Header Ads

  • Breaking News

    Lewis Sorley và Cuộc Chiến Việt Nam theo Quan Điểm Các Tướng Lãnh Việt Nam Cộng Hòa

    The Vietnam War: An Assessment by South Vietnam’s Generals

    Dec 1, 2010 by Lewis Sorley (Texas Tech University Press)

    Lê Bá Hùng chuyển ngữ ~

    (Vào Hạ 2016)

    image001

    image003

     

    Paperback:944 pages

    Publisher:Texas Tech University Press; 1 edition (Dec 1 2010)

    Khổ: 1cm x 16 x 23 ~ Font Times 6 pt

    image005

    image007

    *****

    gen_creighton_w_abrams

    Tướng Creighton Williams Abrams, Jr.

    Mãi rất lâu sau khi cuộc chiến đã chấm dứt, mãi lâu sau khi chinh chiến đã tàn lụi, mãi sau khi Bunker đã ra đi, và rồi cả luôn Abrams, mãi sau biến động thuyền nhân cùng các tàn dư đau buồn của một chính nghĩa từng đã bị đánh mất đi, thì người trưởng nam trong số ba người con trai của Tướng Abrams, mà đều cùng là những sĩ quan Lục quân, đang phục vụ trong ban giám hiệu của Đại học Command & General Staff College tại Căn cứ Fort Leavenworth. Một lần, đã có ai đó bèn nhắc lại nhận xét mà Robert Shaplen đã từng tuyên bố, là thân phụ của ông ta, đúng ra là phải xứng đáng để được chỉ huy một cuộc chiến ‘khá hơn ~ better war’. Người trưởng nam trẻ của dòng Creighton bèn đã dứt khoát trả lời: “Cha tôi đã không bao giờ từng nghỉ như vậy đâu. Ông ta vẫn hằng tin là nhân dân Việt Nam rất ư là xứng đáng để được hổ trợ như vậy”.

    LEWIS SORLEY

    Trong tác phẩm”A Better War” 

    **** 

    Lewis Stone “Bob” Sorley III là một phân tích gia về tình báo và cũng là một sử gia Mỹ. Các tác phẫm của ông về cuộc Chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam, nơi ông từng phục vụ trong tư cách sĩ quan, đã cực kỳ có ảnh hưởng trong giới chính quyền Mỹ.

    Sanh: 1934, tại Hoa Kỳ

    Tốt nghiệp: Johns Hopkins UniversityUnited States Military Academy

    *****

    image009

    Phía trong bìa lưng của sách:

    Lewis Sorley là một nhà khảo cứu cùng là nhà văn tại Potomac, Maryland. Các tác phẫm từng được xuất bản của ông thì gồm có Vietnam Chronicles: The Abrams Tapes, 1968-1972 (TTUP, 2006), Thunderbolt: General Creighton Abrams and the Army of His Times, Honorable Warrior: General Harold K. Johnson and the Ethics of Command, and A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy ò America’s Last Years in Vietnam.

    Texas Tech University Press

    Box 41037

    Lubbock, TX 79409-1037

    800.832.4042

    ttup@ttu.edu

    www.ttupress.org

    image011

    Tượng Đài Tưởng Niệm Cuộc Chiến Việt Nam

    (khai trương ngày 27 tháng 4 năm 2003) tại Westminter,

    California, tác phẫm của điêu khăc gia Nguyễn Tuấn.

    (Bộ sưu tầm của Đại tá Hà Mai Việt)

    TÓM TẮT VỀ CUỘC CHIẾN

    Đối với những người dân miền Nam Việt Nam, thì có vẻ như là đất nước của họ đã vẫn mãi cứ trong vòng chinh chiến mà thôi. Các người khá lớn tuổi thì đã từng phải trải qua Thế chiến II, trong hoàn cảnh bị người Nhật cai trị trong nhiều năm. Rồi sau đó, là phải chiến đấu mãi đến năm 1954, hầu đánh đuổi cho được người Pháp, mà lúc đó, đã đang muốn tái lập lại chế độ thuộc địa của họ. Rồi ngay sau cuộc chiến đấu này, thì những người mà đã quyết định di cư về miền Nam, lại bị lâm vào một cuộc chiến ruột thịt anh em tương tàn đẩm máu đầy đắng cay với Bắc Việt – cùng với tay sai tại miền Nam là cái bọn Việt cộng – đang muốn dùng võ lực để cưởng chiếm toàn thể đất nước.

    Ngay từ đầu 1955 thì các cố vấn và quân nhân Mỹ đã có tới yểm trợ cho Nam Việt. Rồi qua năm tháng, mực độ hiện diện của họ cứ tăng dần lên một cách đáng kể, để ngoài vai trò cố vấn, họ cũng đã cung cấp thêm một số hình thức yểm trợ quan trọng khác – quân nhu, huấn luyện, ngân sách, tình báo, thông tin liên lạc và tiếp liệu.

    Tuy nhiên tới đầu 1965 thì, trước sự gia tăng của mối họa của địch từ Bắc phương, đã có quyết định cần phải điều động lục quân Mỹ qua, hầu giúp chính phủ Nam Việt khỏi bị xụp đổ. Suốt bốn năm sau đó, thì chính sách này cứ bành trướng, và cho tới cuối tháng 4 năm 1969, thì đã có tới 543.400 quân nhân Mỹ, cộng thêm nhiều ngàn nhân viên khác, để yểm trợ cho các đơn vị không và hải quân ở khắp vùng Đông Nam Á và vùng biển chung quanh khu vực đó.

    Xuyên qua những năm tháng cứ tiếp tục được củng cố, quân đội Mỹ đã thi hành một loại chiến tranh hao mòn, mà theo đó, bằng những trận đánh quy mô thường xẩy ra trong tận rừng sâu vùng biên giới của Nam Việt với Lào và Kampuchia, mục tiêu chính chỉ là tiêu diệt càng nhiều lính địch thì càng tốt. Trong khi đó, thì Quân đội VNCH lại bị giao cho một vai trò xem như là thứ yếu, là chỉ yểm trợ cho chính sách bình định, một tình trạng mà nhân đó, ngay cả về tiêu chuẩn trang bị, thì họ đã hoàn toàn không có được những vũ khí và phương tiện truyền tin hiện đại được.

    Tới năm1969 thì một thời kỳ mới đã khởi đầu khi, với một tân chính phủ tại Hoa kỳ, cùng chủ trương ‘Việt Nam hóa’ cuộc chiến, và rồi bất chấp mọi phản ứng của địch, thì vẫn quyết định là quân đội Mỹ sẽ vẫn cứ dần dần bị rút đi. Do đó, toàn bộ tiến trình củng cố của những năm trước, thì nay lại bị hoàn toàn đảo ngược lại mất đi. Cùng lúc đó, thì Quân đội VNCH cũng được bành trướng, đặc biệt là các lực lượng địa phương quân và nghĩa quân, song song với việc cải thiện tăng cường vũ khí và các loại tiếp liệu khác. Cũng trong thời kỳ này, công tác bình định cũng được nâng lên ưu tiên hàng đầu, để thành quan trọng tương đương như là các cuộc hành quân. Kết quả đạt được nhờ các sáng kiến này, đã là nền an ninh toàn quốc được cực kỳ cải thiện, cũng như là khả năng ngày càng tăng gia của Quân đội VNCH trong việc thay thế các lực lượng Mỹ và đồng minh khác mà đang ra đi, hầu đi đến mức tự lực cánh sinh được.

    Đến năm 1973 thì lại tiếp đến một thời kỳ khác, với việc kết thúc Hòa đàm Ba-lê, một thỏa thuận mà trên nguyên tắc, sẽ chấm dứt được cuộc chiến, cùng lúc quy đinh việc rút đi của các lực lượng đồng minh khỏi Nam Việt, cũng như là sẽ có trao đổi các tù binh với nhau. Tuy nhiên, như là một điềm gở, đã không hề có được một quy định nào cả, về số lượng lớn lao của địch quân từng được tung vào Nam. Rồi thực sự quả đúng là không hề ngưng nghỉ, chiến tranh cứ bắt đầu lại, và cho tới khi mà Hoa kỳ còn tiếp tục cung cấp yểm trợ về quân sự và tài chánh, thì Nam Việt vẫn cầm cự được. Tuy nhiên, trong khi Quốc hội Hoa kỳ triệt để cắt bỏ viện trợ, trong khi mà ngược lại các quan thày của Bắc Việt thì lại tăng gia một cách kinh khủng con số viện trợ cho gà của chúng, thì giờ đã điểm với VNCH mất rồi. Tới cuối tháng 4 năm 1975, với việc Sài-gòn bị thất thủ, cuộc trường chiến mới thật sự đã đành phải bị chấm dứt mà thôi.

