Kênh đào Funan ở Campuchia: chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL?
Khmer Times - Cabinet approves $1.7B Tonle Bassac project
RFA
03/10/2023
" Việc lượng nước Hồ Tonle Sap được mở rộng chính là trái tim tạo ra nhịp đập của sông Mekong. Đó là quá trình then chốt làm cho sông Mekong trở thành ngư trường nội địa lớn nhất thế giới, chiếm 20% sản lượng đánh bắt cá nước ngọt của thế giới.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều yếu tố khác từ việc xây đập ở thượng nguồn, khai thác cát, lượng mưa mùa mưa ít dữ dội hơn và các yếu tố khác đang làm giảm khả năng mở rộng lượng nước theo mùa của Hồ Tonle Sap.
Dự án kênh đào nhân tạo này có thể là chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài, và do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ ảnh hưởng của nó. "
Sơ đồ dự án kênh đào Funan. Ảnh chụp từ Google Map, RFA vẽ minh họa sơ lược, dựa theo thông số kĩ thuật của dự án.
Google Map/ RFA
Ngày 8 tháng 8, 2023, Campuchia đã gửi thông báo tới Ủy hội Sông Mekong về dự án kênh đào từ sông Bassac tới khu vực cảng biển ở tỉnh Kampot-Kep bên bờ Vịnh Thái Lan. Chính phủ Campuchia đặt tên kênh đào này là “Funan Techo Canal” (“Kênh đào công nghệ Phù Nam”). Hôm 22 tháng 9, 2023, Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam cho biết Thủ tướng Chính phủ nước này đã yêu cầu Việt Nam phải nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường của dự án này tới Việt Nam.
Theo tờ Phnomphenh Post, đây là dự án hợp tác giữa Campuchia và Trung Quốc. Từ trước tới nay, tuyến đường thủy từ biển đi vào Thủ đô Phnompenh của Campuchia phải qua Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam. Tuyến đường này giúp Campuchia không phụ thuộc vào tuyến đường thủy đi qua lãnh thổ Việt Nam nữa.
Tổng chi phí xây dựng tuyến kênh đào này khoảng 1,7 tỷ USD, dự kiến hoàn thành trong vòng bốn năm, dài khoảng 180 km, với chiều rộng ở vùng thượng lưu là 100 mét và chiều rộng ở hạ lưu là 80 mét, chia thành hai làn đường. Kênh đào này sẽ nối Prek Takeo trên sông Mekong ở Campuchia với biển ở tỉnh Kep, đi qua bốn tỉnh là Kandal, Takeo, Kampot và Kep, với khoảng 1,6 triệu cư dân sống dọc theo tuyến đường thủy. Theo Khmer Times, hiện hình thức đầu tư của dự án này chưa được quyết định.
Trước những diễn biến mới này, RFA phỏng vấn TS. Brian Eyler, một chuyên gia về Tiểu vùng sông Mekong ở Stimson Center về những tác động môi trường và xã hội của dự án này tới Campuchia và ĐBSCL ở Việt Nam.
RFA. Thưa ông, những điều mà công chúng cần biết về dự án kênh đào Funan của Campuchia là gì?
Brian Eyler: Chính phủ Campuchia đã thảo luận cởi mở và thông báo rộng rãi cho các cơ quan liên quan đến toàn bộ hệ thống sông Mekong về dự án này nhưng thông tin chi tiết vẫn còn khan hiếm.
Nếu các bản thiết kế trước đây được đăng trên tờ Khmer Times là chính xác thì con kênh này sẽ nối dòng chính sông Mekong với đại dương ở Kep chứ không chỉ sông Bassac. Dự án kênh đào này sẽ bắt đầu tại Prek Takeo, cách Phnom Penh khoảng 30 km về phía hạ lưu trên sông Mekong. Sau đó nó giao với sông Bassac cách Phnom Penh khoảng 60 km về phía hạ lưu. Từ đó nó băng qua vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn ở tỉnh Takeo và cuối cùng gặp biển ở tỉnh Kep.
