Võ Thái Hà tổng hợp
Mỹ nói Israel đồng ý tạm dừng tấn công Gaza 4 giờ/ngày, nhưng chưa có báo cáo giao tranh tạm lắng
10/11/2023
Khói bốc lên sau một cuộc oanh kích của Israel trong khi người dân tháo chạy khỏi Thành phố Gaza và các khu vực khác ở phía bắc Dải Gaza xuống phía nam, ngày 9 tháng 11 năm 2023.
Tòa Bạch Ốc cho biết Israel đã đồng ý tạm dừng các hoạt động quân sự ở các khu vực phía bắc Gaza 4 giờ mỗi ngày, kể từ 9/11, làm dấy lên hy vọng sau hơn một tháng giao tranh khiến hàng ngàn người thiệt mạng và khơi mào lo ngại về xung đột khu vực.
Người phát ngôn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, John Kirby, cho biết các đợt tạm dừng này sẽ cho phép mọi người chạy lánh nạn dọc theo hai hành lang nhân đạo và có thể được sử dụng để phóng thích con tin. Ông Kirby nói đây là những bước đi quan trọng đầu tiên.
Chưa có xác nhận trực tiếp nào từ Israel, quốc gia đã nói chung chung về các biện pháp dường như tương ứng với những gì hiện có.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Yoav Gallant, cho biết: “Chúng tôi đang thực hiện các biện pháp cục bộ và chính xác để tạo điều kiện cho thường dân Palestine rời khỏi Thành phố Gaza về phía nam, để chúng tôi không làm hại họ. Những điều này không làm giảm đi cuộc chiến.”
Lực lượng Israel đã bao vây hoàn toàn Thành phố Gaza trong những ngày gần đây và quân đội đã cho phép thường dân đi lại an toàn dọc theo tuyến đường chính về phía nam trong ba hoặc bốn giờ mỗi ngày, và số dân di tản ngày càng tăng.
Ông Gallant nói hiện tại sẽ không có lệnh ngừng bắn hoàn toàn.
“Chúng tôi sẽ không ngừng chiến đấu chừng nào các con tin của chúng tôi còn ở Gaza và chừng nào chúng tôi chưa hoàn thành sứ mệnh của mình là lật đổ chế độ Hamas và loại bỏ khả năng quản lý và quân sự của tổ chức này.”
Taher Al-Nono, cố vấn chính trị cho lãnh đạo Ismail Haniyeh của Hamas, cho biết hôm 9/11 rằng các cuộc đàm phán đang tiếp tục và cho đến nay chưa có thỏa thuận nào đạt được với Israel.
Israel đã tiến hành cuộc tấn công vào Gaza để đáp trả cuộc đột kích xuyên biên giới của Hamas vào miền nam Israel hôm 7/10 mà qua đó các tay súng Hamas đã giết chết 1.400 người, chủ yếu là thường dân, và bắt đi khoảng 240 con tin, theo thống kê của Israel.
Đó là ngày đổ máu tồi tệ nhất trong lịch sử 75 năm của Israel và thu hút sự lên án của quốc tế nhắm vào Hamas cũng như sự cảm thông và ủng hộ dành cho Israel.
Nhưng sự trả đũa của Israel tại Gaza, vùng đất do Hamas cai trị, đã gây ra mối lo ngại lớn khi một thảm họa nhân đạo bùng nổ.
Các quan chức Palestine cho biết tính đến 9/11 có 10.812 cư dân Gaza đã thiệt mạng, khoảng 40% trong số đó là trẻ em, trong các cuộc không kích và pháo kích giữa lúc nguồn cung cấp cơ bản đang cạn kiệt và các khu vực bị tàn phá bởi các cuộc ném bom không ngừng của Israel.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói với báo giới ông đã tìm cách có được các cuộc tạm dừng giao tranh kéo dài hơn bốn giờ đồng hồ.
“Tôi đã yêu cầu tạm dừng hơn ba ngày,” ông nói.
Đáp câu hỏi liệu ông có thất vọng với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hay không, ông Biden nói: “Chuyện này mất nhiều thời gian hơn tôi mong đợi.”
Trước đó, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết những người đứng đầu CIA và cơ quan tình báo Mossad của Israel đã gặp Thủ tướng Qatar tại Doha hôm 9/11 để thảo luận về các giới hạn của một thỏa thuận thả con tin và một cuộc tạm dừng cuộc xung đột Israel-Hamas.
Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ cấm Coca-Cola và Nestle vì hai hãng này ủng hộ Israel
Hôm thứ Ba (7/11), Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm bán các sản phẩm của Coca-Cola và Nestle trong khuôn viên quốc hội bởi vì các công ty này bị cáo buộc ủng hộ Israel trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Hamas.
