Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ tư 13 tháng 12 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    Việt Nam-Trung Quốc nhất trí xây dựng “Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai”

    Trọng Nghĩa /RFI

    13/12/223

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã rời Hà Nội vào hôm nay, 13/12/2023, kết thúc chuyến công du hai ngày. Trong một bản tuyên bố chung, hai bên cam kết thúc đẩy quan hệ song phương theo hướng xây dựng một cộng đồng chung mà cách gọi theo phía Việt Nam là “Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai”, khác với từ ngữ của phía Trung Quốc là “Cộng Đồng Chung Vận Mệnh”. 

    Vietnam's Prime Minister Pham Minh Chinh, right, and the China's President Xi Jinping wave to media members as they pose for a photo during a meeting at the government office in Hanoi, Vietnam, Wednes

    Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính (P) và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) tại văn phòng chính phủ Việt Nam ở Hà Nội, ngày 13/12/2023. AP - Nhac Nguyen 

    Trong bản tuyên bố chung tổng kết chuyến thăm Việt Nam Trung Quốc được báo chí Việt Nam công bố hôm nay, hai bên đã nhất trí “tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối Tác Hợp Tác Chiến Lược Toàn Diện Việt Nam-Trung Quốc”, đồng thời ''xây dựng Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, nỗ lực vì hạnh phúc của nhân dân hai nước, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại”.

    Về cộng đồng chung mà hai bên đồng ý hướng tới, trong lúc phía Việt Nam gọi đó là “Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai”, thì theo các bản tin trên Tân Hoa Xã, từ ngữ phía Trung Quốc dùng là “Trung Việt Mệnh Vận Cộng Đồng Thể”, tức là “Cộng Đồng Chung Vận Mệnh”.

    Theo nhận định của hãng tin Mỹ AP, đây là một nhượng bộ ngoại giao từ phía Việt Nam, vốn cho đến gần đây vẫn tránh dùng khái niệm đó. Tuy nhiên lần này, Hà Nội đã đồng ý nhằm xoa dịu những lo ngại của Bắc Kinh sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản lên hàng “Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện”.

    AP trích lời một chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho rằng nhượng bộ trên ngôn từ của Hà Nội “không có nghĩa là Việt Nam ủng hộ các sáng kiến chính trị do Trung Quốc lãnh đạo, mà là một hành động phòng ngừa tế nhị, đặc biệt sau khi nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật gần đây.” Theo chuyên gia này, đây là “một động thái được chờ đợi trong bối cảnh ông Tập Cận Bình đã đích thân đến Hà Nội.”

    Theo ghi nhận của các nhà quan sát, khi chấp nhận cùng với Trung Quốc xây dựng một "Cộng Đồng Chia Sẻ Tương Lai", Việt Nam đã nối gót một số quốc gia Đông Nam Á khác như Lào, Cam Bốt, Miến Điện, hay Thái Lan, Indonesia.

    Nhân chuyến công du Việt Nam, lãnh đạo Trung Quốc cũng không quên nhắc nhở Việt Nam về quan hệ với Mỹ. Theo hãng tin Pháp AFP, phát biểu vào hôm nay tại Hà Nội, ông Tập Cận Bình cho rằng Trung Quốc và Việt Nam cần phải phản đối mọi “nỗ lực gây rối ở Châu Á-Thái Bình Dương”. Ông Tập không nhắc đến nước nào, nhưng trong thời gian gần đây, Bắc Kinh liên tục tố cáo Mỹ là “kẻ gây rối tại vùng châu Á” và không mấy thiện cảm với việc Mỹ mở rộng ảnh hưởng qua Việt Nam.

    Nhân chuyến công du của ông Tập Cận Bình, Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hơn 30 thỏa thuận, trong đó có kế hoạch phát triển các tuyến đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc, hay trong lãnh vực viễn thông. Tuy nhiên, theo Reuters, không có thỏa thuận nào được công bố về đất hiếm, mặc dù ông Tập Cận Bình từng kêu gọi hợp tác rộng rãi hơn về các khoáng sản trọng yếu. 

