Trung Hoa, các quốc gia Mekong nâng cao việc chia sẻ dữ kiện để khép kín " khoảng trống của không chắc chắn: " Mekong không phải là nơi để cạnh tranh"
(China, Mekong states boost data sharing to close ‘gap of uncertainty’: ‘the Mekong shouldn’t be a place for rivalry’)
Maria Siow – Bình Yên Đông lược dịch
South China Morning Post – 20 September 2023
" Mô tả sự cộng tác hỗn hợp như “một bước trong chiều hướng đúng”, Brian Eyler, đồng cầm đầu của MDM, nói Trung Hoa chưa bao giờ chia sẻ dữ kiện với các quốc gia ở hạ lưu trước đây và điều nầy đã tạo nên “một sự thiếu hụt trách nhiệm”.
Nhưng ông nói nhiều hơn dữ kiện đập được cần đến để bảo tồn tài nguyên của sông. Ngoài việc cho phép sông được chảy một cách tự nhiên hơn và lũ lụt trong mùa mưa, rất quan trọng cấp bách để đối phó với việc làm thế nào các đập lấy đi phù sa giàu có từ sông và ngăn cản các đường di chuyển của cá, Eyler, cũng là giám đốc chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson ở Washington, nói.
“Các đập cần được xây cách khác, hay không được xây, để cho phép phù sa và cá di chuyển,” ông nói. “Không có phù sa, Đồng bằng sông Cửu Long rơi xuống biển nhanh hơn khi mực nước biển dâng. Không có cá, người dân Mekong đói.”
Chỉ một vài năm trước, việc trao đổi dữ kiện tức thời về việc điều hành của các đập quan trọng trên sông Mekong là một ‘vùng không đi’, một viên chức hàng đầu nói
Nhưng Trung Hoa đã trở nên ‘dễ tiếp thu’ hơn để làm việc với các đối tác quốc tế về những vấn đề Mekong, có thể đưa đến một số trao đổi ‘thật sự thay đổi’
Trung Hoa và 5 quốc gia khác cùng chia sẻ dòng sông dài nhất Đông Nam Á (ĐNA) tất cả đã đồng ý bắt đầu trao đổi tin tức tức thời (real-time) về mức dự trữ và điều hành thủy điện ở các đập quan trọng dọc theo sông Mekong vào cuối năm nay, một hành động được các nhà phân tích mô tả như “một bước trong chiều hướng đúng” trong việc đối phó với những thay đổi thủy học trong tương lai.
Và mặc dù có những nhận thức về cạnh tranh sức mạnh đang gia tăng trong Mekong, 2 tổ chức khu vực có nhiệm vụ quản lý sông hiện đang cộng tác trong một nghiên cứu hỗn hợp nhằm để, cùng những thứ khác, giúp đỡ các cộng đồng giảm nhẹ ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và các đập thủy điện.
Tình huống như thế không thể có chỉ vài năm trước, Anoulak Kittihoun, CEO của Văn phòng Ủy hội Sông Mekong (MRC), cho biết trong một cuộc phỏng vấn rộng rãi với This Week in Asia ở Hong Kong. “Tất cả 6 quốc gia nay cam kết để làm việc nầy. Nếu bạn nói về điều nầy 3 đến 4 năm về trước, nó là một vùng không đi,” Kittihoun nói. “Trung Hoa càng ngày càng tham gia.”
Các viên chức cao cấp từ 6 quốc gia họp ở Beijing (Bắc Kinh) trong tháng nầy để thảo luận các vấn đề liên quan đến sông. [Ảnh: Được phân phối]
Dòng sông dài 4.350 km được chia sẻ bởi Camnodia, Trung Hoa, Lào, Maynmar, Thái Lan và Việt Nam. Trong những năm gần đây, các đập của Trung Hoa đã bị cáo buộc là gây hạn hán dọc theo Mekong ở hạ lưu , hỗ trợ cho 70 triệu người. Thủy sản đánh bắt nội địa của hạ lưu Mekong lớn nhất trên Trái đất, với dân số cá đa dạng đứng thứ 3rd trên thế giới chỉ sau lưu vưc Amazon và Congo, và một tổng số cá bắt được được ước tính là 2,3 triệu tấn – hay 11 tỉ USD – mỗi năm.
Trước đây, Hoa Kỳ đã chỉ trích Trung Hoa “vận dụng” dòng nước của Mekong. Beijing (Bắc Kinh) trả lời rằng họ đã cung cấp đúng lúc những cập nhật về sự sụt giảm của dòng chảy xuống các láng giềng ở hạ lưu.
