Header Ads

  • Breaking News

    Cánh tay nối dài của đại sứ quán Việt Nam tại Đức?

     Cánh tay nối dài của đại sứ quán Việt Nam tại Đức? 

    Nguồn: Nhật báo Đức TAZ ngày 1-2-2023 – https://taz.de/!5973291/

    Tác giả: Marina Mai 

    02/12/2023

    Tòa án Đức ra phán quyết giải thể “Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức” do ĐSQ Việt Nam tại Berlin dựng lên

    10/12/2018 

    Cánh tay nối dài của đại sứ quán Việt Nam tại Đức? Hiếu Bá Linh dịch 

    Một hiệp hội sắp được thành lập với ý đồ đại diện cho cộng đồng người Việt tại Đức và ý đồ này đã bị chỉ trích. 

    Chủ nhật này (ngày 3-12-2023), “Liên hiệp Hội người Việt tại Đức” (LHHNV tại Đức) sẽ được thành lập. Hiệp hội này muốn trở thành tổ chức đầu não cho tất cả các hội đoàn của người Việt trên khắp nước Đức và cố gắng trở thành một tổ chức công ích, phi lợi nhuận. Theo Điều lệ, LHHNV tại Đức có mục đích “đại diện chính thức cho Cộng đồng người Việt ở Đức, là người phát ngôn chính thức” trước chính quyền Đức cũng như truyền thông Đức. Tuy nhiên, khi quan sát kỹ hơn, người ta có ấn tượng rằng hiệp hội này là một cánh tay nối dài của đại sứ quán Việt Nam tại Đức, với mục đích chính trị là tranh thủ cộng đồng người Việt cho nhà nước Việt Nam. 

    Sự thật, ít nhất là đại sứ quán Việt Nam đã hỗ trợ với mức độ rất lớn trong việc thành lập hiệp hội này. Theo tin Thoibao.de, Ban trù bị cho hiệp hội được ra đời tại đại sứ quán Việt Nam ở Berlin hồi mùa hè năm ngoái 2022 và những người được mời đều là những người thân cận với nhà nước Việt Nam. 


    https://thoibao.de/blog/2022/08/29/thanh-lap-tong-hoi-nguoi-viet-toan-lien-bang-duc-dai-su-chi-dao-bo-quoc-phong-kiem-phieu 


    Chủ trì cuộc họp chính là đại sứ Việt Nam tại Đức Vũ Quang Minh. Chủ tịch Ban trù bị là ông Nguyễn Văn Hiền, chủ chợ Đồng Xuân Berlin, chợ châu Á lớn nhất nước Đức. Ông là người thường xuất hiện trên truyền thông nhà nước Việt Nam và từng được nhà nước Việt Nam (chính xác là Bộ Công an) vinh danh năm 2015 vì những đóng góp cho an ninh Việt Nam. 


    Tuy nhiên, việc thành lập hiệp hội đang gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng người Việt. Theo truyền thông Việt ngữ, một số thành viên đã ra khỏi Ban trù bị. Tất nhiên, Ban trù bị làm công việc vận động các hội đoàn. Thành viên của hai hội đoàn, mà họ không muốn nêu tên, nói với tờ TAZ: “Chúng tôi phải tham gia, tất cả các hội đoàn khác cũng tham gia”. Và: “Đại sứ quán Việt Nam muốn chúng tôi tham gia. Tại sao chúng tôi không nên làm điều đó?” 

    Người bày tỏ công khai sự chỉ trích là bác sĩ Hoàng Mỹ Lâm, thuộc Liên Hội người Việt Tị nạn tại CHLB Đức – những thuyền nhân tị nạn Việt sau năm 1975. Bà nói với tờ TAZ: “Nếu hiệp hội mới tự nhận là đại diện chính thức của toàn bộ cộng đồng người Việt ở Đức, thì đó là đánh lừa công chúng. Là nạn nhân của chế độ chuyên chế cộng sản, chúng tôi coi trọng các giá trị của tự do cũng như sự đa dạng và sẽ không cho phép mình bị đặt dưới một tổ chức thống nhất do đại sứ quán Việt Nam dựng lên”. 