    RSF lên án Việt Nam bỏ tù nhà bình luận chính bị quy tội ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ’ 

    12/12/2023 

    VOA Tiếng Việt 

    Blogger Lê Minh Thể bị chính quyền kết án tù lần thứ 2 hôm 6/12 với cùng tội danh như trước đây theo điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam.

    Blogger Lê Minh Thể bị chính quyền kết án tù lần thứ 2 hôm 6/12 với cùng tội danh như trước đây theo điều 331 của Bộ luật Hình sự Việt Nam. 

    Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) chỉ trích Việt Nam vì đã kết án tù nhiều năm ông Lê Minh Thể, một nhà bình luận chính trị từng đăng tải các bài viết về ô nhiễm và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, với tội danh thường được chính quyền dùng để đàn áp giới bất đồng chính kiến.

    Ông Thể bị một tòa án ở Cần Thơ tuyên phạt 2 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” hôm 6/12 , trong một phiên tòa không có luật sư bào chữa vì, theo gia đình, Facebooker này “không tin vào công lý” ở Việt Nam.

    Đây là lần thứ hai ông Thể bị tuyên án tù và với cùng cáo buộc theo điều 331 của Bộ Luật hình sự Việt Nam, mà theo RSF là “một quy định vô lý được sử dụng rộng rãi để bức hại các nhà báo”.

    “Ông Lê Minh Thể chỉ phục vụ lợi ích cộng đồng bằng các bình luận về các vấn đề môi trường và quốc tế của đất nước mình, và lẽ ra không bao giờ đáng bị tạm giam chứ đừng nói đến việc bị đưa trở lại sau song sắt”, Giám đốc Văn phòng Châu Á-Thái Bình Dương của RSF, ông Cedric Alviani, nói trong một tuyên bố đưa ra hôm 11/12.

    Ông Thể bị bắt vào tháng 2 năm nay sau khi đăng các bài viết tập trung vào ô nhiễm môi trường và tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trên mạng xã hội.

    Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, blogger 60 tuổi này nhận thấy nhiều hiện tượng tiêu cực và bản thân bức xúc nên đã đăng tải và chia sẻ nhiều bài viết cũng như phát trực tiếp nhiều video thể hiện quan điểm của cá nhân không đồng tình với chủ trương của Đảng, nhà nước về các vấn đề chính trị và xã hội.

    Cáo trạng được báo nhà nước Việt Nam dẫn lại nói rằng những đăng tải của ông Thể “có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, sai sự thật, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm” của các lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước.

    Trước đó, hồi năm 2019, blogger này bị kết án tù 2 năm với cáo buộc tương tự. Cáo trạng lúc đó được truyền thông trong nước dẫn lại nói rằng ông Thể đã “kêu gọi, đòi thay đổi chế độ, đòi đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập” và “kêu gọi biểu tình, bạo loạn đối với các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước”.

    Em gái ông Thể nói với VOA sau phiên tòa hôm 6/12 rằng ông Thể không nhận tội. Bà Lê Thị Bình, bản thân cũng từng bị kết án tù vì những chỉ trích đối với chính quyền, cho rằng anh bà chỉ “nói lên những gì đã qua báo chí hết rồi” và “phản biện các sự việc cũng đã (được đăng) tràn lan trên mạng xã hội”.

    RSF, tổ chức chuyên cổ vũ cho tự do báo chí có trụ sở ở Paris, “kêu gọi các nền dân chủ tăng cường áp lực lên chế độ (cầm quyền Việt Nam) trả tự do cho nhà bình luận (Lê Văn Thể) cùng với tất cả 36 nhà báo và người bảo vệ tự do báo chí khác đang bị giam giữ”.

    Việt Nam thường xuyên bác bỏ các chỉ trích của quốc tế về việc đàn áp tự do báo chí và khẳng định họ chỉ bỏ tù những ai vi phạm pháp luật mà thôi.

