Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Viêt Nam ngày Thứ hai 02 tháng 10 năm 2023

    Quê Hương tổng hợp

    Tập đoàn hóa chất Mỹ đút lót cho các quan chức Chính phủ Việt Nam để có hợp đồng ở hai nhà máy lọc dầu

    01/10/2023

    Tập đoàn hóa chất Mỹ đút lót cho các quan chức Chính phủ Việt Nam để có hợp đồng ở hai nhà máy lọc dầu

    Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngReuters 

    Tập đoàn hoá chất Albemarle, Mỹ vừa đồng ý nộp hơn 218 triệu đô la để giải quyết vụ điều tra đưa đút lót cho quan chức chính phủ một số nước bao gồm Việt Nam. Cuộc điều tra do Bộ Tư pháp và Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ căn cứ theo Luật về chống tham nhũng của Mỹ (FCPA).

    Thông cáo báo chí của Bộ Tư pháp Mỹ hôm 29/9 cho biết, Albemarle thừa nhận, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2017, tập đoàn này qua trung gian thứ ba là các đại diện bán hàng và nhân viên chi nhánh đã đưa hối lộ cho quan chức chính phủ một số nước để có được hợp đồng kinh doanh hoá chất với các nhà máy lọc dầu có vốn nhà nước ở các nước Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ. Albemarle đã thu lợi nhuận khoảng 98,5 triệu đô la từ việc đưa đút lót này.

    Tại Việt Nam, Albemarle đã đưa đút lót để nhận được hợp đồng với hai nhà máy lọc dầu. Theo điều tra của cơ quan chức năng Mỹ, trung gian bán hàng đã yêu cầu Albemarle tăng tiền hoa hồng để trả đút lót cho các quan chức Việt Nam và để đưa ra các điều kiện đấu thầu có lợi cho Albemarle.

    Albemarle đã có một thoả thuận không bị truy tố trong vòng ba năm (NPA) với Bộ Tư pháp Mỹ và đồng ý trả khoảng 98,2 triệu đô la tiền phạt.

    Theo thoả thuận này, Albemarle đồng ý hợp tác với Bộ Tư pháp Mỹ trong bất cứ cuộc điều tra hình sự nào trong tương lai liên quan vấn đề này.

    Việt Nam hiện có hai nhà máy lọc dầu có vốn Nhà nước là nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Quảng Ngãi và nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá.

    https://www.rfa.org

    Cựu TNLT Lê Thị Bình bị phạt 7,5 triệu đồng vì nói xấu công an trên mạng

    RFA
    02/10/2023

    Cựu TNLT Lê Thị Bình bị phạt 7,5 triệu đồng vì nói xấu công an trên mạng

    Bà Lê Thị Bình tại phiên toà ở Cần Thơ hôm 22/4/2021 

    Công Luận 

    Bà Lê Thị Bình, người mãn hạn tù hai năm về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” cuối tháng 12 năm ngoái, cho RFA biết gần đây bà bị phạt vi phạm hành chính với số tiền 7.5 triệu đồng một buổi livestream trên mạng Facebook trong ngày 30/1/2023.

    Theo quyết định ngày 30/8/2023 của Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Công an thành phố Cần Thơ, bà Bình bị phạt vì “cung cấp thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, danh dự của tổ chức, cá nhân.”

    Cùng với việc phạt tiền, bà bị buộc phải gỡ bỏ bài đăng nói trên trên trang Facebook của mình.

    Bà Bình, 47 tuổi, cho biết trong buổi phát trực tuyến trên Facebook ngày 30/1, bà chửi Công an huyện Phong Điền (là nơi con gái bà đi lấy chồng) sách nhiễu bà vì trong ngày hôm đó, bà và con gái vào cơ quan này để hỏi về một chuyện gia đình thì bị một nhóm công an vây quanh. Khi bà mang máy ra quay thì phía công an giật lấy máy và đe doạ bà “Có muốn đi thêm án nữa không?”

