BBC News
29/12/2023
" Cần chú ý CEBR nói về tỷ trọng nền kinh tế, chứ không đề cập đến thu nhập bình quân trong một nước, phân chia giàu nghèo hay các vấn đề khác.
Với số dân đông và còn tương đối trẻ, Việt Nam có cơ hội vượt qua gần hết các quốc gia “đàn anh” hiện nay tron ASEAN về kinh tế, như Singapore, Thái Lan, Malaysia, để đến 2038 chỉ đứng sau Indonesia trong số Top 25 nền kinh tế thế giới.
Ví dụ kinh tế Việt Nam sẽ tăng tỷ trọng từ 462 tỷ USD năm 2024 lên tới con số ấn tượng 1.559 tỷ USD vào năm 2038.
Cùng thời gian, Thái Lan ở ví trí cao hơn (517 tỷ năm 2024) cũng sẽ tăng nhưng chỉ đạt 1.313 tỷ USD vào năm 2038".
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
TP HCM- ảnh minh họa
Trung tâm tư vấn CEBR tại Anh nêu Việt Nam và Philippines là hai nền kinh tế Đông Nam Á có năng lực “nhảy vọt” trong bảng xếp hạng World Economic League Table (WELT) trong giai đoạn từ năm tới đến 2038.
Hiện nằm ở vị trí 34 (năm 2023), Việt Nam sẽ lên một hạng, 33 (2024), và tiếp tục lên nhanh, đạt thứ tự 24 sau một thập niên nữa (2033) để trở thành nền kinh tế thứ 21 thế giới vào năm 2038.
Philippines cũng có sức tăng trưởng đáng nể để đạt vị trí 23 vào năm 2038, theo đánh giá của CEBR.
Đặc biệt, hai quốc gia trong Asean nói trên được nêu tên ở mục Giới thiệu vào bảng xếp hạng vừa công bố (xem nguồn Cebr) phần về các nền kinh tế vươn lên và tụt dốc năm nay (top risers and fallers in this year’s ranking).
Phân tích của CEBR viết:
“Một số quốc gia được chờ đợi sẽ cải thiện vị trí của họ qua cách phát triển việc định vị lại chính họ trong chuỗi giá trị toàn cầu, áp dụng cải cách nội bộ, tăng cường năng suất của lực lượng lao động. Điều này thường đạt được qua cách tích lũy hiệu quả vốn công và tư. Minh họa nổi bật đáng kể nhất cho cách tiếp cận này là trường hợp của Philippines và Việt Nam. Hai nước này đều đã thể hiện sự tiến bộ đáng kể và được trông đợi sẽ leo 10 và 13 bậc vào năm 2038. Hệ quả là hai nước này sẽ có đầy cơ hội lọt vào bảng 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới, vào thời điểm kết luận bản đánh giá của chúng tôi (2038)”.
Tại vùng Nam Á, Bangladesh cũng sẽ gây ngạc nhiên về sức tiến triển, theo CEBR nhờ “lực đẩy của ngành may mặc năng động”.
Hưởng lợi từ các dịch chuyển địa chính trị-kinh tế
Riêng về Việt Nam, CEBR bỏ ra phần đánh giá khá dài và nêu ra nhiều số liệu như thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đã đạt 14.285 USD, theo cách tính sức mua (PPP-adjusted GDP per capita). Tuy thế, nước này hiện vẫn thuộc nhóm “thu nhập trung bình thấp” trên thế giới.
Năm 2023 sau đại dịch Covid, sản lượng kinh tế của Việt Nam tăng 19,3% so với 2019, và viễn cảnh 15 năm tiếp theo rất khả quan.
Quốc gia này đã và đang hưởng lợi từ việc nhiều nước khác giảm thiểu rủi ro (de-risking) đầu tư, sản xuất của họ bằng cách chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
“Trong vòng 15 năm nữa, CEBR dự báo rằng Việt Nam sẽ nhanh chóng tăng hạng trong bảng WELT, từ vị trí 34 năm 2023 lên 21 vào năm 2038. Với ưu thế dân số có sẵn, sẽ có nhiều khả năng rằn Đảng Cộng sản Việt Nam có thể đạt được mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia có thu nhập cao (high-income country) vào năm 2045. Điều này hiện diện bên cạnh cam kết của Việt Nam sẽ đạt net zero vào năm 2050 cho dù mục tiêu này chưa được đưa vào luật.”
Cần chú ý CEBR nói về tỷ trọng nền kinh tế, chứ không đề cập đến thu nhập bình quân trong một nước, phân chia giàu nghèo hay các vấn đề khác.
Với số dân đông và còn tương đối trẻ, Việt Nam có cơ hội vượt qua gần hết các quốc gia “đàn anh” hiện nay tron ASEAN về kinh tế, như Singapore, Thái Lan, Malaysia, để đến 2038 chỉ đứng sau Indonesia trong số Top 25 nền kinh tế thế giới.
Ví dụ kinh tế Việt Nam sẽ tăng tỷ trọng từ 462 tỷ USD năm 2024 lên tới con số ấn tượng 1.559 tỷ USD vào năm 2038.
Cùng thời gian, Thái Lan ở ví trí cao hơn (517 tỷ năm 2024) cũng sẽ tăng nhưng chỉ đạt 1.313 tỷ USD vào năm 2038.
Singapore cũng tăng tỷ trọng nền kinh tế từ 517 tỷ USD (2024) lên 896 tỷ (2023) nhưng với diện tích và số dân rất nhỏ, sẽ chỉ đứng thứ 37 trên thế giới vào thời điểm tương lai đó.