    Việt Nam nằm trong số ít các quốc gia trên thế giới có mức độ tự do ngôn luận rất thấp và đàn áp các nhà báo cũng như blogger nhiều nhất. RSF xếp Việt Nam thứ 178/180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2023. Quốc gia Đông Nam Á đứng thứ 3 trên thế giới về giam cầm các nhà báo.

    Việt Nam và Pháp lần đầu tiến hành đối thoại chính trị 

    12/12/2023 

    VOA Tiếng Việt 

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có cuộc điện đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 20/10.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có cuộc điện đàm với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hôm 20/10. 

    Việt Nam và Pháp hôm 11/12 tiến hành phiên đối thoại chính trị lần đầu tiên giữa hai nước tại thủ đô Hà Nội.

    Theo thông cáo của Đại sứ quán Pháp, cuộc đối thoại với sự đồng chủ trì của ông Benoit Guidee, Vụ trưởng châu Á và châu Đại dương của Bộ Ngoại giao Pháp, và ông Đỗ Minh Hùng, Vụ trưởng châu Âu của Bộ Ngoại giao Việt Nam, là “dịp để hai nước trao đổi về các chủ đề song phương” cũng như “các vấn đề khu vực và quốc tế”.

    Tin cho hay khuôn khổ của cuộc đối thoại chính trị này “được thiết lập theo quyết định” của quan chức ngoại giao hàng đầu của hai nước tại cuộc hội đàm ở Paris hồi tháng 6 vừa qua.

    “Đối thoại này nhằm mục đích tăng cường mối liên hệ đa dạng giữa hai nước và cho thấy ý nghĩa đầy đủ của quan hệ đối tác chiến lược của chúng ta, trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược trong năm nay”, Đại sứ quán Pháp viết trong thông cáo.

    Việt Nam nhiều năm qua đã tiến hành đối thoại chính trị với các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ. Nhưng mãi đến thời điểm này, Pháp và Việt Nam mới có cuộc đối thoại chính trị lần đầu tiên, và hai bên không đưa ra lý do vì sao có sự trì hoạn như vậy.

    Theo cơ quan ngoại giao Pháp ở Hà Nội, phiên đối thoại song phương về các vấn đề chiến lược và hợp tác quốc phòng sẽ diễn ra tại Paris vào cuối tháng này.

    Trong khi đó, tin cho hay đối thoại kinh tế cấp cao giữa Bộ Ngoại thương Pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam sẽ được tổ chức vào mùa xuân năm 2024.

    Đại sứ quán Pháp nói rằng những hoạt động trên “thể hiện quyết tâm chung [nhằm] tăng cường và thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ song phương” như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron đã bày tỏ trong cuộc điện đàm hôm 20/10.

    Việt Nam trong thời gian qua tiến hành các hoạt động ngoại giao cấp cao dồn dập, trong đó đáng chú ý là chuyến thăm đang diễn ra của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sau khi Hà Nội nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ và Nhật Bản.

    Dương Quốc Chính - Văn bản hợp tác Việt-Trung 

    13/12/2023

    Tiếng là ký 36 văn bản hợp tác, nhưng thực tế đa số chỉ là biên bản ghi nhớ. Biên bản ghi nhớ thì đại khái như kiểu đặt gạch bằng mõm, như anh Elon Quit đặt mua trăm chiếc Boeing, 50 chiếc Airbus ý. 

    Thực tế anh em chỉ cần quan tâm đến mấy cái văn bản chính thức dưới đây là vì nó sẽ ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội hai bên:

    1. Thỏa thuận hợp tác giữa Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2024 -2028.

    Hai bên sẽ hợp tác tuyên truyền, chắc dư luận viên và Hồng vệ binh mạng hai nước sẽ tương trợ nhau trên mặt trận mạng xã hội. 

    2. Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    3 - Hiệp định về phòng, chống tội phạm giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    Anh em đừng có dại mà vượt biên qua Tàu trốn nã.