    Bà Bình nói kể từ khi bà thi hành xong án tù, công an Cần Thơ nhiều lần triệu tập bà lên đồn công an để làm việc về bài viết của bà trên Facebook.

    Họ buộc bà xoá nhiều bài viết có nội dung “nói xấu chế độ hoặc cán bộ.” Bà cũng chia sẻ rằng bà đồng ý xoá một số bài, còn một số bài khác thì không vì theo bà “không ảnh hưởng” như phía công an nói.

    Cho đến nay bà vẫn chưa nộp phạt số tiền trên vì “tôi không có tiền phạt” như cách bà trả lời công an.

    Công an còn triệu tập con gái bà lên đồn để tra khảo về việc nhận trợ giúp cho mẹ từ người hảo tâm trong thời gian bà ở tù.

    Trước khi bị bắt vào cuối tháng 12/2020, bà Bình sử dụng trang Facebook mang tên Ngọc Lan Cần Thơ để phát nhiều video trực tiếp nói chuyện về các vấn đề bất công trong xã hội. Năm sau đó, bà bị kết án hai năm tù giam.

    Anh trai của bà Bình là ông Lê Minh Thể cũng là một tù nhân lương tâm. Ông mãn hạn tù hai năm về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vào tháng 7/2020 nhưng lại bị bắt về cáo buộc này cuối tháng hai năm nay. Hiện ông đang bị tạm giam để điều tra.

    Cần Thơ gia hạn tạm giam cựu TNLT Lê Minh Thể để điều tra bổ sung

    RFA
    02/10/2023

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/can-tho-police-extend-detention-of-former-poc-le-minh-the-10022023064429.html/@@images/image

    Ông Lê Minh Thể 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngFb Minh Thể 

    Công an quận Bình Thuỷ, thành phố Cần Thơ đã gia hạn tạm giam đối với cựu tù nhân lương tâm (TNLT) Lê Minh Thể để điều tra bổ sung nhưng gia đình chỉ biết được thông tin này khi gặp ông trong trại tạm giam.

    Ông Thể, 60 tuổi, mãn hạn tù hai năm hồi tháng 7/2020 về tội danh “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự 2015. Ngày 22/2 năm nay, ông lại bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thuỷ khởi tố bị can và bắt tạm giam vẫn với cáo buộc theo Điều 331.

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, “lợi dụng quyền tự do dân chủ” thuộc “tội phạm nghiêm trọng” và thời hạn điều tra không quá ba tháng, được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng. 

    Lê Thị Nghĩa Tình, con gái của ông Lê Minh Thể cho RFA biết mẹ con cô đã được gặp ông tại Trại tạm giam Long Tuyền (Công an thành phố Cần Thơ) vào ngày 01/8. Cô nói qua tin nhắn với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 01/10:

    Phía công an muốn điều tra bố tôi theo Khoản 2 của Điều 331. 

    Bố tôi không khai nhận và không nhận tội nên phía công an không thể kết thúc điều tra và buộc phải gia hạn điều tra. Tuy nhiên, gia đình tôi không được thông báo về việc gia hạn điều tra.

    Bố tôi cũng nói phiên toà xử bố tôi có thể vào tháng 9 hoặc tháng 12 năm nay. Bố tôi còn nói gia đình không cần phải thuê luật sư.”

    Theo Bộ luật Hình sự, Khoản 2 của Điều 331 quy định “người phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” 

    Để kiểm chứng thông tin nhận được từ gia đình ông Lê Minh Thể, phóng viên gọi điện cho Công an quận Bình Thuỷ nhưng người trực điện thoại yêu cầu phóng viên đến trụ sở của cơ quan để được lãnh đạo cung cấp thông tin.

