Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 30 tháng 10 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    DongPhungViet - Đại biểu Quốc hội sẽ cuốc gì nữa?

    29/10/2023


    Tờ Tuổi Trẻ vừa kể chuyện Garmex Sài Gòn – doanh nghiệp lâu đời, nổi tiếng trong lĩnh vực dệt may, cổ phiếu đã được đưa ra giao dịch từ 2006... Theo đó, quý rồi (quý 3/2023), doanh thu hợp nhất của Garmex Sài Gòn chỉ có 73 triệu đồng. Khoản thu khiêm tốn đến mức đáng ngại này không phải nhờ sản xuất – sản phẩm mà là từ dịch vụ. Garmex thua lỗ suốt năm quý vì không có đơn đặt hàng. Cuối năm 2021, nhân sự của Garmex Sài Gòn là hơn 3.700 người nhưng tới cuối tháng vừa rồi, nhân sự chỉ còn... 37 người (1). 

    Garmex Sài Gòn không phải là trường hợp cá biệt. Đây là tình trạng chung của các doanh nghiệp dệt may. Tháng trước, tờ Tuổi Trẻ từng đề cập đến việc ngoài chuyện thiếu đơn đặt hàng, những doanh nghiệp này còn bị đe dọa vì thiếu công nhân. Thiếu việc, thu nhập giảm, chỉ làm việc cầm chừng không đủ tiền trang trải các nhu cầu thiết yếu nên công nhân bỏ việc hàng loạt (2). Vì thiếu nhân lực, doanh nghiệp không thể hoàn tất các đơn đặt hàng vốn rất hiếm hoi, cả doanh nhân lẫn công nhân cùng hấp hối.

    Con số doanh nghiệp phá sản, tạm ngưng hoạt động vẫn tăng không ngừng. Chẳng riêng những doanh nghiệp sản xuất như Garmex Sài Gòn ngắc ngoải, những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng điêu đứng. Trong khi thất nghiệp tràn lan, tất cả các giới đều tuyệt vọng về tương lai, không những không đề ra được giải pháp nào để giúp dân chúng nói chung và doanh giới nói riêng sinh tồn, chính phủ còn liên tục dùng các chỉ số để... báo công đã thúc đẩy... tăng trưởng! Quốc hội – cơ quan giám sát cũng vậy!

    Thay vì thảo luận để xác định nguyên nhân khiến kinh tế - xã hội càng ngày càng bi đát, tìm kiếm giải pháp cải thiện tình hình, quốc hội tiếp tục dành thời gian để xem nên đặt tên cho loại giấy tờ tùy thân, giúp nhận dạng từng cá nhân là... “căn cước công dân” (CCCD) hay... “căn cước” (3). Thay vì xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng Công an, trực tiếp xử lý ông Tô Lâm bằng phiếu bãi nhiệm hay yêu cầu Thủ tướng xử lý nhân vật từng nằng nặc đòi thông qua “Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” – thường được gọi tắt là “Đề án 06” (4), từng tuyên bố việc cấp phát CCCD  là “mệnh lệnh chiến đấu và kỷ luật công tác” (5), nhiều ĐBQH lại nhất trí với yêu cầu mới của ông Tô Lâm... sửa Luật CCCD thành Luật Căn cước, bất chấp sự thật hiển nhiên rằng: Điều đó tạo dư luận không tốt về công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội và quản lý nhà nước – trong tám năm buộc công dân phải đổi giấy tờ tùy thân ba lần (6).

    ***

    Các ĐBQH khóa này đổ về Hà Nội tham dự Kỳ họp thứ sáu sau khi Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam công bố “Kết quả  khảo sát về đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023” với nhiều số liệu mà bất kỳ ai có lương tri cũng choáng váng: Thu nhập của 75,5% người lao động không đủ sống và điều này buộc 53,7% phải cân nhắc về việc kết hôn, 72% phải cân nhắc về việc sinh con. Chỉ 37% đủ khả năng bảo đảm 100% nhu cầu học hành của con cái.