    CÁC BIÊN KHẢO VỀ ĐÔNG DƯƠNG

    Các biên khảo này đều đã được viết, ngay sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt, và nhờ nơi đặc điểm này, đã phụ thêm được cái nét bi thương, cùng cách nhìn sự việc cho những gì mà các tác giả đã muốn chuyển đạt. Lúc đó, họ vẫn còn bị bàng hoàng do bị phải trải qua một sự mất mát quá ư là đau thương của chính ngay đất nước họ, và cũng bàng hoàng ngay cho sự hiện diện của họ tại cái xứ mới và xa lạ này, mà tâm tư thì lại đầy khắc khoải cho số phận của biết bao nhiêu là thuộc hạ của mình, rồi nay lại phải khởi đầu một cuộc sống mới cho chính cả họ và luôn gia đình họ, tại mảnh đất tạm dung – một đất nước mà họ vẫn luôn mang ơn, vì đã từng cứu giúp họ khi hoạn nạn, nhưng đôi khi cũng là một sự rộng rãi không kém phần đắng cay, khi mà người đồng minh của ngày nào đó, thì nay lại đành lòng bỏ rơi họ, vào chính ngay cái giờ phút mà họ lại cần được giúp đở nhất mà thôi.

    Viễn ảnh này, vì hãy còn quá ư là mới mẻ, hầu khả dĩ có thể giúp cho các vết thương đau từng phải gánh chịu qua các biến động quá sức bi đát, mà họ và gia đình đã phải trải qua, hầu có thì giờ kịp hàn gắn, đã là nét chính tô đậm những chuyện kể của họ, hay ít ra, đối với tôi thì cũng là như vậy. Tôi nghỉ là quả thật, trong rất nhiều trường hợp, đã quá ư là bi thương cho họ và cho toàn người Việt nói chung, cả về phương diện chính trị lẫn quân sự. Họ đã rất ít khi tự biện hộ, và ngược lại, đã rất thẳng thắn để quy trách, cũng như là để tự nhận trách nhiệm là mình quả đáng bị khiển trách mà thôi.

    Trong ba thập niên sau khi những nhận định này đã được viết xuống giấy trắng mực đen, thì chúng ta cũng đã từng biết thêm được rất ư là nhiều điều, về từng giai đoạn của cuộc chiến, cũng như là tất cả những gì đã khả dĩ giải thích được các thất bại, cùng tình trạng kém khả năng của Nam Việt vào những năm đầu, dạo mà các lực lượng Mỹ đã cứ, không ít thì nhiều, cũng đã độc chiếc chiếm dụng toàn thể các vũ khí hiện đại, cùng đa số các phương tiện tăng cường, như là không trợ tiếp cận, phi vụ không kích bằng B-52, các nhóm không vận đặc cách và trực thăng.

    Những người từng chủ trương phản chiến, hay ít ra thì qua sự can dự của họ vào phong trào này, thì cũng đã từng rất ư là lúng túng – cả từ thời đó và ngay cả luôn bây giờ – để ráng gắn cho họ một hình ảnh tiêu cực càng nhiều càng tốt, và thái độ này cũng đã lan tràn bằng hành động bôi nhọ luôn thanh danh của QĐVNCH. Nay thì chúng ta đều nhận chân được ra là, nếu được trang bị và cung cấp súng đạn đầy đủ, cũng như được chỉ huy giỏi, thì họ cũng chiến đấu rất ư là anh dũng và đầy nhiệt huyết mà thôi. Lần đánh lui cuộc xâm lấn quy mô theo kiểu chiến tranh quy ước của địch, mà nay vẫn được gọi là Easter Offensive (Chiến Dịch Mùa Hè Đỏ Lửa) vào năm 1972, có thể là đã đánh dấu được thời gian quang vinh nhất của họ. Địch đã bị họ dạy cho một bài học nặng nề, đến mức mà mãi cả ba năm sau, thì chúng mới có lại được khả năng hầu tổ chức một cuộc tấn công quy mô khác. Để rồi khi việc này xẩy ra, thì Hoa Kỳ lại đành thất hứa với Nam Việt Nam, đành lòng quay mặt đi và bỏ rơi họ một mình cô đơn phải chống chỏi một địch thủ vẫn còn rất hùng mạnh, nhờ vì đang vẫn được các quan thày Cộng sản tiếp tục hổ trợ. Do đó, kết cục thì đã quá ư là hiển nhiên mà thôi.

    Các biên khảo này đã bao trùm mọi khía cạnh chính yếu của cuộc chiến. Đã có một nhóm chỉ sáu người viết, nhưng là những người từng đã nắm giữ những chức vụ cực kỳ quan trọng trong QĐVNCH, và cũng đã từng đãm nhiệm những vai trò chỉ huy một cách rất ư là can đảm và kiệt xuất, và họ xứng đáng, để đại diện cho một thành tựu trí thức đầy cảm kích. Trong đa số các trường hợp, thì chỉ có một người chuyên trách để viết mà thôi, tuy nhiên, vẫn có những đề tài được viết chung; về loại bài viết liên hệ đến các cố vấn Mỹ, thì mổi người đều cũng được ghi rỏ tên, ngay cả với người phụ trách việc chuyển ngữ. Tuy đã bị trở ngại một phần nào đó, vì thiếu các hồ sơ và văn khố củ của quân đội, các tác giả cũng vẫn đã có khả năng kể lại được trong chi tiết một cách thật là đáng phục.

    Các quan điểm được đưa ra đó – luôn luôn rất sống động, đôi khi thật là đầy kinh ngạc – đã cực kỳ bổ túc được cho nền văn học về cuộc chiến, một đề tài mà ngay cả những người miền Nam Việt Nam thì cũng vẫn từng đã không được dành cho một tiếng nói tương xứng cho họ. Cho dù thật rõ ràng là các bình luận gia đó đã không, trong tư cách cá nhân hay tập thể – đưa ra được những lập luận có tính cách thuyết phục cho mọi khía cạnh trong cuộc chiến, đặc biệt là về những gì đã được hiểu biết thêm trong suốt những năm sau khi kết thúc chiến trận, thì cái nhìn của họ, mà đã được biểu lộ ngay sau khi bị thất trận, quả thật đã rất ư là trân quý, chua chát mà cũng cực kỳ đau buồn và cũng sẽ không bao giờ bị phai mờ đi được với thời gian.

    Dự án mà kết quả đã là các bài biên khảo này, chính thức từng được gọi là Indochina Refugee – Authored Monograph Program (Tỵ Nạn Đông Dương – Chương Trình Biên Khảo Tự Viết), đã được bảo trợ bởi U.S. Army Center of Military History (Trung Tâm Quân Sử Quân Đội Hoa Kỳ). Sau đó thì Trung Tâm đã ký hợp đồng với công ty General Research Corporation hầu cung cấp tiện nghi, cùng yểm trợ về hành chánh cho các tác giả. Tướng Andrew J. Goodpaster, người từng phục vụ tại Việt Nam trong tư cách Quyền Chỉ Huy COMUSMACV (Phái Bộ Viện Trợ Quân Sự Hoa Kỳ), đã là một thành viên trong ban tuyển lựa nhà thầu đó. Trung Tướng William E. Potts, mà trong ba năm đã nắm Phòng J-2 của MACV, vị sĩ quan tình báo cao cấp nhất  trong cuộc chiến Việt Nam, đã đóng một vai trò chính yếu trong tiến trình mời gọi tham gia của các tác giả và thu xếp đề mục cho từng người viết. Chuẩn Tướng James L. Collins Jr., đã từng phục vụ một cách rất xứng đáng và lâu dài trong tư cách U.S. Army Chief of Military History (Trưởng Ban Quân Sử Quân Đội Hoa Kỳ) trong suốt toàn thời gian dự án này được thực hiện.

    Mọi việc đã bắt đầu từ đầu năm 1976 và kéo dài mãi tới cuối năm 1978, với tất cả là hai mươi biên khảo đã được hoàn tất (mà trong đó, có ba bài liên hệ về Lào và Kampuchia, mà đã được  lọc ra khỏi sách này).

    Sáu tác giả đã được cung cấp văn phòng và được hổ trợ về hành chánh tại cơ sở của công ty General Research Corporation ở McLean, Virginia. Nhà thầu cũng chuẩn bị cho các tác giả một thư viện nhỏ với những tài liệu căn bản hầu tham khảo, chẳng hạn như là các bản liệt kê biến chuyển theo thứ tự thời gian, cùng các bản đồ và tài liệu liên hệ. Tướng Potts cũng có một văn phòng riêng ở đó, và thường xuyên sẳn sàng đóng vai một cố vấn từng trải khôn ngoan, cũng như là một điều hợp viên mổi khi cần. Trung Tá QĐVNCH Chu Xuân Viên, người từng phục vụ tại Tòa Đại sứ VNCH ở Hoa-thịnh-đốn trong những tháng cuối của cuộc chiến, là một thành viên chính yếu trong dự án này. Từ tháng 6 cho đến tháng chạp năm 1975, ông đã tham gia trong cái được gọi là Quick Reaction Indexing Program (Chương trình Ghi danh Khẩn), và đã tháp tùng Tướng Potts để tới các trại tỵ nạn ở các căn cứ Camp Chaffee, Camp Pendleton và Trung tâm Indiantown Gap Military Reservation. Nay thì Trung tá Viên đãm trách vai trò chuyển ngữ các biên khảo từng được viết xuống bởi chính các tác giả đó. Và thật sự là một công việc rất ư là đòi hỏi, bởi vì mọi văn bản thì đều cũng phải lần lượt trải qua biết bao lần viết thảo trước đó mà thôi.