    Một nữ quản trị xí nghiệp sinh sống ở Đức 14 năm cũng chỉ trích LHHNV tại Đức. “Đại sứ quán Việt Nam luôn khởi xướng thành lập các hiệp hội để kiểm soát người Việt ở Đức và nó cũng xảy ra ở các nước châu Âu khác. Họ không thể tạo ra một nước Việt Nam nhỏ trong lòng nước Đức”. Bà không muốn đưa tên mình lên trên báo vì lo ngại cho người thân còn ở Việt Nam. 


    Ông Lars Leuschner, chuyên gia về luật hội đoàn tại Đại học Osnabrück – Đức, cho rằng liệu hiệp hội mới có thể hoạt động công ích (phi lợi nhuận) hay không nếu nó không cho những người chỉ trích chính phủ Việt Nam làm thành viên và liệu nó có hoạt động chính trị hay không. Tuy nhiên, ông cho biết thêm, luật lệ không nói rõ ràng, chính xác về việc này. Về chỉ trích đối với hiệp hội mới, Ban trù bị thành lập hiệp hội không muốn bình luận với tờ TAZ. Họ từ chối trả lời các câu hỏi qua điện thoại và cũng không trả lời những câu hỏi được gửi tới bằng văn bản. 


    Ở một số nước EU khác, như Cộng hòa Séc và Slovakia, cũng đã thành lập các Liên hiệp Hội người Việt. Tại Đức, một hiệp hội như thế đã từng được thành lập hồi năm 2011, nhưng sau đó đến năm 2018 nó đã bị giải thể do tranh chấp nội bộ. Xem chi tiết ở đây: 


    https://baotiengdan.com/2018/12/10/toa-an-duc-ra-phan-quyet-giai-the-lien-hiep-nguoi-viet-toan-lien-bang-duc-do-dsq-viet-nam-tai-berlin-dung-len/ 


    https://vietnamthoibao.org

    https://vietnamthoibao.org/vntb-canh-tay-noi-dai-cua-dai-su-quan-viet-nam-tai-duc/

    Tòa án Đức ra phán quyết giải thể “Liên Hiệp Người Việt Toàn Liên Bang Đức” do ĐSQ Việt Nam tại Berlin dựng lên

    10/12/2018 

    Linh Nhân, tổng hợp

    https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/12/H1-5.png


    (Từ trái) Đại sứ Đỗ Hòa Bình, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại, Phó Ban Tổ chức Lê Hồng Cường (biệt danh là Cường Liều và là “quân sư quạt mo” cho ông Thoại) cùng Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh 

    Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức được nặn ra để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức. Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán vào tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả“ người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức đã tố cáo trước công luận Đức rằng, Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền tài trợ của chính phủ Đức.

    Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, cán bộ chuyên trách của Liên hiệp, là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc được lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.

    Cách đây 7 năm, báo chí trong nước hân hoan đưa tin, sau gần một năm soạn thảo điều lệ và định hướng hoạt động, qua một lần đại hội trù bị, ngày 22/10/2011 tại hội trường Viethaus (Ngôi nhà Việt) ở trung tâm thủ đô Berlin, Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (viết tắt là Liên hiệp) đã được thành lập dưới sự chứng kiến của Đại sứ Việt Nam Đức Đỗ Hòa Binh và Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt am Main Trương Xuân Thanh.

    Trả lời phỏng vấn báo Nhân Dân, Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại thú nhận: “Việc thành lập được Liên hiệp là nhờ quyết tâm của cộng đồng, nhờ sự ủng hộ và giúp đỡ toàn diện của các nhiệm kỳ Đại sứ ở Berlin và Tổng lãnh sự ở Frankfurt. Qua báo NDĐT, tôi xin cảm ơn Đại sứ quán Việt Nam tại Đức và TLS Frankfurt đã song hành cùng chúng tôi”.