    Bà Lê Thị Bình, em gái ông Lê Minh Thể và cũng là cựu tù nhân lương tâm, nói với RFA rằng trong một buổi làm việc cách đây hơn ba tuần, an ninh địa phương nói với bà rằng Công an quận Bình Thuỷ đã chuyển hồ sơ của anh ruột mình sang Viện Kiểm sát với đề nghị truy tố nhưng phía Viện Kiểm sát trả lại hồ sơ với yêu cầu điều tra bổ sung.

    Bà nói công an không giải thích gì thêm về việc gia hạn tạm giam và điều tra bổ sung nội dung gì.

    Khi ông Thể bị bắt lần hai, truyền thông Nhà nước dẫn thông tin từ công an địa phương cho biết, ông Thể thường xuyên đăng tải, chia sẻ các bài viết, hình ảnh có nội dung vi phạm pháp luật lên trang Facebook cá nhân để nhiều người chia sẻ, bình luận. Tuy nhiên, các báo không đưa ra bài viết cụ thể nào có nội dung như vậy.

    Trong cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Cần Thơ đối với ông Thể tại phiên toà năm 2019, ông Thể bị cáo buộc đã sử dụng Facebook để phát trực tiếp nhiều lần với nội dung tuyên truyền nói xấu đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bị cho là gây phá hoại sự đoàn kết dân tộc, gây chia rẽ nhân dân với Đảng và Nhà nước; gây phương hại đến an ninh trật tự chính trị quốc gia, an toàn xã hội.

    Cáo trạng cũng cáo buộc ông Thể câu kết, móc nối, trao đổi thông tin trên các diễn đàn mạng với các đối tượng phản động trong và ngoài nước nhằm kêu gọi biểu tình, đòi thay thế chế độ, đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập…

    Trung ương 8: Trảm tướng, nhân sự, tín nhiệm 

    Trần Đông A /VOA

    02/10/2023

    Vượt lên sự phân hóa trong nội bộ Đảng để nâng bang giao với Mỹ lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” (CSP), TBT Nguyễn Phú Trọng có thể tự hào vì đã ghi được mốc son trong lịch sử.

    Vượt lên sự phân hóa trong nội bộ Đảng để nâng bang giao với Mỹ lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” (CSP), TBT Nguyễn Phú Trọng có thể tự hào vì đã ghi được mốc son trong lịch sử. 

    TU8 lần này đặc biệt “nóng” đối với cả Tổng bí thư lẫn Thủ tướng. 

    Đến hẹn lại lên, Hội nghị Trung ương 8 (TƯ8) giữa hai kỳ Đại hội ĐCSVN sẽ diễn ra từ ngày 2/10 (hôm nay) cho đến ngày 8/10/2023. Về thời điểm, Hội nghị này diễn ra cũng đúng vào ngày 2/10 cách đây 5 năm (2018). Hồi bấy giờ, xã hội Việt Nam từng háo hức “ngóng” một luồng gió “sáp nhập” từ thượng tầng quyền lực để kích hoạt một chuyển động dân chủ từ dưới lên (bottom-up). Nhưng rồi “cái lồng quyền lực” từ bấy đến nay vẫn bất động (1). TƯ8 chưa công bố nghị trình, nhưng dư luận đã râm ran về một số điểm nổi bật, và đấy cũng có thể là một trong những nội dung chính: Thứ nhất là “trảm tướng”; Thứ hai là chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 14; và thứ ba là bỏ phiếu tín nhiệm. Trung ương sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với một số vị lãnh đạo, gồm 44 chức danh, trong đó có Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ và thêm những vị nào đến tuổi hưu. Riêng Võ Văn Thưởng có thể được miễn bị lấy phiếu vì mới nhậm chức. Ai mà số phiếu tín nhiệm không được cho là đủ cao thì sẽ phải chuẩn bị “về vườn”, không hy vọng sẽ được tham gia nhiệm kỳ tiếp.

