Viên Minh biên dịch
07/12/2023
Đợt phóng thử nghiệm nguyên mẫu của PrSM vào ngày 10 tháng 12 năm 2019. (Ảnh: Wikimedia)
Việc Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh đã đẩy toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào một kỷ nguyên tên lửa mới. Ngày càng có nhiều quốc gia ở khu vực Tây Thái Bình Dương tập trung phát triển năng lực tấn công tầm xa và cố gắng thiết lập khả năng răn đe khu vực của riêng mình nhằm tìm kiếm sự đảm bảo về an ninh độc lập. Điều này đã làm cho khu vực này trở thành nơi tập trung nhiều loại tên lửa nhất, và cũng là nơi có nguy cơ chiến tranh cao nhất trên thế giới. Nó cũng buộc Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực phải thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn sự leo thang rủi ro không cần thiết; và khi xung đột nổ ra thì Hoa Kỳ cũng có thể bảo vệ an ninh của các đồng minh trong khu vực.
Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ là ông Charles Flynn tuyên bố tại Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax vào ngày 18 tháng 11 rằng Quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch triển khai các bệ phóng tên lửa tầm trung (MRC) mới ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Ông cho biết hệ thống vũ khí Typhon đã được thử nghiệm và sẽ được khai triển ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào năm 2024.
Tướng Flynn không tiết lộ chính xác hệ thống tên lửa này sẽ được triển khai ở đâu, nhưng ông nói rõ rằng vũ khí này sẽ không được triển khai ở Bờ Tây hoặc bất kỳ nơi nào khác trên lục địa Hoa Kỳ. Cũng chính là nói, loại vũ khí này có thể không loại trừ khả năng triển khai ở Guam hoặc các quốc gia đối tác của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Điều này sẽ hình thành những hạn chế mới đối với sự mở rộng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trong những năm gần đây, quân đội Hoa Kỳ vẫn luôn nhấn mạnh việc phát triển khả năng tấn công chính xác tầm xa, nhưng trước đây khả năng này được phân phối nhiều hơn cho Hải quân và Không quân. Quân đội Hoa Kỳ nhìn nhận rằng để đảm bảo chiến thắng trong bất kỳ cuộc xung đột tiềm ẩn nào ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, họ phải triển khai quân đội ở tuyến đầu và cho phép quân đội Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện lâu dài tại các khu vực xung đột tiềm ẩn. Chỉ khi ở gần tuyến đầu, lực lượng tấn công của quân đội Hoa Kỳ mới có thể đáp trả hiệu quả nhất trong thời gian ngắn nhất. Quân đội là bộ phận không thể thiếu trong các chiến lược triển khai ở tiền phương, và trong cuộc xung đột cấp cao có thể xảy ra với Trung Quốc, vũ khí tầm xa là phương tiện cạnh tranh chủ yếu nhất.
Khả năng tấn công tầm xa của Quân đội Hoa Kỳ chủ yếu là các tên lửa tấn công mặt đất được phát triển từ Hệ thống Pháo phản lực Cơ động cao M142 (HIMARS) và Hệ thống tên lửa phóng loạt M270A2 (MLRS), bao gồm Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân (còn được gọi là ATACMS), và Tên lửa Tấn công Chính xác (PRSM).
Vào ngày 17 tháng 11, Quân đội Hoa Kỳ thông báo rằng họ đã hoàn thành kiểm tra đối với Tên lửa tấn công chính xác mẫu mới. Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại bãi thử nghiệm tên lửa White Sands ở New Mexico, được phóng từ Hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS), và xác minh khả năng ngắm và kiểm soát quỹ đạo của tên lửa này khi bay với tốc độ cao. Quân đội Hoa Kỳ cho biết kết quả thử nghiệm sơ bộ cho thấy tên lửa tấn công chính xác hoạt động tốt về mọi mặt. Nếu không có gì khác xảy ra, Quân đội Hoa Kỳ có thể bắt đầu trang bị tên lửa tấn công chính xác có khả năng chiến đấu sớm vào cuối tháng 12.
Tên lửa tấn công chính xác của Lục quân Hoa Kỳ được phát triển bởi tập đoàn Lockheed Martin là tên lửa đất đối đất tầm xa có độ chính xác cao thế hệ tiếp theo với phạm vi tác chiến từ 60 đến 500 km. Quân đội Hoa Kỳ sẽ thay thế các tên lửa chiến thuật hiện có của quân đội bằng tên lửa tấn công chính xác. Trong khi đó, tên lửa chiến thuật của quân đội có tốc độ bay thấp và tầm bắn tối đa cũng chỉ có 300 km. Hệ thống tên lửa đa năng MRC Typhon sẽ được triển khai tới Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là hệ thống tên lửa đất đối đất tầm trung đầu tiên của Quân đội Hoa Kỳ, nó có nguồn gốc từ hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 trên tàu của Hải quân Hoa Kỳ và có khả năng phóng tên lửa hành trình Standard 6 và Tomahawk. Standard 6 và Tomahawk đều là tên lửa của Hải quân, đây là lần đầu tiên Quân đội Hoa Kỳ đưa hai tên lửa này vào kho vũ khí của Lục quân.
