Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ năm 16 tháng 11 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    Thượng nghị sĩ gốc Việt muốn Tổng thống Mỹ thúc ép Việt Nam về nhân quyền

    16/11/2023

    Thượng nghị sĩ gốc Việt muốn Tổng thống Mỹ thúc ép Việt Nam về nhân quyền

    Chủ tịch nhà nước VNCSVõ Văn Thưởng phát biểu tại APEC ở San Francisco hôm 15/11/2023 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Thượng nghị sĩ gốc Việt tại bang California, bà Janet Nguyễn, vào đầu tuần qua gửi thư cho Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden thúc giục ông này cần thúc ép Chính phủ Việt Nam về thành tích nhân quyền trong dịp diễn ra thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại San Francisco vào tuần này.

    Trong bức thư gửi cho TT Joe Biden đề ngày 13/11, Thượng nghị sĩ bang California Janet Nguyễn ghi rõ bà được sinh ra ở Việt Nam và phải cùng gia đình chạy thoát khỏi Sài Gòn sau biến cố 30/4/1975. Trong thư bà bày tỏ những quan ngại sâu sắc về các vi phạm nhân quyền và quyền tự do tôn giáo đang diễn ra tại Việt Nam.

    Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn của bang California, nơi có cộng đồng người Việt đông nhất Hoa Kỳ, cho rằng khi Hoa Kỳ đăng cai tổ chức kỳ thượng đỉnh APEC 2023, đó là một cơ hội bằng vàng để soi rọi về những vi phạm của Chính phủ Việt Nam đối với chính công dân nước họ. Đây cũng là cơ hội để tăng tiến công tác bảo vệ những quyền con người cơ bản tại Việt Nam như quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và tự do hội họp…

    Trong thư gửi TT Joe Biden, bà Janet Nguyễn nêu hai trường hợp đang bị đàn áp tại Việt Nam. Một là trường hợp tù chính trị Lê Trọng Hùng đang phải thụ án bị án năm năm tù do từng có kêu gọi ứng cử độc lập vào Quốc hội đối trọng với đảng cầm quyền; hai là ông Y Krech Bya, một tín đồ Tin Lành độc lập bị bắt vào dịp lễ Phục Sinh.

    Chủ tịch nước Việt Nam Cộng sản Võ Văn Thưởng đang có mặt tại Hoa Kỳ để tham dự kỳ thượng đỉnh APEC 2023 do Hoa Kỳ tổ chức.


