Header Ads

  • Breaking News

    Mỹ muốn gì ở Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC tại San Francisco?

    https://vietquoc.org/

    14/11/2023

    https://lh3.googleusercontent.com/pw/ADCreHeOQaKCAXCe_CacwvkwRZZm14La3gmQZqnfnnhsJz-u4rLULKvj5x643TM1ve64d4wTRRJ6R2kOuqyXzzbqNXemMnXpaaDqqCVtoWa4O8RYC92gWSQd7QNFMqmaHnXefArAPd3Tu8QRB0OOeChN8wJVGQ=w1000-h590-s-no?authuser=0

    Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC năm 2023 tại San Francisco, California

    Hòn ngọc San Francisco bên bờ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ mở hội đón tiếp 21 nhà lãnh đạo thế giới đến tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC/Asia-Pacific Economic Cooperation). Đây là cuộc tụ họp lớn nhất của các nhà lãnh đạo thế giới tại thành phố này kể từ Hội Nghị Liên Hợp Quốc về Tổ Chức Quốc Tế năm 1945.

    Sự kiện quan trọng này xảy ra khi thế giới đang đối diện với muôn vàn khó khăn từ chiến tranh châu Âu giữa Nga-Ukriane, chiến tranh Israel-Hamas và lùng bùng tại vùng Châu Á- Thái Bình Dương do Trung Cộng gây hấn xâm lược.

    Hoa Kỳ đang tìm cách sử dụng hội nghị thượng đỉnh APEC từ ngày 11-17/11/2023 tại San Francisco tiểu bang California với mục đích chứng tỏ cho các nhà lãnh đạo thế giới biết rằng Mỹ có đủ can đảm, khả năng, tài lực để có thể tập trung vào khu vực châu Á ngay cả khi Mỹ đang gặp khó khăn với vô số vấn đề chiến tranh trên thế giới và những khủng hoảng chính sách trong nước.

    Trong thời gian Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC, có cuộc gặp trực tiếp giữa TT Hoa Kỳ Joe Biden với Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vào thứ Tư ngày 15/11/2023 là một việc chính trong chuyến đi bốn ngày của Tập Cận Bình tới dự hội tại San Francisco. Cuộc đàm phán với Tập Cận Bình có tầm quan trọng to lớn khi các nhà lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hình như cố gắng tìm biện pháp ổn định (settled down) sau những năm tháng bế tắc ngoại giao giữa Mỹ-Trung.

    Tòa Bạch Ốc cũng muốn chứng tỏ cho các nhà lãnh đạo APEC rằng Biden có thể tiếp tục tập trung vào Thái Bình Dương, đồng thời cố gắng giữ cho cuộc chiến Israel-Hamas không bùng nổ thành một cuộc chiến rộng lớn hơn và thuyết phục các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa tiếp tục thông qua tài khoản viện trợ hàng tỷ USD cho những tầm vóc tốn kém. Đồng thời phải nỗ lực giúp đỡ Ukraine trong cuộc chiến kéo dài 21 tháng. Do đó, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan nói với các phóng viên ở Washington hôm 13/11 rằng: “Tổng thống Joe Biden sẽ làm được nhiều việc hơn là chỉ gặp Tập Cân Bình”. Ông nói thêm rằng: “TT Biden sẽ đưa ra tầm nhìn kinh tế của mình cho khu vực Châu Á, chứng minh rằng Hoa Kỳ là “động lực rất nổi bật” cho tăng trưởng kinh tế bền vững ở châu Á-Thái Bình Dương và coi khu vực này là quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Mỹ”.

    Giới chức Tòa Bạch Ốc cho biết họ nhận ra rằng các nước trong APEC muốn thấy cuộc đối thoại tốt hơn giữa Mỹ-Trung vì điều đó làm giảm nguy cơ xung đột trong khu vực. Đồng thời, họ cũng biết rằng những nước khác trong khu vực lo ngại rằng Thái Bình Dương thường được đối xử như một trung tâm quyền lực thống trị được Washington và Bắc Kinh quyết định cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mà không có sự tham gia của các quốc gia trong khối ASIAN.

    Để đạt được mục tiêu đó, Tòa Bạch Ốc dự kiến sẽ công bố các sáng kiến mới nhằm thúc đẩy đầu tư vào nền kinh tế sạch và phát triển các chính sách chống tham nhũng và thuế thông qua APEC, một chiến lược kinh tế được công bố năm ngoái nhằm chống lại sức mạnh thương mại của Bắc Kinh trong khu vực. Chiến lược này, được biết đến với tên viết tắt IPEF (Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity/cơ cấu tổ chức kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng), được thiết kế để thúc đẩy thương mại và thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực, sau khi Tổng Thống Donald Trump tuyên bố vào năm 2017 rằng Hoa Kỳ sẽ rút ra khỏi TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương), một hiệp định thời cựu TT Obama thành lập đó là một Hiệp định thương mại với 12 quốc gia nằm quanh bờ Thái Bình Dương.

    Neils Graham, phó giám đốc Trung Tâm Địa Kinh Tế Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết: “Mỹ thực sự muốn sử dụng APEC như một cách để thể hiện cam kết kinh tế lâu dài của mình đối với khu vực nói chung”.