    Hàng tuần thì các tác giả cũng đã ngồi xuống với Tướng Potts để cùng nhau thảo luận về mức độ tiến triển của dự án và nếu bản thảo đã sẳn sàng, thì cùng nhau duyệt lại, hầu góp ý hay phê bình. Nhân một lần họp như vậy, thì vị Tướng lúc đó đã về hưu là William C. Westmoreland, cựu chỉ huy trưởng của quân đội Mỹ tại Việt Nam, đã có ghé thăm. Trung tá Viên cho biết: “Quả là một vinh dự khi được đón tiếp ông ta”. Khi buổi thảo luận chấm dứt, thì Trung Tá Viên có nhớ lại, là Tướng Westmoreland đã chào giả biệt các tác giả Việt, bằng một ghi nhận để kết thúc thật rất ư gảy gọn: “Chúng tôi đã phản bội quý bạn ~ We betrayed you”.

    Trung tá Viên cũng có ghi nhận là trong những buổi họp hàng tuần đó, thì đôi khi cũng xẩy ra những bất đồng quan điểm giữa các vị từng chỉ huy tại ngay chiến trường, với các sĩ quan cao cấp tại Bộ Tham Mưu, đặc biệt là về những gì đã xẩy ra vào lúc cuối trận chiên. Nhưng cũng thật là rõ ràng, như là với các nhận xét trong phần đầu nhập đề của mổi bài biên khảo, thì các người viết cũng đã từng cộng tác giúp đở nhau, để cuối cùng, cùng cống hiến được một công trình thực sự rõ ràng là của những đồng nghiệp. Sau khi mọi việc được hoàn tất, thì Tướng Collins bèn mời các tham dự viên tới dự một buổi ăn tối tại ngay nhà mình để liên hoan.

    Toàn bộ các bài biên khảo, sau khi đã được đúc kết và hoàn tất, đã được Trung tâm US Army Center of Military History xuất bản dưới dạng “double-spaced typescript” với bìa mềm đóng theo kiểu sườn vòng xoắn bằng ‘plastic’, với một số lượng hạn chế thôi. Đa số thì đã được phổ biến dạo thập niên 1980, mãi nhiều năm sau khi các biên khảo đó đã từng được hoàn tất xong. Rồi qua tháng năm, thì các ấn bản đó cũng đã bị trở thành loại tài liệu để sưu tầm mà thôi, với những lần tái bản chiếu theo nhu cầu nhờ George Daley, qua dịch vụ trân quý Daley Book Services, một nguồn cung cấp tin vô giá về Trận Chiến Việt Nam.

    Ấn bản in này, dưới hình thức sách, thực sự chỉ là một phần trong toàn bộ, mà tựu chung, đã trở thành một công trình với cả một triệu chữ, sẽ cung ứng cho mọi người, một tài liệu có tính cách thường xuyên, cho một số lớn học giả hơn, hay cũng như cho những độc giả hằng có quan tâm. Những bài gồm trong đây, chỉ là phân nữa của các tài liệu nguyên gốc, thì đều đã được tuyển chọn, dựa trên tiêu chuẩn đáng được lưu ý nhất, hay có được một ý nghĩa lịch sử đáng ghi nhận. Quý vị nào mà muốn tham khảo thêm những đề tài thâm sâu hơn, chẳng hạn như là về những đề tài có tính cách không thông thường, như là về tiếp vận quân nhu chẳng hạn, thì cũng có thể nghiên cứu trực tiếp các tài liệu nguyên bản.

    Khi quyết định sách sẽ bao gồm những gì thì cũng dể, nhưng khi phải chọn những đoạn nào có thể loại ra, thì quả rất ư là khó khăn. Các biên khảo đã cùng đề cập đến mọi khía cạnh có thể có được của chiến cuộc, từ các cuộc hành quân đến các ngân sách, từ các liên hệ làm việc với các cố vấn đến việc yểm trợ tiếp vận, từ vấn đề quân phục cho đến nào là lương lính, đào ngũ, người tỵ nạn, không kích, ống dẫn dầu, tù binh, khẩu phần tác chiến, giúp đở gia đình binh sĩ và thậm chí luôn cả đề tài xã hội Nam Việt. Một phần đáng kể về loại tài liệu này, mà từng đã là những nhận xét đầu tay của chính những nhân vật cao cấp Việt đó, thì quả không thể nào tìm có được ở đâu cả.

    Nhìn chung thì với toàn bộ biên khảo nguyên thủy, cũng đã có một số đề tài bị trùng hợp nhau, mà mổi biên khảo thì được quy định là phải ở dưới hình thức độc lập. Các trùng hợp này thì lại vẫn được giữ lại ở đây, hầu tạo điều kiện cho mổi tác giả trình bày được trọn vẹn quan điểm của mình. Và thêm nữa, không phải mọi tác giả cũng đều cùng đồng quan điểm về mọi khía cạnh chính yếu của cuộc chiến. Các vị nguyên là sĩ quan tham mưu cao cấp, thì cũng thường có những cách nhìn khá khác xa với các vị sĩ quan chỉ huy ngay tại chiến trường. Thành tích và giá trị của các lực lượng địa phương đã là một ví dụ bi thương ở đây, cũng như là nhiều nhận định đánh giá cái chương trình bình định. Và đọc giả cũng sẽ nhận ra được là các khác biệt đó thì thường cũng mang lại được thêm tính chất phong phú, cũng như là thêm uyển chuyển cho các đề tài đó mà thôi.

    Trong nhiều trường hợp khác, các phân đoạn tham luận quá dài, trong cùng một chuyên đề nào đó, thì cũng đã được loại bỏ, nếu là cùng một tác giả, cho dù chúng có liên hệ đến đề mục đó, bởi vì cũng đã từng có cùng một quan điểm được nêu lên như vậy, ở đâu đó rồi trong bài viết đó. Một ví dụ đã là tiến trình phát triển các lực lượng địa phương, tức là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, mà đã từng được trình bày rất ư là cặn kẻ (nhưng không được gồm trong bộ sưu tập này), trong bài biên khảo về đề tài Việt Nam Hóa, nhưng cũng lại đã được trình bày chi tiết hơn trong một đề tài khác (có gôm trong bộ sưu tập này) về lãnh thổ, và thêm nữa (với một nhận định khá khác biệt, và có gồm trong bộ sưu tập này) là về đề tài xã hội Việt Nam. Cũng vậy, nhận xét về đóng góp của các cố vấn Mỹ, từng có trong nguyên bản về Việt Nam Hóa, thì cũng đã bị loại trong bộ sưu tập này, vì cũng đã có phần tham luận tương tự, nhưng sâu rộng hơn (có gồm trong bộ này) về chuyên đề đăc tính của lòng cố gắng trong vai trò cố vấn.

    Một chi tiết khá đáng tiếc, vốn là nguyên bản của rất ư là nhiều bản đồ và hình ảnh trong ấn bản đầu tiên của các biên khảo, thì nay đã không còn nữa, mà các hình trong nhiều bản đả tự khác mà từng đã được xuất bản, thì lại không đủ rõ để được chụp lại.

    Mổi tác giả thì cũng có ghi trong lời tựa những lời cảm ơn sự giúp đở của ban biên tập. Bởi vì tất cả thì cũng như nhau, nên cũng đã bị bỏ qua trong mổi bài và chỉ đã được trình bày trong bài biên khảo “The Cambodian Incursion ~ Cuộc Đột Kích Vào Cam-bốt” của Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ: “Tôi cũng đặc biệt chịu ơn Trung Tá Chu Xuân Viên và Bà Phạm Thị Bông. TrungTá Chu Xuân Viên, vị tùy viên quân sự cuối từng phục vụ tại Tòa Đại sứ Việt Nam ở Hoa-thịnh-đốn, quả đã hoàn tất thật là chuyên nghiệp và tuyệt vời công tác chuyển ngữ cùng sữa chửa bản thảo, hầu giúp được thống nhất văn phong cùng hình thức của các biên khảo. Bà Bông, một cựu Đại Úy trong QĐVNCH và cũng là một cựu nhân viên trong Tỏa Đại Sứ Việt Nam, cũng đã phải trải qua nhiều thời giờ để đánh máy, sữa chữa và phụ trách về mặt hành chánh cho bài biên khảo của tôi, mãi cho tới khi được thực sự hoàn tất”.