    HRW – Ông Biden nên gây sức ép về quyền của các nhà hoạt động khí hậu ở Việt Nam 

    Phil Robertson

    16/11/2023

     Việt Nam là một quốc gia thụ hưởng 15,5 tỷ USD từ chương trình Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng, nhưng lại ngang nhiên bỏ tù các nhà hoạt động vì môi trường xanh. Ai cũng biết Hoa Kỳ và Việt Nam có một lịch sử đối đầu căng thẳng. Nhưng từ khi tái thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1995, hai quốc gia đã dần phát triển quan hệ ngày một chặt chẽ với các trọng tâm là phát triển kinh tế và thương mại, địa chính trị khu vực, và gần đây nhất là giải pháp cho biết đổi khí hậu. Tháng Mười hai năm ngoái, các quốc gia G7 trong đó có Hoa Kỳ, cùng với Ngân hàng Thế giới và các ngân hàng đầu tư phát triển khác, tuyên bố rằng Việt Nam sẽ là nước thụ hưởng chương trình Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng trị giá 15 tỷ rưỡi USD (JETP) để tăng tốc tiến trình ngừng sử dụng than đá làm nguồn năng lượng trong nước. Nhưng các nhà hoạt động xã hội dân sự, những người đang vận động cho cải cách, đa nguyên chính trị và chính sách môi trường và phát triển bền vững, tôn trọng quyền con người đã bị gạt thẳng tay ra ngoài lề thỏa thuận này. Vào ngày mồng 10 tháng Chín, tổng thống Joe Biden sẽ tới thăm Việt Nam để tuyên bố hai quốc gia sẽ nâng cấp quan hệ từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược.” Trong một cuộc điện đàm mới đây giữa ông Biden và tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, hai nhà lãnh đạo nói về việc “mở rộng quan hệ song phương, đồng thời hợp tác hướng tới giải quyết các thách thức trong khu vực như thay đổi khí hậu, duy trì cho Châu Á- Thái Bình Dương là một khu vực tự do và mở cửa, và tình trạng an ninh và môi trường dọc sông Mê Kông đang xấu đi.” Nhưng có gì đó lấn cấn thấy rõ. Mặc dù Việt Nam đã cam kết đưa mức khí thải về số không vào năm 2050, chính quyền nước này vẫn đang dùng các cáo buộc “trốn thuế” ngụy tạo với động cơ chính trị để bắt giữ, truy tố và bỏ tù các nhà lãnh đạo xã hội dân sự quan trọng nhất đối với quá trình chuyển đổi nguồn năng lượng từ than đá của quốc gia này. Ông Đặng Đình Bách, người đã dành cả đời bảo vệ các cộng đồng dân cư khỏi ô nhiễm, loại bỏ dần rác thải nhựa và ủng hộ chính phủ Việt Nam chuyển đổi sang năng lượng sạch đang thụ án năm năm tù. Hai nhà hoạt động về biến đổi khí hậu khác là Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương cũng đang ngồi tù sau khi bị kết án với cáo buộc tương tự. Một quán quân khí hậu khác nữa, Hoàng Thị Minh Hồng, một Học giả Quỹ Obamavà là một trong 50 phụ nữ có nhiều ảnh hưởng nhất Việt Nam, theo đánh giá của Forbes Vietnam, đang chờ ngày kết án. Trang Các Anh hùng Khí hậu xếp bà Hồng là một người anh hùng làm việc không mệt mỏi để bảo vệ môi trường. Khôi nguyên Giải thưởng Môi trường Goldman Environment 2018, bà Ngụy Thị Khanh, người đã lên tiếng phản đối chính sách phụ thuộc vào nguồn than đá của Việt Nam, mới được phóng thích sau khi thụ án 16 tháng tù. Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền đã lên tiếng về việc Việt Nam sử dụng các điều luật mơ hồ về thuế làm vũ khí buộc các nhà bảo vệ môi trường phải im tiếng. Xu hướng này có nghĩa là bước tiếp theo có thể là chính quyền buộc các tổ chức đấu tranh cho môi trường còn lại phải đóng cửa. Chính quyền Việt Nam đang phá đi tính “công bằng” nói trên trong chương trình Chuyển đổi Năng lượng Công bằng qua việc hạn chế ngặt nghèo khả năng tham gia vào quá trình đó của các tổ chức dân sự và các nhà hoạt động. Nói thẳng thừng ra thì các tổ chức môi trường hiện đang gần như đóng băng vì sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo của đợt bắt giữ các nhà hoạt động khí hậu hàng đầu. Việt Nam không thể đảm bảo một quá trình chuyển đổi năng lượng thực sự “công bằng” nếu không lắng nghe và hồi đáp quan điểm của các nhà hoạt động môi trường, nhất là những người có tiếng nói phê phán chính sách hiện tại. Xã hội dân sự là nhân tố thiết yếu để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của các chương trình như vậy, qua việc giám sát độc lập về tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng nhìn từ quan điểm xã hội và môi trường cũng như hỗ trợ các cộng đồng địa phương muốn bảo vệ quyền lợi của mình. Chính sách đàn áp của chính quyền Việt Nam không thể hiện dấu hiệu tích cực cho việc thực thi hữu hiệu chương trình JETP hay quan hệ lâu dài giữa Hoa Kỳ với Việt Nam. Tổng thống Biden cần lên tiếng về vai trò cốt tử của các nhà hoạt động môi trường ở Việt Nam trong quá trình loại bỏ than đá. Ông cũng cần công khai gây sức ép với chính quyền Việt Nam về việc phóng thích các nhà hoạt động về biến đổi khí hậu đang phải thi hành án tù, và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với những người đang chờ xét xử. Thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác để đạt được các giải pháp về khí hậu giữa Hoa Kỳ và Việt Nam là việc vô cùng giá trị, nhưng đừng nên làm trong khi các nhà hoạt động xã hội dân sự – những người góp phần dẫn đường tiên phong – vẫn đang bị giam cầm sau song sắt nhà tù. Việc nâng cấp quan hệ giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam cần phải xét đến tất cả các yếu tố nêu trên và chấm dứt tình trạng ỉm đi các quan ngại về nhân quyền.

