Header Ads

  • Breaking News

    Giờ đây ông Tập Cận Bình lại đang cầu cạnh Hoa Kỳ

    Gregory Copley 

    Thuần Thanh biên dịch

    28/11/223

    " Một nguồn tin quan trọng ở Trung Quốc cho biết ông Tập đã chính thức đề nghị tổng thống Hoa Kỳ thu xếp một gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 900 tỷ USD cho nền kinh tế của ĐCSTQ. Chi tiết của thông tin này chưa được xác thực, nhưng thông tin đó phù hợp với chiến dịch bất ngờ và cấp bách trong đó Bắc Kinh thay đổi thái độ từ hiếu chiến đối với Hoa Kỳ sang việc khẳng định rằng hai bên có thể là bằng hữu và đối tác. 

    Việc rò rỉ thông tin này đến từ nội bộ ĐCSTQ, từ những người đang nôn nóng muốn hạ bệ ông Tập, và họ xác nhận rằng nỗ lực để loại bỏ nhà lãnh đạo Trung Quốc này hiện đã tới mức có thể xảy ra bất kỳ lúc nào". 

    Giờ đây ông Tập Cận Bình lại đang cầu cạnh Hoa Kỳ

    Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Tuần lễ các nhà Lãnh đạo Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở Woodside, California, hôm 15/11/2023. (Ảnh: Brendan Smialowski/AFP qua Getty Images) 

    Lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình giờ đã hiểu rõ rằng sự cai trị của mình sắp kết thúc và ông đã tìm đến Tổng thống (TT) Hoa Kỳ Joe Biden để cầu cạnh sự giúp đỡ. 

    Đã có những tin tức cụ thể phân tích về động lực đã khiến ông Tập phải hành động giường như là tuyệt vọng khi ông khúm núm trước TT Biden ở bên lề Hội nghị Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở San Francisco từ hôm 13 đến 17/11. 

    Ít nhất hai tuần trước khi diễn ra hội nghị, ĐCSTQ đã bắt đầu một chiến dịch xu nịnh Hoa Kỳ. Trước đó, Bắc Kinh tuyên bố do dự về việc có tham dự hội nghị thượng đỉnh này hay không. Tuy nhiên, sự khởi đầu chiến dịch o bế đó là một dấu hiệu quan trọng cho thấy mức độ tuyệt vọng và hành vi ngày càng thất thường của ông Tập. 

    Dù cuộc khủng hoảng kinh tế ở Hoa lục đã trở nên nghiêm trọng ít nhất là kể từ năm 2015, nhưng ông Tập hầu như không thực hiện được bất cứ việc gì để ngăn chặn hoặc khắc phục cuộc khủng hoảng. Sau đó, gần như đồng thời với chiến dịch lấy lòng Hoa Kỳ này, chính quyền của ông Tập cũng bắt đầu một số bước đi thận trọng nhằm đảo ngược các chính sách gây bất lợi cho khu vực kinh tế tư nhân và hứa hẹn sự trợ giúp chưa cụ thể đối với lĩnh vực kinh tế tư nhân ở đại lục. Những chính sách này theo chủ nghĩa bài ngoại của ông Mao Trạch Đông trong thập niên trước đó nhằm kiềm chế doanh nghiệp tư nhân và nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế dưới sự thống trị của các doanh nghiệp nhà nước. 

    Sự thay đổi thái độ đột ngột của ông Tập — một hành động điển hình của ông kể từ Đại hội Đảng hồi tháng 10/2022 trong đó ông thanh trừng gần như tất cả các đối thủ chính trị của mình — đã cho thấy rõ ràng hơn bao giờ hết sự bất ổn của ông, và giờ đây, là sự tuyệt vọng ngày càng tăng khi Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) rõ ràng chưa sẵn sàng và chưa chuẩn bị để tiến hành kế hoạch quân sự nhằm chiếm Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của Đài Loan. 

    Do không thể thực hiện “lời hứa” chiếm Đài Loan, nên giờ đây ông Tập bị cô lập trong Đảng vì vấn đề tại sao ông tiêu tốn quá nhiều tài nguyên của Trung Quốc cộng sản — và của ĐCSTQ — và khiến đất nước đứng trước bờ vực một cuộc cách mạng mới. Trừ phi ông có thể đảo ngược tình hình vào phút chót, nếu không ông sẽ phải đối mặt với việc bị Đảng — vốn đang lo lắng về việc cứu chính mình — và PLA loại trừ. 

    Đó là nguyên nhân mấu chốt cho chuyến thăm của ông tới San Francisco để cầu cạnh Tổng thống Biden, và là lý do cho nụ cười mỉa mai của ông khi Tổng thống Biden, người không thể kiểm soát cẩn thận hành vi của mình, lỡ lời gọi ông hai lần là “nhà độc tài”. 