    Về các vụ “trảm tướng” lần này có khá nhiều “củi gộc”. Ba vụ tày đình nhất là Trịnh Văn Chiến, Lê Đức Thọ và Nguyễn Văn Đọc. Chiến nguyên là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Cùng với Chiến, gần như toàn bộ Ban lãnh đạo tỉnh đều “dính chàm”. Tội của Chiến là do vi phạm về đạo đức, lối sống và dính tham nhũng hàng trăm tỷ từ Tập đoàn FLC (Chủ tich Tập đoàn hiện trong tù) (2). Lê Đức Thọ là đương kim Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cùng với một số tay chân bị lên “thớt”. Ông Bí thư này bị tố có khối tài sản lên đến hàng ngàn tỷ đồng (3). Điều khôi hài là Lê Đức Thọ thanh minh với Bộ Chính trị rằng, tài sản của ông còn thua xa khối tài sản của Chánh văn phong Lê Minh Hưng, cựu Chủ tịch Ngân hàng Nhà nước và là đương kim Chánh Văn phòng Trung ương ĐCSVN (4). Nguyễn Văn Đọc nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, cùng nhiều cán bộ tỉnh bị đề nghị kỷ luật do các sai phạm liên quan đến Công ty AIC và Tập đoàn FLC (5).

    Hội nghị TƯ8 được cho sẽ phê chuẩn danh sách quy hoạch nhân sự Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) khoá 14, theo đề cử của các cấp. Đây là “đầu vào” mới cho Đại hội vào năm 2026. Diện được quy hoạch gồm các bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc trung ương, Bộ trưởng và tương đương là các phó bí thư, Chủ tịch UBND, HĐND, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, cấp phó ban, bộ ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị xã hội, cơ quan đơn vị trung ương, tư lệnh, chính ủy cấp quân khu. Hội nghị 8 cũng sẽ bầu các Trưởng Tiểu ban phục vụ cho Đại hội 14 (6). Kết thúc Hội nghị TƯ8 khoá 13, các đại biểu sẽ nghỉ ngơi ít ngày để rồi sẽ “diễn kịch” tiếp tại Quốc hội. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá 15 sẽ khai mạc vào ngày 23/10 và dự kiến bế mạc vào ngày 29/11/2023. Kỳ họp chia làm 2 đợt, đợt 1 từ ngày 23/10 đến ngày 10/11; đợt 2 từ ngày 20/11 đến ngày 29/11/2023.

    Việc tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh lãnh đạo khá đụng chạm. Trong này có Phạm Minh Chính, Vương Đình Huệ và một số vị khác đang ở danh sách chờ về hưu. 44 chức danh này là những vị từng được Quốc hội bầu và phê chuẩn (7). Có thể sẽ có ngoại trừ đối với các nhân sự mới nhậm chức như Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, hai Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh và Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh. Một Ban chấp hành Trung ương trước đây từng được ca tụng là “đội ngũ ưu tú”, là “tinh hoa của đảng”, nay đang tả tơi như “áo vũ cơ hàn” mà không thấy ai đứng ra nhận trách nhiệm (8). Rất nhiều Trung ương Ủy viên không đăng đàn, nhưng ngầm hướng chỉ trích, quy “trách nhiệm người đứng đầu” thuộc về Nguyễn Phú Trọng, bởi ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản và là Trưởng Tiểu ban nhân sự của hai khoá 12 và 13.

