Header Ads

  • Breaking News

    Sau đại dịch COVID, tại sao ngày Lễ Tạ Ơn năm nay lại quan trọng

    Robert Backer 

    Thứ năm, 23/11/2023 

    Thu Anh biên dịch

    Sau đại dịch COVID, tại sao ngày Lễ Tạ Ơn năm nay lại quan trọng

    (Ảnh minh họa của The Epoch Times, Shutterstock) 

    Ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất thì các nghi lễ có thể giúp chúng ta vững vàng, dẫn dắt chúng ta ra khỏi những chu kỳ suy nghĩ tiêu cực và cho chúng ta cơ hội vươn lên mạnh mẽ hơn. 

    Lễ Tạ Ơn đã là một ngày lễ tinh túy của người Mỹ trong hàng trăm năm. Được ấn định từ năm 1621, truyền thống lâu đời này đã gắn kết các gia đình và cộng đồng lại với nhau để tôn vinh sự kiên cường, lòng biết ơn và tình nhân loại chung của chúng ta. 

    Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng chúng ta kết nối với nhau trong những thời khắc đáng trân trọng như thế. Không thể phủ nhận rằng đại dịch—với đầy những thách thức về thể chất và tài chính, cùng những mối lo ngại khác—đang khiến nhiều người trong chúng ta kiệt sức. 

    Trong mùa Lễ Tạ Ơn năm nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết là chúng ta hãy dành thời gian để quay trở lại với truyền thống của mình, hãy dành thời gian quý giá cho những người thân yêu và nhớ rằng chúng ta cần các kết nối xã hội. 

    COVID đã thay đổi những lễ hội của chúng ta như thế nào

    Hãy quay về thời điểm tháng 11/2020, sau khi virus coronavirus bùng phát, 60% người Mỹ đã hủy bỏ hoặc thay đổi kế hoạch Lễ Tạ Ơn của họ, theo kết quả thăm dò của Axios. 

    Sau đại dịch COVID, tại sao ngày Lễ Tạ Ơn năm nay lại quan trọng

    Kể từ thời điểm đó, chúng ta đã trải qua những thay đổi sâu rộng trong xã hội. Mặc dù nhiều người trong chúng ta đã quay trở lại—một phần hoặc toàn bộ—để đi làm hoặc đi học, nhưng ít người có thể nói rằng mọi thứ đã trở lại “bình thường”. 

    Một cuộc thăm dò gần đây của Gallup tiết lộ rằng khả năng giao tiếp xã hội đã tăng trở lại lên tới 68%, nhưng sức khỏe tâm thần lại phục hồi chậm hơn một cách rõ ràng. Chỉ 40% người Mỹ cho biết họ cảm thấy sức khỏe tâm thần của mình đã lấy lại cân bằng kể từ khi bắt đầu tất cả những điều này. 

    Tranh vẽ mô tả những người định cư ban đầu ở Thuộc địa Plymouth đang chia sẻ bữa tiệc Tạ ơn mùa màng với các thành viên của bộ tộc Wampanoag địa phương tại Đồn điền Plymouth, Plymouth, Massachusetts, 1621. (Ảnh: Frederic Lewis/Archive Photos/Getty Images)


    Tranh vẽ mô tả những người định cư ban đầu ở Thuộc địa Plymouth đang chia sẻ bữa tiệc Tạ ơn mùa màng với các thành viên của bộ tộc Wampanoag địa phương tại Đồn điền Plymouth, Plymouth, Massachusetts, 1621. (Ảnh: Frederic Lewis/Archive Photos/Getty Images) 

    Suy nghĩ về thời điểm đại dịch bùng phát, bạn có thể nhớ lại một vài cảm xúc lẫn lộn trong bức tranh sức khỏe tâm thần tổng thể. Đối với nhiều người trong chúng ta, đó là khoảng thời gian kinh hoàng khi nỗi lo sợ về cách chi trả các hóa đơn ngày càng tăng. Tuy nhiên, đối với một số người, việc ở nhà ban đầu rất hấp dẫn, ngay cả trong những ngày nghỉ lễ. Thành thật mà nói, ai trong chúng ta lại không cảm thấy chút nhẹ nhõm vào những ngày tuyết rơi? 