Kênh đào sẽ đóng một vai trò quan trọng có tính chiến lược đối với Campuchia. Vì nó sẽ cho phép vận tải và hàng hóa di chuyển từ đại dương đến Phnom Penh và các điểm ở giữa, đồng thời giúp Campuchia tránh tuyến đường thủy đi qua Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
Hiện tại, tất cả các tuyến vận chuyển đường biển lớn đến và đi từ Campuchia đều phải đi qua Việt Nam khoảng 200 km. Tàu bè hiện được tự do đi lại mà không bị đánh thuế, nhưng kênh đào mới mang lại cho Campuchia quyền tự do tiến hành thương mại xuyên đại dương từ các khu công nghiệp nội địa mà không bị cản trở.
Dự án sẽ được xây dựng bởi một công ty Trung Quốc và có thể là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường. Các dự án BRI của Trung Quốc ở Campuchia, chẳng hạn như thủy điện Lower Sesan 2 (Hạ Sesan 2) không có danh tiếng tốt và bị tai tiếng là thiếu minh bạch, thiếu sự tham gia của các bên liên quan ở địa phương, yếu kém trong việc lập kế hoạch tái định cư và có hồ sơ xấu về tác động môi trường.
RFA. Theo ông, dự án kênh đào Funan một khi hoàn thành có thể tác động như thế nào tới môi trường tự nhiên ở Campuchia và ĐBSCL ở Việt Nam?
Brian Eyler: Dự án này có thể sẽ mang lại những tác động đáng kể về môi trường và xã hội cho Campuchia và Việt Nam, thậm chí có thể có tác động đến nghề cá ở Lào.
Tính toán đơn giản cho thấy nó sẽ cần ít nhất 77 triệu mét khối nước và để lấp đầy kênh. Nước sẽ được chuyển từ dòng chính sông Mekong và sông Bassac. Điều quan trọng là sông Bassac là một phần của hệ thống sông Mekong. Sông Bassac là nhánh phân lưu lớn nhất của sông Mekong, tách ra khỏi dòng chính sông Mekong tại Phnom Penh. Lấy thêm nước ra khỏi sông Bassac và dòng chính sông Mekong có thể sẽ hạ thấp mực nước sông Mekong tại Phnom Penh với một lượng không xác định.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng đảo ngược dòng chảy Tonle Sap nổi tiếng. Đó là lực đẩy nước hàng năm từ dòng chính sông Mekong chảy ngược vào hồ Tonle Sap. Dòng chảy ngược này giúp cho Hồ Tonle Sap mở rộng gấp năm lần so với mức nước dâng thông thường vào mùa khô.
Việc lượng nước Hồ Tonle Sap được mở rộng chính là trái tim tạo ra nhịp đập của sông Mekong. Đó là quá trình then chốt làm cho sông Mekong trở thành ngư trường nội địa lớn nhất thế giới, chiếm 20% sản lượng đánh bắt cá nước ngọt của thế giới.
Từ trước đến nay đã có rất nhiều yếu tố khác từ việc xây đập ở thượng nguồn, khai thác cát, lượng mưa mùa mưa ít dữ dội hơn và các yếu tố khác đang làm giảm khả năng mở rộng lượng nước theo mùa của Hồ Tonle Sap.
Dự án kênh đào nhân tạo này có thể là chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài, và do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ ảnh hưởng của nó.
RFA. Với những thay đổi to lớn về môi trường tự nhiên như vậy, dự án Kênh đào Funan của Campuchia có thể gây ra những biến động xã hội-kinh tế nào ở Campuchia và Việt Nam?
Brian Eyler: Hồ Tonle Sap là nơi gieo phối của các loài cá di cư, những loài cũng tìm thấy môi trường sống ở Lào và Việt Nam, vì vậy dự án kênh đào mới chắc chắn sẽ làm giảm lượng đánh bắt cá xuyên biên giới.