    Tỉ lệ người lao động có thể ăn thịt, cá mỗi ngày chỉ là 26,2%. Có tới 10,3% cho biết với thu nhập hiện tại, họ chỉ có thể ăn thịt, cá trong bữa ăn với gia đình một lần/tuần. Chỉ có 40% đủ tiền để mua một số loại thuốc cơ bản khi đau bệnh. 6,3% cho biết thu nhập hiện tại đủ để khám bệnh, mua thuốc, chữa bệnh và 6,5% cho biết không làm gì cả và để bệnh tự khỏi. Thu nhập không đủ sống nên 17,3% thường xuyên vay nợ, 45,2% người vay nợ lo lắng, bất an và hơn 3% thường xuyên bị dọa dẫm, khủng bố vì nợ nần.

    Bà Phạm Thị Thu Lan – Viện phó Viện Công nhân và Công đoàn, một trong những nơi thực hiện cuộc khảo sát vừa đề cập, kể với báo giới: Rất nhiều người lao động bày tỏ mong muốn được làm nhiều giờ hơn. Thật đáng buồn khi nghe người lao động cho biết sau nhiều năm làm việc họ vẫn không thể tích lũy nên phải tìm việc làm thêm. Một đất nước có thu nhập trung bình mà người lao động vẫn phải sống như vậy thì theo chúng tôi đó là sự tồn tại hơn là cuộc sống có chất lượng (7)...

    “Kết quả  khảo sát về đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023” chỉ cung cấp các số liệu cụ thể về thực trạng mà ai cũng biết và trong vài năm gần đây, mức độ tệ hại càng ngày càng trầm trọng. Tuy nhiên các ĐBQH - những cá nhân tự nhận là những người đại diện cho “ý chí, nguyện vọng của toàn dân” hoàn toàn không bận tâm. Năm trước, sau khi dành rất nhiều thời gian để bàn bạc, các ĐBQH khóa này ra “Nghị quyết  thí điểm đấu giá biển số xe ô tô” (Nghị quyết 73/2022/QH15)! Thừa thắng xông lên, năm nay, các ĐBQH khóa này bắt đầu thảo luận về việc phân nhóm số điện thoại để xác định đúng giá trị tiềm năng của “số điện thoại đẹp” và tổ chức đấu giá “số điện thoại đẹp”, tăng thu ngân sách (8)! Đây là bất trí hay vô tri? Rất khó xác định! Có người phỏng đoán, có thể vì thấy dân chúng như vậy, doanh giới như vậy, lại hoang mang vì không biết giải quyết “quốc kế, dân sinh” thế nào nên các ĐBQH nhắm vào “số đẹp” để... cuốc. Chẳng may phỏng đoán đó đúng, hết “số đẹp” các ĐBQH sẽ nhắm vào gì để cuốc?      

    Tham khảo

    (1) https://tuoitre.vn/khong-don-hang-mot-cong-ty-det-may-gan-4-000-nhan-su-nay-con-37-nguoi-20231027134339417.htm

    (2) https://tuoitre.vn/doanh-nghiep-det-may-thieu-don-hang-thieu-ca-lao-dong-20230921151257208.htm

    (3) https://plo.vn/quoc-hoi-tranh-luan-soi-noi-doi-ten-cccd-thanh-the-can-cuoc-post758315.html

    (4) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-06-QD-TTg-2022-De-an-phat-trien-ung-dung-du-lieu-ve-dan-cu-2022-2025-499726.aspx

    (5) https://cadn.com.vn/bo-truong-to-lam-thuc-hien-de-an-06-la-menh-lenh-chien-dau-va-ky-luat-cong-tac-post259321.html

    (6) https://thanhnien.vn/8-nam-ma-3-lan-doi-the-can-cuoc-gay-du-luan-khong-tot-185230622172238794.htm

    (7) https://vneconomy.vn/hon-11-cong-nhan-co-muc-luong-khong-du-song.htm

    (8) https://laodong.vn/thoi-su/de-nghi-chia-nhom-sim-dien-thoai-so-dep-gia-khoi-diem-cao-nhat-la-200-trieu-dong-1258990.ldo