    Cũng đã có vài tu chính nhỏ trong các văn bản, nếu so với các nguyên bản, như là sữa lại J2 và J-2 tại nhiều chổ để thống nhất lại chỉ là J-2, và cũng như viết hoa lại và điều chỉnh về cách chấm câu lại tại vài chổ. Khi có sai biệt về danh từ, ngay trong một bài hay trong nhiều bài khác nhau, chẳng hạn như chữ ’advisor’ hay ’adviser’, thì chỉ riêng một danh từ thôi, đã được quyết định để được thống nhất trong toàn thể mọi biên khảo. Vài phân đoạn quá dài đã được tách thành nhiều phần nhỏ hơn để giúp dể đọc. Tuy nhiên nội dung thì hoàn toàn không hề bị đổi thay.

    Các phụ chú của các tác giả thì cũng đã được in theo như thông lệ. Những phụ chú ngắn có tính cách giải thích hay các tu chính do chính người đó đã bổ túc thêm thì đều được đặt trong dấu ngoặc [ . . .] ‘brackets’. Các đoạn bị rút bỏ trong nguyên bản thì đều được ghi bằng dấu ( . . . ) ‘ellipses’, nếu xẩy ra trong một câu hay một phân đoạn nào đó. Khi có một phần khá lớn bị loại bỏ thì sẽ được cho thấy bằng những chấm lớn nằm riêng ’centered, larger ellipsis points’ như là

    • •

    Trong phần đề bạt của các nguyên bản đó, thì Tướng Collins cũng có ghi nhận là “các biên khảo đều đã không được kiểm lại hay sữa đổi và đã chỉ phản ảnh các quan đìểm của người viết mà thôi – chứ không hề là quan điểm của Quân đội hay Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Các tác giả đã không hề cố gắng tường thuật lại những sự kiện một cách dứt khoát, nhưng chỉ muốn ghi lại cách nhìn của họ trong cuộc chiến tại vùng Đông Nam Á đó”. Mọi người đều mong đợi là các kết quả sẽ là một sự đóng góp đáng giá cho nền văn học của một cuộc chiến quá dài và phức tạp.

    GHI NHẬN

    Xuyên qua bao năm tháng làm việc, tôi đã từng được nhiều người giúp đở, bởi cả những người từng tận mặt là chứng nhân trong các sự kiện đáng lưu tâm, mà luôn cả bởi cái cộng đồng bất khả thiếu của các bảo quản viên văn khố, bảo quản viên thư viện, nghiên cứu gia và sử gia mà vai trò đã thật quá ư là thiết yếu.

    Riêng về bộ tài liệu này, mà đã dựa trên những nguyên bản từng được Trung tâm US Army Center of Military History ấn hành mãi cách đây gần một phần tư thế kỷ, tôi đã có được sự trợ giúp của nhiều thành viên mà hiện vẫn còn phục vụ tại Trung Tâm. Tôi xin cảm ơn TS Jeffrey Clarke, Trưởng Trung Tâm Quân Sử (Chief of Military History); TS Richard Stewart, Sử gia trưởng; Ông Frank Shirer, Trưởng Ban Tài liệu Lịch sử (Chief of the Historical Resources Branch); TS Erik Villard; và Bà Beth MacKenzie, Trưởng Ban Ấn Hành (Chief of the Production Branch).

    Tôi cũng đã lại được Albert D. McJoynt giúp thực hiện những bản đồ thật tuyệt hảo mà tôi rất ư là trân quý. Noel Parsons, rồi người kế nhiệm là Robert Mandel, cùng các đồng nghiệp tại Nhà in Texas Tech University Press, thì cùng đều cung cấp dùm tôi một dịch vụ uyên bác quý giá, qua công trình tiếp tục loạt đề tài về Đông Nam Á trong Thời Tân Tiến (Modern Southeast Asia Series), và tôi rất mang ơn là, nhờ họ thì mới hoành thành được công trình này. Tôi cũng cần phải ghi ở đây lòng kính trọng và ngưỡng mộ xâu xa đối với TS James Reckner, vị giám đốc danh dự của Trung Tâm Việt Nam tại Đại học Texas Tech, mà qua viển kiến, nghị lực và quyết chí của ông đã giúp để gìn giữ, hầu cung ứng cho các học giả cũng như những đọc giả bình thường, toàn bộ lịch sử của trận chiến Việt Nam dưới mọi khía cạnh của nó. TS Stephen Maxner, vị giám đốc, và Thomas Reynolds tại Trung Tâm Việt Nam, cũng có giúp rất nhiều trong công trình này.

    Các bạn Việt của tôi, mà hiện đang sinh sống tại Mỹ, cũng đã từng giúp tôi về nhiều phương diện, ngay với công trình này và cũng luôn với mấy công trình trước đây. Tôi xin đặc biệt cảm ơn cựu Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một trong những tác giả của các biên khảo này, người đã rất hào phóng cung cấp cho tôi các hình ảnh, cùng nhiều tài liệu khác nữa; Đại tá Hà Mai Việt, một quân nhân xuất sắc, cũng là nhà văn và bạn đồng khóa tại US Army Armor School (Trường Thiết Giáp Quân Đội Hoa Kỳ) cách đây nhiều năm; Michael Do (Đổ Văn Phúc), Nguyễn Kỳ Phong, Nguyễn Xuân Phong, Nguyễn Tín, Trần Hội cùng Paul Nguyễn Văn; và Trung tá Chu Văn Viên, người đã chuyển ngữ bộ Indochina Monographs (Các Biên Khảo về Đông Dương), người đã cung cấp cho tôi những chi tiết hậu trường quý giá trong thời gian thực hiện các biên khảo. Và tôi cũng xin cảm ơn Jackie Bông-Wright, người đã giúp tôi tìm ra được Trung tá Viên và đã khuyến khích tôi trong việc thực hiện công trình này; và cũng xin cảm ơn Bil Laurie với Merle Pribbenow, các học giả từng hiểu biết rất ư là thâm sâu trong nhiều khía cạnh về Cuộc Chiến Việt Nam.

    Có hai học giả cực kỳ thông thái về lịch sử và đầy kiến thức về Cuộc Chiến Việt Nam mà đã được Đại học Texas Tech nhờ đọc duyệt qua toàn bộ công trình này, và cũng đã góp ý, hầu giúp cho công trình được hoàn hảo hơn khi cuối cùng sẽ được xuất bản. Tôi trân trọng ghi ơn Giáo sư Andrew West và TS James Willbanks đã tận tình trong vai trò đó của họ.

    Cuối cùng, và mãi mãi, tôi xin ghi xuống đây lòng biết ơn xâu xa của tôi đối với nhà tôi, Virginia Mezey Sorley, một chuyên viên truy tìm tài liệu thư viện tuyệt vời, mà đã từng cống hiến nhiều năm trung thành hầu phục vụ cho công ích.

    KẾT LUẬN

    Vào ngày tháng 5 năm 2000, nhân dịp Đại Hội Thiết Giáp Thường Niên (Annual Armor Conference) tại căn cứ Fort Knox, Kentucky, một buổi lể đặc biệt đã được tổ chức để vinh danh 712 sĩ quan Nam Việt Nam từng tu nghiệp tại Trường Thiết Giáp Quân Đội Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ cuộc chiến.

    Năm cựu sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tham dự buổi lể đó. Đã có mặt Trung Tướng Vĩnh Lộc, từng mãn khóa năm 1955 tại Đại học US Army Command and General Staff College (Tư lệnh Quân đội và Tham Mưu Cao Cấp), từng nhiều lần đảm trách chức vụ Chỉ Huy Trưởng Trường Thiết Giáp, rồi Tư lệnh Quân Khu II và Chỉ Huy Trưởng Đại Học Quốc Phòng.

    Đại tá Hà Mai Việt, thì vào năm 1959 từng tốt nghiệp Khóa Chỉ Huy Cấp Chi Đoàn (Company Commander) tại Trường Thiết Giáp Kỵ Binh Mỹ và khóa Đào Tạo Sĩ Quan Cao Cấp (Army Officer Advance Course) vào năm 1962, nơi mà chúng tôi cùng là đồng khóa, đã từng là chỉ huy trưởng tại Trường Thiết Giáp, đã từng chỉ huy cấp Chi Đoàn, rồi Thiết Đoàn và cũng là chỉ huy trưởng G-3, Phòng Tổng Quản trị của Lực Lượng Thiết Giáp, cũng như là Tỉnh Trưởng tỉnh Quảng Trị và G-3 Phòng Tổng Quản trị của Quân Khu I.