    4. Kế hoạch hợp tác cùng nhau thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ “Hai hành lang, Một vành đai” với sáng kiến “Vành đai và Con đường” giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    5. Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng khu vực biên giới Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam - Bá Sái, Vân Nam, Trung Quốc.

    6 - Nghị định thư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về việc đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh cho nhân viên, phương tiện giao thông vận tải, thiết bị thi công và vật liệu xây dựng qua cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu để cùng xây dựng cầu đường bộ qua sông Hồng biên giới Bát Xát, Việt Nam - Bá Sái, Trung Quốc.

    Ba cái này là triển khai sáng kiến Vành đai và con đường đó. Sắp tới hàng Tàu càng rẻ, các mẹ hoan hỉ mà ship hàng Shopee Lazada.

    7. Thỏa thuận hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

    8 - Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng thông tin về các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển.

    Hai cái này là anh em tương trợ nhau tí trên Biển Đông, đại khái bảo nhau, đừng có bắt bớ, phun nước xua đuổi nhau. Nhưng tranh chấp biển đảo thì không nói nhé!

    Còn lại đa số là những cái linh tinh vớ vẩn thôi, ký cho nó hoành tráng, đẹp mặt nhau thôi.

    DƯƠNG QUỐC CHÍNH 

    Nguyễn Thông - Phu nhân 

    Hai hôm nay, trên mặt báo mậu dịch, từ "phu nhân" xuất hiện hơi bị nhiều.

    Trước hết cần xác định đây là danh từ chung, không cần viết hoa chữ "phu". Là danh từ chung, thì nó cũng chỉ như những danh từ chung khác chỉ người, ví dụ vợ, bồ, dì ghẻ, mợ... thôi. Ở xứ này, bệnh viết hoa tùy tiện đã nặng lắm rồi, thấm vào lục phủ ngũ tạng rồi, hết thuốc chữa.

    Tại sao không chữa được? Tại vì kẻ có quyền đang lộng quyền, cứ thích viết thế nào thì lại bắt người khác phải viết như thế, không theo ý thì nó đánh, phạt. Rất vô lý khi tự dưng phải viết hoa Đảng, Thủ đô, Tổ quốc, Bác, Chính phủ, Nhà nước... khi những từ ấy đứng một mình. Mà ngay cả việc cưỡng ép như vậy, "nó" cũng rất bất nhất, bắt người ta viết "Thủ tướng Chính phủ" nhưng lại viết "Chủ tịch nước". Bắt viết hoa Đảng, Nhà nước, nhưng lại viết thường "nhân dân"... Nói chung rất linh tinh, chả ra thể thống quy tắc gì, hỏng tiếng Việt.

    “Phu nhân” là từ để chỉ người đàn bà có chồng làm to. Không nhất thiết chồng phải là nhà lãnh đạo bộ máy cai trị, mà có khi làm to, chức lớn, chức vụ cao trong doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, thậm chí đại gia lắm tiền nhiều của, v.v.. thì vợ của người ấy cũng được gọi là phu nhân cho trang trọng.

      Phu nghĩa là chồng, vợ chồng là phu thê (thê là vợ), phu phụ (phụ là vợ); nhân là người, nhân loại là loài người, nhân cách là tư cách con người, nhân quyền là quyền con người, tiểu nhân là kẻ bé nhỏ tầm thường… Phu nhân không phải thứ danh hiệu, chức tước ban cho ai mà chỉ để nói chung về người đàn bà có chồng làm to, vậy thôi. Báo chí quốc doanh cứ một hai viết “Tổng bí thư Tập Cận Bình và Phu nhân”, “Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân” chẳng qua dốt dùng tiếng Việt, phần khác do thói nịnh.