    Vụ Vạn Thịnh Phát: 2 nguyên Chủ tịch SCB cùng 5 người bị Bộ Công an truy nã

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/10/r_vu-van-thinh-phat-2-nguyen-chu-tich-scb-cung-5-nguoi-bi-bo-cong-an-truy-na2.jpeg

    Các bị can hiện đang bị truy nã. (Ảnh: bocongan.gov.vn) 

    Liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát, 2 nguyên chủ tịch Ngân hàng SCB cùng 5 người khác bị khởi tố nhưng đang bỏ trốn nên bị Bộ Công an phát lệnh truy nã.

    Ngày 29/10, website của Bộ Công an Việt Nam cho hay Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa ra Quyết định truy nã đối với 7 bị can trong vụ án xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức liên quan.

    Theo bài đăng này, Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đang điều tra vụ án “Tham ô tài sản; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Rửa tiền; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức liên quan.

    Trước đó, ngày 25/10, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 7 người nhưng những người này đã bỏ trốn hoặc không biết rõ đang ở đâu.

    Bảy người gồm:

    – Nguyễn Thị Thu Sương (SN 1974, trú tại TP.HCM) – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB;
    – Đinh Văn Thành (SN 1971, trú tại TP.HCM) – nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB;
    – Chiêm Minh Dũng (SN 1973, trú tại Cần Thơ) – nguyên Phó Tổng giám đốc SCB;
    – Trầm Thích Tồn (SN 1961, trú tại Trà Vinh) – nguyên thành viên Hội đồng quản trị SCB;
    – SUN HENRY KA ZIANG (SN 1957, quốc tịch Trung Quốc) – nguyên thành viên Hội đồng quản trị SCB;
    – Lam Lee George (SN 1959, trú tại Hong Kong, quốc tịch Canada) – nguyên thành viên Hội đồng quản trị SCB;
    – Nguyễn Lâm Anh Vũ (SN 1969, trú tại TP.HCM) – nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Bến Thành SCB

    Bạn đang sao chép nội dung của Trí Thức VN. Nếu là cá nhân sử dụng, vui lòng ghi rõ nguồn trithucvn.co. Nếu là website, kênh truyền thông, vui lòng chỉ sử dụng nội dung khi có sự cho phép của Trí Thức VN.

    Theo kết quả điều tra của công an, từ năm 2018 đến năm 2020, các bị can có liên quan tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty CP Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty CP Đầu tư Quang Thuận, Công ty CP Dịch vụ Thương mại TP.HCM, Công ty CP Đầu tư và phát triển Sunny World và các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật tạo lập 25 gói trái phiếu mã: ADC-2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20 với tổng giá trị 30.081 tỷ đồng để bán cho người mua (các trái chủ), huy động tiền và chiếm đoạt. Theo Bộ Công an, số trái chủ bị lừa lên đến 42.000 người.

    Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định những trái chủ đang sở hữu 25 mã trái phiếu do 4 Công ty phát hành nêu trên là nạn nhân trong vụ án.

    Cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị nạn nhân trong vụ lừa đảo còn dư nợ trái phiếu của 25 gói trái phiếu mã: ADC 2018.09, ADC-2018.09.1, ADC-2019.01, QT-2018.12.1, SNWCH1823001 và 20 mã số hiệu từ SET.H2025.01 đến SET.H2025.20 do 4 Công ty nêu trên phát hành đến Công an các tỉnh, thành phố (nơi cư trú hoặc nơi phát sinh hợp đồng mua bán trái phiếu) cung cấp thông tin, tài liệu, hợp đồng liên quan đến việc mua bán trái phiếu hoặc chuyển đơn đề nghị để được xem xét giải quyết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.