    Mặc dù sự tận hưởng cuộc sống của bạn có thể thuận tiện vì không phải chịu một số trách nhiệm xã hội mà cuộc sống trong thế giới vật chất, nhưng sự mới mẻ trong thời gian ngừng hoạt động của cá nhân có thể bị hao mòn. 

    Đối với nhiều người trẻ, cuộc sống “trực tuyến” tỏ ra kém hấp dẫn hơn và ngày càng kéo dài hơn. Hoàn cảnh của đại dịch đã gây bất lợi cho sức khỏe tâm thần. Nó cũng can thiệp vào các cột mốc xã hội quan trọng, như lễ kỷ niệm tốt nghiệp và kế hoạch du lịch. Và vì thế, việc duy trì các mối quan hệ xã hội thân thiết sau thời gian cách ly tiếp tục là một thách thức đối với nhiều người song song với tình trạng trầm cảm, lo lắng và cô đơn đã tăng vọt đến mức không thể đoán trước. 

    Giá trị của con người

    Con người được thiết kế để tương tác với nhau. Khả năng tiếp cận của mạng xã hội chắc chắn đã giúp nhiều người trong chúng ta cảm thấy được kết nối nhiều hơn trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, giống như thực phẩm tổng hợp, các hoạt động tương tác trực tuyến có thể vẫn thiếu những thành phần thiết yếu tạo nên một bữa ăn cân bằng. Ví dụ: khi chúng ta gặp nhau trên Zoom, bộ não của chúng ta không phản ứng giống như cách nó phản ứng khi chúng ta gặp mặt trực tiếp. Trong các cuộc trò chuyện trực tiếp, chúng ta có thể kết nối sâu sắc hơn vì chúng ta coi người khác như một con người hơn là một đồ vật. 

    (Trái) Một quả bóng bay khổng lồ của Eddie Cantor, theo sau là Big Bad Wolf, trong cuộc diễu hành Lễ Tạ Ơn của Macy vào ngày 22/11/1934 tại Thành phố New York


    (Trái) Một quả bóng bay khổng lồ của Eddie Cantor, theo sau là Big Bad Wolf, trong cuộc diễu hành Lễ Tạ Ơn của Macy vào ngày 22/11/1934 tại Thành phố New York. (Ảnh: FPG/Archive Photos/Getty Images) 

    Sự cô lập xã hội có liên quan đến một loạt các kết quả không chỉ bất lợi về mặt tâm lý mà còn dẫn đến nhiều hậu quả về thể chất, từ cao huyết áp và tăng cholesterol đến các bệnh kinh niên và lão hóa nhanh. Cảm giác cô đơn thậm chí còn được cho là có thể so sánh với các yếu tố nguy cơ gây tử vong đã được xác định rõ ràng. 

    Thực tế là, bất chấp giá trị của những điều tốt đẹp khác trong cuộc sống, những mối quan hệ chất lượng vẫn rất quan trọng đối với sự thành công và hạnh phúc của con người. Tiến sĩ Martin Seligman, người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý tích cực và hạnh phúc, nói rằng có năm phẩm chất thiết yếu thúc đẩy sự phát triển tinh thần bao gồm: cảm xúc tích cực, sự gắn kết, các mối quan hệ, ý nghĩa và thành tựu. 

    Vì thế, mối quan hệ xã hội có vai trò rất quan trọng và có tác động lớn đến mức gần đây nó được mệnh danh là “vitamin S”. (chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh của từ Social- xã hội.) Ngay cả những tương tác nhỏ với người lạ cũng có thể tiếp thêm động lực cho một người đang trong trạng thái cô đơn. Nếu bạn nghĩ về những ngày bị giam cầm vì COVID-19, có lẽ một chuyến đi từng không mấy hấp dẫn đến các cửa hàng nhu yếu phẩm — cùng với câu mua bán đơn giản tại đó – những trao đổi đơn giản mà điều này mang lại — lại trở nên vô cùng có ý nghĩa. 