    Khi nói phu nhân thì nên nhớ yếu tố “phu” là chính, vì vậy không nêu chính tên của người đàn bà, mà phải tên chồng. Viết “Tổng bí thư Tập Cận Bình và phu nhân” là đúng, hoặc phu nhân ông Tập Cận Bình, chứ viết “Tổng bí thư Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên” thì sai, thừa. Giả dụ tôi nói chuyện với Bành Lệ Viên, tôi nói thưa phu nhân, khác gì nhận bà Bành là vợ mình, ông Tập mà nghe thấy lại chả ghen lồng lộn, bởi chỉ chồng mới được nói với vợ vậy thôi.

    Nguyễn Thông

    Vụ Việt Á: Hai cựu Bộ trưởng sắp phải hầu tòa

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/vu-viet-a-nhieu-cuu-quan-chuc-chinh-phu-duoc-xem-xet-giam-an.jpg

    Ông Nguyễn Thanh Long (ảnh trái: baochinhphu.vn) và ông Chu Ngọc Anh (ảnh phải: quochoi.vn), là hai ủy viên Trung ương mới đây bị kỷ luật, khởi tố và bắt giam vì những sai phạm liên quan vụ Việt Á. 

    Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh phải hầu tòa vào ngày 3/1/2024.

    TAND TP. Hà Nội vừa ra quyết định ngày 3/1/2024 sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Nguyễn Thanh Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế), ông Chu Ngọc Anh (cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cựu Chủ tịch Hà Nội) và 36 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cùng các đơn vị liên quan. Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 20 ngày.

    Hội đồng xét xử gồm 5 người, gồm 2 thẩm phán, 3 hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Trần Nam Hà làm chủ tọa. Ba Kiểm sát viên của VKSND Tối cao và hai Kiểm sát viên VKSND TP. Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử.

    Hiện có hơn 70 luật sư bào chữa đăng ký tham gia phiên tòa. Trong đó, ông Nguyễn Thanh Long có 4 luật sư bào chữa; ông Chu Ngọc Anh có 1 luật sư bào chữa.

    Tòa còn triệu tập nhiều tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới phiên tòa. Tất cả các bị can, bị cáo, bị án ở các tỉnh, thành phố có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo Phan Quốc Việt (Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Việt Á) và kit test Việt Á đều bị triệu tập đến tòa.

    Trong vụ án này, ông Nguyễn Thanh Long bị đưa ra xét xử về “Nhận hối lộ.” Bị cáo Phan Quốc Việt truy tố hai tội danh “Đưa hối lộ” và “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.”

    Ông Chu Ngọc Anh và cựu Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc bị truy tố cùng tội danh “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.”

    34 bị cáo còn lại bị truy tố về các tội: “Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí,” “Đưa hối lộ,” “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng,” “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.”

    Trong vụ Việt Á, Phan Quốc Việt đã đưa hối lộ ông Nguyễn Thanh Long 2,25 triệu USD; Nguyễn Huỳnh (Thư ký của bị cáo Nguyễn Thanh Long) 4 tỷ đồng; Nguyễn Minh Tuấn (cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế Bộ Y tế) 300.000 USD; Trịnh Thanh Hùng (cựu Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ) 350.000 USD; Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Y tế) 100.000 USD.

    Ngoài ra, bị cáo Phan Quốc Việt còn chi tiền “cảm ơn” cho bị cáo Nguyễn Văn Trịnh (cựu cán bộ Văn phòng Chính phủ) 200.000 USD và chi cho ông Chu Ngọc Anh 200.000 USD.

    Minh Long

    Một nhà hoạt động H’mong bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ sau khi tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền

    RFA
    13/12/2023

    Một nhà hoạt động H’mong bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ sau khi tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền

    Ông Lù A Da trong chương trình vận động nhân quyền 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngĐề án Dân quyền 

    Một nhà hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáo thuộc sắc tộc H’mong, đã bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ ở nhà trọ gần thủ đô Bangkok, hơn một tuần sau khi lên tiếng tố cáo sự đàn áp của chính quyền Việt Nam đối với cộng đồng của mình.