    Khánh Vy (t/h)

    Vinfast động thổ nhà máy ở Mỹ nhưng không có tiền để xây

    October 30, 2023 

    https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/10/Photo-1-2919-1690596073-696x441.jpg

    Không có thêm bất kỳ tin tức cập nhật vụ xây nhà máy sau lễ động thổ ồn ào hồi cuối tháng 7/2023

    Nói thêm về rủi ro khi xây dựng nhà máy ở Mỹ là chi phí duy trì và hoạt động rất là cao. Có khi lên tới cả tỷ đô mỗi năm. Nên nếu Vinfast thực sự xây nhà máy thì việc bán được xe hay lấy đâu đủ duy trì cũng là bài toán nan giải. 

    Nhìn vào hiện trạng mảnh đất dự định xây nhà máy Vinfast ở bang North Carolina, Mỹ, thì có thể thấy mọi thứ vẫn y nguyên từ lúc động thổ hồi cuối tháng 7 và chỉ có những ống nước bê tông để sẵn đó.

    Có vẻ Vinfast chưa trả tiền đền bù đất cho khu này.

    Theo báo News Observers, nhiều chủ đất trên đường vào nhà máy Vinfast vẫn chưa nhận được tiền đền bù đất và Vinfast đã thực sự không còn đủ tiền để thực hiện xây dựng nhà máy.

    Về tình hình giấy phép, Vinfast mới nhận được Air Permit, một loại chứng nhận khí thải, nhưng còn vướng, chưa có giấy phép của Công Binh Hoa Kỳ đánh giá ô nhiễm nguồn nước do nhiều tổ chức bảo vệ môi trường ở North Carolina phản đối.

    Ngoài ra, Vinfast cũng đã nộp đơn lên xin vay 1.4 tỷ USD từ chương trình vay ưu đãi phát triển năng lượng thay thế của Bộ Năng lượng Mỹ và thúc ép bang North Carolina vận động nhưng có vẻ không có tác dụng.

    Nói chung là đa số các công ty của Mỹ hoặc hiếm lắm là Nissan Bắc Mỹ được vay ưu đãi để kích cầu xe điện vì Nissan Leaf hồi đó giá khá rẻ. Cho nên hy vọng của Vinfast được Bộ Năng lượng Mỹ phê duyệt khoản vay ưu đãi là khá thấp.

    Nói thêm về rủi ro khi xây dựng nhà máy ở Mỹ là chi phí duy trì và hoạt động rất là cao. Có khi lên tới cả tỷ đô mỗi năm. Nên nếu Vinfast thực sự xây nhà máy thì việc bán được xe hay lấy đâu đủ duy trì cũng là bài toán nan giải. 

    Sợ đất hay cả cái tập đoàn Vingroup cũng không bù nổi hoạt động hai, ba năm.

    Nguyễn Thị Phương Thảo và VietJet bị kiện tại Singapore

    October 30, 2023 

    https://eadn-wc04-9642573.nxedge.io/wp-content/uploads/2023/10/image_2023-10-30_113853611-696x418.png

    Báo đảng giấu tin tiêu cực về VietJet

    Hãng VietJet và người sáng lập Nguyễn Thị Phương Thảo nằm trong số các bên đang bị kiện ở Singapore với cáo buộc âm mưu ngăn chặn việc trả lại bốn máy bay thuê trị giá khoảng 200 triệu USD.

    FW Aviation Holdings 1, chủ sở hữu các máy bay, cáo buộc Nguyễn Thị Phương Thảo âm mưu với một số giám đốc điều hành của VietJet và hai công ty thành lập ở Singapore – Silva Star Capital và Polar Star Capital – ngăn cản nỗ lực tịch thu máy bay.

    Nỗ lực thu hồi bốn chiếc máy bay của FW Aviation đang được ngành hàng không theo dõi chặt chẽ. Cơ quan giám sát cho thuê máy bay đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi sau khi một tòa án Việt Nam ngăn cản việc hủy đăng ký các máy bay của VietJet, trong một hành động được cho là vi phạm một hiệp ước quốc tế. Điều này có thể ảnh hưởng đến chi phí tài chính trong tương lai của việc giao máy bay cho các hãng hàng không Việt Nam.