Cả hai tên lửa này đều được sản xuất bởi công ty Raytheon Missiles and Defense. Mỗi hệ thống vũ khí Typhon có 4 bệ phóng, mỗi bệ phóng có thể mang theo 4 tên lửa, như vậy mỗi hệ thống Typhon có thể mang tổng cộng 16 tên lửa. Khả năng tương thích của hệ thống vũ khí Typhon với những tên lửa này có nghĩa là nó không chỉ có thể sử dụng tên lửa SM-6 phóng từ mặt đất hiện có, mà trong tương lai nó còn có thể lựa chọn phiên bản mới nhất của SM-6 với khả năng siêu thanh và các cải tiến khác.
Tên lửa Tomahawk Block 4, sử dụng đầu đạn nặng 453kg, có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 1.000 dặm. Nó có khả năng thay đổi hướng bay, dẫn đường bằng tia hồng ngoại và có thể bay lơ lửng trên không chờ bắn trúng mục tiêu khi nó xuất hiện. Biến thể Tomahawk Block 5 là phiên bản cải tiến với khả năng sống sót được nâng cấp và có thể tấn công các mục tiêu đang di chuyển, đặc biệt là trong các nhiệm vụ chống hạm tầm xa.
Công ty Lockheed Martin cho biết, việc sử dụng kỹ thuật số để mở rộng khả năng chỉ huy và kiểm soát Hệ thống chiến đấu Aegis của hải quân, kết hợp với hệ thống phóng thẳng đứng Mk41, có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu hỏa lực tầm xa của lục quân. Điều này có nghĩa là phần mềm điều khiển thông dụng của hệ thống Aegis có thể được tích hợp vào trong hệ thống điều khiển vũ khí của khẩu đội Typhon, hệ thống tầm xa của quân đội có thể được phát triển dựa trên hệ thống chiến đấu của hải quân nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong thời gian ngắn nhất.
Quân đội Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng hệ thống vũ khí Typhon trên mặt đất sẽ lấp đầy khoảng trống về khả năng tấn công của quân đội. Kể từ sau khi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) có hiệu lực vào năm 1987, chịu những hạn chế của hiệp ước này, quân đội Hoa Kỳ đã không được trang bị tên lửa hạt nhân, tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất thông thường, cũng như tên lửa hành trình có tầm bắn từ 500 và 5.500 km. Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung vào năm 2019, cho phép Quân đội Hoa Kỳ và các quân chủng khác có thể phát triển các hệ thống tên lửa bố trí trên mặt đất có khả năng tấn công tầm xa một cách công bằng.
Lục quân Hoa Kỳ luôn mô tả khả năng tầm trung này là vũ khí chiến lược, chứ không phải là vũ khí chiến thuật. Mặc dù điều này sẽ không hạn chế việc nó được sử dụng như một vũ khí chiến thuật. Tuy nhiên, nó thường được mô tả là vũ khí chiến lược, điều này vẫn ảnh hưởng đến việc nó được triển khai và sử dụng trong Quân đội.
Dù sao đi nữa, việc triển khai Hệ thống Typhon tới Thái Bình Dương là một cột mốc quan trọng đối với Quân đội Hoa Kỳ. Tầm bắn của tên lửa Standard 6 và tên lửa Tomahawk chưa từng bao phủ phạm vi tấn công từ 300 đến khoảng 3.000 km, điều này làm nổi bật tầm quan trọng chiến thuật về sự hiện diện của nó trong khu vực. Nó cho phép quân đội Hoa Kỳ tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất của Trung Quốc ở khoảng cách xa mà không lọt vào tầm tấn công của tên lửa Trung Quốc. Lực lượng tấn công mới này sẽ buộc Trung Quốc phải hình dung lại thế trận chiến mà họ có thể phải đối mặt trong các cuộc xung đột ở Thái Bình Dương trong tương lai. Cả tên lửa Tomahawk và SM-6 đều chỉ được trang bị đầu đạn thông thường, cho đến nay dường như chưa có kế hoạch trang bị đầu đạn hạt nhân cho 2 chủng tên lửa này.