    Đại tá Trần Ngọc Trúc, từng tốt nghiệp Khóa 1957 Sĩ quan Truyền tin (Communications Officer Course) và Khóa Chỉ Huy Cấp Chi Đoàn (Company Commander) tại căn cứ Fort Knox, cũng như hoàn tất khóa tu nghiệp Đào Tạo Sĩ Quan Cao Cấp (Army Officer Advance Course), thì cũng từng chỉ huy cấp chi đoàn, rồi cấp thiết đoàn và cuối cùng là lữ đoàn thiết kỵ

    Trung tá Nguyễn Hữu An, tốt nghiệp Khóa 1959 Sĩ quan Truyền tin (Communications Officer Course) thì từng chỉ huy cấp chi đoàn, rồi thiết đoàn.

    Thiếu tá Cao Hùng Phong, từng chỉ huy chi đoàn thiết giáp, đã là sĩ quan điều hành của một thiết đoàn và cũng là một cựu quận trưởng. Sau này thì ông là chủ tịch của Hội Cựu Chiến Binh Thiết Giáp Việt Nam tại Hoa Kỳ.

    Như nhiều người hiện diện tại buổi lể cũng đã biết, Tướng Donn Starry và Giáo sư George Hofmann gần đây đã cùng kiểm sữa một ấn phẫm về lịch sử của lực lượng Thiết Giáp Mỹ có tựa là Camp Colt in Desert Storm (Căn cứ Colt trong Chiến dịch Bão tố Sa mạc). Trong chương viết về Cuộc Chiến Việt Nam, tôi đã có nhận xét là thiết vận xa thì cũng từng được dùng để chuyển quân và đã chính là phương tiện chính yếu trong cuộc chiến đó, và cũng chính người quân nhân Việt mới đã từng có sáng kiến tăng cường thêm hỏa lực, rồi cũng tăng gia bảo vệ phương tiện đó, bằng cách phụ thêm với lớp vỏ bọc bằng kim loại mà cuối cùng, kết quả đã là các ACAC ~ Armored Cavalry Assault Vehicle (Quân xa Thiết kỵ dùng để Tấn công). Chúng ta đã học hỏi được ngay từ chính họ, để rồi định chế hóa những gì họ đã phát triển ra được mà thôi.

    Đa số mổi quân nhân Mỹ thì đã chỉ phục vụ một nhiệm kỳ một năm tại Việt Nam, tuy là cũng có nhiều tay nhà nghề thì cũng từng trở lại lần thứ nhì và thậm chí, cũng tới cả ba lần. Còn các vị sĩ quan Việt đó, thì lại chỉ phục vụ có một lần mà thôi – phục vụ xuyên suốt cả cái thời gian của toàn cuộc chiến đó. Đại tá Nguyễn Hữu An thì từng chỉ huy một chi đoàn thiết giáp trong cả bốn năm, rồi sau đó cũng bốn năm với một thiết đoàn. Đại tá Trần Ngọc Trúc thì cũng vậy, rồi sau đó thì chỉ huy một lữ đoàn thiết kỵ. Tướng Vĩnh Lộc thì từng chỉ huy một sư đoàn, rồi cả quân đoàn trong hai năm để rồi đãm nhiệm chức chỉ huy trưởng Đại học Quốc phòng trong vòng sáu năm. Rất ư là nhiều sĩ quan khác cũng đã từng có một cuộc đời binh nghiệp như vậy.

    Tại xứ Mỹ này, thì họ và gia đình của họ, và nhiều người như họ, đã giúp cho xã hội và văn hóa của đất nước này, ngày càng thêm phong phú, bằng sự siêng năng, cùng chu toàn tốt bổn phận công dân của họ. Họ cũng đã cùng nhau gởi trên cả tỹ Mỹ kim hàng năm về cho gia đình và bạn bè hiện vẫn còn sinh sống tại Việt Nam, và do đó, đã là một trong những nguồn lợi tức to lớn nhất của đất nước đó.

    Và rồi hiện nay, người dân ở miền Nam, vùng đất từng nguyên được gọi là Việt Nam Cộng Hòa, thì lại cũng đang sản xuất cho tới cả 80% của toàn tổng sản lượng quốc gia, cho dù họ chỉ là phân nữa của toàn thể dân số toàn quốc mà thôi.

    Một cách gẩy gọn, như từng đã được ghi nhận tại cái buổi lể tưởng niệm ở căn cứ Fort Knox, thì chúng ta cũng có đầy đủ lý do, để có quyền được hãnh diện về các bạn đồng liêu Việt Nam của chúng ta, vì tư cách của họ trong toàn suốt cuộc trường chiến đầy gian khổ, cũng như về phong thái mà họ đã tỏ ra, nhân cái kết cục đau thương về sau đó.

    Trong những ngày cuối của chiến trận, một số lớn người Việt đã quyết định bỏ đất nước ra đi, thay vì rồi sẽ phải bị sống dưới sự cai trị của Cộng sản. Đợt đầu thì đã được di tản qua Chiến dịch Operation Frequent Wind, từng được thực hiện trong những ngày cuối của cuộc chiến trong tháng 4 năm 1975, mà nhân đó, toàn thể những Mỹ kiều đều được bốc đi bằng tàu thủy hay phi cơ, cùng với độ 130.000 người Nam Việt, mà cùng gia đình, đã bị xem như là sẽ bị hiểm nguy nhất. Trong những ngày kế tiếp, rất ư là nhiều người Nam Việt khác, mà rất nhanh sau đó, đã được mệnh danh chung là những ‘thuyền nhân’, bèn ra đi trên bất kỳ những gì mà khả dĩ có thể nổi được mà không bị chìm xuống nước, ráng thách đố các hiểm nguy tai ương về thời tiết, về khả năng bị chết đói, và ngay cả hiểm họa hải tặc, trong niềm khát vọng đi tìm tự do. Một số, được đoán là rất là lớn, mà cũng không thề nào biết được là bao nhiêu, thì cũng đã đành phải bỏ mạng trong cố gắng đó mất thôi.

    Nhiều người tỵ nạn của dạo ban đầu đã tới được Mỹ, và rồi tạm định cư tại nhiều căn cứ quân sự như là đồn Fort Chaffee, Arkansas; Căn cứ Camp Pendleton, California; khu Indiantown Gap Military Reservation, Pensylvania; căn cứ Eglin AirForce Base, Florida; và sau khi có được người bảo lãnh, thì họ đã ra đi sinh sống tại những căn nhà mới khác. Nhiều người đã về cư trú, để rồi sau đó, định cư luôn trong cuộc sống mới tại quận Orange County, California; tại Houston và các vùng phụ cận của Houston, Texas; ở vùng miền Bắc của Virginia; và thậm chí, cả luôn tại Minneapolis và St. Paul, Minnesota. Có những nhóm khác, nhỏ hơn, thì đã an cư rải rác khắp nước Mỹ.

    Sau đó thì đã có liên tiếp các loạt nhập cư – những người được tái định cư tại Mỹ qua cái được gọi là Orderly Departure Program (Chương trình Ra Đi trong Vòng Trật Tự) – mà đã cùng đưọc nhận như là di dân (và, như đã từng được thương lượng trước với chính phủ cộng sản Việt Nam, đều được xuất ngoại mà không bị cản trở). Nhân đợt cuối của chương trình này, gần đúng một phần tư thế kỷ sau cuộc chiến đó, thì một người từng tốt nghiệp trường võ bị West Point  là Nick Sebastian, đã qua Sài-gòn trong vòng ba tháng trong tư cách nhân viên của Sở Immigration and Naturalization Service (Di trú và Nhập tịch), hầu phỏng vấn các người xin đi tỵ nạn chính trị tại Mỹ, những cựu ‘thuyền nhân’ trong các trại tỵ nạn thuộc vùng Đông Nam Á từng bị cưởng bức phải về lại quê nhà. Đối với Sebastian, thi đó quả là một kinh nghiệm cảm động mà cũng đầy khiêm tốn, vì ông đã thấy được tận mắt, cái đất nước Việt Nam và người dân xinh đẹp tại đó, mà vẫn đang cầm cự trong một tinh thần đáng kính phục, dưới một chế độ hà khắc và trong một hoàn cảnh kinh tế cực kỳ khó khăn. Ông đã kể lại: ”Mọi người, mà tôi đã được gặp trong nước, thì đều cùng chấp nhận sự mất mát của họ, và trong rất nhiều trường hợp, sau đó cũng từng đã bị đày đọa đến mức không thể nào tưởng tượng được nổi, nhưng họ vẫn bình thản, tràn đầy nghị lực, không hề bị gãy đổ và sẽ vẫn trường tồn, một điều thật là đáng kính nể mà cũng thật là đáng kinh sợ mà thôi”.