    VietJet ban đầu bị kiện ở Anh khi hãng này không trả được tiền thuê bốn máy bay Airbus A321. Hãng đã trả hơn 4,4 triệu đến 5,2 triệu USD mỗi năm cho mỗi chiếc máy bay. Tính đến tháng 10 năm 2021, hãng này bị truy thu khoảng 8 triệu đô la Mỹ và phải chịu trách nhiệm về việc không hoàn thành hợp đồng thuê.

    Sau đó, hãng đã ký thỏa thuận với FW Aviation, đồng ý viết văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam hủy đăng ký và chuyển lại bốn chiếc máy bay này cho FW Aviation. Đinh Việt Phương đã ký bức thư với tư cách là giám đốc điều hành của VietJet khi đó.

    Phương hiện là một trong những bị đơn trong vụ kiện ở Singapore.

    Silva Star Capital, với tư cách là cổ đông của VietJet, sau đó đã khởi kiện Cục Hàng không Việt Nam và nhận được phán quyết của tòa rằng chỉ có hội đồng quản trị chứ không phải Phương có thẩm quyền yêu cầu hủy đăng ký.

    Bốn chiếc máy bay được lên kế hoạch sử dụng trong tối đa 12 năm, tạo ra doanh thu hàng năm từ 27 triệu đến 29 triệu USD và lợi nhuận từ 2 triệu đến 3 triệu USD cho mỗi chiếc máy bay.

    VietJet sẽ được mua các máy bay với giá ưu đãi vào năm thứ 8 hoặc 10 của thời hạn thuê. Họ đã trả 45,4 triệu đô la Mỹ vào thời điểm gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch và không trả được hợp đồng thuê, và theo thỏa thuận, các khoản thanh toán này sẽ bị mất nếu không hoàn thành hợp đồng thuê.

    Silva Star Capital sau đó đã dừng vụ kiện tại Việt Nam và hủy bỏ lệnh cấm, nhưng ba cổ đông Việt Nam khác đã khởi kiện trong nước và đã được cấp lệnh cấm.

    Mặc dù các lệnh này sau đó đã được rút lại sau khi FW Aviation bắt đầu thủ tục tố tụng nhắm vào VietJet, Thảo và Phương ở Anh vì vi phạm lệnh. FW Aviation cho biết vụ kiện đang diễn ra tại Việt Nam đã ngăn cản họ thu hồi máy bay.

    FW Aviation, do luật sư Wendy Lin đại diện trong vụ kiện ở Singapore, cáo buộc rằng Thảo là giám đốc trên thực tế và cuối cùng kiểm soát Silva Star Capital và cổ đông Polar Star Capital. Phương cũng là một trong hai giám đốc của Polar Star.

    FW Aviation lập luận rằng Phương, Thảo và hãng vận chuyển đứng đằng sau các hành động pháp lý, trong đó có vụ mới nhất từ ba cổ đông tại Việt Nam, nhằm hủy bỏ lệnh trao trả máy bay. Họ muốn tòa án Singapore ra lệnh cho các bị cáo không được bắt đầu hoặc tiếp tục bất kỳ thủ tục tố tụng nào trên toàn thế giới.

    Các bị cáo, được đại diện riêng bởi cố vấn cấp cao N Sreenivasan, luật sư Megan Chia và Blossom Hing, phản đối việc tòa Singapore là diễn đàn thích hợp để xét xử vụ kiện do FW Aviation đưa ra.

    Một số bị đơn cho rằng vụ kiện tụng thiếu mối liên hệ với Singapore vì hầu hết họ và nguyên đơn đều không có quan hệ cá nhân với Singapore. Ngoài ra, âm mưu bị cáo buộc cũng như việc thực hiện hợp đồng cho thuê cũng không diễn ra ở đó.

    Phiên xử đầu tiên về vụ việc đã diễn ra ngày 25/10 tại Tòa án Tối cao Singapore.


    Không có nhận xét nào