Ngoài ra, việc loại bỏ 77 triệu mét khối hệ thống sông Mekong ở thượng nguồn Việt Nam cũng sẽ làm giảm mực nước dòng chính sông Mekong và sông Hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nó sẽ làm giảm mực nước ở một mức độ nào đó. Cần phải có các nghiên cứu để xác định và công bố về mực nước có nguy cơ bị giảm này.
Mực nước của nhiều con sông ở Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm hàng năm do bị hạn chế nguồn nước từ các đập ở thượng nguồn và thiếu mưa. Hơn nữa, trầm tích do các con đập giữ lại và cũng bị loại bỏ khỏi sông Mekong thông qua hoạt động khai thác cát đang khiến lòng sông ở Đồng bằng sông Cửu Long bị hạ thấp. Những con sông này cần có lũ trong mùa mưa để thúc đẩy sản xuất lúa gạo và quá trình chuyển đổi nông nghiệp từ trồng lúa sang các lĩnh vực khác, một chương trình đầy tham vọng mà Chính phủ Việt Nam đang thực hiện. Việc bổ sung thêm một kênh mới ở Campuchia lấy nước từ ĐBSCL sẽ làm giảm khả năng và cơ hội của Việt Nam trong việc xây dựng một ĐBSCL bền vững trước biến đổi khí hậu để có thể tồn tại lâu dài trong tương lai thay vì vùng đồng bằng này sẽ bị chìm xuống biển do mực nước biển dâng.
Dự án này có thể làm giảm nghề cá ở Campuchia, Việt Nam và Lào. Nó có tác động đáng kể đến nguồn cung thực phẩm của người Campuchia. Khoảng 60-70% lượng protein tiêu thụ của Campuchia đến từ việc đánh bắt cá nội địa. Hiện tại Campuchia chưa có kế hoạch nào để thay thế lượng protein đó. Đây là lý do tại sao Campuchia đã tạm dừng các đập trên dòng chính sông Mekong và đang tiến hành xây dựng các đập trên dòng nhánh sông Mekong một cách rất thận trọng. Các quan chức ở đó biết rằng nhu cầu hiện hữu của quốc gia là phải bảo tồn nghề cá sông Mekong. Dự án này mâu thuẫn với nhiều nỗ lực tốt đẹp và hiện tại của Campuchia nhằm bảo vệ nghề cá của chính mình.
Ngoài ra, con kênh sẽ chia đôi và cắt đứt một vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn ở tỉnh Takeo, nơi sản xuất một số loại gạo ngon nhất thế giới. Nếu không giảm nhẹ quy mô dự án, nước sẽ không thể chảy tự do qua vùng ngập nước này. Khi đó, phần vùng ngập phía nam của dòng kênh sẽ khô trong khi phần phía trên sẽ ẩm ướt hơn nhiều so với bình thường.
Chính vì dự án này sẽ có những tác động xuyên biên giới mà Chính phủ Campuchia phải thông báo dự án kênh đào Funan tới Ủy ban sông Mekong. Hiệp định Mekong năm 1995 mà Campuchia là thành viên sáng lập yêu cầu tất cả các chính phủ thuộc Tiểu vùng Sông Mekong phải thông báo cho Ủy ban Sông Mekong về việc sử dụng nước trong lưu vực và chuyển nước ra ngoài lưu vực. Với những thông số kỹ thuật của dự án mà tôi đọc được, dự án này đủ tiêu chuẩn vì cửa xả của kênh nằm ngoài lưu vực sông Mekong, ở tỉnh Kep, và hơn nữa do nó có tiềm năng tác động xuyên biên giới đáng kể.
Có rất nhiều điều chưa biết về tác động môi trường và xã hội của dự án này. Điều quan trọng là Campuchia phải tiếp cận dự án này một cách chậm rãi và thận trọng. Từ quan điểm logistics (vận tải), đây là một bước đi quan trọng ở tầm chiến lược đối với Campuchia, nhưng xem xét từ hầu hết các góc độ khác, dự án có thể mang lại nhiều phí tổn dài hạn hơn là lợi ích.