    Ông Lù A Da, nhóm trưởng của tổ chức xã hội dân sự có tên Liên minh Nhân quyền Người H'mong (Hmong Human Rights Coalition), cùng vợ con trốn sang Thái Lan để xin tị nạn từ năm 2020, tuy nhiên đến giờ vẫn chưa được Cao uỷ tị nạn của Liên Hiệp Quốc cấp quy chế.

    Ông bị cảnh sát bắt giữ vào chiều muộn ngày 07/12 và hiện đang bị giam ở một đồn cảnh sát của Thái Lan.

    Trong ngày 29/11 vừa qua, trước phiên rà soát Nhà nước Việt Nam về việc thực thi Công ước Quốc tế Xóa bỏ Mọi Hình thức Kỳ thị Chủng tộc, ông Lù A Da đã xuất hiện và phát biểu về sự đàn áp một cách có hệ thống đối với cộng đồng người H’mong ở Việt Nam trong một chương trình vận động của tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Mỹ mang tên Ủy ban Cứu người Vượt biển (BPSOS).

    Trong video phát biểu, ông Lù A Da cho biết hàng chục ngàn người H’mông ở Việt Nam không được cấp giấy tờ tùy thân, giấy khai sinh, và giấy chứng nhận kết hôn. Hệ quả là trẻ em không được đi học, người lớn không thể đi làm, còn người già không được hưởng các chính sách hỗ trợ về sức khỏe như người Kinh.

    Bà Giàng Thị A, vợ của ông Lù A Da, cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) biết về tình cảnh của chồng trong ngày 13/12:

    Hôm thứ năm anh với con đang rửa xe thì có hai cảnh sát đến bắt anh đi. Anh đang bị nhốt ở một trạm cảnh sát. Nếu mình nộp phạt 10.000 baht (tiền tệ Thái Lan) thì họ chuyển vào IDC.”

    Bà cho biết số tiền trên là mức phạt hành chính áp dụng đối với chồng bà vì nhập cảnh trái phép vào Thái Lan từ ba năm trước. Nếu không nộp số tiền trên, chồng bà sẽ bị giam 20 ngày ở đồn cảnh sát trước khi bị chuyển đi Trung tâm giam giữ người nhập cư bất hợp pháp của Thái Lan (IDC- PV).

    Sau vụ việc, bà liên lạc với Trung tâm trợ giúp người tị nạn (Center for Asylum Protection- CAP) ở thủ đô Bangkok để kiếm tìm sự trợ giúp. Đây là tổ chức giúp gia đình bà làm hồ sơ xin tị nạn gửi Văn phòng của Cao uỷ về Người tị nạn của LHQ (UNHCR) ở Thái Lan trước đó.

    Bà chia sẻ thêm:

    “Hôm qua luật sư bảo là hôm nay luật sư mang tiền đi trả cho chồng thì hôm nay có thể cảnh sát sẽ đưa (chồng tôi) sang IDC ngay. Sau khi được chuyển đi sang IDC rồi thì luật sư sẽ nói chuyện với cảnh sát Thái (để xem) họ sẽ cần bao nhiêu tiền (tiền bảo lãnh để được tại ngoại- PV) để trả cho anh ấy để được tự do.”

    Phóng viên liên lạc với văn phòng CAP hôm 13/12 và được người đứng đầu cơ quan này cho biết họ đang phối hợp với Văn phòng UNHCR để trợ giúp trường hợp của ông Lù A Da, nhưng từ chối trả lời chi tiết.

    Vị luật sư này cũng cho biết thêm về nguyên tắc, những người đã được UNHCR cấp quy chế tị nạn và cả những người đang xin quy chế cũng có thể được phóng thích khỏi IDC nếu trả số tiền bảo lãnh tại ngoại 50.000 baht (gần 34 triệu đồng) cho phía Thái Lan.

    Theo bà Giàng Thị A, gia đình bà đến Thái từ năm 2020 và đã nộp hồ sơ xin quy chế tị nạn lên Cao uỷ tị nạn nhưng bị từ chối một lần. Vào tháng ba vừa qua, gia đình đã kháng cáo và được phỏng vấn lần hai vào tháng 9 vừa qua nhưng chưa nhận được kết quả.