    Theo bản tin chính thức trên trang web của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, thì Liên hiệp được thành lập để đại diện cho cộng đồng người Việt trước chính quyền Đức và Việt Nam. Điều lệ của Liên hiệp cũng ghi rõ, trích nguyên văn:

    Nhiệm vụ của Hội:

    Đại diện cho cộng đồng người Việt, phát ngôn chính thức (có tính chất bảo vệ hay tuyên bố quan điểm) trước truyền thông, các tổ chức, các cấp chính quyền Đức và Việt Nam về các vấn đề liên quan đến cộng đồng người Việt ở Đức hay tại các điạ phương, trên cơ sở tổng hợp ý kiến các hội thành viên”. 

    Việc này đã bị cộng đồng người Việt tại Đức phê phán, tố cáo mạo nhận danh nghĩa “đại diện tất cả” người Việt tại Đức. Nhất là khối người Việt tị nạn cộng sản tại Đức, lên đến 60- 70 ngàn người, đã tố cáo trước công luận Đức rằng, Liên hiệp đã tiếm danh người Việt tị nạn để tìm cách lấy tiền “hỗ trợ xây dựng cơ cấu” của cơ quan BAMF (Cơ quan nhập cư và tị nạn) của chính phủ Đức.

    Thật sự, trong vòng 3 năm, từ cuối năm 2013 đến đầu 2016, Liên hiệp đã được BAMF tài trợ tổng cộng gần 300.000 Euro (Bản dịch tiếng Việt đọc ở đây) theo dự án “hỗ trợ xây dựng cơ cấu” (Strukturförderung). Số tiền đó được dùng để trả tiền lương tới hơn 4.000 Euro/tháng cho nhân viên chuyên trách lấy từ đội ngũ Ban chấp hành, đó là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh của hội Vifi ở Bochum.

    Điểm đáng chú ý là bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ năm 2009, mà ai cũng biết Mặt trận Tổ quốc do đảng CSVN lập ra nhằm quản lý các tổ chức xã hội, các đoàn thể, kể cả người Việt định cư ở nước ngoài.

    Muốn biết rõ về những thu chi tài chính mờ ám của Liên hiệp, có thể đọc thêm bài báo “Liên hiệp người Việt toàn LB Đức: Khi đồng Euro làm ‘tối mắt’ các vị lãnh đạo“.

    https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/12/H1-6.png


    Bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và Chủ tịch Liên hiệp Nguyễn Văn Thoại (đứng) đang chủ tọa Đại hội thường niên của Liên hiệp 

    Tòa án Đức ra phán quyết giải thể Liên hiệp

    Ngày 27.11.2018 Tòa án Charlottenburg – bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin – đã ghi vào hồ sơ Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức (đoạn trong khung màu đỏ trong ảnh chụp văn bản bên dưới): “Căn cứ vào điều § 42 Bộ luật Dân sự (BGB) thì Liên hiệp bị buộc phải giải thể qua Quyết định đã có hiệu lực của tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản vì Liên hiệp thiếu hụt tài sản để chi trả phí tổn của thủ tục”.

    https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/12/H2-20.png


    Văn bản về việc Liên hiệp bị giải thể của Tòa án Charlottenburg, bộ phận phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin. 

    Quyết định đã dẫn đến hậu quả Liên hiệp bị giải thể là Quyết định ngày 20.08.2018 của tòa án Berlin về phá sản (cũng nằm trong tòa án Charlottenburg) với số hồ sơ AZ: 36b IN 2714/18. Nội dung của Quyết định này là tòa án bác bỏ việc mở thủ tục phá sản nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để thanh toán nợ nần (theo điều §26 của Luật phá sản), vì Liên hiệp không còn có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet).

    https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/12/H4-23.jpg

    Quyết định của Tòa án về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ 

    Để tránh bị bắt buộc phải giải thể, Chủ tịch Liên hiệp là ông Nguyễn Văn Thoại đã lập tức đưa đơn Khiếu nại (Beschwerde) chống lại Quyết định nêu trên. Đơn Khiếu nại này đã được chuyển lên tòa án cấp cao hơn để xét xử, đó là Tòa án bang Berlin (Landgericht Berlin).