    Lợi ích độc đáo của truyền thống và nghi lễ đối với thể chất và tinh thần

    Chúng ta đã phải chịu đựng tình trạng phong tỏa và cách ly xã hội quá nặng nề đến mức đa số mọi người đã thích nghi với “tình trạng bình thường mới,” trong đó việc tiếp xúc cá nhân và các nghi lễ xã hội trang trọng đã trở nên kém hấp dẫn hơn, thậm chí một số người còn cảm thấy [chúng] thừa thãi. Suy cho cùng, họ cần phải đi du lịch, đầu tư vào cá nhân và đôi khi phải thỏa hiệp với “những góc cạnh khó khăn” của đồng loại chúng ta. 

    (Trái) Minh họa việc đến 'Ngôi nhà cũ' vào Lễ Tạ Ơn, 1880. (Ảnh: Frederic Lewis/Getty Images) (Phải) Minh họa việc chuẩn bị bữa ăn Lễ Tạ Ơn, 1882. (Ảnh: Kean Collection/Getty Images)


    (Trái) Minh họa việc đến ‘Ngôi nhà cũ’ vào Lễ Tạ Ơn, 1880. (Ảnh: Frederic Lewis/Getty Images). (Phải) Minh họa việc chuẩn bị bữa ăn Lễ Tạ Ơn, 1882. (Ảnh: Kean Collection/Getty Images) 

    Tuy nhiên, các truyền thống và nghi lễ xã hội có vai trò rất quan trọng đối với niềm hạnh phúc mà chúng ta phải trân trọng trong dịp Lễ Tạ Ơn này. Chúng không chỉ cải thiện sức khỏe tâm lý mà còn có thể giúp ích đáng kinh ngạc cho sức khỏe thể chất. 

    Hãy phá vỡ chu kỳ suy nghĩ tiêu cực

    Mỗi khi chúng ta cảm thấy bất an trong cuộc sống – cho dù đó là do thất bại cá nhân, xung đột hay vật lộn để tìm vị trí của mình trong thế giới – chúng ta có xu hướng quay về với những điều quen thuộc. Có lẽ đó là việc thưởng thức một bữa ăn gia đình, đi dạo trên con đường xưa cũ hoặc quay trở lại những hoạt động mà chúng ta đã làm khi lớn lên. Và chính là các nghi lễ giúp chúng ta nhấn nút khởi động lại. 

    Trong Đệ Nhất thế chiến, những người lính phải đối mặt với các điều kiện vô cùng khó khăn—chiến hào lạnh lẽo, ẩm ướt, bệnh tật, bạo lực và xa nhà. Họ phải chịu đựng cả về tinh thần lẫn thể chất. Tuy nhiên, trong một khoảnh khắc ngắn ngủi trong Thỏa thuận đình chiến dịp Giáng sinh, nỗi đau khổ đó – ít nhất là ở một mức độ nhỏ nào đó – đã được xoa dịu. Dọc phần lớn chiến tuyến, binh lính hai bên đã hạ vũ khí và cùng nhau tổ chức ngày lễ trân quý, tôn vinh sức mạnh của nghi lễ. Tại sao? Ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất thì các nghi lễ có thể giúp chúng ta vững vàng, dẫn dắt chúng ta ra khỏi những chu kỳ suy nghĩ tiêu cực và cho chúng ta cơ hội vươn lên mạnh mẽ hơn. 

    Một bản khắc cảnh quân đội Liên minh của Quân đoàn 5 và 9 nhận khẩu phần Lễ Tạ Ơn trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, khoảng năm 1864. (Ảnh: Kean Collection/Archive Photos/Getty Images)


    Một bản khắc cảnh quân đội Liên minh của Quân đoàn 5 và 9 nhận khẩu phần Lễ Tạ Ơn trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, khoảng năm 1864. (Ảnh: Kean Collection/Archive Photos/Getty Images) 

    Một bản khắc cảnh quân đội Liên minh của Quân đoàn 5 và 9 nhận khẩu phần Lễ Tạ Ơn trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ, khoảng năm 1864. (Ảnh: Kean Collection/Archive Photos/Getty Images) 

    Sự chú ý đi tới đâu, tâm trí đi theo đó. Trong những lúc khó khăn, mọi người có xu hướng nhận được sự an ủi từ các nghi lễ, tập trung sự chú ý vào các trạng thái tinh thần lý tưởng như hòa bình, hòa hợp hoặc tận hưởng để trở lại trạng thái cân bằng. Từ quan điểm tâm lý học, những việc này có rất nhiều lợi ích. 