    Copyright (C) https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/hrw-ong-biden-nen-gay-suc-ep-ve-quyen-cua-cac-nha-hoat-dong-khi-hau-o-viet-nam/ .

    Hơn 85% tuyến đường của TP. Huế bị ngập

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/hon-85-tuyen-duong-cua-tp-hue-bi-ngap.jpg


    TP. Huế ngập sâu trong nước. (Ảnh: Trần Đức/Facebook) 


    Mưa với cường độ rất lớn xảy ra tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, khiến hơn 85% tuyến đường của TP. Huế bị ngập.

    Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết từ ngày 13/11 đến 10h ngày 15/11, tỉnh xảy ra mưa to đến rất to.

    Riêng huyện Nam Đông và một số nơi của huyện Phú Lộc có mưa đặc biệt to, với lượng mưa phổ biến 500 – 800mm, có nơi cao hơn như: Xuân Lộc (Phú Lộc) 1.014mm; Thượng Quảng (Nam Đông) 989mm; Hương Sơn (Nam Đông) 978mm; Khe Tre (Nam Đông) 956mm.

    Về thời gian mưa, lượng mưa từ 19h ngày 12/11 đến 7h ngày 14/11 phổ biến 150-300mm. Trong đó, mưa tập trung khu vực vùng núi Phong Điền, Nam Đông, A Lưới với lượng mưa từ 330 – 480mm; khu vực đồng bằng ven biển lượng mưa từ 60 – 120mm.

    Từ 7h ngày 14/11 đến 6h ngày 15/11, mưa tập trung chủ yếu ở Nam Đông, A Lưới với lượng mưa phổ biến 500 – 800mm, có nơi cao hơn như: Thượng Quảng (Nam Đông) 957mm; Hương Sơn (Nam Đông) 947mm; Khe Tre (Nam Đông) 911mm.

    Theo thông tin bước đầu từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh TP. Huế, đến thời điểm này chưa thiệt hại hại về người, tuy nhiên do mưa cường suất lớn đã gây ngập lụt hơn 85% tuyến đường thành phố với mực nước ngập từ 0,5 đến 1,5m (một số phường, xã không xảy ra tình trạng ngập lụt như Thủy Bằng, Trường An, An Tây, Phước Vĩnh, Thủy Xuân…); nhiều diện tích nông nghiệp bị ngập úng và hư hỏng.

    Phương tiện di chuyển chủ yếu trên đường lúc này là ghe (xuồng nhỏ) của bà con làm nghề sông nước.

    Tùy vào đoạn đường họ được thuê chở mà giá tiền khác nhau. Nhiều sinh viên ở Huế cũng lội lụt để đi mua thức ăn về dự trữ.

    Ngoài TP. Huế, tại các huyện Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, nhiều nơi cũng ngập sâu trong nước.

    Tính đến 11h ngày 15/11, giới chức TP đã di dời 355 hộ và 1108 khẩu đến nơi an toàn. Trong đó, nhiều nhất là ở các phường: Hương Sơ với 367 người, Phú Mậu: 96 người, Phú Thanh: 83 người, Phú Thượng: 31 người…; đồng thời, kêu gọi 100% tàu thuyền cập bến, neo đậu an toàn; tổ chức đường dây nóng 19001075 để hỗ trợ người dân trong tình huống cấp bách.

    Minh Long

    Kiên Giang: Gần 50 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/ntdvn_du-an-moi-59.jpg


    Các em nghi ngộ độc thực phẩm được điều trị tại bệnh viện ( Ảnh: Bệnh viện Sản nhi Kiên Giang) 

    Sau khi ăn bữa trưa tại trường, hơn 50 em học sinh tiểu học nghi bị ngộ độc tập thể phải nhập viện.

    Ngày 15/11, hơn 50 học sinh ở Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, phường Vĩnh Lợi và Trường Tiểu học Mạc Đĩnh Chi thuộc phường Rạch Sỏi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang nghi bị ngộ độc tập thể sau khi dùng bữa ăn trưa vào khoảng 13h30 tại trường, phải nhập viện cấp cứu.

