24/10/2023
" Theo Nikkei Asia, phiên tòa đang diễn ra ở Quảng Ninh hướng mũi dùi vào Thủ tướng Phạm Minh Chính, người là bí thư địa phương này từ năm 2011-2015. Ông Chính được xem là đối thủ của ông Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Cũng theo Nikkei Asia, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có mối quan hệ sâu đậm với Nhật Bản. Vào năm 2018, Tokyo trao cho bà này Huân chương Mặt trời mọc do công đóng góp cho việc thúc đẩy trao đổi quan hệ văn hóa và kinh tế giữa hai nước Việt- Nhật".
Phiên tòa vừa được mở tại Quảng Ninh vào ngày 23/10 xét xử 16 người trong cùng vụ án; nhưng không có mặt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Tung tích của bà này đến nay cũng không hề được rõ.
Báo Chính phủ
Việt Nam đang mở phiên tòa xử vụ án tham nhũng liên quan đến nữ doanh nhân trở thành kẻ trốn chạy Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Đây là trường hợp có mối quan hệ tiềm ẩn đối với cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mạng báo Nikkei Asia vào ngày 24/10 có bài về phiên tòa vừa được mở tại Quảng Ninh vào ngày 23/10 xét xử 16 người trong cùng vụ án; nhưng không có mặt bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Tung tích của bà này đến nay cũng không hề được rõ.
Nikkei Asia dẫn lại lời của ông Nguyễn Phú Trọng- Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, đưa ra hồi trung tuần tháng tám vừa qua: “Tội phạm sẽ không thể trốn thoát. Chúng tôi sẽ làm tất cả trong khả năng để đưa bà Nhàn ra trước công lý”.
Nikkei Asia dẫn lại tin mà một tờ báo Đức loan đi cũng trong tháng tám là bà Nhàn đang trốn tại nước này. Trường hợp này làm nhớ lại vụ một nghi phạm tham nhũng khác của Việt Nam trốn ở Đức hồi năm 2017. Phía Hà Nội nói nghi phạm này về đầu thú ở trong nước; trong khi đó Phía Berlin tố cáo Bộ Công an Việt Nam sang bắt cóc người này.
Theo Nikkei Asia, phiên tòa đang diễn ra ở Quảng Ninh hướng mũi dùi vào Thủ tướng Phạm Minh Chính, người là bí thư địa phương này từ năm 2011-2015. Ông Chính được xem là đối thủ của ông Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Cũng theo Nikkei Asia, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có mối quan hệ sâu đậm với Nhật Bản. Vào năm 2018, Tokyo trao cho bà này Huân chương Mặt trời mọc do công đóng góp cho việc thúc đẩy trao đổi quan hệ văn hóa và kinh tế giữa hai nước Việt- Nhật.
Một công ty Nhật có doanh thu chừng 60% lệ thuộc vào AIC; và khi vụ AIC thông thầu bị đưa ra ánh sáng, công ty này đã ngưng làm ăn với AIC khiến doanh thu mất khá nhiều.
Nikkei Asia nêu lại Chỉ số Nhận thức Tham nhũng năm 2022 do Minh bạch Quốc tế (Transparency International) công bố với thứ hạng của Việt Nam là 42 trên 100.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnams-madam-nhan-graft-case-seeps-into-political-sphere-10242023085143.html
Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị mức án 10-11 năm trong vụ thông thầu ở Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh
24/10/2023
Các bị cáo tại phiên tòa sáng 23/10
Dân Trí
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC), vào ngày 24/10 bị Hội đồng Xét xử (HĐXX) phiên tòa đang diễn ra ở Quảng Ninh đề nghị mức 10-11 năm tù trong vụ án thông thầu tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh này hồi năm 2012. Tội danh của bà này và những đồng phạm là “vi phạm quy định đấu thầu gâu hậu quả nghiêm trọng”.
Ngoài mức án đề nghị cho bà Nhàn như vừa nêu, HĐXX còn đề nghị 7-8 năm tù đối với ông Nguyễn Hồng Sơn- cựu Phó Tổng Giám đốc AIC; và 5-6 năm tù cho bà Trương thị Xuân Loan – cựu Trưởng Ban Quản lý dự án 3 của AIC; 6-7 năm tù cho Nguyễn Thị Thu Phương- cựu Trưởng Bộ phận Thư ký Tài chính AIC; 3-4 năm tù đối với bà Nguyễn Thị Tích- cựu Tổng Giám đốc Công ty Mopha; 30-36 tháng tù đối với ông Đỗ Văn Sơn- cựu Kế toán trưởng AIC; 24-30 tháng tù cho hưởng án treo đối với bà Nguyễn Thị Quyên- cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH Định giá Cimeico.
Hai người bị đề nghị từ 36 đến 42 tháng tù gồm ông Hoàng Đình Sơn- cựu Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh và Nguyễn Quý Thịnh – cựu Trưởng phòng Hành chính Tổng hội thuộc Ban Quản lý dự án các công trình y tế thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh. Ông Phạm Ngọc Dũng- cựu chuyên viên Phòng Kế hoạch Tài chính thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh bị đề nghị 24-30 tháng tù.