Trong năm 2020, Hoa Kỳ phát động một dự án – Mekong Dam Monitor (MDM) (Theo dõi Đập Mekong) – để theo dõi mực nước bằng cách sử dụng vệ tinh trong các đập của Trung Hoa dọc theo ½ trên của sông, được gọi là Lancang ở Trung Hoa.
Nhưng vì vệ tinh chỉ có thể cung cấp những ước tính của mực nước, Kittihoun nói dữ kiện tức thời được chia sẻ từ tất cả 6 chánh phủ rất cần để “khép kín khoảng trống không chắc chắn nầy”. “Chúng tôi cần chia sẻ dữ kiện tức thời, từ một số đập then chốt có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của các quốc gia [ở hạ lưu],” ông nói, kể cả đập Jinghong (Cảnh Hồng) nằm trên thượng lưu Mekong ở Trung Hoa. [Lời người dịch: Chỉ cần dữ kiện của đập cuối cùng trong chuỗi đập Lancang, hiện nay là đập Jinghong.]
Kittihoun nói tin tức cần thiết – sẽ giúp các cộng đồng ở hạ lưu chuẩn bị và thích ứng với những thay đổi – thì không “xâm nhập”, và sẽ gồm các tin tức căn bản như lưu lượng chảy vào đập, mức dự trữ, và lưu lượng chảy ra và các kế hoạch tổng quát của năm.
“[Chúng tôi cũng cần biết] cái các quốc gia sẽ làm trong trường hợp gặp rủi ro khí hậu, nếu bạn có ít mưa và lũ lụt nặng nề, chế độ điều hành của bạn ra sao? Và nếu có tình trạng khẩn cấp chẳng hạn như lũ lụt quan trọng, hay nếu các đập sẽ được điều hành cách khác, có thể cung cấp các thông báo trước lâu hơn? Kittihoun nói rằng tiến trình đó sẽ “khó khăn” vì các quốc gia Mekong có các quy định pháp lý và mục đích khác nhau cho các đập của họ, khiến cần phải có việc hài hòa hóa và thảo luận thêm.
Anoulak Kittihoun, CEO của Văn phòng MRC, nói chuyện ở Vientiane, Lào trong tháng 4. [Ảnh: Được phân phối]
Việc chia sẻ dữ kiện tức thời là một trong những đề nghị trong giai đoạn 1 của cuộc nghiên cứu hỗn hợp được phát động hồi tháng 6 năm rồi bởi MRC và cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (LMC).
Những đề nghị được chuẩn thuận hồi cuối tuần qua ở cái mà MRC mô tả như một phiên họp cung “lịch sử” ở Beijing.
“Hai đến 3 năm trước, chúng tôi không có sự hiểu bết chung nầy,” Kittihoun nói, vì một số người bên trong các quốc gia Mekong nghĩ rằng nó tối ưu hơn “để điều hành các đập của bạn một cách độc lập”.
“Nhưng càng ngày có nhiều người trong số họ bắt đầu nhận thức rằng điều nầy không phải là trường hợp,” ông nói, thêm rằng “điều tốt là chúng ta [nay] đã đạt được sự hiểu biết chung rằng đây là một vấn đề chúng ta cần phải đối phó”.
Giai đoạn 1 của nghiên cứu hỗn hợp 2 năm sẽ được công bố trong tháng tới ở Lào trong khi giai đoạn 2 – chú trọng đến những giải pháp dài hạn, gồm một chiến lược tổng thể cho lũ lụt và hạn hán – có thể được hoàn tất trong năm 2024.
MRC, làm việc với các chánh phủ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, được thành lập trong năm 1995 để bảo đảm việc quản lý và phát triển khả chấp Mekong cùng với các đối tác quốc tế chẳng hạn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Đức và các quốc gia Âu Châu khác.
Trung Hoa thành lập LMC trong năm 2016, bao gồm tất cả 6 quốc gia dọc theo sông, kể cả chính họ - một hành động mà một số quan sát viên xem như ý định của Beijing để có thêm ảnh hưởng trong khu vực.
“Nhận thức vào lúc đó là, [LMC] bằng cách nào đó sẽ cạnh tranh hay qua mặt cơ chế hiện hữu,” Kittihoun nói, thêm rằng đường lối của MRC nhằm thu hút các đối tác và chuyên môn quốc tế không đồng ý với Trung Hoa, ưa chuộng một đường lối chỉ liên quan đến các quốc gia thành viên.
Nhưng qua những tác động qua lại hỗn hợp, đối thoại, xây dựng tin cậy và sự hiểu biết gia tăng rằng những thách thức xuyên biên giới cần được đối phó một cách đa phương, Kittihoun nói. Beijing càng ngày càng “chấp nhận” để làm việc với các đối tác quốc tế. Ông nói vì Mekong có lẽ không giống như “những vấn đề an ninh cứng” chẳng hạn như Biển Đông. Các bên hiên hệ là bạn và đối tác của cả Hoa Kỳ Trung Hoa cũng có trách nhiệm để bảo đảm việc cạnh tranh của siêu cường trong khu vực trở thành không kiểm soát được, ông nói.