    Ba đảng viên “tinh hoa” Chiến – Thọ – Đọc cùng với các lâu la của họ lần này đang gây cho TBT và BCHTƯ rất nhiều phiền não. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh tụ tối cao của Đảng, luôn kêu gọi phải khách quan, đặc biệt là phải rất tỉnh táo, tinh tường trong lựa chọn nhân sự cho khoá 13 và nay sẽ là khóa 14. TBT còn thuyết giảng, “đừng nhìn gà hoá cuốc”, “đừng thấy đỏ tưởng chín”, “đừng chỉ thấy cái mã bên ngoài, nó che đậy mất cái sơ sài bên trong”… Nhưng như thực tế đã phơi bày, TBT đã lựa chọn đội ngũ của Đảng “quá xuất sắc” như thế, để đến hôm nay đảng viên và người dân trong nước có thể nhìn thấy rõ bộ mặt nhân sự “tinh tú” chủ chốt từ địa phương đến cung đình, đều là các ê-kíp tham lam vô độ, ăn cắp thậm chí là ăn cướp trắng trợn… Tính đến thời điểm hiện nay, BCHTƯ khoá 13 mới đi được gần nửa đoạn đường. Nhưng từ 180 Uỷ viên chính thức, hiện chỉ còn 167 ủy viên. Đã có 13 ủy viên “đứt gánh” nửa đường, trong đó có 2 Uỷ viên Bộ Chính trị. Qua các cuộc chiến tranh ác liệt trước đây cũng chưa bao giờ Đảng từng bị tổn thất cán bộ lãnh đạo nặng nề như thế.

    TU8 lần này đặc biệt “nóng” đối với cả Tổng bí thư lẫn Thủ tướng. Vượt lên sự phân hóa trong nội bộ Đảng để nâng bang giao với Mỹ lên “Đối tác Chiến lược Toàn diện” (CSP), TBT Nguyễn Phú Trọng có thể tự hào vì đã ghi được mốc son trong lịch sử. Nhưng ông Tổng cũng đang bị tai tiếng về cái gọi là “đội ngũ tinh hoa” do đích thân ông lựa chọn từ các Đại hội 11, 12 và 13. Phạm Minh Chính tuy tỏ ra năng động và xốc vác nhưng thành tích lãnh đạo kinh tế của TTg khá bết bát, cộng thêm cái xì-căng-đan về vụ madam Nhàn AIC khiến ông cũng xấc bấc xang bang. Sau TƯ8, nếu TBT Trọng không “tái cấu trúc” được một Bộ tứ như ý thì vẫn chưa an tâm “rời lưng hổ”. TƯ8 có thể xử hàng loạt các “đồng chí đã bị lộ” để rồi, sau khi tước hết mọi cương vị, TBT sẽ chất họ “vào lò bát quái”.

    https://www.voatiengviet.com/a/trung-uong-8-tram-tuong-nhan-su-tin-nhiem/7293137.html

    Vụ Công ty BĐS Nhật Nam dụ tiền 20,000 người: Sập bẫy vì tham

    Lê Thiệt /SGN
    01/10/2023

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/10/04-Nhat-Nam-1.jpg

    Bà Vũ Thị Thúy tại Công ty Nhật Nam – Ảnh: BĐS Nhật Nam 

    Chỉ cần nhìn vào “cam kết trả lãi 34-56%” của bà Vũ Thị Thúy (40 tuổi), Tổng giám đốc Công ty bất động sản Nhật Nam, ai cũng biết đó là cái bẫy, nhưng vẫn không ít người nhào vô để rồi bây giờ than trời, kêu đất.

    Cách lừa gạt của bà Thúy không mới, nhưng nhờ lòng tham của các “nhà đầu tư thông minh”, bà ta thu về tới gần 9.000 tỷ đồng của gần 20.000 người, qua hơn 45.000 hợp đồng hợp tác kinh doanh trong 3 năm từ 2020 đến 2022!

    Tại họp báo Chính phủ thường kỳ, chiều 30/9, Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an, cho biết hiện nay mới chỉ có 111 nhà đầu tư chịu làm việc với cơ quan điều tra, cho hay bà Thúy chiếm đoạt hơn 138 tỷ đồng.

    Theo ông Xô, bà Thúy khai các hoạt động đầu tư, kinh doanh của Nhật Nam chưa thu được lợi nhuận. Trong khi đó, kết quả xác minh ban đầu cho thấy công ty Nhật Nam không hề có bất cứ dự án nào, ngay cả những dự án bất động sản tại tỉnh Hòa Bình và Bình Thuận được quảng bá rầm rộ cũng chỉ là những “dự án ma”.