Trong những năm gần đây, Quân đội Hoa Kỳ đã lấy việc mở rộng tầm bắn hỏa lực chính xác làm trọng điểm. Nhưng tên lửa Typhon vẫn chỉ là một trong ba khả năng tấn công tầm xa mà Tướng Flynn hy vọng sẽ thấy được ở khu vực này trong tương lai gần. Quân đội Hoa Kỳ cũng có chương trình Vũ khí siêu thanh tầm xa Black Hawk, có tầm tấn công rất gần với tên lửa Typhon. Chương trình vũ khí siêu thanh tầm xa ban đầu dự kiến được đưa vào sử dụng trước cuối năm nay, nhưng do cuộc thử nghiệm thất bại vào tháng 10 năm nay, nên kế hoạch này đã bị trì hoãn.
Trong chia sẻ gần đây của mình, ông Flynn không cho biết khi nào quân đội Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ có những năng lực quan trọng mới mẻ này, nhưng ông nói rằng các tên lửa khác nhau phù hợp với HIMAS sẽ được triển khai ở các quốc gia đối tác trong khu vực đã ký thỏa thuận với tên lửa HIMARS, và dự kiến sẽ cần sự cho phép bổ sung từ chính quyền địa phương. Nói cách khác, các đồng minh khu vực đã ký kết thỏa thuận cho phép Hoa Kỳ sử dụng hệ thống HIMARS ở nước này về nguyên tắc có thể triển khai hệ thống vũ khí Typhon. Theo ông Flynn, hệ thống Typhon tương thích với các tàu sân bay mặt đất của Himas.
Tất cả các căn cứ quân sự ở nước ngoài do Hoa Kỳ thiết lập ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Úc và các nước láng giềng khác ở Biển Đông đều có khả năng triển khai HIMAS, bao gồm tên lửa chiến thuật, tên lửa tấn công chính xác của Quân đội và tên lửa SM-6 và tên lửa hành trình Tomahawk tương thích với hệ thống vũ khí Typhon. Điều đó có nghĩa là, trên chuỗi đảo thứ nhất, những tên lửa được triển khai dài hạn về phía trước với các tầm bắn khác nhau này bao phủ một khu vực rộng lớn từ hàng chục đến hàng nghìn km. Đây sẽ là một sự phủ nhận cơ bản khác đối với chiến lược chống tiếp cận/từ chối khu vực của Trung Quốc, đồng thời cũng sẽ làm suy yếu các tham vọng trong khu vực của ĐCSTQ.
Trên thực tế, bản thân các quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng đang phát triển năng lực tên lửa tầm trung. Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/11 đã phê duyệt việc bán 400 tên lửa hành trình Tomahawk và các thiết bị liên quan cho Nhật Bản với tổng trị giá khoảng 2,3 tỷ USD. Đây là một phần trong việc Nhật Bản chuyển hướng chính sách quân sự sang vũ khí tấn công, nguyên nhân chính là căng thẳng gia tăng ở khu vực Thái Bình Dương đã thúc đẩy Nhật Bản tăng cường khả năng phản công trước các mối đe dọa tiềm tàng từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Nhật Bản có kế hoạch sử dụng những tên lửa Tomahawk này trên các tàu khu trục Aegis của mình, nhưng không loại trừ việc sử dụng chúng trên các bệ phóng mặt đất và dưới nước trong tương lai. Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản có 8 tàu khu trục Aegis, tên lửa Tomahawk đã bổ sung thêm một chiều hướng tấn công mới cho các tàu chiến này.
Trong những năm gần đây, Nhật Bản cũng phát triển tên lửa tấn công mặt đất tầm xa của riêng mình, như tên lửa chống hạm Type 12. Rất có thể tên lửa do Nhật Bản sản xuất sẽ được đưa vào sử dụng cùng với tên lửa Tomahawk trong tương lai. Quân đội Nhật Bản rất coi trọng năng lực liên minh nhằm hình thành sức mạnh răn đe trong tình hình chiến lược mới, đặc biệt là khả năng phản công trong hợp tác Nhật – Mỹ.
Khi Bắc Kinh tăng cường bành trướng mạnh mẽ và nhanh chóng ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cũng như mối đe dọa tên lửa hạt nhân ngày càng tăng của Triều Tiên, tên lửa tấn công mặt đất Tomahawk ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn ở Thái Bình Dương như một lực lượng răn đe thông thường. Quân đội Hoa Kỳ đã đưa tên lửa tấn công mặt đất tầm trung và tầm ngắn vào khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là chuỗi đảo thứ nhất, điều này có nghĩa là quân đội Trung Quốc hoạt động ở eo biển Đài Loan có thể nằm trong tầm tấn công hỏa lực của Hoa Kỳ và các đồng minh khu vực bất cứ lúc nào.
Không có nhận xét nào