Việt Nam nên khôn ngoan thu hút Chính phủ Campuchia tham gia vào các giải pháp thay thế và nỗ lực giảm nhẹ cho dự án này. Điều đó có thể được thực hiện song phương hoặc thông qua Ủy ban sông Mekong.
RFA xin cảm ơn Tiến sỹ Brian Eyler đã dành cho độc giả chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
https://www.rfa.org/vietnamese
Khmer Times - Cabinet approves $1.7B Tonle Bassac project
Kang Sothear / Khmer Times
May 22, 2023
The Tonle Bassac navigation is the first project in the history of Cambodia’s waterway transportation sector as it would create a new 180km waterway from Prek Takeo of the Mekong River to the sea in Kep province. MPWT
The Council of Ministers on Friday approved the Tonle Bassac navigation and logistics system project worth approximately $1.7 billion to maximise the potential of Cambodia’s waterway transportation by connecting the Mekong River system to the sea after a 26-month study has been completed, said a press statement.
The statement pointed out that the Tonle Bassac navigation and logistics is the first project in the history of Cambodia’s waterway transportation sector as it would create a new 180km waterway from Prek Takeo of the Mekong River to the sea in Kep province after getting through Prek Ta Ek and Prek Ta Hing of Bassac River in Koh Thom District of Kandal province.
The Tonle Bassac navigation and logistics system project is expected to stretch four provinces including Kandal, Takeo, Kampot and Kep with a total population of approximately 1.6 million people who live along both sides of the waterway with an upper width of 100 metres long, downside width of 80 metres long and water depth of about 5.4 metres.
Kong Vimean, spokesman of the Ministry of Public Works and Transport (MPWT) told Khmer Times yesterday that the cabinet has assigned Deputy Prime Minister and Minister of Economy and Finance Aun Pornmoniroth to lead a study on forms of investment in the project and Minister of Water Resources and Meteorology Lim Kean Hor to notify countries that are relevant to Mekong River.
Vimean pointed out further that Senior Minister and Minister of MPWT Sun Chanthol would be responsible for providing clarification to relevant parties of the Mekong River in case they have any concerns or questions regarding the project implementation as the project would be implemented outside Cambodia’s territory, which provides the country with full rights on it.
“The form of investment has not been determined yet as we have to wait until the finance ministry finishes the study on what model of investment should be and what procedures would be arranged and followed first and then all this information would enable us to know when it should start,” said Vimean, adding the project is expected to take four years to complete.
The navigation would consist of two lanes that would enable vessels to avoid one another safely as the engineering and architecture plans would be implemented based on international standards that can assure high resilience and quality, while technical and environmental aspects have also been focused on comprehensively.
The project is expected to provide economic benefits to Cambodia such as a reduction of duration, length and costs of transportation, creation of trade zone and logistics hubs, development of new terminals, enlarging agriculture, irrigation, aquaculture and animal raising development zones and support the development of the fourth economic pole.
It is also expected to create more jobs at Sihanoukville Autonomous Port, Phnom Penh Autonomous Port and other ports and expedite the urban development, urban planning and real estate market, according to the statement, adding that the project has been named “Funan Techo Canal” that was approved in the cabinet meeting led by Prime Minister Hun Sen.
Cambodia Spearheads a Historic Waterway Project to Catalyze Socio-economic Growth
By Rafia Tasleem • 4 months ago
Cambodia Spearheads a Historic Waterway Project to Catalyze Socio-economic Growth
Image Credit: @PeacePalaceKH
In a landmark move, Cambodia is propelling forward with the development of the Tonle Bassac Navigation and Logistics System Project, an initiative aimed at bolstering the nation’s waterway transport and thereby stimulating socio-economic activities across the country.
Officially designated as the “Funan Techo Canal”, the Bassac River Navigation and Logistics System Project stands as the inaugural initiative in Cambodia’s waterway transport sector that effectively connects the Mekong River system with the sea route, according to a press release issued on May 19 after the weekly cabinet meeting led by Prime Minister Hun Sen.