    Theo cơ quan điều tra, bà Thúy đưa thông tin sai sự thật về nhiều dự án bất động sản, cam kết trả lãi 34-46% để người dân tin tưởng nộp tiền dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh. Thúy lấy tiền của người sau trả lãi cho người trước.

    Cơ quan điều tra cũng cáo buộc, từ năm 2019, bà Thúy lập Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam nhưng không có góp vốn cổ đông. Báo cáo tài chính từ năm 2019 đến năm 2021 đều kinh doanh thua lỗ.

    Bà Thúy tổ chức các buổi hội thảo thu hút số lượng lớn người tham dự, trong đó có hai hội thảo 13/3/2022 và 2/7/2022 với hơn 5.500 người. Bà Thúy mở 32 văn phòng đại diện tại Hà Nội, Sài Gòn và các tỉnh thành trong cả nước để tổ chức quảng bá, huy động vốn.

    Tại các buổi hội thảo, Thúy sử dụng một số người có uy tín trong xã hội, có người từng công tác trong ngành pháp luật để giới thiệu đây là công ty uy tín, cam kết người tham gia không bị mất vốn nếu đầu tư… Những người này đã tiếp tay cho bà Thúy lừa gạt người nhẹ dạ. Một ý kiến không mới nhưng chỉ được nhận ra khi mọi việc đã quá muộn:

    “Đừng bao giờ đưa tiền cho người khác sử dụng và chỉ ngồi chờ đợi người ta chia phần, mấy người lừa đảo như bà Thúy này đã lợi dụng lòng tham, sự nhẹ dạ để lừa đảo chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư. Bài học cho những ai còn mộng muốn kiếm tiền nhưng không phải làm gì, đến giờ có được bài học thì đã muộn, nếu muốn làm, hãy tự mình làm”.

    Ngày 8 Tháng Chín, bà Thúy bị Công an Hà Nội tạm giam về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhà chức trách đang làm rõ hành vi của bà Thúy, đồng thời đang điều tra chồng bà Thúy, ông Nguyễn Khánh Phương (tức ca sĩ Khánh Phương) có phải chịu trách nhiệm chung với bà Thúy trong vụ án lừa đảo này hay không.

    Thời gian gần đây, dư luận cho rằng ông Phương có động thái “chạy làng”.

    Theo hồ sơ của cơ quan điều tra, cuối năm 2022, bà Thúy tham gia Hội đồng quản trị CTCP Sông Đà 1.01 (Mã CK: SJC) với vai trò cổ đông lớn sở hữu 23,53% vốn điều lệ. Sau đó bà được bầu làm Chủ tịch HĐQT của SJC.

    Sau 4 tháng làm cổ đông lớn, ngày 31/3/2023, bà Thúy đã bán ra gần như toàn bộ 1,63 triệu cổ phiếu SJC nắm giữ, giảm sở hữu xuống 22 cổ phiếu.

    Ở hướng ngược lại, CTCP Tập đoàn Sông Đà Nhật Nam – pháp nhân do bà Thúy làm Chủ tịch HĐQT – đã mua vào 700.000 cổ phiếu SJC, qua đó trở thành cổ đông lớn của SJC với tỷ lệ sở hữu 10,18% vốn điều lệ.

    Cùng ngày, CTCP Đầu tư Nam Nhật Khang – pháp nhân do ông Phạm Khánh Phương nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu 68% vốn điều lệ – cũng mua vào 881.600 cổ phiếu SJC, nâng tỷ lệ sở hữu ở công ty này lên 14,69% vốn điều lệ.

    Tuy nhiên, vào đầu tháng 8/2023, cả bà Thúy và ông Phương đồng loạt đăng ký thoái vốn khỏi SJC. Trong đó, từ ngày 7/8 – 25/8, ông Phạm Khánh Phương đã bán ra toàn bộ 908.576 cổ phiếu SJC, qua đó triệt thoái vốn khỏi công ty này.