    Nhưng nếu chúng ta ngẫm nghĩ quá nhiều về những rắc rối trong cuộc sống – liên tục nhắc lại những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực hoặc những sự kiện trong quá khứ và truy tìm nguyên nhân – thì sức khỏe tinh thần và thể chất của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. 

    Một nghiên cứu tổng quan y văn gần đây đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa lối suy nghĩ nghiền ngẫm quá mức và các dấu hiệu viêm như protein phản ứng C (CRP), interleukin-4 và interleukin-6. Một nghiên cứu khác cho thấy lối suy nghĩ nghiền ngẫm quá mức tạo ra mức cortisol và CRP cao hơn so với lối suy nghĩ thông thường. Tình trạng viêm ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều hệ quả sức khỏe – mọi thứ từ khả năng bạn bị cảm lạnh đến mức độ nghiêm trọng và diễn biến của các bệnh mạn tính nghiêm trọng như viêm khớp dạng thấp. 

    Một nghiên cứu cho thấy lối suy nghĩ nghiền ngẫm quá mức tạo ra mức cortisol và CRP cao hơn so với suy nghĩ thông thường của một người. (Ảnh: The Epoch Times)


    Một nghiên cứu cho thấy lối suy nghĩ nghiền ngẫm quá mức tạo ra mức cortisol và CRP cao hơn so với suy nghĩ thông thường của một người. (Ảnh: The Epoch Times) 

    Hãy tham gia tích cực vào các hoạt động vui tươi trong kỳ nghỉ, chúng ta có thể phá vỡ những chu kỳ tiêu cực. Trong thời đại của chúng ta hiện nay, các kỳ nghỉ ngày càng trở nên phức tạp hơn do ảnh hưởng của thương mại và truyền thông cũng như khoảng cách địa lý của các thành viên gia đình. Nhưng chúng ta vẫn có thể chọn những hoạt động mà chúng ta muốn tập trung vào. Hãy để mùa lễ này là một mùa tận hưởng những điều tích cực. 

    Khôi phục cảm giác kiểm soát cuộc sống của chính mình

    Bằng cách tham gia vào các nghi thức quen thuộc, chúng ta cũng sẽ lấy lại được cảm giác tự chủ và kiểm soát được cuộc sống. Mất cảm giác tự chủ có thể là một trong những mối nguy hiểm nhất đối với sự an toàn tâm lý. 

    Thường xuyên cảm thấy “mọi việc đang nằm ngoài tầm tay của mình” cuối cùng có thể dẫn đến cảm giác tuyệt vọng. Trong các thí nghiệm tâm lý học cổ điển, khi một con vật được đặt trong môi trường nguy hiểm, đương nhiên chúng sẽ cố gắng trốn thoát. Tuy nhiên, khi việc trốn thoát được coi là không thể, con động vật sẽ thu mình lại và biểu hiện các triệu chứng chán nản—ngay cả khi sau đó được phép rời đi, chúng cũng không cố gắng rời đi. Chúng đã buông xuôi. 