    Ngày 01/11/2018 Tòa án bang Berlin đã ra Quyết định bác đơn khiếu nại của Liên hiệp và Quyết định này có hiệu lực pháp lý ngay lập tức, không còn có thể đảo ngược được. Như vậy, Tòa án bang Berlin khẳng định, Liên Hiệp không có khả năng chi trả (zahlungsunfähig) và bị vỡ nợ (überschuldet), cho nên tòa án đã bác bỏ việc mở thủ tục phá sản (nhằm thanh lý những tài sản còn lại của Liên Hiệp để trả nợ nần) vì thiếu tài sản (theo điều §26 của Luật phá sản).

    Hậu quả pháp lý thứ hai là BCH có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ

    Quay trở lại sự kiện Liên hiệp bị phá sản. Quyết định của Tòa án về việc Liên hiệp không có khả năng chi trả và bị vỡ nợ, đã dẫn đến một hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể. Tòa án Charlottenburg, nơi phụ trách hồ sơ pháp lý của các hội đoàn đăng ký tại Berlin, đã áp dụng điều §42 khoản 1 của Bộ luật Dân sự (BGB) CHLB Đức để giải thể Liên hiệp:

    https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/12/H2-21.png

    Điều § 42 Bộ luật Dân sự (BGB) của CHLB Đức 

    Bản dịch khoản 1:

    Bộ luật dân sự (BGB) CHLB Đức

    §42 Phá sản

    (1) Hiệp hội bị giải thể qua việc mở thủ tục phá sản và qua quyết định đã có hiệu lực pháp lý về việc bác bỏ thủ tục phá sản vì thiếu hụt tài sản.

    Ngoài hậu quả pháp lý là Liên hiệp bị giải thể, một hậu quả pháp lý thứ hai là những thành viên Ban Chấp Hành Liên hiệp có thể phải chịu trách nhiệm cá nhân trước chủ nợ (phải trả nợ với tư cách cá nhân và bồi thường cho chủ nợ). Đó là cũng căn cứ vào điều § 42 của Bộ luật Dân sự (BGB), nhưng ở khoản số 2:

    (2) Trong trường hợp mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu việc đặt đơn (khai phá sản) bị trì hoãn, thì các thành viên của ban Chấp hành mà có lỗi (trong việc chậm trể này) phải chịu trách nhiệm trước chủ nợ về những thiệt hại phát sinh; họ phải gánh trách nhiệm với tư cách là người mắc nợ chung.

    Hậu quả pháp lý thứ ba là Ban Chấp Hành có thể bị phạt tù

    Theo điều §15 khoản 1 của Bộ luật Phá sản thì trễ nhất là 3 tuần sau khi mất khả năng thanh toán hoặc nợ quá hạn, Ban Chấp hành phải làm đơn mở thủ tục phá sản (tức là phải khai phá sản). Nếu không thì bị coi như là trì hoãn việc khai phá sản:

    https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2018/12/H2-22.png

    Điều §15a Bộ luật Phá sản của CHLB Đức

    Hầu như tất cả những trường hợp bị coi là trì hoãn việc khai phá sản, tòa án phá sản (thuộc tòa án dân sự) đều chuyển hồ sơ qua Viện Công tố (Staatsanwaltschaft) để điều tra về hình sự.

    Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp chắc chắn bị coi là trì hoãn việc khai phá sản, vì từ trước đến nay chưa hề làm đơn khai phá sản cho Liên hiệp. Căn cứ vào điều §15 khoản 4 của Bộ luật Phá sản, thì Chủ tịch Nguyễn Văn Thoại và Ban chấp hành Liên hiệp có thể bị phạt tiền hoặc bị phạt tối đa 3 năm tù về hình sự. Trong trường hợp cẩu thả, chểnh mảng (tức là không cố tình trì hoãn việc khai phá sản) thì bị phạt nhẹ hơn: tối đa 1 năm tù (điều §15, khoản 4 của Bộ luật Phá sản).

    Để biết tường tận nhiều chi tiết, độc giả có thể đọc thêm bài báo “Diễn tiến Liên hiệp Người Việt bị giải thể và hệ lụy”.

    https://baotiengdan.com/2018/12/10


    Không có nhận xét nào