    Trước đó, ông Phương đã bị Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phạt 245 triệu đồng vì tội mua bán chui cổ phiếu SJC.

    Việt Nam đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng làm đường dây nhập điện từ Lào

    01/10/2023

    Việt Nam đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng làm đường dây nhập điện từ Lào

    Nông dân làm việc trên các cánh đồng nơi có đường dây điện lớn đi qua ở Hà Nội (minh hoạ) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) có kế hoạch đầu tư hơn 1.100 tỷ đồng để làm đường dây 500 kV kéo điện từ Lào về Việt Nam trong kế hoạch nhập khẩu điện từ nước láng giềng đã được Chính phủ phê duyệt.

    Truyền thông Nhà nước cho biết dự án đường dây điện này có chiều dài gần 45 km, nối từ cụm nhà máy điện gió Monsoon (Lào) đến trạm biến áp 500 kV Thạch Mỹ (Quảng Nam), dự kiến sẽ đi vào vận hành vào cuối năm 2024.

    Đây là dự án thuộc Quy hoạch điện VIII, được Thủ tướng chấp thuận chủ trương nhập khẩu điện và phương án đấu nối nhà máy điện gió Monsoon (Lào) vào tháng 7/2020.

    Truyền thông Nhà nước cho biết, theo hợp đồng mua bán điện, trước mắt khi vận hành, đường dây sẽ nhận điện nhập khẩu từ các nguồn điện gió từ phía Lào với công suất 600 MW và sản lượng điện dự kiến bình quân hàng năm khoảng 1,7 tỷ kWh.

    Theo Quy hoạch điện VIII và Hiệp định hợp tác giữa Việt Nam và Lào năm 2019, Việt Nam sẽ mua 3.000 MW điện từ Lào đến 2025 và khoảng 5.000 MW vào 2030 và có thể tăng lên 8.000 MW nếu điều kiện cho phép.

    Mới đây, EVN cũng đề nghị Bộ Công thương cho phép nhập khẩu thêm điện từ Lào để bổ sung thêm nguồn điện cho phía Bắc vào năm 2025.

    EVN đề nghị Bộ Công thương sớm trình cấp có thẩm quyền đẩy nhanh việc nhập khẩu điện gió từ Lào các nguồn của nhà máy điện gió, thuỷ điện như Nậm Mô, Houay Koauan với tổng công suất trên 225 MW và phương án đấu nối với dự án điện gió Savan 1 và 2.

    Miền Bắc Việt Nam trong mùa hè vừa qua đã phải trải qua tình trạng thiếu điện diện rộng khiến nhiều khu công nghiệp lớn bị cắt điện luân phiên, ảnh hưởng đến sản xuất, đèn công cộng tác các thành phố lớn bị tắt để tiết kiệm điện, trong khi nhà dân ở nhiều nơi cũng phải chịu cảnh cắt điện luân phiên.

    EVN cho biết miền Bắc có thể thiếu trên 3.630 MW và sản lượng khoảng 6,8 tỷ kWh trong cao điểm mùa khô (tháng 5-7) năm 2025 do các nguồn điện mới vào vận hành rất ít, chủ yếu rơi vào thời điểm cuối năm.

    Cũng theo EVN, giá điện mua từ Lào với các nhà máy thủy điện là khoảng 6,95 cent một kWh, cạnh tranh hơn so với một số nguồn điện trong nước, như điện mặt trời 7,09-9,35 cent một kWh, điện gió 8,5-9,8 cent một kWh, hay điện khí từ các nhà máy trong nước 8,24 cent một kWh và điện than 7,23-8,45 cent một kWh.

    Ngoài Lào, Việt Nam còn mua điện từ Trung Quốc qua đường dây 110 kV. Vào cao điểm nắng nóng tại miền Bắc mùa hè vừa qua, lượng điện nhập khẩu từ Lào và Trung Quốc khoảng 11 triệu kWh một ngày.


    Không có nhận xét nào