Funan Techo Canal: A Historic Waterway Project
Estimated to cost approximately $1.7 billion and slated for completion within four years, the construction of this revolutionary waterway embodies an ambitious step towards a robust maritime infrastructure in Cambodia.
As per the 26-month feasibility study, the envisioned waterway extends to a length of 180 kilometers, with an upstream width of 100 meters and a downstream width of 80 meters, bifurcated into two navigational lanes. This extensive waterway route will connect Prek Takeo of the Mekong River to the sea in Kep province, traversing through four provinces namely Kandal, Takeo, Kampot, and Kep, with an approximate 1.6 million residents living along the waterway.
Economic and Socio-Cultural Impacts
The Tonle Bassac Navigation and Logistics System Project is set to yield multiple benefits, cutting down on the time, distance, and cost of existing transport channels, establishing commercial zones and logistics hubs, and fostering the growth of new satellite regions.
This infrastructural enhancement will also allow for the expansion of agriculture, irrigation, aquaculture, and livestock development sectors. It is set to bolster the emergence of Cambodia’s fourth economic pole, create more job opportunities at Sihanoukville Autonomous Port, Phnom Penh Autonomous Port, and other ports, promote urban development and urbanization, and drive the growth of the real estate market.
The Cambodia National Mekong Committee has been charged with informing other Mekong countries about this crucial project. Meanwhile, Dr. Aun Pornmoniroth, Deputy Prime Minister, Minister of Economy and Finance, has been assigned to conduct a comprehensive study, prepare the investment project in detail, and report to the Head of the Royal Government.
https://bnn.network/policy/cambodia-spearheads-a-historic-waterway-project-to-catalyze-socio-economic-growth/
Study on Bassac River-Kep sea waterway link finished
Hom Phanet | Publication date 24 April 2022
An aerial view of the Bassac River in Kandal province. YOUSOS APDOULRASHIM
Cambodia and China are looking into the logistics of creating a connection between the Bassac River and the sea in Kep province to provide a viable alternative for waterway passenger and freight traffic to enter the Kingdom without passing through Vietnam, according to the transport ministry.
The Bassac River is a distributary of the Tonle Sap Lake and Mekong River that starts in the capital and flows south to Kandal province’s Koh Thom district, crossing the border into Vietnam. The Kingdom largely relies on the Ka’am Samnor gate for international transport entering via waterways.
Minister of Public Works and Transport Sun Chanthol on April 22 met a delegation of the China Road and Bridge Corp, “representing CCCC Transportation Consultants Co Ltd”, via video link to discuss a recently-completed feasibility study on the Bassac River Navigation and Logistics System project, the ministry said in a statement later that day.
The minister said the project would upgrade Cambodia’s waterway network and ensure smooth traffic, benefit the national economy, and provide a more viable alternative to land transport.
“The navigation routes and logistics system on the Bassac River will bring positive changes to Cambodia’s waterway transport.
“Cambodia boasts a rich waterway network comprised of rivers such as the Mekong, Tonle Sap, Bassac, Sekong, Sesan and Srepok. However, Cambodia has yet to fully exploited the enormous potential of all those natural resources,” the statement quoted him as saying.
The statement did not provide a concrete timeframe for any works, projected cost estimates or length of the waterway connection.
Cambodia Logistics Association (CLA) president Sin Chanthy lauded the new project, saying it has the support of “many” transportation and logistics industry players.
He argued that the waterways offer the most efficient and effective mode of transport, and in particular provides more reasonable prices as well as safer and less-congested travel that uses less energy than overland options, namely railways and roads.
“In Cambodia, the use of waterways and railways is still limited, with the majority of transport encompassing road traffic with trucks abound. Waterway transport is the best, because Cambodia has the potential, with a large waterway network largely adjacent to agro-industrial and industrial zones,” Chanthy said.
According to the CLA president, more than 70 per cent of Cambodia’s imports and exports pass through Sihanoukville Autonomous Port, while land routes account for 20 per cent and air routes nearly 10 per cent.
https://www.phnompenhpost.com/business/study-bassac-river-kep-sea-waterway-link-finished
Không có nhận xét nào