    Nói chung, với năm tháng, thì có lẻ đã có tới một triệu người Việt từng tìm đường tới đuợc Mỹ. Và tại đây, họ đã thực sự thực hiện được cái giấc mộng Mỹ quốc, bằng cách chứng minh cái lòng quyết tâm, cái bản tính cần cù, tính cần kiệm, chí thăng tiến, tài năng kinh doanh và sự bén nhạy về buôn bán, nét khao khát về học hành, và – nói chung – đặc biệt cực kỳ rất ít khi tỏ lộ nét chua chát. Nhiều người nay đã hãnh diện trở thành công dân Hoa Kỳ, và một số thuộc thế hệ trẻ hơn, thì cũng đã phục vụ một cách gương mẫu đáng nể trong quân đội Mỹ rồi.

    Nhân dịp tưởng niệm lần thứ hai mươi lăm biến cố Sài-gòn bị thất thủ, thì Hạ viện Hoa Kỳ, qua một hành động cực kỳ vô ích, đã bèn thông qua một nghị quyết nhằm thúc dục “chấm dứt đàn áp về chính trị tại Việt Nam và yêu cầu Tổng Thống phải cho các lãnh đạo Việt biết là Hoa Kỳ chờ đợi Việt Nam phải tôn trọng các quyền về chính trị và tôn giáo đối với các công dân của họ”. Cái kết quả biểu quyết 413 chống 3 ủng hộ cái nghị quyết đó, đã đến trể mất cả một phần tư thế kỷ, hầu khả dĩ có thể mang lại ảnh hưởng hay đảo ngược được việc gì, lại càng không hề có thể làm dịu bớt nổi đau thương, hay chỉ để xin lổi mà thôi, về cái hành vi bỏ rơi các người bạn đồng minh xấu số, ngay chính bởi cái Quốc Hội Hoa Kỳ này.

    Cũng thật may mắn, tại Mỹ cũng như khắp mọi nơi, số cả nhiều triệu người tha hương Việt Nam, mà nay đã tạo nên một ‘diaspora’ mới, đã tìm được tự do, đã đang làm giàu thêm cho các nền văn hóa và kinh tế của các nước từng nhận họ. Tại đây thì thực sự, cuối cùng, họ cũng không có chiến thắng gì cả, nhưng tinh thần và ý chí, cùng lòng can đãm với quyết tâm của những kẻ từng sống với quan niệm đó, cũng đã tìm ra được môi trường thuận lợi tại đây và những nơi khác trên khắp thê giới tự do. Nhờ vậy, tất cả chúng ta rốt cuộc, thì cũng cùng nhau khá hơn mà thôi.

    VỀ CÁC BIÊN TẬP VIÊN

    LEWIS SORLEY là thế hệ thứ ba của một gia đình đã cùng đều tốt nghiệp United States Military Academy (Đại Học Quân Sự Hoa Kỳ), mà cũng tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại Học John Hopkins. Ông đã phục vụ trong ban giảng huấn tại West Point và Army War College (Đại Học Chiến Tranh Quân Sự).

    Ông đã từng phục vụ trong quân đội như là chỉ huy trưởng về thiết giáp và thiết kỵ tại Đức, Việt Nam và Hoa Kỳ, cũng như từng đã nắm những chức vụ về tham mưu tại văn phòng Bộ Trưởng Quốc Phòng và Tổng Tham Mưu Trưởng. Tại Việt Nam, trong hai năm 1966 và 1967, ông  phụ trách về kế hoặch với đơn vị I Field  Force, Vietnam và sau đó là sĩ quan điều hành của một tiểu đoàn thiết giáp, tiểu đoàn 1st Battalion, 69th Armor, chuyên trách vùng Pleiku trên Cao nguyên Trung phần Việt Nam.

    TS Sorley là tác giả của hai bộ tiều sử, Thunderbolt: General Creighton Abrams and the Army of His Times Honorable Warrior: General Harold K. Johnson and the Ethics of Commad. Bộ tiểu sử về Johnson đã được trao thưởng giải Army Historical Foundation’s Distinguised Book Award. Một phân đoạn trong bộ tiểu sử của Abrams thì cũng đã được giải thưởng của Peterson Prize, như là bài viết khoa bảng nhất về quân sử trong năm.

    Tác phẩm A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America’s Last Years in Vietnam đã từng được đề cử cho giải Pulitzer. Bộ sách đã được chỉnh sữa của ông là Vietnam Chronicles: The Abrams Tapes, 1968-1972, cũng từng được xuất bản trong loạt bài Modern Southeast Asia Series do Texas Tech University Press ấn hành, thì đã nhận được giải thưởng Army Historical Foundation’s Trefry Prize và được nêu lên như là đã cống hiến được một viễn tượng độc đáo về nghệ thuật chỉ huy. Và cũng rất gần đây, Trung Tâm American Veterans Center đã trao giải thưởng Goodpaster Prize để ghi nhận sự cống hiến của ông cho bộ môn học bổng về quân sự.

    TS Sorley đã từng là Thư ký của Board of Directors of the Army Historical Foundation (Hội Đồng Giám Đốc Hiệp Hội Quân Sử) và cũng là Giám đốc Điều hành Danh Dự của Association of Military Colleges and Schools of the Unites States (Hiệp Hội các Đại Học và Trường Quân Sự Hoa Kỳ).

    CÁC TÁC GIẢ • 

    ĐẠI TƯỚNG CAO VĂN VIÊN

    image013

    Đại tướng Cao Văn Viên đã là vị Tổng Tham Mưu Trưởng của QĐVNCH trong suốt một thập niên, mãi từ năm 1965 cho tới cuối trận chiến vào năm 1975. Trước đó, ông đã từng nổi danh khi còn là vị Chỉ Huy Lữ Đoàn Dù. Ông gia nhập quân ngũ vào năm 1949, như là một sĩ quan tiểu đoàn trưởng trẻ trung, và cũng đã phục vụ ở Bộ Tổng Tham Mưu. Tới năm 1957 thì ông tốt nghiệp US Army’s Command and General Staff College (Đại học Quân sự Hoa kỳ về Chỉ  huy và Tổng tham mưu) tại trại Fort Leavenworth. Trước khi đảm nhận chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng, thì ông đã phục vụ trong tư cách là Tham Mưu Trưởng tại Bộ Tổng Tham Mưu, và sau đó, là Chỉ Huy Trưởng Quân Khu III.

    Tưóng William Rosson đã mô tả Tướng Viên như là một sĩ quan có lập trường phi chính trị, mà đã từng hiểu được và là gương mẫu của nền đạo đức về binh nghiệp, và do đó, đã “được tín nhiệm bởi cả bên Việt lẫn bên Mỹ”. Tướng Bruce Palmer cũng có phụ thêm, “Tướng Viên, với một kinh nghiệm lâu dài về chiến trường, đã là một quân nhân, đúng với ý nghĩa của nó, và cũng là một vị chỉ huy quân sự cực kỳ đặc biệt. Ông đã không hề phản Tổng Thống Thiệu, đã từng ủng hộ chính sách Hoa Kỳ với tất cả khả năng của mình, đã từng luôn luôn sẳn sàng cộng tác với giới chỉ huy cấp cao của Hoa Kỳ là MACV, và rất ư là luôn luôn chăm lo cho binh sĩ của mình – mà nói chung thì quả thật không phải là một công việc đơn giản được”. Khi Tướng Viên vô quốc tịch Mỹ – tại Alexandria, Virginia, trong năm 1982 – thì Tướng Palmer đã nhận xét như sau: ”Theo tôi nghỉ, thì đất nước chúng ta vừa mới được có thêm một công dân can đãm và đầy đủ tư cách”.

    TRUNG TƯỚNG ĐỒNG VĂN KHUYÊN

    image015

    Tướng Khuyên từng là Chỉ Huy Trưởng về Tiếp Vận và chính là người đã tổ chức và thành lập Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Trung Ương của QLVNCH và đã điều khiển Bộ này trong nhiều năm. Ông khởi đầu binh nghiệp vào năm 1952, sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức, nơi mà sau nhiều năm tác chiến, ông đã trở về trong chức vụ Trưởng ban Giảng huấn tại trường củ, mà sau đó, đã đổi tên thành là Trường Bộ Binh Thủ Đức.

    Ông cũng đã được bổ nhiệm cho Phòng J-4 tại Bộ Tổng Tham Mưu vào năm 1958, và sau một thời gian phục vụ tại đó, đã là Chỉ Huy Trưởng về Tiếp vận của Quân khu III, vào tháng 4 năm 1964. Rồi sau một thời gian ngắn trong tư cách Tham Mưu Trưởng của Quân khu III, tới năm 1965, thì ông đã được chỉ định làm Phó Giám đốc, thuộc Bộ Quốc Phòng trong chính quyền.