    Sau đó, các em học sinh được đưa đến Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Kiên Giang trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, có hơn 20 em tụt huyết áp.

    Ban đầu, có 6 em học sinh được cha mẹ chở đến bệnh viện cấp cứu nhưng sau đó đại diện hai trường Tiểu học đã gọi điện nhờ bệnh viện hỗ trợ phương tiện vì có nhiều em học sinh bị đau bụng và nôn ói.

    Sau đó, bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang đã hỗ trợ điều 6 chiếc xe cấp cứu đến trường để chở hơn 50 em học sinh vào cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi.

    Qua thăm khám ban đầu, các bác sĩ bệnh viện chẩn đoán nghi ngộ độc thực phẩm trong bữa ăn trưa ở trường.

    Sau khoảng hai giờ, tình trạng ngộ độc thuyên giảm, chưa phát hiện ca nặng, các bác sĩ tiếp tục theo dõi sát sức khoẻ của các em học sinh.

    Theo các em học sinh, bữa ăn trưa nay có món mì thịt bằm, súp nhưng thịt có mùi hôi so với mọi ngày.

    Một phụ huynh cho biết, cháu bà ăn trưa lúc 13h30. Một giờ sau, giáo viên thông báo với gia đình rằng cháu không được khỏe, phải nhập viện.

    Ngành y tế đã yêu cầu nhà trường niêm phong toàn bộ thức ăn để kiểm tra, xác định nguyên nhân sau sự việc.

    Hoàng Anh

    Vụ 4 du khách Hàn Quốc tử vong ở Làng Cù Lần: Phó giám đốc KDL bị khởi tố

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/bitutt.jpg


    Ông Ngô Thanh Nghĩa, Phó giám đốc KDL làng Cù Lần nghe đọc quyết định khởi tố. (Ảnh: congan.lamdong.gov.vn) 


    Hai mươi ngày sau vụ lũ cuốn bất ngờ ở suối cạn khiến 4 du khách Hàn Quốc tử vong, 3 người chịu trách nhiệm trong tour du lịch bị bắt với cáo buộc Vô ý làm chết người.

    Sáng 15/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Lâm Đồng tống đạt các quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Phó giám đốc, nhân viên khu du lịch (KDL) Làng Cù Lần (thuộc xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng).

    Các ông Ngô Thanh Nghĩa (SN 1968, Phó giám đốc KDL làng Cù Lần), Võ Tân Bình (SN 1988, nhân viên KDL) và Võ Lê Thái (SN 1993, nhân viên lái xe).

    Theo kết quả điều tra, Cơ quan Công an xác định các bị can có hành vi “Vô ý làm chết người”, theo quy định tại khoản 2, Điều 128 Bộ luật hình sự 2015. Các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam do Viện KSND tỉnh Lâm Đồng phê chuẩn trong ngày 13/10.

    Vào đầu giờ chiều ngày 24/10, tại KDL Làng Cù Lần, 4 du khách Hàn Quốc (2 nam, 2 nữ; đều ở độ tuổi trên 60) tham gia du lịch trải nghiệm trên xe jeep chạy trên suối Cạn. Bất ngờ nước lũ từ thượng nguồn tràn về làm chiếc xe bị lật, cả tài xế Thái và 4 du khách bị nước cuốn trôi.

    Tài xế may mắn vướng vào cây ven suối nên thoát được vào bờ, kêu cứu. Lực lượng cứu nạn, cứu hộ tại chỗ cứu được một du khách nam đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Lâm Đồng, 3 người còn lại mất tích.

    Đến 16h30 cùng ngày, lực lượng cứu hộ cứu nạn tỉnh Lâm Đồng và huyện Lạc Dương tìm thấy thi thể 3 du khách mất tích. Thi thể các nạn nhân được tìm thấy trên dòng suối Cạn, cách xa KDL Làng Cù Lần khoảng 3 km. Nam du khách được đưa đi cấp cứu cũng tử vong sau đó.

    UBND tỉnh Lâm Đồng đã làm việc với Lãnh sự quán Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao, thân nhân các nạn nhân, hỗ trợ để đưa các nạn nhân về nước nhà an táng.