    Joshua Kurlantzick, một thành viên cao cấp về vấn đề Đông Nam Á tại Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại Hoa Kỳ, cho biết phần lớn thành viên của APEC lơ là đối với IPEF. Trong khi TPP sụp đổ dưới thời cựu TT Donald Trump, khu vực này đã chứng kiến các thỏa thuận thương mại lớn được ký kết trong những năm gần đây liên quan đến Trung Cộng, Nhật Bản, Nam Hàn và các nền kinh tế lớn khác trong khu vực. Mặc dù các thành viên APEC có một số quan tâm đến IPEF, chẳng hạn như những nỗ lực nhằm tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và nền kinh tế năng lượng sạch, nhưng không mặn mà cho lắm thì giờ đây Washington tạo thêm cho APEC khả năng tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.

    Trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden đã từ chối theo đuổi các hiệp định thương mại tự do toàn diện mới với các nước khác. Các giới chức Hoa Kỳ lặng lẽ lập luận rằng mặc dù các hiệp định như vậy thúc đẩy thương mại toàn cầu phát triển nhưng chúng vẫn bị người Mỹ và một số thành viên trong Quốc Hội coi là phương tiện để đưa việc làm của các nhà máy ra nước ngoài.

    Hôm thứ Hai ngày 13/11, TT Biden đã chào đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo, một nhà lãnh đạo của APEC tới Tòa Bạch Ốc để hội đàm trước khi cả hai Tổng Thống (Widodo và Biden) đi dự hội San Francisco. Chuyến thăm Tòa Bạch Ốc diễn ra vào một thời điểm nghịch lý và khó xử khi Widodo, Tổng Thống quốc gia Hồi Giáo đông dân nhất thế giới, đã chỉ trích gay gắt các hoạt động quân sự của Israel ở Dải Gaza. Trong khi đó, Biden tỏ ra không hề hối lỗi khi kiên quyết đứng về phía Israel và ủng hộ quyền tự vệ của nước này sau cuộc tấn công ngày 7/10 của phiến quân Hamas khiến 1,400 người Israel thiệt mạng. Các hoạt động trả đũa của Israel ở Gaza đã giết chết hơn 11,000 người, gây ra sự phẫn nộ càng ngày càng đông của nhà lãnh đạo thế giới. Tổng thống Indonesia, trong bài phát biểu tại Đại học Georgetown hôm thứ Hai, đã than thở rằng “mạng sống con người dường như vô nghĩa” khi Israel truy tố các hoạt động của mình.

    Bất chấp những khác biệt của họ về cuộc chiến Israel-Hamas, TT Biden đã nói rõ trong cuộc gặp với Widodo rằng ông đang tìm cách cải thiện mối quan hệ với cường quốc Đông Nam Á trong việc chống khủng hoảng khí hậu và các vấn đề khác.

    Nỗ lực của Tòa Bạch Ốc nhằm thúc đẩy các thành viên APEC ký vào tuyên bố chung kết thúc hội nghị thượng đỉnh, một nội dung cố định tại hầu hết các hội nghị thượng đỉnh quốc tế, có thể trở nên phức tạp do quan điểm khác nhau giữa các thành viên về cuộc chiến Israel-Hamas và Ukraine.

    Đại sứ Matt Murray, giới chức cao cấp của Mỹ tại APEC cho biết: “Chúng tôi chắc chắn đang nỗ lực để có được một tuyên bố đồng thuận mạnh mẽ trong APEC, để các nhà lãnh đạo có thể công bố vào cuối tuần”.

    Trong số các đồng minh thân cận dự kiến có mặt tại San Francisco có Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Tổng Thống Nam Hàn Yoon Suk Yeol và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, Jr.

    Mối quan hệ băng giá trong lịch sử giữa Nam Hàn và Nhật Bản đã tan nhanh chóng trong năm qua khi họ có cùng một mối lo là Trung Cộng hung hăng ở Thái Bình Dương và mối đe dọa nguyên tử dai dẳng của Bắc Hàn.

    Theo một giới chức cao cấp dấu tên của Tòa Bạch Ốc cho biết chương trình nghị sự của TT Biden dự kiến sẽ nhắc nhở ông Tập về cam kết của Mỹ với Philippines, sau một sự việc gần đây các tàu Trung Cộng ngăn chặn và va chạm với hai tàu Philippines ngoài khơi bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông. Đồng thời nhắc đến Philippines và các nước láng giềng khác của Trung Cộng đang chống lại các yêu sách của Bắc Kinh đối với gần toàn bộ Biển Đông.

    Khả năng chính phủ bị đóng cửa cũng đang làm cho Biden phập phồng lo sợ tại hội nghị thượng đỉnh, khi biện pháp chi tiêu tạm thời hiện tại sẽ hết hạn vào thứ Sáu. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson hôm thứ Bảy tuần trước ngày 11/11 đã có một đề xuất sẽ gia hạn tài trợ cho một số cơ quan và chương trình cho đến ngày 19/01/2024. Biện pháp tạm thời này không bao gồm ngân khoản tài trợ 106 tỷ USD mà TT Biden yêu cầu cho Israel, Ukraine và biên giới Hoa Kỳ với Mexico chung với nhau.

    Sullivan cảnh báo rằng việc chính phủ đóng cửa sẽ là một “đòn tàn khốc” đối với vị thế của Mỹ trên toàn cầu. Sullivan nói: “Nó sẽ gửi một tín hiệu đến thế giới rằng Hoa Kỳ không thể đoàn kết trên cơ sở lưỡng đảng để duy trì nguồn tài trợ của chính phủ và thể hiện một bộ mặt thống nhất với thế giới vào thời điểm bạn chứng kiến ​​sự hỗn loạn này trên khắp thế giới”.

    Tổng hợp của Admin https://vietquoc.org

    https://vietquoc.org/my-muon-gi-o-hoi-nghi-thuong-dinh-apec-tai-san-francisco/#more-36858


    Không có nhận xét nào