Trong một thông báo, cơ quan lập pháp hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố: “Sản phẩm của các công ty ủng hộ Israel sẽ không được bán trong các nhà hàng, quán cà phê và quán trà trong khuôn viên quốc hội.”
Chủ tịch Quốc hội Nama Kurtulmus giải thích, lệnh cấm được ban hành nhằm “ủng hộ cảm xúc của công chúng liên quan đến việc tẩy chay sản phẩm của các công ty đã công khai tuyên bố ủng hộ tội ác chiến tranh của Israel,” mà ông tuyên bố bao gồm cả “việc giết hại những người vô tội ở Gaza.”
Một nguồn tin quốc hội lưu ý hãng tin Reuters rằng lệnh cấm này đặc biệt nhắm vào Coca-Cola và Nestle, những thương hiệu duy nhất thực sự bị loại khỏi thực đơn trong khuôn viên quốc hội hôm thứ Ba (7/11). Nguồn tin này cho biết, có “sự phản đối kịch liệt của công chúng đối với các công ty này.”
Reuters lưu ý rằng cả Chủ tịch Quốc hội Kurtulmus, nguồn tin nội bộ và thông báo công khai của quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đều không giải thích thỏa đáng việc Coca-Cola và Nestle đã hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Israel chống lại Hamas như thế nào. Tuy nhiên, mô tả của nguồn tin quốc hội về việc các mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ đang làm sôi sục sự tức giận của các nhà hoạt động đối với hai công ty này là chính xác.
Có rất ít câu trả lời cụ thể về lý do tại sao các nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Hamas lại chọn Coca-Cola và Nestle để tẩy chay. Phần lớn có thể là do sản phẩm của hai công ty này phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ nên việc kêu gọi cấm các sản phẩm này sẽ thu hút sự chú ý của công chúng.
Al-Monitor, một trang web tin tức chuyên về Trung Đông có trụ sở ở Washington DC, không thể đưa ra mối liên hệ nào giữa Coca-Cola và Nestle với Israel, ngoại trừ thông báo của Nestle vào tháng trước rằng họ sẽ “đóng cửa tạm thời” nhà máy ở Israel như một “biện pháp phòng ngừa”. Phát biểu với các phóng viên, Giám đốc điều hành Mark Schneider của Nestle giải thích, quyết định này được đưa ra bởi vì công ty tập trung vào “việc giữ an toàn cho các đồng nghiệp và nhân viên của chúng tôi.”
Nestle đã nhiều lần xuất hiện trong danh sách tẩy chay chống Israel trong nhiều năm mà không rõ lý do. Thực tế, Nestle đã đưa ra một thông báo vào năm 2017, nhấn mạnh rằng họ không “tài trợ, quyên góp, hoặc hỗ trợ tài chính cho Israel” sau khi các hoạt động ủng hộ Palestine đưa thêm công ty này vào một danh sách tẩy chay khác.
Coca-Cola đã âm thầm xóa đi các đề cập đến đến việc hỗ trợ tài chính cho phong trào Black Lives Matter (BLM) khỏi trang web của mình vào cuối tháng Mười sau khi BLM bày tỏ sự ủng hộ đối với những kẻ giết người và hiếp dâm Hamas. Mặc dù câu chuyện nhanh chóng bị lãng quên này dường như không khiến các nhà hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳ phẫn nộ, nhưng cả các nhà báo Thổ Nhĩ Kỳ và quốc tế đều gặp khó khăn để đưa ra được lý do nào khác khiến Coca-Cola bị thêm vào danh sách tẩy chay “ủng hộ Israel”.
Hôm 7/11, tờ Hindustan Times cho rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã ra lệnh quốc hội cấm Coca-Cola và Nestle, có lẽ để thể hiện quyền lực của ông và xoa dịu các nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Hamas. Tuy nhiên, Hindustan Times không giải thích chi tiết về nhận định của họ.
Hôm thứ Hai (6/11), tờ Daily Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ đã liệt kê nhiều hoạt động tẩy chay hàng hỏa của các công ty Israel hoặc thân Israel, trong đó đề cập ngắn gọn đến Coca-Cola là một trong những thương hiệu bị nhắm mục tiêu, nhưng không giải thích rõ lý do tại sao.
Các mục tiêu bị tẩy chay khác ở Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm Unilever, cà phê Starbucks và các nhà hàng McDonald. Một nhóm “thanh niên am hiểu công nghệ” đã tạo ra tiện ích mở rộng trình duyệt Google Chrome có tên “Palestine Pact” để tự động làm mờ các quảng cáo trực tuyến của bất kỳ thương hiệu nào bị thêm vào danh sách tẩy chay.