    Người dân biểu tình phản đối lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong Tuần lễ của các Nhà lãnh đạo tại Hội nghị Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Woodside, California, hôm 15/11/2023. (Ảnh: Gilles Clarenne/AFP qua Getty Images)


    Người dân biểu tình phản đối lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông gặp gỡ Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong Tuần lễ của các Nhà lãnh đạo tại Hội nghị Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Woodside, California, hôm 15/11/2023. (Ảnh: Gilles Clarenne/AFP qua Getty Images) 

    Một nguồn tin quan trọng ở Trung Quốc cho biết ông Tập đã chính thức đề nghị tổng thống Hoa Kỳ thu xếp một gói cứu trợ khẩn cấp trị giá 900 tỷ USD cho nền kinh tế của ĐCSTQ. Chi tiết của thông tin này chưa được xác thực, nhưng thông tin đó phù hợp với chiến dịch bất ngờ và cấp bách trong đó Bắc Kinh thay đổi thái độ từ hiếu chiến đối với Hoa Kỳ sang việc khẳng định rằng hai bên có thể là bằng hữu và đối tác. 

    Việc rò rỉ thông tin này đến từ nội bộ ĐCSTQ, từ những người đang nôn nóng muốn hạ bệ ông Tập, và họ xác nhận rằng nỗ lực để loại bỏ nhà lãnh đạo Trung Quốc này hiện đã tới mức có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. 

    Nếu không có khoản bơm gần một ngàn tỷ dollar đó, thị trường địa ốc Trung Quốc, cùng với nhiều lĩnh vực khác, sẽ hoàn toàn sụp đổ. Thực ra, ngay cả với khoản đầu tư như vậy thì rất có thể thị trường địa ốc và nền kinh tế nói chung của Trung Quốc đại lục sẽ vẫn tiếp tục trượt dốc. Quy mô phá sản của khu vực tư nhân cũng như tình trạng gián đoạn và đóng cửa của rất nhiều nhà máy là không thể đảo ngược trong một sớm một chiều, và niềm tin của [các nhà đầu tư] ngoại quốc vào Trung Quốc không thể được xây dựng lại chỉ trong một đêm. 

    Liệu một gói cứu trợ như vậy có cứu được ông Tập không? Có lẽ là không, nhưng đó sẽ là cơ hội duy nhất mà ông ta có được. 

    Trong cuộc gặp gỡ tại San Francisco, ông ta còn buộc phải thôi giả bộ rằng PLA đã sẵn sàng chinh phạt Đài Loan. Những sự kiện này cho thấy một sự thay đổi vô cùng lớn trong chính sách của ông Tập Cận Bình, dù ông đã công khai nói rằng mình không thể từ bỏ ý định đưa Đài Loan về dưới sự cai trị của ĐCSTQ. 

    Thực ra, hoàn toàn có lý do để tin rằng đây là một nỗ lực tư lợi thuần túy nhằm đề nghị Hoa Kỳ bảo lãnh cho sự nghiệp chính trị của người đàn ông mà vào năm 2018 đã tuyên chiến rất rõ ràng với Hoa Kỳ, cuộc chiến mà ông nói là “Cuộc chiến 30 năm” (ví von như cuộc chiến ở châu Âu kết thúc vào năm 1648 với Hòa ước Westphalia). Ông Tập đã nói rằng Cuộc chiến 30 năm mới của ông sẽ dẫn đến một “Hòa ước Westphalia” mới, mang lại một “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” mới dưới thời của ĐCSTQ. 

    Nguồn tin Trung Quốc của chúng tôi không cho biết liệu ông Tập có nhận được câu trả lời từ Tổng thống Biden trước đề nghị thẳng thắn và tuyệt vọng này hay không. Không có bằng chứng nào cho thấy Tổng thống Biden đã nhận được bất kỳ sự báo trước nào về đề nghị này. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn có những lo ngại khi trước hội nghị thượng đỉnh, Bắc Kinh đã bắt tay vào chiến dịch xu nịnh Hoa Kỳ. 

    Tuy nhiên, chiến dịch lấy lòng Hoa Kỳ của Trung Quốc không có gì là chân thành khi họ vẫn tiếp tục đối kháng Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này thông qua các hành động trên thực tế của họ trong các cuộc đối đầu quân sự. 

    Một tuần sau khi Thủ tướng Úc ông Anthony Albanese có chuyến thăm chính thức Bắc Kinh, một vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra vào hôm 14/11, liên quan đến việc một chiến hạm của Hải quân PLA đã thực hiện hành động quân sự thù địch trực tiếp nhắm vào một khinh hạm của Hải quân Hoàng gia Úc trong lãnh hải Nhật Bản. Các thợ lặn của hải quân Úc đang cố gắng gỡ bỏ lưới đánh cá vướng quanh chân vịt và trục của tàu HMAS Toowoomba (lớp ANZAC, FFH-156) trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Vào thời điểm đó, khu trục hạm Ninh Ba (loại 856EM, DDG-139) của Hải quân PLA đã áp sát, và Toowoomba phải cảnh báo tàu Trung Quốc qua radio để họ giữ khoảng cách. DDG-139 sau đó bắt đầu vận hành hệ thống sonar gắn trên thân tàu dù biết rằng các xung siêu âm có hại cho sức khỏe của các thợ lặn, khiến họ đã phải nhanh chóng trở về tàu. Một thợ lặn đã bị thương trong vụ việc này. 

    Ông Albanese người đã biết về vụ việc trên cũng đã có mặt tại San Francisco tham dự APEC và đã nhắc lại rằng mối bang giao Úc-Trung Quốc đã được củng cố sau chuyến thăm Bắc Kinh của ông.

    https://www.epochtimesviet.com


    Không có nhận xét nào