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/suoi-can-lang-cu-lan-768x512-1-768x480.jpg


    Du khách đi du lịch trên suối Cạn, KDL Làng Cù Lần, năm 2016. (Ảnh: Làng Cù Lần/Facebook) 

    Sau khi vụ tai nạn xảy ra, báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin cho hay các nhân viên tại KDL Làng Cù Lần nhận định trận lũ quét xảy ra cướp đi sinh mạng 4 du khách Hàn Quốc là điều chưa từng xảy ra ở đây. Tại thời điểm xảy ra lũ quét đột ngột, khu vực này chỉ có mưa rải rác, có lúc còn bật nắng.

    Nhân viên của KDL cho hay đoàn khách Hàn Quốc đi 3 xe jeep. Chiếc xe đi sau cùng gặp nạn. Hai chiếc xe chạy phía trước chỉ bị nước ngập xe.

    Thoát chết từ vụ tai nạn, tài xế Thái cho biết vì cả 4 người đi trên xe đều đã lớn tuổi nên trưởng đoàn du khách yêu cầu xe chạy chậm. Nước lũ bất ngờ ập đến phía sau xe khiến tất cả không kịp phản ứng gì.

    Tại báo cáo về vụ việc, UBND huyện Lạc Dương cho hay lượng mưa chỉ khoảng 15-20mm song do có mưa ở thượng nguồn, nước đổ dồn vào các điểm co thắt tạo thành dòng chảy xiết bên dưới.

    Minh Sơn

    Khi tội danh thành lập, ông Lưu Bình Nhưỡng có được… án treo? 

    Hoài Nguyễn/VNTB

    16/11/223

    Ông Lưu Bình Nhưỡng là một chính khách có những tuyên ngôn rất… dân túy. Việc ông bị bắt về tội cưỡng đoạt tài sản là sự kiện gây sốc với giới truyền thông. Góp ý công tác tư pháp nhiệm kỳ 2016 – 2021, ông Lưu Bình Nhưỡng – người đồng thời cũng là luật sư, từng cho rằng, việc hiện nay chúng ta xác định tỷ lệ oan sai “là nguy hiểm”. “Hình dung xem, mình hoặc người thân ở trong 0.000001% oan sai thì mình nghĩ thế nào?”. Theo ông Nhưỡng, điều ông vẫn băn khoăn là về vấn đề bảo đảm độc lập tư pháp khi trong hoạt động tư pháp lâu nay vẫn tồn tại khái niệm ngành, như “ngành tòa án”. Theo góc nhìn của ông Lưu Bình Nhưỡng, “mỗi một tòa án là một cơ quan hoàn toàn độc lập với nhau, chứ không có khái niệm tòa án cấp trên và cấp dưới. Các thẩm phán hoàn toàn độc lập với nhau và không được can thiệp bất kỳ hoạt động nào của nhau”. Một vấn đề khác, theo ông Nhưỡng, là những cuộc làm việc liên ngành giữa các cơ quan tư pháp. “Tôi có tham gia làm luật sư một vụ án nổi tiếng là vụ án Tân Thanh, Lạng Sơn. Có vị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân nói, vấn đề này chúng tôi đã có văn bản họp liên ngành”, ông Nhưỡng nói và cho biết, cần phải khắc phục để đảm bảo tính độc lập của tư pháp. “Chúng ta xem có những phiên tòa ở một số nước có thể kéo dài hàng năm. Tìm công lý vậy cơ mà. Trước đây có đồng chí lãnh đạo Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp có nói với tôi: ‘Nhưỡng ạ, công lý không bao giờ có giá rẻ, thậm chí nó được đổi không chỉ bằng tiền mà bằng cả xương máu’. Vì không có công lý giá rẻ, nên phải mất rất nhiều thời gian, công sức, thậm chí xương máu mới có thể tìm ra được công lý”, ông Nhưỡng chia sẻ. Từ các biện luận trên, ông Nhưỡng cũng cho rằng, việc hiện nay chúng ta xác định tỷ lệ oan sai “là nguy hiểm”. “Hình dung xem, mình hoặc người thân ở trong 0.000001% oan sai thì mình nghĩ thế nào”. Một vấn đề khác được ông Nhưỡng “góp ý” với các cơ quan tư pháp là câu chuyện hòa giải. Theo ông, Tòa án xây dựng luật hòa giải đối thoại tại tòa là một bước đổi mới, song người dân cũng phản ánh là hòa giải chưa thực chất. “Vẫn còn tình trạng hòa giải dưới lưỡi dao. Hòa giải nhưng cứ đe người ta. Có những người tham gia hòa giải đe luôn là, hôm nay đưa vấn đề này ra ông không ấy thì thế này thế kia”, ông Nhưỡng nói và cho rằng, đây không phải là tính chất hòa giải – “Làm thế nào để hòa giải thực sự là hòa giải. Người hòa giải thực sự là người trung lập, dẫn dắt các bên để đi đến thỏa thuận công bằng”, ông Nhưỡng nêu. Ngày 14-11-2023, ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt giữ hình sự vì liên quan đến vụ án Phạm Minh Cường (37 tuổi, thường gọi là Cường “quắt”, có 3 tiền án trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) về tội “cưỡng đoạt tài sản” quy định tại điều 170 bộ luật hình sự. Nếu tội danh được tòa phúc thẩm thành lập, liệu với tội cưỡng đoạt tài sản, ông Lưu Bình Nhưỡng có được hưởng án treo? Tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về điều kiện hưởng án treo như sau: “1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự”. Tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, theo đó, người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây: 1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm; 2. Có nhân thân tốt. Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc. Tính đến hiện tại thì ông Lưu Bình Nhưỡng là công dân có nhân thân tốt.

