chính quyền Việt Nam không có chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho các hoạt động sản xuất tại những bản làng có sắc tộc H’Mông sinh sống. Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam còn tiếp tay cho một số “công ty ma” buôn bán sức lao động của người sắc tộc H’Mông. Sau khi được giải cứu, họ còn bị chính quyền Việt Nam sách nhiễu, đe dọa. Điển hình như cô Mùa Thị La, sinh sống tại bản Quá Măng, xã Sí Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Vì không có chính sách phát triển kinh tế, đẩy người H’Mông đến sống gần thành thị nên người dân phải sống chủ yếu nhờ nương rẫy tự cung tự cấp. Gần đây có rất nhiều gia đình người H’Mông bị bắt vì tội phá rừng mặc dùng họ chỉ đi làm lại nương rẫy mà họ đã làm cách đây hàng chục năm. Chính quyền Việt Nam không những không cấp quyền sử dụng đất cho hầu hết sắc tộc H’Mông mà còn thực hiện cưỡng chế, cưỡng đoạt đất sản xuất, cưỡng chiếm chợ búa của sắc tộc H’Mông. Cưỡng chiếm hoặc có kế hoạch cưỡng chiếm các khu chợ do cộng đồng H’Mông xây dựng. Như chợ Nậm Pố 2, xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, Điện Biên, hay như khu chợ tại Thôn 15, xã Cư Kbang, huyện Eap Sup, tỉnh Đăk Lăk do mục sư Lê Văn Cao cùng với các tin đồ trong Hội Thánh xây dựng làm khu họp chợ cho cộng đồng trong thôn bị chính quyền huyện Ea Súp lập biên bản cấm xây dựng. Chính quyền Việt Nam cố tình xây dựng bản làng, thành lập các khu tái định cư di dân tại các vùng xa xôi hẻo lánh để đẩy người H’Mông sống tách biệt với xã hội bên ngoài. Các khu vực gần trung tâm hay gần đường xá thì chính quyền để người Kinh sinh sống. Điều này thể hiện sự phân biệt, kỳ thị và mục đích ngăn cản sự phát triển của người H’Mông. Chính trị. Cộng đồng sắc tộc H’Mông không được tham gia lập hội, nhóm, hội đoàn.
2.1: Sắc tộc H’Mông theo đạo Tin Lành – Không được kết nạp Đảng và không được tham gia vào các tổ chức Đảng. – Không được quyền tham gia ứng cử vào các chức danh lãnh đạo – Không được nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước. – Mọi hoạt động sinh hoạt tôn giáo đều phải xin phép và chịu sự chi phối của chính quyền sở tại. – Bắt bớ một cách tùy tiện các tin đồ Hội Thánh Đức Chúa Trời Yêu Thương tại Lai Châu, Mường Nhé và các tín đồ Tin Lành. – 2.2: Sắc tộc H’Mông không theo Đạo Tin Lành – Không được quyền tham gia ứng cử các chức danh lãnh đạo trong bộ máy chính quyền Việt Nam Văn hóa, giáo dục. Cộng đồng sắc tộc thiểu số H’Mông bị hạn chế đi lại. Đặc biệt là ra nước ngoài du lịch, thăm người thân. Những người đã đi ra nước ngoài sau khi quay trở về Việt Nam luôn bị chính quyền sở tại sách nhiễu, gây khó dễ trong khi đó thì người Kinh được tự do đi lại bất cứ quốc gia nào mà họ muốn. Cụ thể là ngày 12 tháng 9 năm 2023. Ông Giàng Seo Lử cùng vợ là bà Sùng Thị Dín sang Thái Lan thăm con gái của họ đang tị nạn tại đây. Sau khi quay trở về Việt Nam, hai ông bà đã bị Công an huyện Nậm Pồ và Công an tỉnh Điện Biên hạch sách, đe dọa. –
Tại vùng Tây Nguyên Việt Nam, có bằng chứng hàng ngàn người H’Mông sống vô quốc tịch chỉ vì niềm tin tôn giáo. Họ sống hơn 23 năm qua mà không được hưởng bất kỳ một chính sách nào mà một công dân Việt Nam phải được hưởng. Họ thậm chí không thể đi làm vì các doanh nghiệp, công ty luôn đòi hỏi người phải có giấy tờ tùy thân. Con cái họ sinh ra lại tiếp tục bị rơi vào vòng xoáy lặp lại của cha mẹ. Đây là chính sách “ngu dân” nhằm hạn chế sự phát triển của dân tộc H’Mông ở Việt Nam để dễ bề cai trị. –
Bắt đầu từ năm 2010, chính quyền Việt Nam đã tự soạn thảo và đưa vào giảng dạy bắt buộc hệ thống chữ H’Mông khác với chữ H’Mông truyền thống. Điều này nhằm mục đích chia rẽ người H’Mông trong nước với nhau, giữa người theo Tin Lành và người không theo Tin Lành. Bên cạnh đó cũng nhằm chia rẽ người H’Mông trong nước với người H’Mông hải ngoại vì người H’Mông trong nước theo Tin Lành và người H’Mông hải ngoại đều sử dụng tiếng H’Mông La Tinh.
https://vietnamthoibao.org
Không có nhận xét nào