Ông Trần Quốc Công – cựu Giám đốc Công ty Cổ phần Uy Tín Toàn Cầu bị đề nghị 2-3 năm tù; Nguyễn Anh Dũng – cựu Tổng Giám đốc Công ty Phúc Hưng 3-4 năm tù; Tạ Hải Anh – cựu Trưởng ban xuất khẩu lao động Công ty AIC, Tổng Giám đốc Công ty Công nghệ cao 18-28 tháng tù; Cao Việt Bách – cựu Tổng Giám đốc Công ty BVA 18-28 tháng tù.
Hai người bị xét xử về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" là Lương Văn Tám – nguyên Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư các công trình y tế, Sở Y tế Quảng Ninh và Lê Thị Phú – Phó trưởng phòng quản lý giá, Sở Tài chính Quảng Ninh lần lượt bị đề nghị mức án 2-3 năm tù và 30-36 tháng tù hưởng án treo.
Đây là vụ án thứ ba mà bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị xét xử dù đang bỏ trốn.
Vào cuối năm 2022, bà Nhà bị tòa án Hà Nội tuyên 30 năm tù với cáo buộc chủ mưu vụ án vi phạm quy định đấu thầu, đưa/nhận hối lộ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai. Vụ án thứ hai đối với bà này đang trong quá trình điều tra cũng là “vi phạm quy định về đấu thầu” tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/runaway-aic-chairwoman-nguyen-thi-thanh-nhan-proposed-to-be-jailed-10-11-years-in-another-case-10242023090558.html
Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị xét xử vắng mặt trong vụ án thứ 3
RFA
23/10/2023
Quảng cảnh tại phiên tòa
TAND tỉnh Quảng Ninh/LĐO
Cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn (người đang trốn truy nã) cùng 15 đồng phạm bị đưa ra xét xử trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế Quảng Ninh.
Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, được truyền thông loan, trong ngày 23/10 mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án trên.
Bà Nhàn cùng 15 người bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, bà Nhàn và Nguyễn Hồng Sơn, Phó tổng AIC; Trương Thị Xuân Loan, Trưởng ban dự án của AIC và Nguyễn Thị Tích, Tổng giám đốc Mopha, bị xét xử vắng mặt do đang bỏ trốn.
Trong 12 người còn lại ra tòa có ông Hoàng Đình Sơn, cựu phó giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình y tế (Sở Y tế Quảng Ninh); Lương Văn Tám, cựu giám đốc ban quản lý dự án Sở Y tế Quảng Ninh và Lê Thị Phú, cựu phó phòng quản lý giá Sở Tài chính cùng Đỗ Văn Sơn, cựu kế toán trưởng AIC và ông Nguyễn Anh Dũng, anh trai bà Nhàn.
Tại tòa, cựu kế toán trưởng AIC thừa nhận hành vi của mình là sai; đồng thời khẳng định mình không được hưởng lợi bất cứ thứ gì về việc làm sai báo cáo tài chính này. Ông Sơn được nói đã từng bỏ trốn và đến ngày 22/6/2023, ông này đã về nước đầu thú.
Đây là vụ án thứ ba bà Nhàn bị xử lý hình sự nhưng hiện vẫn đang trốn truy nã.
Theo Viện kiểm sát, bà Nhàn đã bỏ trốn ra nước ngoài nhưng căn cứ lời khai của những người khác cùng kết luận giám định có đủ cơ sở xác định bà chỉ đạo thuộc cấp thông đồng tại sáu gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước 50 tỷ đồng.
Trong vụ án này, nội dung cáo trạng ghi rằng, khi biết Sở Y tế Quảng Ninh mở thầu dự án mua sắm trang thiết bị cho Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh với tổng mức đầu tư gần 240 tỷ đồng trong năm 2013-2015, bà Nhàn tìm cách để AIC trúng các gói thầu.
Bà Nhàn biết AIC không đủ năng lực tài chính dự thầu nên chỉ đạo kế toán trưởng Sơn điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính năm 2010-2012 để đưa vào hồ sơ dự thầu.
Khi dự thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới mua tất cả hồ sơ mời thầu để có đủ số lượng hồ sơ dự thầu theo quy định. Từ đó, AIC và Mopha trúng toàn bộ sáu gói thầu của dự án, trị giá 232 tỷ đồng.
Cuối năm 2022, với vai trò là chủ mưu vụ án vi phạm quy định đấu thầu, đưa nhận hối lộ xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, bà Nhàn bị TAND Hà Nội phạt 30 năm tù. Ở vụ án thứ hai đang điều tra, bà Nhàn cũng bị cáo buộc vi phạm đấu thầu tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM.
https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/quang-ninh-court-tried-in-absentia-former-chairman-of-aic-in-the-bid-rigging-case-at-obstetrics-and-childrens-hospital-10232023081932.html
Không có nhận xét nào