    Copyright (C) https://vietnamthoibao.org https://vietnamthoibao.org/vntb-khi-toi-danh-thanh-lap-ong-luu-binh-nhuong-co-duoc-an-treo/ .

    Miền Trung mưa lớn, thủy điện xả lũ gây ngập nhiều khu dân cư

    RFA
    2023.11.15


    Miền Trung mưa lớn, thủy điện xả lũ gây ngập nhiều khu dân cư

    Đặt biển cảnh báo nguy hiểm tại một tuyến đường ngập lụt ở huyện Phong Điền, TT-Huế 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngTPO 

    Mưa lớn trong hai ngày qua khiến nhiều tuyến đường giao thông, khu dân cư tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam bị ngập sâu, gây ách tắc giao thông, hàng nghìn học sinh phải nghỉ học. 

    Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai & Tìm kiếm cứu nạn (BCH) tỉnh Thừa Thiên Huế trong ngày 15/11 cho truyền thông hay, mưa lớn khiến nước trên sông Hương, sông Bồ đều đã vượt mức báo động 3 gây ngập lụt trên diện rộng ở TP Huế, thị xã Hương Trà, huyện Quảng Điền…

    Đoạn Quốc lộ 49B từ xã Phong Hòa đi Điền Hải (huyện Phong Điền) bị ngập, nơi ngập sâu nhất khoảng 0,3m. Các tuyến đường tỉnh qua huyện này như 17, đường tỉnh 6 cũng bị ngập sâu nhiều đoạn gây chia cắt, ách tắc giao thông.

    Để giữ an toàn cho học sinh, ngành giáo dục và đào tạo đã cho toàn bộ học sinh huyện miền núi Nam Đông nghỉ học. Ngoài ra, một số điểm trường vùng thấp trũng huyện Phong Điền cũng cho học sinh nghỉ học để tránh lũ.

    Cơ quan khí tượng dự báo từ chiều tối 15/11 đến 16/11, Trung Bộ tiếp tục mưa to đến rất to. Lũ trên sông Hương ở Thừa Thiên Huế đã vượt đỉnh năm 2020 và dự báo còn tiếp tục lên. 

    Ở Quảng Nam, mưa lớn kéo dài cộng với việc các thủy điện đồng loạt xả lũ, khiến một số nơi ở vùng rốn lũ Quảng Nam bị ngập sâu trong nước, nhiều người dân phải dọn đồ chạy lũ. 

    Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Nam cho hay hiện lũ trên sông Vu Gia - Thu Bồn đang lên. Dự báo trong các ngày đến, lũ trên sông Vu Gia tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức xấp xỉ báo động 3; trên sông Thu Bồn tiếp tục lên đạt đỉnh ở mức báo động 2 đến dưới báo động 3 .