    Hơn nữa, sự buông xuôi về mặt tinh thần này cũng gây ra những hậu quả xấu cho cơ thể, chẳng hạn như mức một số kháng thể bị sụt giảm. Các nghiên cứu trên cơ thể người đã liên kết sự buông xuôi tuyệt vọng với những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Ví dụ, một nghiên cứu dài hạn cho thấy tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư và bệnh tim cao hơn từ 2 đến 4 lần ở những người cảm thấy tuyệt vọng 

    Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư và bệnh tim cao hơn từ 2 đến 4 lần ở những người cảm thấy tuyệt vọng. (Ảnh: The Epoch Times)


    Một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân ung thư và bệnh tim cao hơn từ 2 đến 4 lần ở những người cảm thấy tuyệt vọng. (Ảnh: The Epoch Times) 

    Một phần quan trọng trong việc bổ sung sự gắn kết với cuộc sống là học cách nhận biết và tôn vinh những gì chúng ta có thể kiểm soát. Bất chấp những khó khăn trong cuộc sống, việc bày biện đồ trang trí, chuẩn bị món gà tây và bày tỏ sự quan tâm đến những người thân yêu trong những ngày nghỉ lễ này sẽ giúp chúng ta thấm nhuần cảm giác tự chủ và thấu hiểu năng lực bản thân. Việc hoàn thành những hoạt động nhỏ, lâu dài này có thể nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có khả năng “đến bàn ăn” với tư cách là những thành viên hoạt động hiệu quả và có ảnh hưởng trong xã hội. 

    Mối quan hệ thân thiết kết nối tâm trí và cơ thể

    Mọi người gắn kết qua các hoạt động được chia sẻ. Bẻ một mẩu bánh mì chia sẻ cũng có thể cho phép chúng ta hòa nhập thế giới của mình với những người khác. 

    Cầu nguyện trước bữa tối với gà tây nướng, khoảng năm 1970. (Ảnh: FPG/Hulton Archive/Getty Images) 

    Phải thừa nhận rằng điều này có thể có vài bất lợi khi một số thành viên trong gia đình gặp khó khăn hoặc có lẽ có khoảng cách thế hệ. Đặc biệt, các phương tiện truyền thông liên tục cập nhật tin tức, còn các phản hồi từ hoạt động trực tuyến khiến cho mọi người nhìn thấy các phiên bản thực tế khác biệt nhau. Điều này có thể phóng đại sự khác biệt của chúng ta . 

    Tuy vậy, việc cùng nhau chia sẻ những nghi lễ chung có thể thúc đẩy sự gắn kết. 

    Giá trị của những mối quan hệ chất lượng trong cuộc sống không thể bị phóng đại. Nhu cầu gần gũi và phụ thuộc lẫn nhau là một trong những nhu cầu mạnh mẽ nhất của con người, và có ảnh hưởng sâu sắc đến chức năng miễn dịch và sức khỏe. Khi chúng ta nói: “Bạn đã làm tan nát trái tim tôi” với ai đó, chúng ta không đùa đâu. Các phân tích gộp đã tiết lộ rằng những người không có mối quan hệ thân thiết có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn 51%, nguy cơ đột quỵ cao hơn 32% và nguy cơ tử vong cao hơn 30%, bất kể nguyên nhân là gì. Trong khi đó, nhìn chung, các kết nối xã hội mạnh mẽ hơn có liên quan đến việc giảm đáng kể khả năng xảy ra các sự kiện bất lợi cho sức khỏe, bao gồm 59% đối với bệnh cao huyết áp và 50% đối với tử vong sớm. 

    Chất lượng các mối quan hệ có thể tác động đến nguy cơ bị bệnh. (Ảnh: The Epoch Times)


    Chất lượng các mối quan hệ có thể tác động đến nguy cơ bị bệnh. (Ảnh: The Epoch Times) 

    Hãy đặt món bánh Cheerios lành mạnh cho sức khỏe của bạn sang một bên, có lẽ đã đến lúc bạn cần có sự trợ giúp lành mạnh cho các mối quan hệ trong mùa này. 

    Hãy tìm về ý nghĩa của cuộc đời

    Như bác sĩ tâm thần Viktor Frankl, người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust đã viết trong cuốn “Tìm kiếm ý nghĩa của sinh mệnh,” viết rằng: “Những người có ‘lý do’ để sống có thể chịu đựng được hầu hết mọi ‘cách thức’.” Qua nhiều thế hệ, những người đồng hương của chúng ta đã tôn vinh nhiều giá trị tương tự chúng ta hôm nay. Khi chúng ta kết nối với truyền thống, chúng ta bắt đầu nghĩ về sự hợp nhất của quá khứ và tương lai, điều này mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và cho phép chúng ta vượt qua những nỗi thất vọng trong hiện tại. 