    Tới năm 1967, thì ông lại được đưa về Bộ Tổng Tham Mưu, nay thì để nắm chức Trưởng Phòng Tiếp Vận J-4, và đồng thời cũng đã tổ chức được, rồi đích thân điều khiển, Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Trung Ương. Trong những năm cuối của trận chiến, ông đã đồng thời nắm cả chức vụ cao cấp về tiếp vận lẫn Tham Mưu Trưởng tại Bộ Tổng Tham Mưu, dưới quyền Tướng Cao Văn Viên, người mà đã từng ghi nhận là nhờ Tướng Khuyên đã là “một nhân viên tận tâm và siêng năng”, nên ông ta mới có khả năng chu tòan được cả hai trách vụ đó.

    Tướng Viên cũng đã có nêu lên khà năng của vị chuyên viên thuộc quyền về tiếp vận, như là “một quá trình lâu dài của một nhân vật từng đã dính líu vào một hệ thống, mà mình đã giúp phát triển từ con số không”. Kinh nghiệm quân sự đa dạng của ông, đã là từ vị thế tác chiến, rồi tới huấn luyện, rồi quản trị nhân sự và tiếp vận.

    Barry Shillito đã có nhớ lại, là Tướng Abrams “cảm thấy Tướng Khuyên đúng là một người thanh liêm đúng với tròn vẹn ý nghĩa của nó – nét thanh sạch tỏa rộng khắp châu thân”. Tướng Abrams cũng đã từng tuyên bố với ban tham mưu của mình là Tướng Khuyên “là một trong những sĩ quan tài giỏi nhất” của quân đội Miền Nam Việt Nam. Và, phóng viên về chiến trường Mỹ là George McArthur cũng ghi nhận Tướng Khuyên là con người của quân nhu, người từng đã sáng tác “một bài hát sống động dùng để huấn luyện”, với tựa đề là “Huyền sử ca về khẩu M-16”.

    TRUNG TƯỚNG NGÔ QUANG TRƯỞNG

    image017

    Tướng Viên đã mô tả Tướng Trưởng như là “một quân nhân chuyên nghiệp từng đã nắm mọi chức vụ cần phải trải qua trong nấc thang binh nghiệp”.  Ông đã bắt đầu phục vụ trong binh nghiệp sau khi mãn khóa năm 1954 tại Trường Bộ Binh Thủ Đức. Nhiệm sở đầu đã là với Lữ đoàn Dù và rồi, sau đó, khi Lữ đoàn được bành trướng, như là Chỉ Huy Phó của Sư đoàn Dù. Tới năm 1966 thì ông nắm chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn I. Phóng viên báo New York Times là A.J.Langguth cũng đã từng mô tả cái sư đoàn dưới quyền chỉ huy của ông như là ”niềm hãnh diện của quân đội chính quy của Việt Nam”,  và cũng đã từng có nhận xét là Tướng Trưởng ”đã chỉ huy các quân nhân của mình một cách kiến hiệu, can đãm và thanh liêm”. Nhân khi còn chỉ huy đơn vị này trong Trận Tổng Tấn Công Tết Mậu Thân, Tướng Trưởng đã từng vang danh qua hành vi chống cự kiên trì và sau đó, là tái chiếm lại cố đô Huế, khi điều khiển từ tổng hành dinh đặt tại Cổ thành.

    Vào năm 1970, Tướng đã đãm nhiệm chức Tư Lệnh Quân Khu IV tại vùng Châu thổ sông Cữu long ở miền Nam Việt Nam. Ngay giữa cơn khủng hoảng về chiến trận của Nam Việt qua Cuộc Tổng Tấn công Phục Sinh 1972, Tướng Trưởng đã được thuyên chuyển ra làm Tư lệnh Quân Khu I, và liền lâm trận ngay tại vùng phía Nam dưới ngay Khu Phi Quân Sự. Sự hiện diện cùng tiếng tăm cương quyết của ông đã tức thì ổn định được tình hình, và rồi dưới quyền chỉ huy của ông, các lực lượng Nam Việt đã tức thời tập hợp lại để phản công, và sau đó là tái chiếm lại được hầu hết lãnh thổ đã từng bị địch chiếm.

    Khi thảo luận về sự thách đố mà Tướng Trưởng đã từng phải đối phó, thì Tướng Viên đã cho biết, “trách nhiệm mà vị Tân Tư Lệnh Quân Khu phải chu toàn quả thật là vĩ đại”. Rồi ông tiếp thêm: “Chỉ trong có vài ngày, như là một phép lạ, tình hình Quân Khu I rõ ràng đã được cải thiện và ổn định lại, khi kế hoặch phòng thủ của Tướng Trưởng bắt đầu được khởi động”. Cuối cùng thì Tướng Viên thêm: “Trong tư cách một Tư lệnh Vùng, ông ta đã thành công đáp ứng được thử thách to lớn nhất mà mọi chỉ huy trưởng về quân sự tại chiến trường có thể phải bị đối phó với”.

    Tướng Merlvin Zais còn nhớ hình ảnh của Tướng Trưởng như là “một con người tuyệt diệu; một trong những quân nhân sáng ngời nhất mà tôi đã từng được gặp. Ông có khả năng nhận xét rất ư là bén nhạy, cực kỳ can đãm và cực kỳ là thanh liêm”.  Tướng Zais còn thêm, “Chúng tôi rất mến Sư đoàn 1 và trong mọi tiêu chuẩn, cùng mọi khía cạnh có thể nói đến được, thì đó quả đúng là một sư đoàn tuyệt vời”. Đại tá Harry Summers thì lại miêu tả Tướng Trưởng như là “vị tướng xuất sắc nhất của QĐVNCH”. Tướng Creighton Abrams thì ca ngợi Tướng Trưởng như là “thông minh, đầy sáng kiến và rất tháo vát”, và đã nêu ra các đặc tính đó như là đã tạo nên được sự thành công kiến hiệu của Sư đoàn 1 Bộ Binh, “mà đã rõ ràng vượt xa các sư đoàn bộ binh khác để được xem như là sư đoàn thành công và giỏi nhất của QĐVNCH”. • •

    THIẾU TƯỚNG NGUYỄN DUY HINH

    image019

    Tướng Nguyễn Duy Hinh từng phục vụ gần như toàn cuộc đời binh nghiệp trong tư cách sĩ quan tham mưu ở cấp cao. Ông khởi đầu binh nghiệp vào năm 1952, sau khi tốt nghiệp thủ khoa khóa đầu tiên đào tạo sĩ quan trừ bị của Việt Nam. Trong những năm đầu, ông đã phục vụ tại miền Bắc Việt Nam và chỉ huy thiết giáp cấp chi đội, rồi chỉ huy thám sát cấp trung đội trong thời gian xẩy ra Cuộc Chiến Đông Dương của Pháp. Sau khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, ông được gởi đi tu nghiệp về thiết giáp ở trường thiết giáp và kỵ binh của Pháp là Saumur, và rồi tại trường Thiết giáp Hoa kỳ ở trại Fort Knox, để rồi sau đó, đã liên tiếp chỉ huy Trường Thiết Giáp Việt Nam, rồi Lữ đoàn 2 Thiết giáp và Tư lệnh Phó Thiết Giáp. Ông cũng từng tốt nghiệp Đại học Quân sự Hoa kỳ về Chỉ huy và Tổng tham mưu tại Trại Fort Leavenworth.

    Sau đó, khi về lại Việt Nam, thì ông được chỉ định làm Tham mưu truởng tại Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ đức và đã phục vụ trong chức vụ này trong hai năm. Vào giữa thập niên 1960 thì ông được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, và rồi là Chỉ huy Phó của các lực lượng này. Tới tháng 10 năm 1966, ông nắm chức Tư lệnh Đặc khu Quảng Đà (Đà-nẳng cùng tỉnh Quảng nam), rồi Tham mưu trưởng Quân đoàn III, và trong tháng 6 năm 1968, thì là Tham mưu trưởng Quân đoàn I. Tới tháng 5 năm 1969, ông về học khóa 2 Đại học Quốc phòng tại Sài-gòn, để rồi khi mãn khóa vào tháng 5 năm 1970, đã là khóa sinh đầu tiên của khóa mà đã được thăng chức chuẩn tướng.

    Sau thời gian làm Tư lệnh Phó Quân khu IV, vào tháng 6 năm 1972 thì ông làm Tư lệnh Sư đoàn 3 Bộ binh đóng tại Quân Khu I, nơi mà, theo nhận xét của tướng Trưởng, ông “đã thành công tổ chức và đưa vào khuôn khổ sư đoàn này để thành một đơn vị tác chiến đầy khả năng” mà đã từng bị thiệt hại hao tổn nặng nề trong những tuần đầu của Cuộc Tổng Tấn công Phục Sinh 1972. Sự kiện sư đoàn đã trở ra lại để tác chiến, theo lời Tướng Trưởng, “đã thực sự là một thành tựu cực kỳ đáng kể”. Một năm sau đó, thì Tướng Hinh được thăng lên Thiếu tướng để ghi nhận cho thành tích tuyệt hảo trong chức vụ tư lệnh sư đoàn đó.