    Đơn vị này cũng đưa ra cảnh báo nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi; ngập lụt sâu trên diện rộng tại hạ lưu các sông Vu Gia, giao thông chia cắt tại các vùng trũng, thấp hạ lưu các sông… 

    Riêng ở Quảng Trị, mưa lớn gây lũ đã cuốn trôi ba người dân địa phương. Trong chiều 15/11, một người đã được tìm thấy thi thể, hai người còn lại vẫn đang mất tích. 

    Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho hay, mưa lớn kéo dài từ ngày 13/11 đến nay đã khiến hơn 1.300 ngôi nhà bị ngập, tập trung ở hai huyện Hải Lăng, Cam Lộ và thành phố Đông Hà; gây ngập lụt cục bộ một số khu vực và tuyến đường, ngầm tràn làm chia cắt giao thông như ngầm tràn Ba Lòng, cầu tràn A Ngo - A Bung, ngầm tràn Tà Rụt - A Ngo, ngầm tràn A Rồng Trên, ngầm tràn A Đeng...

     Ở khu vực Đà Nẵng đến Quảng Ngãi có mưa 150-250mm, có nơi trên 400mm. Từ Bình Định đến Ninh Thuận có mưa 100-200mm, có nơi trên 300mm.

    Từ đêm nay đến chiều mai, khu vực từ Nam Nghệ An đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 50-100mm, có nơi trên 200mm.

    Việt Nam tính nới lỏng việc cấp visa để đẩy mạnh thu hút du khách ngoại 

    15/11/2023 

    An Tôn - VOA 


    Du khách xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, Tp.HCM (VOA/Reasey Poch)

    Du khách xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, Tp.HCM (VOA/Reasey Poch) 

    Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) nêu một loạt đề xuất với thủ tướng của Việt Nam hôm 15/11 về nới lỏng việc xét, cấp thị thực cho người nước ngoài nhằm thu hút thêm nhiều du khách ngoại, theo trang web của bộ.

    Trong khuôn khổ một hội nghị bàn cách phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững, diễn ra ở Hà Nội và do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đề nghị xem xét việc miễn thị thực ngắn hạn cho khách du lịch từ một số thị trường “tiềm năng, quy mô lớn” như Trung Quốc, Ấn Độ... nhằm kích cầu du lịch, đặc biệt là vào mùa thấp điểm.

    Ông Hùng cũng gợi ý cần mở rộng miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước phát triển cao hơn Việt Nam, chi tiêu du lịch lớn như Australia, Canada, Mỹ, cũng như áp dụng cho toàn bộ các nước trong Liên minh châu Âu...

    Một cải cách nữa cần được tiến hành là thí điểm việc cấp thị thực tại cửa khẩu trên cơ sở xét duyệt tại chỗ đối với khách du lịch quốc tế, Bộ trưởng Hùng nói, theo trang web của bộ.

    Ngoài ra, ông cũng kiến nghị thí điểm cấp thị thực dài hạn 3 năm, 5 năm để thu hút khách du lịch cao cấp, khách nghỉ hưu.

    Cũng rất quan trọng để thu hút khách ngoại quốc, theo vị bộ trưởng VHTTDL, là phải tối ưu hóa, đơn giản hoá quy trình xin cấp thị thực điện tử, giao diện trang web của các cơ quan lãnh sự cần phải đơn giản, dễ thao tác, và hiển thị thông báo cụ thể về thời gian trả kết quả thị thực.

    Các động thái cải cách, nới lỏng việc xét, cấp visa được Bộ trưởng Hùng xếp lên hàng đầu trong một loạt những đề xuất của ông với thủ tướng nhằm cải thiện các nỗ lực của Việt Nam về thu hút du khách ngoại.

    Ông Hùng cùng đề xuất các vùng, các địa phương cần liên kết tốt hơn; các cơ quan liên quan cần đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá về Việt Nam ở các thị trường quan trọng; các doanh nghiệp và các đối tác cần nâng cao chất lượng nhân sự, dịch vụ, tính chuyên nghiệp, v.v…

    Hội nghị về phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đón xấp xỉ 10 triệu lượt du khách ngoại trong 10 tháng đầu năm 2023, tăng gấp 4,6 lần so với cùng kỳ năm trước.

    Trang web của Bộ VHTTDL nói rằng con số kể trên “vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm” và tính cả số tiền thu được từ gần 100 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 582,6 nghìn tỷ đồng.


    Không có nhận xét nào