    Phóng viên gửi email cho Văn phòng UNHCR ở Bangkok để hỏi về trường hợp của ông Lù A Da nhưng cơ quan này từ chối cung cấp thông tin với lý do “không cung cấp thông tin cá nhân” của người nạp hồ sơ xin tị nạn cho cơ quan này.

    Phóng viên cũng gửi email cho Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan hôm 13/12 để hỏi về trường hợp này nhưng chưa lập tức nhận được câu trả lời.

    Nếu không được trợ giúp kịp thời, ông Lù A Da và gia đình có thể bị trục xuất về Việt Nam vì họ chưa được LHQ công nhận là người tị nạn. Con gái đầu của ông mới chín tuổi và con thứ hai mới bốn tháng tuổi.

    Ông Lù A Da là người truyền đạo thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Bắc sống ở bản Sàn Phàng Thấp, xã Khun Há, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, ông bị ngăn cản trong việc thực hành quyền tự do tôn giáo nên đưa cả gia đình trốn sang Thái Lan.

    Liên minh Nhân quyền Người H'mong là tổ chức đấu tranh về nhân quyền và thu thập các bằng chứng về vấn đề kỳ thị một cách có hệ thống của nhà nước Việt Nam với người H’mong, đặc biệt về ngôn ngữ, tôn giáo, đất đai, và giấy tờ tùy thân ở Tây Nguyên và Tây Bắc.

    Theo tổ chức này, do bị đàn áp tôn giáo và bị phân biệt đối xử ở Việt Nam nên hiện có khoảng 1.000 người H’mong đã đào thoát sang Thái Lan xin tị nạn.

    Ngoài ra, còn có hơn 1.500 người Thượng ở Tây Nguyên cũng đang sống ở quốc gia này, hàng trăm người trong số họ vẫn chưa được cấp quy chế tị nạn.

    Vì Thái Lan chưa ký vào Công ước về Người tị nạn nên những người tị nạn Việt Nam có nguy cơ bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ mọi lúc mọi nơi. Họ không được quyền đi làm mà chỉ có thể lao động chui với thù lao rẻ mạt.

    Cuối tháng trước, cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ 11 người Thượng tị nạn trong một chiến dịch truy quét của lực lượng này. Những người này hiện đang bị giam ở IDC. Hai trong số họ chưa được UNHCR cấp quy chế tị nạn.

    Học viện Du lịch Trung Quốc trao cho Sân bay Quốc tế Đà Nẵng chứng nhận "Welcome Chinese"

    12/12/223

    Học viện Du lịch Trung Quốc trao cho Sân bay Quốc tế Đà Nẵng chứng nhận "Welcome Chinese"

    Hành khách tại sân bay Đà Nẵng hôm 27/7/2020 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Khai thác Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng (AHT) - ông Đỗ Trọng Hậu, vào ngày 12/12 cho truyền thông Nhà nước biết như vừa nêu. Theo lời ông này thì đây là nhà ga sân bay đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á đạt được chứng nhận Welcome Chinese - thấu hiểu và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách Trung Quốc.

    Theo tin loan đi, để có thể đạt chứng nhận Welcome Chinese, Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng đã tiến hành thực hiện các hạng mục gồm hiển thị Tiếng Trung trên các bảng chỉ dẫn, màn hình chuyến bay, thực đơn các nhà hàng, bản đồ, website; cung cấp nước nóng miễn phí; nhân viên Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng biết nói Tiếng Trung; các cửa hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua Unionpay, Wechat Pay và có quyền hoàn thuế…

    Số nước trên thế giới có sân bay  được Học viện Du lịch Trung Quốc cấp chứng nhận Welcome Chinese gồm Ý có bốn sân bay, và các nước Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Ả Rập Xê Út mỗi nước một sân bay.


    Không có nhận xét nào