RFI News
" Ngoài ra, theo số liệu từ Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia, trong quý 1/2023 số tiền Trung Quốc cho Campuchia vay đối với nhiều dự án lên tới 40% tổng nợ công của Campuchia (hơn 10 tỷ USD). Ky Sereyvath, một nhà kinh tế Campuchia khác tại Khoa Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia, cho biết: “Tình hình của chúng tôi khác với Lào hay Sri Lanka, không thể có ‘bẫy nợ’ đối với Campuchia”.
Nhà nghiên cứu người Pháp chuyên về Đông Nam Á là Anaïg Williamson cho rằng về tổng thể thì kiểm soát của Trung Quốc [tại Campuchia] đã đạt được nhiều mục tiêu địa chính trị và chiến lược".
Ông Hun Manet, Chỉ huy Quân đội Hoàng gia Campuchia, chụp ảnh trước buổi gặp Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại phủ thủ tướng ở Tokyo vào ngày 16/2/2022. (Ảnh: FRANCK ROBICHON/POOL/AFP via Getty Images)
Trên tờ Le Monde của Pháp số ra hôm thứ Sáu (15/12), phóng viên đặc phái của tờ báo này ở Phnom Penh là Brice Pedroletti đã đăng bài viết về việc Trung Quốc đặt cược gấp đôi vào Campuchia dưới thời Hun Manet. Tân thủ tướng Campuchia này tiếp tục chính sách đầu tư của Trung Quốc trên quy mô lớn mà người cha Hun Sen đã thúc đẩy.
Trước tiên, phóng viên đặc phái của Le Monde mô tả về sân bay quốc tế mới ở Siem Reap, tây bắc Campuchia. Sân bay quốc tế giống như ngôi đền này có giá lên tới 1,1 tỷ USD và có thể chứa 7 triệu hành khách, rất thuận lợi với khách du lịch đến từ Angkor Wat cách đó 50 km. Tuy nhiên, lượng khách du lịch trong 11 tháng đầu năm nay chỉ đạt khoảng 247.000 lượt, bằng khoảng 1/10 so với năm 2019 và 2018.
Tại lễ khánh thành sân bay ngày 16/11, ông Hun Manet (45 tuổi) – người kế nhiệm cha mình là ông Hun Sen – làm tân thủ tướng Campuchia hồi tháng 8, đã ca ngợi đây là một “thành tựu phi thường” và là bằng chứng “tình hữu nghị sắt đá giữa Trung Quốc và Campuchia”. Sân bay này được tài trợ và xây dựng bởi một tập đoàn Trung Quốc, tập đoàn này sẽ quản lý sân bay trong 44 năm và hy vọng sẽ tăng các chuyến bay đến Trung Quốc, mặc dù lượng khách du lịch Trung Quốc quay trở lại kể từ khi đại dịch COVID-19 kết thúc đã chậm lại.
Tại thủ đô Phnom Penh cách Siem Reap 320 km về phía Nam cũng có một sân bay quốc tế mới sẽ khai trương vào năm 2025. Sân bay này cũng do một công ty Trung Quốc xây dựng nhưng mang tên Campuchia: Công ty Đầu tư Hải ngoại Campuchia, chi phí đầu tư liên doanh 1,5 tỷ USD.
Ngoài dự án sân bay, Tập đoàn Xây dựng Đường sắt Trung Quốc khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc cũng đang nghiên cứu cách hiện đại hóa đường sắt của Campuchia.
“Cộng đồng/chung vận mệnh”
Phóng viên Pedro Letty đặc phái của Le Monde tại Campuchia chỉ ra, Trung Quốc rất khao khát các dự án cơ sở hạ tầng ở Campuchia – đất nước có thu nhập trung bình thấp với hơn 16 triệu dân. Tỷ lệ nghèo của Campuchia vào năm 2014 là 36,7%, đến năm 2022 giảm xuống còn 16,6%, chi tiêu công chưa đến 10 tỷ USD nhưng 3/4 trong số đó phụ thuộc vào viện trợ quốc tế. Kể từ năm 2015, Trung Quốc đã trở thành nơi cung cấp khoản vay lớn nhất cho Campuchia, đồng thời cũng là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Campuchia.
Sau cuộc bầu cử không có sự cạnh tranh chính trị thực sự vào tháng 8 mùa hè năm nay, con trai của nhà độc tài Campuchia Hun Sen là Hun Manet đã kế vị người cha thành lãnh đạo mới của Campuchia. Vào tháng 9, Hun Manet đã tới Bắc Kinh để gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sau đó vào tháng 10 lần thứ hai gặp ông Tập Cận Bình trong Diễn đàn Thượng đỉnh Vành đai và Con đường khóa 3. Trong hai chuyến thăm đó, hai bên đã ký tổng cộng 23 dự án hợp tác mới, trong đó có 8 dự án thuộc khuôn khổ “Vành đai và Con đường”.
Ông Hun Manet cam kết thực hiện “kế hoạch hành động” 4 năm (2024 – 2028) nhằm “xây dựng cộng đồng vận mệnh Trung Quốc-Campuchia”, là phiên bản nâng cao của “kế hoạch hành động” 4 năm mà người cha Hun Sen thúc đẩy năm 2019. Điều này có nghĩa là một quốc gia độc tài như Campuchia phải đưa ra những đảm bảo chính trị đáng kinh ngạc để đổi lấy một liên minh địa chính trị được củng cố với Trung Quốc.
Một dự án lớn của Trung Quốc dưới thời ông Hun Manet có thể là con kênh dài 180 km nối thủ đô Phnom Penh với vùng duyên hải, ước tính trị giá 1,7 tỷ USD. Nghiên cứu tính khả thi của dự án này vào tháng 9 đã giao cho Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (CRBC). Một nhà kinh tế tại Đại học Hoàng gia Phnom Penh là Neak Chandarith biện minh cho dự án này rằng kênh đào giúp “Campuchia có thể nâng cấp hệ thống sông ngòi và cải thiện dịch vụ hậu cần giữa vùng ven biển và thủ đô”.
Chuyên gia kinh tế này cho rằng ngoài Kampot, khu vực được hưởng lợi chính sẽ là thành phố cảng Sihanoukville. Tại Kampot, một tập đoàn khác của Trung Quốc đang xây dựng cảng mới, theo đó thành phố cảng Sihanoukville được quy hoạch trở thành “khu kinh tế đa năng” như Thâm Quyến của Trung Quốc. Nhà kinh tế học từng học ở Úc và Nhật Bản này vào năm 2016 đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21, nhấn mạnh rằng Trung tâm này không được Trung Quốc tài trợ: “Campuchia có lá bài đàm phán với Trung Quốc, sẽ bảo vệ lợi ích quốc gia của mình”.
Ngoài ra, theo số liệu từ Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia, trong quý 1/2023 số tiền Trung Quốc cho Campuchia vay đối với nhiều dự án lên tới 40% tổng nợ công của Campuchia (hơn 10 tỷ USD). Ky Sereyvath, một nhà kinh tế Campuchia khác tại Khoa Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Học viện Hoàng gia Campuchia, cho biết: “Tình hình của chúng tôi khác với Lào hay Sri Lanka, không thể có ‘bẫy nợ’ đối với Campuchia”.
Nhà nghiên cứu người Pháp chuyên về Đông Nam Á là Anaïg Williamson cho rằng về tổng thể thì kiểm soát của Trung Quốc [tại Campuchia] đã đạt được nhiều mục tiêu địa chính trị và chiến lược.
Theo RFI
Không có nhận xét nào