    Hiểu rõ về ý nghĩa của cuộc sống thường gắn liền với những lợi ích về sức khỏe, bao gồm cả tác động tích cực đến kết quả phẫu thuật, cảm giác đau đớn cũng như tiên lượng về HIV và ung thư. Ngoài ra, nó còn có tác động đến chức năng tế bào. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy những người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống có sự gia tăng chức năng của tế bào tiêu diệt tự nhiên, một thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch. 

    Một nghiên cứu cho thấy những người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống có sự gia tăng chức năng của tế bào tiêu diệt tự nhiên, một thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch. (Ảnh: The Epoch Times)


    Một nghiên cứu cho thấy những người tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống có sự gia tăng chức năng của tế bào tiêu diệt tự nhiên, một thành phần quan trọng trong hệ miễn dịch. (Ảnh: The Epoch Times) 

    Trong một thế giới mà cái tôi ngày càng trở thành trung tâm, cảm giác thuộc về một thứ gì đó lớn lao hơn—một quốc gia, một hệ thống đức tin, hoặc thậm chí vũ trụ có thể thực sự là thứ chúng ta cần. Như vậy, truyền thống ngày lễ làm phong phú thêm ý nghĩa của cuộc sống, khơi dậy cảm giác hài lòng, biết ơn và thậm chí là tôn kính. 

    Hãy cùng kết nối với nhau trong ngày lễ này

    Lễ Tạ Ơn có thể nhắc nhở chúng ta về điều gì là quan trọng. Cho dù chúng ta cảm thấy thế nào khi bắt đầu kỳ nghỉ, các nghi thức trong kỳ nghỉ đều có cách kéo chúng ta ra khỏi công việc bận rộn hàng ngày và khẳng định rằng một số điều trong cuộc sống vẫn còn quý giá hơn. 

    Người chồng kiểm tra nhiệt độ của gà tây Lễ Tạ Ơn trong lò nướng vào ngày 24/11/2016, tiểu bang Minnesota. (Ảnh: Steve Skjold/Shutterstock)


    Người chồng kiểm tra nhiệt độ của gà tây Lễ Tạ Ơn trong lò nướng vào ngày 24/11/2016, tiểu bang Minnesota. (Ảnh: Steve Skjold/Shutterstock) 

    Khi chúng ta nỗ lực dành thời gian, tiền bạc và sự kiên nhẫn—để giữ gìn truyền thống gia đình, chúng ta thấm nhuần tầm quan trọng của những truyền thống đó. Bạn có thể nghĩ, “Đó chỉ là một chuỗi những việc chúng ta làm, chúng ta cũng có thể đi mua đồ có sẵn mà!” Chà, bạn không hẳn đã sai. Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể biện minh tại sao chúng ta lại làm “theo cách đó” với gia đình. Nhưng hóa ra, “cái gì” lại kém quan trọng hơn là “tại sao”. Một số gia đình thích gà tây, những gia đình khác thích giăm bông — hoặc thậm chí có thể ăn kèm với dứa. Sự kỳ quặc trong một số nghi lễ của chúng ta, vốn chỉ dành riêng cho chúng ta và thường thiếu lý do cụ thể, lại thực sự có thể làm tăng giá trị. 

    Giá trị của chúng ta dường như bị suy giảm trong những năm gần đây do sự mất kết nối ngày càng tăng. Tuy nhiên, những ngày lễ như Lễ Tạ Ơn – tôn vinh sự hào phóng và lòng biết ơn – có thể giúp chúng ta khôi phục những giá trị quan trọng, giúp xã hội phát triển thịnh vượng.

    Tất nhiên, bạn có thể gửi cho người khác một tin nhắn “hashtag gà tây,” bật Netflix và quay về nhà. Rất thuận tiện. Nhưng bạn sẽ không bao giờ có được nhiều “điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống.” 

    Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

    https://www.epochtimesviet.com


    Không có nhận xét nào