“Mekong không phải là nơi để cạnh tranh,” Kittihoun nói, thêm rằng trong khi Trung Hoa đang minh bạch hơn, chia sẻ tin tức “không thể xảy ra trong 1 đêm” do hệ thống tập trung của Beijing và những lo ngại của họ rằng tin tức được chia sẻ sẽ được “dùng không đúng”.
“Nhưng chúng tôi nói với họ đây là việc chia sẻ dữ kiện chứ không phải chia sẻ mục đích của dữ kiện, chúng tôi xác định một vấn đề, một bài toán,” Kittihoun nói. Với tin cậy hơn và những liên kết tổ chức, ông nói có thể có những dự án hạ tầng cơ sở hỗn hợp giữa các quốc gia Mekong, chẳng hạn như một hồ chứa nước được quản lý hỗn hợp hay các vùng xuyên biên giới được bảo vệ.
“Đó sẽ là một biến chuyển thật sự cho Mekong, vì thế đây là một giấc mơ của chúng ta và chúng tôi đang làm việc để đi đến đó” và có thêm chi tiết có thể được mong đợi vào năm tới, Kittihoun nói.
Naho Mirumachi, một giảng viên chánh trị-môi trường của King’s College ở London, nói việc cộng tác hỗn hợp rất quan trọng đối với Mekong vì khí hậu không chắc chắn trở nên rõ rệt hơn trong khu vực.
“[Điều nầy sẽ] đòi hỏi nhìn sâu hơn vào việc làm thế nào và khi nào các điều kiện sông thay đổi,” bà nói, thêm rằng nghiên cứu hỗn hợp và các nỗ lực đi đến chia sẻ dữ kiện sẽ giúp đối phó với những thay đổi thủy học trong tương lai.
“Sẽ có những thuận lợi trong việc chia sẻ tức thời mức dự trữ và dữ kiện điều hành hồ chứa vì có nhiều tranh cãi và nhầm lẫn về ảnh hưởng do đập gây ra ở hạ lưu,” Mirumachi nói.
Mô tả sự cộng tác hỗn hợp như “một bước trong chiều hướng đúng”, Brian Eyler, đồng cầm đầu của MDM, nói Trung Hoa chưa bao giờ chia sẻ dữ kiện với các quốc gia ở hạ lưu trước đây và điều nầy đã tạo nên “một sự thiếu hụt trách nhiệm”.
Nhưng ông nói nhiều hơn dữ kiện đập được cần đến để bảo tồn tài nguyên của sông. Ngoài việc cho phép sông được chảy một cách tự nhiên hơn và lũ lụt trong mùa mưa, rất quan trọng cấp bách để đối phó với việc làm thế nào các đập lấy đi phù sa giàu có từ sông và ngăn cản các đường di chuyển của cá, Eyler, cũng là giám đốc chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson ở Washington, nói.
“Các đập cần được xây cách khác, hay không được xây, để cho phép phù sa và cá di chuyển,” ông nói. “Không có phù sa, Đồng bằng sông Cửu Long rơi xuống biển nhanh hơn khi mực nước biển dâng. Không có cá, người dân Mekong đói.”
Eyler nói lý do khiến diễn đàn theo dõi do Trung tâm Stimson điều hành được phát động là việc đánh giá rằng tất cả các quốc gia Mekong, kể cả Trung Hoa, cuối cùng sẽ chia sẻ dữ kiện đập với nhau.
“Mục tiêu của chúng tôi là sử dụng bằng chứng và minh bạch để đưa đến một thứ trách nhiệm để làm nhanh tiến trình,” ông nói.
“Có vẻ việc đẩy nhanh nầy quả thật đang xảy ra, và những quốc gia nầy càng sớm chia sẻ dữ kiện đập với nhau thì càng có cơ hội tốt hơn để giảm nhẹ ở hạ lưu.” Việc theo dõi được phát triển để cho quần chúng biết cái gì đang xảy ra đối với Mekong ngay lập tức, Eyler nói, và đến một cử tọa rộng lớn bằng cách công bố tin tức bằng 7 ngôn ngữ.
“[Chúng tôi] biết quần chúng dựa vào chúng tôi để chiếu ánh sáng lên Mekong, điều đó sẽ không thay đổi,” ông nói.
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2023/10/trung-hoa-cac-quoc-gia-mekong-nang-cao.html
Không có nhận xét nào