Người đứng đầu chi nhánh AKP ở Istanbul tuyên bố, các chính trị gia thuộc đảng AKP cầm quyền do Tổng thống Erdogan lãnh đạo đã khuyến khích việc tẩy chay các sản phẩm của Israel hoặc được cho là thân thiện với Israel “cho đến khi thành lập một nhà nước Palestine hoàn toàn độc lập với thủ đô là Jerusalem.”
Gia Huy (Theo Breitbart News)
Đàm phán thả con tin Israel
Lực lượng mặt đất của Israel đã sẵn sàng bao vây trụ sở của Hamas ở trung tâm thành phố Gaza. Trong khi đó, các bên trung gian, Qatar và Mỹ, đang đàm phán một thỏa thuận vào phút chót nhằm đảm bảo thả một vài người trong số khoảng 240 con tin Israel đang bị Hamas bắt giữ – để đổi lấy việc tạm dừng giao tranh. David Barne, người đứng đầu Mossad, cơ quan tình báo của Israel, gần đây đã bay tới Doha để cùng giám đốc CIA, William Burns, đàm phán với giới lãnh đạo Qatar. (Quốc gia vùng Vịnh là một trong những nhà bảo trợ của Hamas.)
Tuy nhiên, một số người tin rằng Hamas chỉ đơn giản là đang xem xét triển vọng thả con tin để cứu sống các nhà lãnh đạo của tổ chức này ở Gaza, những người đang nằm trong tầm ngắm của Israel. Trong khi đó, hàng chục nghìn thường dân Palestine đang chạy trốn khỏi thành phố về phía nam. Các quan chức tình báo Israel ước tính rằng, chỉ riêng ngày thứ Tư, khoảng 50.000 người đã rời đi. Nhà Trắng cho biết Israel sẽ cho phép “tạm dừng nhân đạo” kéo dài bốn giờ mỗi ngày để tạo cơ hội cho những người khác chạy trốn.
Nền kinh tế ốm yếu của Nga
Năm 2022, dầu khí đã giúp nền kinh tế Nga đứng vững. Bất chấp các lệnh trừng phạt do các nước phương Tây áp đặt sau cuộc xâm lược Ukraine, nền kinh tế Nga chỉ suy giảm 2%, ít hơn hầu hết dự đoán. Tuy nhiên, năm 2023 đã mang đến nhiều thách thức hơn. Giá dầu thấp – cùng với “giới hạn giá dầu” của G7, hạn chế số tiền mà người mua có thể trả cho hàng xuất khẩu của Nga – đã trở thành đòn giáng nặng nề. Quyết định cắt nguồn cung khí đốt cho châu Âu của Vladimir Putin cũng gây tổn hại cho nền kinh tế nước ông.
Số liệu công bố hôm thứ Sáu dự kiến sẽ cho thấy lạm phát ở Nga đã tăng trở lại, lên mức khoảng 7% hàng năm. Khi xuất khẩu giảm, cầu đồng rúp cũng giảm và đồng tiền yếu hơn sẽ làm tăng chi phí nhập khẩu. Nhưng nền kinh tế Nga chưa khủng hoảng: nó vẫn có thể đang tăng trưởng, dù chậm. Tuy nhiên, các vấn đề của Nga đang ngày một nhiều thêm. Putin dường như vẫn quyết tâm tài trợ cho cuộc chiến bất chấp khó khăn. Ngân sách mới nhất sẽ tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 70% vào năm 2024.
Tập đoàn bảo hiểm Allianz được mong đợi sẽ phục hồi
Allianz, một trong những tập đoàn bảo hiểm lớn nhất châu Âu, sẽ báo cáo kết quả quý 3 vào thứ Sáu. Các nhà đầu tư đang lạc quan. Trong quý 2, tập đoàn Đức báo cáo lợi nhuận ròng tăng 18% và dự báo lợi nhuận hoạt động năm 2023 cũng tốt.
Đó sẽ là một sự thay đổi so với năm ngoái. Tháng 5/2022, Allianz đã đồng ý nộp phạt hơn 6 tỷ USD cho Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ sau khi Allianz Global Investor (AGI), doanh nghiệp quản lý quỹ ở Mỹ của họ, nhận tội gian lận chứng khoán. Allianz sau đó đã chi hơn 140 triệu USD để tái cơ cấu và công bố lợi nhuận hàng quý giảm 23% so với dự kiến vào tháng 8 cùng năm.