Điều này không có nghĩa là mức sống của người Việt Nam, Philippines hay Thái Lan sẽ cao hơn Singapore, mà đảo quốc ở Đông Nam Á sẽ tiếp tục là quốc gia có thu nhập “siêu cao” tính theo bình quân đầu người (hiện đã là 113.108 USD/đầu dân/năm).
Singapore cũng sẽ là “một trong nền kinh tế dẻo dai, năng động nhất thế giới, với hệ thống hành chính giỏi, lực lượng lao động tay nghề rất cao, và có vị trí chiến lược như một trung tâm kết nối thương mại và công nghệ của khu vực,” CEBR đánh giá.
Chụp lại hình ảnh,
Central World, Bangkok. Hiện đang trên hạng nhưng Thái Lan sẽ có nền kinh tế chỉ đạt 1.313 tỷ USD vào năm 2038, nhỏ hơn Việt Nam (1.559 tỷ).
Đông Á về nhất trong 15 năm nữa
Nhìn chung, các nước nói trên đều thuộc khu vực Đông Á-Thái Bình Dương được dự báo có sức tăng về kinh tế tốt nhất trên toàn cầu trong 15 năm tới. Tại vùng này, năm 2038 mới là năm Trung Quốc soán ngôi số 1 của Hoa Kỳ trên bảng WELT.
Lấy hình ảnh “miếng bánh kinh tế toàn thế giới” bằng 100 đô la, CEBR nói phần trăm của Đông Á-Thái Bình Dương tăng cao nhất, đạt 35,6% vào năm 2038.
Khu vực Bắc Mỹ giảm nhưng không nhiều, sẽ về nhì: 23,5%, châu Âu giảm nhiều nhưng vẫn trụ được ở vị trí thứ ba: 19,2%. Trung Á và Nam Á tuy có “ngôi sao” là Ấn Độ nhưng vẫn chỉ đạt dưới 10%, còn Trung Đông và châu Phi xếp cùng nhau chỉ chiếm có 6,9%. Nam Mỹ teo đi và còn về bét: 5,5%.
Dự báo này như thế có điều khác với một số dự báo khác tin là châu Phi sẽ trở thành một châu lục năng động về kinh tế trong những thập kỷ tới.
Nếu CEBR dự báo đúng thì chúng ta sẽ thấy “đẳng cấp” trong tương lai trung hạn của kinh tế thế giới là ‘Nhất Đông Á, nhì Bắc Mỹ và ba là châu Âu”.
Riêng tại châu Âu, ngoài các quốc gia Tây Âu thu nhập cao đã thành truyền thống sẽ giữ được vị trí trong top 10 (Đức thứ 5, Anh: -6, Pháp-7 ), thì một số nước bị rớt ra: Ý xuống thứ 12, Hà Lan 19.
Trong số các nước thành viên EU từng thuộc phe XHCN duy nhất có Ba Lan sẽ tăng hạng để vào top 25.
Vào năm 2038, Ba Lan sẽ đạt vị trí nền kinh tế thứ 22 của thế giới, sau Việt Nam một bậc (21) nhưng vẫn trên Philippines (23), Thụy Sĩ (24) và Đài Loan (25).
Lạc quan về Anh và bi quan về Nga
Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế học và Kinh doanh (Centre for Economics and Business Research-CEBR), thành lập năm 1992 là tổ chức tư vấn thuộc nhóm hàng đầu ở Anh Quốc.
Hoạt động như một công ty tư nhân CEBR thường xuyên đưa ra các dự báo, số liệu phân tích kinh tế, được Nghị viện Anh và các bộ ngành của nước này đặt hàng.
Bảng xếp hạng WELT vừa được nhà báo-nhà phân tích kinh tế Anh, Hamish McRae trích dẫn trong một bài về kinh tế nước này năm 2024 và về sau.
Viết trên trang Independent, ông McRae cho là nhiều nhà kinh tế học và một số ngân hàng đã quá bi quan khi đưa dự báo về lạm phát, tăng trưởng, khủng hoảng năng lượng ở Anh năm 2023.
Về đà phát triển tới, ông dùng số liệu của CEBR để cho rằng cần nhìn vào trung hạn, vượt qua các tranh cãi rối bời liên quan tới bầu cử năm 2024, về vấn đề di dân, ngân sách chính phủ của đảng Tory và Brexit vốn vẫn đè nặng tâm trí người Anh.
Nếu nhìn dài hơi thì Anh không chỉ dần dần phục hồi vào 2024 mà còn có cơ hội giữ vững vị trí nền kinh tế thứ 6 của thế giới tới 2038, trong khi Đức sẽ bị Ấn Độ soán ngôi.
Điều khiến CEBR khác biệt với một số công ty tư vấn (consultancy) thuần tuý kinh tế là CEBR còn đưa vào các dự báo chính trị liên quan tới kinh tế, thương mại, ví dụ như các vấn đề của kinh tế Nga nảy sinh do cuộc xâm lăng mà CEBR nói là “cuộc chiến vô lý, không cần thiết” đánh vào Ukraine.
Kinh tế Nga năm 2024 sẽ tiếp tục bộc lộ các vấn đề nghiêm trọng, lâu dài và cơ bản do cuộc chiến của ông Putin gây ra ở Ukraine, dù năm 2023 không quá tệ và tốt hơn dự báo bi quan trước đó.
Vào những năm tới, Nga sẽ tiếp tục phải sống với lạm phát cao, chính sách tiền tệ yếu và các chỉ số kinh tế bất ổn, cộng với cuộc sống người dân "ngày càng khốn khó dưới một chế độ thêm kiểm soát bạo tàn", CEBR kết luận.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c72ydrnzz3mo
Không có nhận xét nào