    CHUẨN TƯỚNG TRẦN ĐÌNH THỌ

    image021

    Tướng Thọ đã từng là một sĩ quan cực kỳ lão luyện về kế hoặch và hành quân. Ông khởi đầu binh nghiệp vào năm 1952, sau khi tốt nghiệp Trường Võ Bị Quốc gia Đà Lạt. Sau đó, ông đã nắm chức Quận trưởng Quận Củ Chi, tỉnh Bình Dương thuộc Quân khu III, rồi là Trưởng Ban G-3 sư đoàn, và cuối cùng là Trưởng Phòng J-3 thuộc Bộ Tổng Tham Mưu trong bẩy năm trời.

    ĐẠI TÁ HOÀNG NGỌC LUNG

    image023

    Tướng Viên đã khen Đại tá Lung như là “chuyên viên tình báo giỏi nhất của QĐVNCH”. Đó là do ông đã phục vụ một thời gian lâu dài, chỉ huy Phòng J-2 tại Bộ Tổng Tham Mưu. Ông đã gia nhập binh ngũ vào năm 1952, sau khi mãn khóa đầu tiên tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định ngoài miền Bắc. Ông đã từng tác chiến chống Việt Minh và khi lên lon đại úy, đã được giao chỉ huy một tiểu đoàn. Ông đã di cư về miền Nam sau hiệp đinh 1954. Sau đó, ông đã phục vụ trong tư cách sĩ quan liên lạc với Quân đội Hoa Kỳ tại Trại Fort Bragg. Ông đã tốt nghiệp Cao học Luật tại Đại học Sài-gòn và đã là một thành viên quân sự trong phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa ở Hội nghị Hoà Bình Ba-lê năm 1969.

    Nhân một buổi hội thảo do MACV tổ chức vào năm 1971, mà Tướng Abrams cũng có tham dự, thì Đại tá Lung đã được mô tả như là ”một quân nhân nhà nghề tận tâm, đầy tài năng, mà cũng từng được phụ giúp bởi một ban tham mưu ưu tú và luôn luôn cầu tiến”. Trung tá Chu Xuân Viên đã có ghi nhận là Đại tá Lung quả từng đã có ”các ước lượng về khả năng, cùng mưu đồ của địch luôn luôn đa phần đều chính xác. Đầu năm 1975, thì ông cũng đã tiên liệu là sớm nhất thì mãi tới năm 1976 mới có thể xẩy ra cuộc Tổng Tấn công của Cộng sản, chi tiết mà sau này, chính bộ chỉ huy tối cao của Quân đội Nhân dân đã có thú nhận là rất đúng”.

    TRUNG TÁ CHU XUÂN VIÊN

    image025

    Trung tá Viên đã được bổ nhiệm làm tùy viên quân sự tại Tòa Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa ở Hoa-thịnh-đốn, chức vụ mà ông đã vẫn đãm trách mãi cho tới mùa xuân 1975. Với Chương Trình Biên Khảo Tự Viết về Đông Dương, thì ông đã phụ trách công tác khó khăn nặng nề, hầu chuyển ngữ qua Anh văn mọi biên khảo từng đã được viết bằng tiếng Việt bởi các sáu tác giả; ông cũng có đóng góp trong tư cách cố vấn nữa. Theo ghi nhận của Tướng Viên, thì ông là “một phân tích gia đầy hiểu biết, với một ý thức sắc bén về quân sử, và cũng đúng nghĩa được, quả là một tác giả theo toàn nghĩa của nó”. Tướng Trưởng cũng khen ngợi Trung tá Viên trong vai trò từng cống hiến cho Chương Trình Biên Khảo, và đã cho biết là ông ta đã hoàn tất “một công việc cực kỳ chuyên nghiệp, nhân khi chuyển ngữ và rồi phối kiểm, mà đã giúp mang lại được đặc tính thống nhất và liên kết cho toàn bộ công trình”.

    Từng là một nhà báo trước khi vào quân ngũ, ông Viên đã có làm việc cho Agence France Press (ThôngTấn Xã Pháp) tại Hà-nội dạo 1949-1952. Sau đó thì ông đã phục vụ trong một thời gian dài như là sĩ quan truyền tin, kể cả bốn năm như là Trưởng Ban Liên Lạc Văn Phòng Thủ Tướng, cũng như là Trưởng Phòng Tình Báo Chiến Lược trong vòng ba năm, trước khi đi nhận nhiệm sở tại Hoa-thịnh-đốn. Trong số thành tích của ông, thì cũng đã có công trình chuyển ngữ tác phẫm lừng danh của Jean Larteguy là The Centurions qua Việt ngữ, mà đã từng được đăng từng kỳ trên báo Thái Độ.

    BÀ PHẠM THỊ BÔNG

    Bà Bông từng được bổ nhiệm phục vụ tại Tòa Đại sứ VNCH ở Hoa-thịnh-đốn và cũng là một đại úy trong QĐVNCH. Bà đã phụ trách đánh máy toàn bộ Chương Trình Biên Khảo Tự Viết về Đông Dương. Tất cả các tác giả đều đã ca ngợi bà, như là Tướng Khuyên cũng đã từng nhận xét, là đã trải qua “bao giờ ròng rã để đánh máy, chỉnh sữa và phụ trách về mặt hành chánh” của bao biên khảo khác nhau.

    image027

    image029

    *****

    Vì sao chỉ những sĩ quan chứng nhân này MỚI được MỜI để tham gia Dự án Indochina Refugee – Authored Monograph Program (Tỵ Nạn Đông Dương – Chương Trình Biên Khảo Tự Viết) cũng nói lên được cái nhìn, nói chung, của giới quân sự Hoa Kỳ về các vị chỉ huy quân sự của VNCH. Như đã nói trong phần trên, TS Lewis Sorley cho biết đã cắt bỏ rất nhiều đoạn bị ‘trùng’, nhưng tác phẫm thu gọn các bài biên khảo, dù được in với ‘Font Times 6-point’ rất nhỏ, thì cũng dày tới 944 trang khổ 1cm x 23 x 16 và do Texas Tech University Press xuất bản lần đầu vào tháng chạp năm 2010, như là chỉ để dùng tham khảo mà thôi (phụ chú của người chuyển ngữ).

    • Tiếc là TS Lewis Sorley đã không có trích các nhận xét của vị tướng Tư lệnh Mỹ từng chỉ huy quân đội đa quốc gia trong Chiến dịch Desert Shield và Desert Storm nhằm đánh giải cứu Kuwait từng bị Irak đánh chiếm dạo 1990 và 1991. Trong tác phẫm It Doesn’t Take a Hero: The Autobiography of General Norman Schwarzkopf của nhà xuất bản Bantam vào tháng 9 năm 1993, lần tái bản bìa mềm với 625 trang), thì Tướng Herbert Norman Schwarzkopf Jr. đã viết về Tướng Trưởng, gần như là ‘tôn thờ’ và hoàn toàn dành riêng cho ông tại tất cả là 13 trang. Và chi tiết mà tôi ‘khoái’ nhất, đã là khi Tướng Schwarzkopf Jr. nói về ước mơ của mọi sĩ quan cao cấp Mỹ là được học tu nghiệp tại Đại học US Command and General Staff College (Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp Hoa Kỳ), với kỷ niệm là Tướng Trưởng từng tâm sự với ông là tiếc không được đi tu nghiệp tại đó, nhưng theo tác giả thì chính ông ta mới là người KHÔNG cần học tại đó, bởi vì tất cả những gì được giảng dạy tại đó thì ĐỀU có vẻ như chính đã đều do Tướng Trưởng soạn ra! (phụ chú của người chuyển ngữ).

    Bà Ngô Quang Trưởng cũng đã có nói về việc Tướng Trưởng viết biên khảo này trong bài “Phỏng vấn bà Ngô Quang Trưởng – Nguyễn Tường Tâm” tại 

    http://www.banvannghe.com/a4349/phong-van-ba-ngo-quang-truong-nguyen-tuong-tam (phụ chú của người chuyển ngữ).

    Và cũng quả thật là tội cho các vị lãnh đạo VNCH, ra đi bàn tay trắng và đành bán kinh nghiệm máu xương để sống xứ người chớ đâu như thổ phỉ VC từng ‘đánh Mỹ cút’ nhưng nay lại cho con xin ‘làm Mỹ’ hay mua nhà bên Mỹ cho con ở theo như tài liệu của tay Thủ Tướng thất học ‘ma dze in’ tại

    https://anle20.wordpress.com/2016/08/14/khoi-tai-san-khong-lo-va-cuoc-song-xa-hoa-cua-con-cai-ngai-thu-tuong/

    *****

    Các đoạn nhấn mạnh (in đậm) là của người chuyển ngữ.

    https://lehung14.wordpress.com


    Không có nhận xét nào