Dù tập đoàn vẫn đang phục hồi sau vụ bê bối, nhưng năm nay, họ đã tăng trưởng nhờ hoạt động thuận lợi trong mảng bảo hiểm tài sản và tai nạn, khi các yêu cầu bồi thường do thiên tai tương đối thấp. Ngay cả vậy, các nhà phân tích dự đoán giá cổ phiếu của Allianz sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ vụ AGI trong những năm tới.
Bảo vệ các vùng cực của thế giới
Khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên, các vùng cực đang phải chịu thiệt hại. Băng biển Bắc Cực đã giảm dần trong nhiều thập niên. Thêm nữa, băng biển Nam Cực cũng giảm với tốc độ chưa từng thấy trong những năm gần đây. Hồi tháng 7, diện tích tối đa của vùng băng đã nhỏ hơn 2,84 triệu km2 so với mức trung bình từ năm 1981 đến năm 2010. Hậu quả là rất lớn: mực nước biển dâng cao, khí nhà kính bị giải phóng hàng loạt do tan băng vĩnh cửu, và biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ.
Giảm bớt những hậu quả đó là mục tiêu của “Thượng đỉnh Vùng Cực – Một Hành tinh,” hội nghị quốc tế đầu tiên dành riêng cho các vùng cực. Phần hội nghị chính trị sẽ bắt đầu vào thứ Sáu ở Paris và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến sẽ tham dự. Năm 2022, Pháp đã triển khai “chiến lược vùng cực” đầu tiên, trong đó vạch ra kế hoạch thành lập hoặc đổi mới các khu bảo tồn biển, ngừng khai thác nhiên liệu hóa thạch, và đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về du lịch quanh các cực. Với tư cách là chủ nhà của thượng đỉnh, Pháp hy vọng sẽ đi đầu trong việc tăng cường hợp tác quốc tế về vấn đề này.
Tổng thống Myanmar: Đất nước có nguy cơ chia cắt vì giao tranh
09/11/2023
Ông Myint Swe, Chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước Myanmar.
Tổng thống Myanmar nói đất nước có nguy cơ bị chia cắt do kiểm soát không hiệu quả tình trạng bạo lực hồi gần đây ở khu vực biên giới với Trung Quốc.
Chính quyền quân quản Myanmar đang gặp phải thách thức lớn nhất đối với quyền lực của mình kể từ khi chiếm quyền trong cuộc đảo chính năm 2021, với sự gia tăng các cuộc tấn công của các nhóm nổi dậy ủng hộ dân chủ và dân tộc thiểu số vào các căn cứ của chính quyền ở phía bắc, đông bắc, tây bắc và đông nam.
Ông Myint Swe, Chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước, phát biểu tại một cuộc họp của hội đồng quốc phòng và an ninh: “Nếu chính phủ không quản lý hiệu quả các sự cố xảy ra ở khu vực biên giới, đất nước sẽ bị chia cắt thành nhiều phần”.
Ông nói: “Cần phải kiểm soát cẩn thận vấn đề này. Vì bây giờ là thời điểm quan trọng của nhà nước nên toàn dân cần ủng hộ Tatmadaw”, ám chỉ quân đội Myanmar.
Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ cuộc đảo chính năm 2021 khi các tướng lĩnh lật đổ chính phủ dân cử do nhà đấu tranh dân chủ Aung San Suu Kyi lãnh đạo, chấm dứt 10 năm hướng tới cải cách sau nhiều thập kỷ bị quân đội cai trị nghiêm ngặt.
Chính quyền quân sự trong những ngày gần đây đã mất quyền kiểm soát một số thị trấn thương mại ở biên giới với Trung Quốc vào tay các nhóm du kích có liên kết với nhau.
Cũng có nhiều tin tức về các cuộc đụng độ ở những nơi khác giữa quân đội và các chiến binh phe đối lập. Reuters đã không thể xác minh những tin tức đó.
Trong tuần này, Trung Quốc xác nhận rằng đã có người Trung Quốc thương vong do đạn pháo từ cuộc giao tranh ở Myanmar lan sang phía biên giới Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 9/11 kêu gọi công dân của họ tránh xa các khu vực có “xung đột khốc liệt” và tránh đi du lịch tới Myanmar.
Bộ này cho biết trong một tuyên bố: “Các công dân Trung Quốc đang ở trong khu vực có xung đột dữ dội tại địa phương nên hết sức chú ý đến diễn biến của tình hình và di chuyển đến nơi an toàn hoặc quay trở lại Trung Quốc”.
Trung Quốc có lợi ích kinh tế sâu rộng ở Myanmar.
Ông Nong Rong, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, trong chuyến thăm Myanmar tuần trước, kêu gọi nước này hợp tác với Trung Quốc để duy trì ổn định biên giới. Ông cũng yêu cầu có biện pháp bảo vệ lợi ích của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào