(The Waterfall’s Shawod in the Mekong Region)
Benjamin Jensen, Daniel F. Runde and Thomas Bryja
Bình Yên Đông lược dịch
Center for Strategic and International Studies (CSIS)
September 29, 2023
" Một hệ thống các quốc gia độc đoán do Đảng Cộng sản Trung Hoa (CCP) cầm đầu đang sử dụng những chương trình đầu tư hạ tầng cơ sở như Belt and Road Initiative (BRI) (Sáng kiến Vành đai và Con đường) cùng với các chiến dịch giữa hòa bình và chiến tranh (gray zone) để tiếp cận và gây ảnh hưởng, thường trong những vùng chịu thêm rủi ro nhiều nhất của cú sốc khí hâu và không có an ninh nước, đặc biệt trong khu vực Mekong "
Bên trong những chương trình nước và cạnh tranh hạ tầng cơ sở trong thế kỷ 21st
Vấn đề
Hoa Kỳ và hệ thống các đồng minh và đối tác dân chủ càng ngày càng chật vật để bảo vệ quyền bình đẳng trước pháp luật, thị trường tự do, quyền tự do, và an ninh con người trong các quốc gia chịu rủi ro nhiều nhất từ thay đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đối với an ninh nước.
Một hệ thống các quốc gia độc đoán do Đảng Cộng sản Trung Hoa (CCP) cầm đầu đang sử dụng những chương trình đầu tư hạ tầng cơ sở như Belt and Road Initiative (BRI) (Sáng kiến Vành đai và Con đường) cùng với các chiến dịch giữa hòa bình và chiến tranh (gray zone) để tiếp cận và gây ảnh hưởng, thường trong những vùng chịu thêm rủi ro nhiều nhất của cú sốc khí hâu và không có an ninh nước, đặc biệt trong khu vực Mekong.
Kết quả là, tiếp tục để phát triển các chiến lược nước cung cấp một phương tiện có thể đứng vững của kết hợp phát triển và ngăn chận để giải quyết những thách thức an ninh con người cốt lõi và từ chối thêm sự tiếp cận và ảnh hưởng độc đoán trên khắp các xã hội bị áp lực khí hậu nhiều nhất trên thế giới.
Taiwan (Đài Loan) không phải là điểm chớp duy nhất trong trận chiến đang gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa. Khi Đảng Cộng sản Trung Hoa (CCP) xuất cảng mô hình độc đoán của họ để cai quản và phát triển, họ tạo nên những đấu trường mới để cạnh tranh ngoài phạm vi quân sự. Từ Belt and Road Initiative (BRI) (Sáng kiến Vành đai và Con đường) và đầu tư vào hạ tầng cơ sở đến việc sử dụng chiến tranh chánh trị, Beijing (Bắc Kinh) đang tạo nên một phạm vi ảnh hưởng mới.
Qua sự kết hợp của mậu dịch, ngoại giao, phát triển, và cưỡng bức, CCP đang củng cố địa thế then chốt trong cuộc đua địa chánh trị mới. Địa thế nầy nằm ở giữa các hành lang giao thông và mậu dịch quan trọng ngoài sự chú trọng truyền thống đến sự liên lạc đường biển quan trọng để củng cố ước tính mậu dịch và sức mạnh của họ. Lý lẽ nầy nới rộng ra ngoài biển đến đường giao thông sông và trên bộ. Trong nhiều thập niên, Trung Hoa đã dùng nhiều công cụ sức mạnh để đat được tiếp cận và ảnh hưởng ở Hạ Lưu vực sông Mekong. Trên 245 triệu người sống trong khu vực Mekong, và dân số nầy được tiên đoán sẽ gia tăng đến 100% vào năm 2050. Mậu dịch giữa Trung Hoa và các quốc gia Hạ lưu Mekong đã tăng đến trên 400 tỉ USD, và Beijing dùng ảnh hưởng kinh tế và ngoại giao của họ để đạt được việc tiếp cận quân sự, kể cả gia tăng tư thế sức mạnh khu vực và xây các căn cứ quân sự bí mật.
Khu vực Hạ lưu Mekong, gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào, Myanmar và Cambodia, là một vùng dễ bị tổn thương nhất với thay đổi khí hậu, với khoảng 55% dân số của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có lẽ sẽ bị ảnh hưởng trong những năm sắp tới. Trung Hoa tài trợ các dự án đập trong nhiều quốc gia gây phức tạp cho việc quản lý nước và làm tồi tệ thêm áp lực môi trường. Khu vực [ĐBSCL] đang chìm khi mực nước biển dâng, đưa đến độ mặn gia tăng và ngập lụt trong vùng mà Đông Nam Á (ĐNA) dựa vào để nuôi dân số đang gia tăng. Chỉ riêng ở Việt Nam, 500 hectares bị mất hàng năm vì sạt lở do những sức mạnh kép nầy. Sự kết hợp nầy cùa mực nước biển dâng, lề lối thời tiết thay đổi, và những vấn đề quản lý nước, kể cả các đập trên thượng lưu ở Trung Hoa, đang đe dọa an ninh lương thực. Vì thế, Mekong là hình ảnh của làm thế nào tăng trưởng dân số, suy thoái môi trường, và thay đổi khí hậu hợp lại để đe dọa an ninh con người.
Các quốc gia dọc theo sông Mekong cũng là tiêu điểm cho một kỹ nguyên cạnh tranh mới của siêu cường. Sau nhiều thập niên không được chú ý, Hoa Kỳ đang làm việc với các đồng minh như Nhật Bản và một hệ thống các tổ chức quốc tế để làm cho khu vực có sức chịu đựng hơn đối với ảnh hưởng của Trung Hoa. Từ năm 2009, Hoa Kỳ đã khuyến khích một loạt sáng kiến trong khu vực, gồm có Lower Mekong Initiative (LMI) (Sáng kiến Hạ lưu Mekong) và Mekong-US Partnership (MUSP) (Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ), để khuyến khích các dự án từ an ninh lương thực và giáo dục đến năng lượng và an ninh nước. Những sáng kiến nầy là một phần của chiến lược khu vực rộng lớn hơn được thiết kế để đánh vào sườn ảnh hưởng đang gia tăng của CCP và các doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Beijing. Kết quả là, an ninh nước – khả năng của người dân để tiếp cận với nước sạch và an toàn để dùng cho cá nhân và nông nghiệp – đang hội tụ với an ninh quốc gia.
Chương trình nước có thể đóng một vai trò trung tâm trong các sáng kiến phát triển hạ tầng cơ sở Hoa Kỳ, nơi việc tiếp cận với nước và các vấn đề quản lý đụng với sự cạnh tranh của siêu cường và tính mong manh của khí hậu. Khu vực cũng là một tiêu điểm cho BRI của Trung Hoa, làm mạnh thêm thế tiến thoái lưỡng nan. Các quốc gia ĐNA phải cân bằng hứa hẹn phát triển kinh tế họ cần để hỗ trợ cho việc nâng cao tiêu chuẩn sống và dân số gia tăng với mất mát quyền tự trị đến với ngoại giao bẫy nợ, tham nhũng, và những chiến dịch giữa hòa bình và chiến tranh. Thách thức nầy làm cho nước là một vấn đề nối kết then chốt nối nhiều sáng kiến của chánh phủ Hoa Kỳ và Nhóm 7 (G7) được thiết kế để chống lại sự tăng trưởng của tiếp cận và ảnh hưởng độc đoán qua sự hướng dẫn của viện trợ phát triển.
Tóm tắt nầy tường trình một loạt thảo luận vai trò và nhiệm vụ trong lúc khẩn cấp (tabletop exercises (TTXs)) được dủng để thăm dò làm thế nào chương trình nước, hối hợp với một chiến lược hạ tầng cơ sở rộng lớn hơn, có thể giải quyết những thách thức an ninh con người và an ninh quốc gia. Giống như những TTXs của CSIS về an ninh nước chú trọng đến Sahel [Phi Châu], loạt bài nầy, chú trọng đến Hạ Lưu vực sông Mekong, xem xét tác động lẫn nhau của phát triển kinh tế và thay đổi khí hậu với an ninh nước. Không giống như TTX trước đây về Sahel, tuy nhiên, phần nầy đề cập đến sự cạnh tranh lâu dài và thăm dò những sáng kiến phát triển tương tác như thế nào với những ưu tiên an ninh quốc gia rộng lớn hơn.
Dựa trên các TTXs, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và hệ thống liên cơ quan rộng lớn hơn cam kết để phát triển nên dùng nước như một tiêu điểm cho chánh sách cạnh tranh ngoại quốc. Bằng cách kết hợp các dự án phát triển đề cập đến những cần thiết của con người cốt lõi với những sáng kiến hạ tầng cơ sở đang diễn ra được thiết kế để tạo ra những hành lang kinh tế khu vực và toàn cầu bằng cách dùng chiến lược sân khấu (theater strategy) (nghệ thuật và khoa học phát triển những khái niệm chiến lược kết hợp và những diễn biến của hành động để đạt được các mục đích của quốc gia), Hoa Kỳ có thể dùng một đường lối mới để cạnh tranh với Trung Hoa. Sự cạnh tranh nầy bổ sung mấu chốt cho việc ngăn chận kết hợp bằng cách tái bảo đảm các đối tác và cung cấp một giải pháp thay thế có thể đứng vững cho BRI. Được nhìn qua ánh sáng nầy, làm cho các dự án nước là một tiêu điểm cho chiến lược tốt hơn xếp tài nguyên thành hàng bên trong chánh phủ Hoa Kỳ và trên khắp hệ thống đồng minh và các đối tác thành phần tư nhân. Việc xếp hàng nầy sẽ giúp vượt qua những cạm bẫy phổ biến của các dự án nước, có khuynh hướng tài trợ không đủ và đòi hỏi các kế hoạch thực hiện nhiều năm. Quan trọng hơn, nó có thể cho thấy làm thế nào các hệ thống hạ tầng cơ sở mới cung cấp một giải pháp thay thế cho ngoại giao bẫy nợ và ảnh hưởng độc đoán chảy quanh thế giới qua BRI.
Kiểm soát nước, kiểm soát khu vực
Trung Hoa sử dụng đầu tư hạ tầng cơ sở BRI để nối Lưu vực sông Mekong và gắn liền thêm các quốc gia vào quyến lợi địa chánh trị và kinh tế của họ bằng cách chú trọng đến nước và mậu dịch. Qua sáng kiến Lancang-Mekong Cooperation (LMC) (Hợp tác Lancang-Mekong), Trung Hoa tìm cách để đạt được ưu thế trong việc quản lý nước trong khi khuyến khích phát triển kinh tế. Cùng với những đường hướng nầy, Trung Hoa thực hiện “ngoại giao nước” để xây đập trên khắp khu vực. Mặc dù những đập nầy sản xuất điện, chúng cũng thường tạo nên căng thẳng môi trường đáng kể ảnh hưởng đến mực nước và an ninh lương thực ở hạ lưu. Ngoài áp lực môi trường, các dự án thường liên quan đến việc dời cư cưỡng bách và nhổ tận gốc toàn thể cộng đồng.
Trung Hoa cũng hỗ trợ các dự án làm tăng mậu dịch dọc theo Mekong. Beijing đã tài trợ việc xây cất nhiều giang cảng, thường là nới rộng các vị trí hiện hữu để tiếp nhận các tàu chở hàng lớn hơn. Những nỗ lực nầy gồm có các phương tiện đầu tư không rõ ràng kết hợp nhà nước với các con số doanh nghiệp, kể cả một đầu tư đáng kể trong một giang cảng ở Lào bởi một doanh thương Trung Hoa bị phạt vì có liên hệ đến các sòng bạc và mậu dịch bất hợp pháp. Những đầu tư cảng nầy thường đi cùng với các đặc khu kinh tế rộng lớn hơn nơi các chánh phủ có chủ quyền nhường nhiều khu đất rộng lớn hơn cho quyền lợi doanh thương Trung Hoa. Một số đặc khu kinh tế nầy đã trở thành nơi thu hút mậu dịch động vật hoang dã bất hợp pháp. Song song với những cảng nầy, Trung Hoa đầu tư vào đường sắt, gồm có những dự án quan trọng ở Thái Lan và Lào.
Những dự án nầy giúp cho tính trung tâm của Trung Hoa trong khu vực. Nếu địa chánh trị thế kỷ 19th và 20th thuộc về các đường liên lạc biển và bộ nối liền thế giới, thì chiến lược thế kỷ 21st xoay quanh hạ tầng cơ sở làm cho mậu dịch hiện đại được dễ dàng. Bằng cách nối kết khu vực Mekong, Trung Hoa làm cho mình trở thành một nút chánh trong một hệ thống khu vực rộng lớn hơn và làm giảm ảnh hưởng của những quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia. CCP cũng sử dụng một hỗn hợp của đe dọa tinh vi và gián điệp để biến các quốc gia độc lập thành một loại quốc gia thân chủ mới – một sự lệ thuộc được ghép bởi các đập ở thượng lưu. Qua BRI, Trung Hoa đã đặt họ vào tư thế thượng phong về mặt mậu dịch và dòng chảy của nước.
Sử dụng an ninh nước và hạ tầng cơ sở để chống lại Đảng Cộng sản Trung Hoa
Trong 10 năm qua, những lãnh đạo có suy nghĩ ở Quốc hội, cộng đồng học thuật, và nhiều nội các liên tiếp đã bắt đầu thấy tầm quan trọng của việc gia tăng chú trọng đến clược nước và các dự án hạ tầng cơ sở đại qui mô để khuyến khích quyền lợi của Hoa Kỳ và các đối tác và đồng minh dân chủ trên toàn cầu. Trong năm 2017, USAID phát động Chiến lược Nước Toàn cầu của Hoa Kỳ, một khuôn khổ quy hoạch 5 năm chú trọng đến việc gia tăng an ninh nước. Trong cùng năm, an ninh nước đi vào Chiến lược An ninh Quốc gia. Những nỗ lực nầy được xây trên các sáng kiến trước đây của chánh phủ Hoa Kỳ.
Như một thí dụ gần đây hơn, Chiến lược Nước Toàn cầu 2020 của Hoa Kỳ và hỗ trợ kế hoạch hành động an ninh nươc như một rủi ro lẫn cơ hội. Phù hợp với các nỗ lực trước đây của USAID, chiến lược dự kiến dùng một hỗn hợp của việc tiếp cận gia tăng với nước uống an toàn vệ sinh (WASH), cải thiện việc quản lý nguồn nước (WRM), và năng suất nước (WP) để làm giảm xung đột và tính mong manh liên quan đến nước. Chiến lược dự kiến dành thêm tài nguyên cho các chương trình an ninh nước hiện có trong một nỗ lực để gia tăng việc tiếp cận đến WASH an toàn trong khi đề cập đến sức chịu đựng khí hậu và những thách thức an ninh lương thực liên quan đến lưu vực nước như Lưu vực sông Mekong.
Những đầu tư nầy khuyến khích các Mục tiêu Phát triển Khả chấp (Sustainable Development Goals (SDGs)), thúc đẩy quyền lợi chánh sách ngoại giao của Hoa Kỳ, và nới rộng việc tiếp cận nước, là sự cần thiết cốt lõi của con người. Xây dựng các dự án nước khuyến khích cương vị quản lý môi trường và mậu dịch tốt hơn qua một hệ thống của chánh quyền địa phương, các đối tác và đồng minh hiệp ước của Hoa Kỳ, các tổ chức chánh phủ, và các tổ chức quốc tế sẽ cung cấp một hệ thống đối thủ của BRI và ảnh hưởng độc đoán. Vì địa chánh trị hiện đại thiên nhiều về hệ thống hơn quốc gia, bất cứ dự án nào làm tăng việc tiếp cận với các hệ thống chánh trị, kinh tế, và con người do đó tạo nên một lợi thế chiến lược và cung cấp một giải pháp thay thế có thể đứng vững cho các quốc gia mà chủ quyền bị đe dọa từ các quốc gia độc đoán.
Mặc dù quan tâm trong chiến lược nước đã gia tăng từ năm 2008, một phát triển mới liên quan đến các dự án hạ tầng cơ sở nối các quốc gia dân chủ và thành phần tư nhân để khuyến khích an ninh mậu dịch và con người trong khi cung cấp một giải pháp thay thế cho BRI. Song song với việc chú trọng ở trong nước đối với đầu tư hạ tầng cơ sở trong năm 2021, nội các của tổng thống Joseph Biden loan báo sáng kiến Xây Lại Thế giới Tốt hơn (Build Back Better World (B3W)), trở thành Hợp tác cho Đầu tư và Hạ tầng cơ sở Toàn cầu (Global Infrastructure and Investment (PGII)) trong năm 2022. Nỗ lực kêu gọi việc phù hợp chánh sách ngoại giao và phát triển khả chấp qua các dự án đề cập đến thay đổi khí hậu, an ninh y tế, sáng kiến số và việc tiếp cận, và bình đẳng giới tính. Nhựng trụ cột nầy có tác dụng như những tiêu điểm để đầu tư của các quốc gia G7 và tạo nên những cơ hội mới cho hợp tác công-tư.
Nói cách khác, để chống lại 1.000 tỉ USD mà Trung Hoa đã đầu tư vào BRI, nội các Biden nên tạo ra một hệ thống hạ tầng cơ sở để nối các quốc gia tự do và các công ty tư nhân. Đường lối nầy phù hợp với thuyết hệ thống của chiến thắng, được nói rõ ở trên, trong đó sức mạnh phát xuất từ việc tham gia lớn hơn trong một hệ thống đối với hệ thống khác. Trong năm 2022, G7 cam kết đầu tư 600 triệu USD vào các sáng kiến thành phần công-tư vào năm 2027. Các đầu tư của PGII, ngoài các trụ cột B3W, sẽ được hướng dẫn bởi minh bạch, cai quản tốt, và tôn trọng nhân quyền, vì thế cung cấp một giải pháp thay thế cho BRI và sự vươn ra của độc đoán.
Những nỗ lực nầy phản chiếu một sự chú trọng gia tăng đến các hành lang kinh tế như một trụ cột trung tâm của chiến lược trong nội các Biden. Những hành lang nầy kết hợp đầu tư thành phần công-tư trong hạ tầng cơ sở giao thông (đường sắt, giang cảng, và đường bộ) với đầu tư vào năng lượng sạch và kỹ thuật tin tức và liên lạc (ICT). Kết quả là những trung tâm để khuyến khích an ninh lương thực và tiếp cận với săn sóc y tế cũng nhiều như tăng trưởng kinh tế. Thí dụ, hành lang Lobito ở Nam Phi Châu sẽ nối Cộng hòa Dân chủ Congo, Zambia, và Angola, tạo nên một hệ thống đường sắt, các trung tâm kinh tế, và cảng cần để phát triển khu vực và đảo đảm tiếp cận với các khoáng chất then chốt cho việc chuyển sang năng lượng sạch.
Trong nhiều khía cạnh, tầm nhìn chiến lược được nói rõ trong PGII và Chiến lược Nước Toàn cầu 2022 xây dựng trên các chương trình nước của USAID và đồng minh của Hoa Kỳ trong Lưu vực sông Mekong. Tổ hợp Tài chánh Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (U.S. International Development Finance Corporation (DFC)) đang đầu tư vào các dự án hạ tầng cơ sở, nhiều dự án cũng bổ sung cho các sáng kiến đối tác G7. Thí dụ, Hợp tác Điện Nhật Bản-Hoa Kỳ-Mekong (Japan-U.S.-Mekong Power Partnership (JUMPP)) tài trợ các dự án kết hợp mậu dịch khu vực với an ninh năng lượng.
Từ triển vọng nầy, sông Mekong cung cấp một nghiên cứu trường hợp khu vực lý tưởng để cải thiện các sáng kiến chiến lược bổ sung được dự kiến bởi nội các Biden để chống lại BRI. Thách thức là để phát triển những bộ quy tắc về chánh sách mới để giúp hình dung và mô tả một chiến lược khu vực để chống lại ảnh hưởng độc ác của CCP trong khi giúp các dân số bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những lực lượng như thay đổi khí hậu.
Sử dụng việc thảo luận vai trò và nhiệm vụ trong lúc khẩn cấp (TTXs) để tinh lọc chiến lược nước
Vì các dự án nước và hạ tầng cơ sở là, theo định nghĩa, những quan tâm liên cơ quan, chúng tạo nên những thách thức phối hợp. Những thách thức nầy tồi tệ thêm bởi việc chú trọng đến hợp tác công-tư trong PGII và nhấn mạnh đến việc kết hợp các bên liên hệ đa dạng được nêu trong Chiến lược Nước Toàn cầu 2022. Kết quả là, các nhà làm chánh sách cần những diễn đàn sáng tạo để thực hiện các thử nghiệm áp lực và tinh lọc chiến lược của họ để nối những chia cắt truyền thống trong chánh phủ. Vì chiến lược liên quan đến việc cạnh tranh quyền lợi và tính không chắc chắn, những diễn đàn nầy phải bao gồm mô phỏng làm thế nào các quốc gia kình địch như Trung Hoa và những người phá thối ở địa phương có thể đáp ứng. Chiến lược nước phải tìm cách để kết hợp phát triển và ngăn chận, vì thế PGII phải bổ sung các nỗ lực và kế hoạch vận động chiến trường rộng lớn hơn để chối bỏ ảnh hưởng độc ác của Trung Hoa. Rất khó để tạo nên một chiến lược có thể đứng vững lâu dài mà không minh họa làm thế nào xung đột quyền lợi tạo ra những giải pháp thay thế trong tương lai và chuyển lý lẽ của đầu tư có phương pháp theo thời gian. Một TTX có thể giúp thêm chi tiết của những loại không chắc chắn có phương pháp nầy.
TTXs, cùng với các mô phỏng khủng hoảng và đánh cược nói chung, được cắt xén cho các vấn đề chiến lược như thách thức của việc đi tới một chiến lược nước giải quyết an ninh con người và chống lại ảnh hưởng độc đoán ác độc. Những diễn đàn nầy cho phép những tay chơi chuyên viên mô phỏng khói, ma sát, và tính không chắc chắn ở trong tim của việc cạnh tranh của cường quốc. Kinh nghiệm nầy, sau đó, khuyến khích phân tích tới hạn và những phản chiếu về việc làm thế nào để tinh lọc các chiến lược đưa các quyền lợi của Hoa Kỳ tới trước. Vì chiến lược liên quan đến suy nghĩ về đụng chạm quyền lợi theo thời gian và không gian, nó đòi hỏi suy nghĩ đến các giải pháp thay thế trong tương lai và chủ động an ninh mạng nhiều đường đối với những tương lai đó.
Để thực hiện mục tiêu nầy, CSIS xây dựng một loạt an ninh nước TTXs chú trọng đến các nỗ lực WASH và WRM trong việc đương đầu với cạnh tranh của siêu cường. Việc lặp lại thứ nhất thám hiểm Sahel và làm thế nào một hỗn hợp của những cú sốc chánh trị và y tế công cộng tác động qua lại với áp lực khí hậu trong khu vực. Các tay chơi xếp hàng các đầu tư PGII và an ninh nước để chống lại những sự kiện khủng hoảng nầy.
Hình 1 Các quốc gia dọc theo sông Mekong
Dựa trên những điều được tìm thấy nầy, CSIS xây dựng một TTX thứ hai để chuyển chú trọng địa dư đến Lưu vực sông Mekong và biến đổi thiết kế từ đáp ứng khủng hoảng đến chiến lược cạnh tranh. Tình huống thăm dò việc làm thế nào các nhóm tay chơi kình địch với một hỗn hợp kinh nghiệm quân sự và phát triển đưa ra những ưu tiên và phát triển các kế hoạch chung quanh những đầu tư nước và hạ tầng cơ sở trong Lưu vực sông Mekong.
TTX bắt đầu với một định hướng để giúp các tay chơi hiểu những vấn đề an ninh nước hiện hành trong khu vực. Mục đích là để mô tả sự hội tụ của những đầu tư hạ tầng cơ sở và bất an môi trường với cạnh tranh của siêu cường trong Lưu vực sông Mekong. Định hướng gồm có các dữ kiện sau đây:
liệu quốc gia là một phần của Khuôn khổ Kinh tế cho Thịnh vượng Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity (IPEF)), một sáng kiến mậu dịch lớn của Hoa Kỳ trong khu vực.
số điểm những cần thiết liên quan đến nước hiện nay của USAID cho mỗi quốc gia
chiều hướng Freedom House cho mỗi quốc gia (2022 Global Freedom index (chỉ số Tự do Toàn cầu 2022)
thước đo mậu dịch và ngoại giao bẫy nợ của Trung Hoa, gồm có nhập cảng của các quốc gia từ Trung Hoa và nợ Trung Hoa cho vay
viện trợ ngoại quốc của Hoa Kỳ bắt buộc và phân tán của mỗi quốc gia
chỉ số chịu đựng gồm có Chỉ số Quốc gia Mong manh (Fragile States Index) và Chỉ số Sáng kiến Thích ứng Toàn Cầu Notre Dame (Notre Dame Global Adaption Initiative (ND-GAIN) Index), lượng định làm thế nào các quốc gia có thể thích ứng tốt với thay đổi khí hậu.
Bảng 1 Dữ kiện cho mỗi quốc gia được cung cấp cho các tay chơi TTX
Số điểm giúp những người tham dự hiểu những vấn đề nước và hạ tầng cơ sở vì chúng liên quan đến chánh sách ngoại giao trên khắp khu vực. Chỉ số Cần thiết WASH của USAID xếp hạng các quốc gia về việc thiếu tiếp cận với nước sạch tổng quát. Số điểm càng cao, càng ít tiếp cận với nước được tin cậy và an toàn. Ở Mekong, Thái Lan có tiếp cận với nước đáng tin cậy nhất, trong khi Cambodia có mức tiếp cận tệ nhất. Bằng cách so sánh, Trung Hoa được xếp hạng 61 với một chỉ số là 0,31. Trên 80 triệu người thiếu tiếp cận căn bản với nước, và trên 100 triệu người thiếu vệ sinh căn bản. Số điểm không đề cập trực tiếp đến các vấn đề liên quan đến thay đổi khí hậu, chẳng hạn như độ mặn gia tăng do mực nước biển dâng, lề lối thời tiết thay đổi, việc xây đập, và ảnh hưởng kết hợp của chúng đối với an ninh lương thực.
Chỉ số ND-GAIN đề cập đến tính dễ bị tổn thương đối với thay đổi khí hậu và các quốc gia chuẩn bị tốt như thế nào để đáp ứng về mặt sẵn sàng của tổ chức. Số điểm càng cao, các quốc gia càng được chuẩn bị để thích ứng với thực tế của thay đổi khí hậu. Như Bảng 1 cho thấy, nhiều quốc gia (ô màu đỏ) dọc theo Lưu vực sông Mekong được xếp hạng như dễ bị tổn thương cao với cú sốc khí hậu trong tương lai. Cùng với viện trợ ngoại quốc và dữ kiện mậu dịch, định hướng giúp người chơi hiểu ảnh hưởng gia tăng của Trung Hoa trong khu vực cùng với suy thoái của tự do và tính mong manh của quốc gia gia tăng, chẳng hạn bởi áp lực do khí hậu gây ra.
Sau khi định hướng, nhóm Hoa Kỳ được trình bày rằng những ngân khoản thêm có sẵn để kết hợp các nỗ lực liên cơ quan để chống lại những hoạt động của BRI ở ĐNA với chú trọng đến Lưu vực sông Mekong. Các nhóm phải nói rõ chiến lược cạnh tranh lớn hơn và 3 dự án an ninh nước (WASH, WRM, WP) cho khu vực như một phần của PGII lớn hơn.
Để đóng khuôn chiến lược nầy, nhóm Hoa Kỳ được trình bày rằng tình trạng chiến lược cuối cùng, theo hướng dẫn được phát triển qua Hội đồng An ninh Quốc gia (National Security Council (NSC)), là để duy trì việc tiếp cận và ảnh hưởng của Hoa Kỳ và quốc gia đối tác ở ĐNA, phù hợp với tầm nhìn về trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Hai mục đích chánh để thực hiện tình trạng cuối cùng nầy là (1) khuyến khích các sáng kiến của PGII chú trọng đến an ninh nước và (2) tái bảo đảm các đối tác và đồng minh của Hoa Kỳ. Nói cách khác, TTX yêu cầu các tay chơi Hoa Kỳ nghĩ về việc làm thế nào việc phát triển kết hợp với ngăn chận trong việc cạnh tranh siêu cường hiện đại. Để đi đến mục tiêu đó, các tay chơi Hoa Kỳ điền vào Bảng 2 để ưu tiên đầu tư an ninh nước. Các tay chơi có thể đề nghị 3 chương trình nước (WASH, WRM, WP); mỗi đề nghị phải phù hợp với ít nhất một trụ cột PGII và quốc gia. [1] Dựa trên việc nâng cao, các tay chơi xếp loại phạm vi trong đó chương trình nước mới sẽ gia tăng tiếp cận của Hoa Kỳ và các đối tác dân chủ của nó đối với khu vực trong khi từ chối tiếp cận và ảnh hưởng của Trung Hoa. Thí dụ, một tay chơi có thể đề nghị một sáng kiến WASH ở Việt Nam để chống lại độ mặn gia tăng của nước do thay đổi khí hậu và ảnh hưởng của nó đối với an ninh lương thực như một của 3 chương trình nước được nới rộng.
Nhóm Hoa Kỳ đoạn tiết lộ kế hoạch của mình và thảo luận điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và đe dọa với một nhóm đóng vai CCP. Động lực hành động-phản ứng nầy giúp làm dễ dàng việc đối thoại về cái giá của cơ hội cố hữu trong viêc sử dụng các chương trình an ninh nước và các dự án hạ tầng cơ sở lớn hơn để cạnh tranh với Trung Hoa. Nói chung, các tay chơi thấy chiến lược nước là một khí cụ có thể đứng vững để chống lại BRI nhưng thấy rằng nó đòi hỏi việc kết hợp tốt hơn với các khí cụ sức mạnh khác để hỗ trợ cho việc cạnh tranh lâu dài.
Bảng 2 Ma trận di chuyển chiến lược nước được dùng trong TTX
Các tay chơi Hoa Kỳ có khuynh hướng dùng một đường lối hỗn hợp đối với khu vực với 2 chiến lược chánh và 1 ý kiến phụ. Hai nhóm chú trọng đến Thái Lan và Việt Nam – các quốc gia họ nghĩ có thể tiếp cận và cởi mở nhất để chống lại CCP. Nhóm thứ ba chú trọng các nỗ lực của mình đến các quốc gia có số điểm cần đến WASH cao hơn: Cambodia và Lào.
Nhóm Thái Lan đề nghị chú trọng đến chuyên tâm hợp tác công-tư để làm cho Thái Lan một tiêu điểm cho các dự án khu vực. Những dự án nấy được tập trung trong các trụ cột số và giới tính PGII. Lý thuyết cạnh tranh là tạo nên sự khéo léo kỹ thuật mới và gia tăng dùng phụ nữ trong các thành phần then chốt sẽ có lợi cho Thái Lan trong khi tạo nên một vô địch khu vực cho an ninh nước.
Vì Thái Lan có số điểm WASH tốt nhất trong khu vực, nhóm đề nghị đầu tư vào doanh nghiệp liên quan đến nước có trụ sở ở Thái Lan có thể tiếp cận với Cambodia và Lào, ở gần Beijing hơn. Ý tưởng là để khuyến khích một khung doanh nghiệp địa phương mới, gồm có cơ hội gia tăng cho nơi làm việc đa dạng hơn có thể xây các dự án nước trên khắp khu vực. Các tay chơi Hoa Kỳ xếp đường lối nầy như có lẽ để thu hút quan tâm của G7 lẫn vốn của thành phần tư nhân.
Nhóm đỏ bản sao của CCP ghi nhận rằng trong khi Beijing sẽ không thách thức doanh nghiệp Thái một cách trực tiếp, Trung Hoa duy trì các cơ chế kinh tế gián tiếp có thể dùng để chống lại sáng kiến do Hoa Kỳ cầm đầu. Thí dụ, một tay chơi đỏ ghi nhận Trung Hoa có thể áp dụng áp lực kinh tế bằng cách cắt bớt số du khách đến Thái Lan, một lối thực hành họ dùng để chống lại Nam Triều Tiên trong năm 2017. Nhóm đỏ cũng thấy các cơ hội để dùng hoạt động trên mạng cấp thấp và tuyên truyền, phù hợp với chiến tranh chánh trị, để đục phá niềm tin vả tự tin trong các doanh ghiệp được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Nói cách khác, các nỗ lực của Hoa Kỳ để làm việc qua một đối tác ở địa phương để khuyến khích an ninh nước có thể hữu hiệu nhưng sẽ không loại bỏ tất cả những cách và biện pháp mà Beijing tạo áp lực đối với các quốc gia trong Lưu vực sông Mekong.
Một chiến lược riêng rẽ được phát xuất chú trọng đến việc kết hợp các dự án nước với các nỗ lực an ninh lương thực để xây sức chịu đựng các cú sốc khí hậu. Chú trọng nằm trong trụ cột khí hậu. Nhóm nầy đánh giá cường độ của thách thức khí hậu đương đầu với Việt Nam. Các quốc gia quan trọng đối với nguồn cung cấp thực phẩm, như Thái Lan, biện minh cho việc chú trọng, như Thái Lan và Việt Nam, hai trong 3 quốc gia xuất cảng gạo hàng đầu trên thế giới. Nhóm cũng đề nghị một dự án liên quan đến nước nối kết với nông nghiệp và áp lực khí hậu ở Thái Lan. Chú trọng của những nỗ lực nầy thiên nhiều về giảm nhẹ các vấn đề an ninh lương thực trong tương lai hơn là đề cập đến những thách thức hiện nay. Nhóm cũng đánh giá rằng những chương trình nước nầy có thể bổ sung cho việc vươn tới quân sự của Hoa Kỳ đến Việt Nam gần đây. Hơn nữa, với kích thước của dân số và chiều hướng tăng trưởng kinh tế, các tay chơi xếp các dự án ở Việt Nam rất hấp dẫn đối với G7 và các hợp tác công-tư.
Nhóm đỏ ghi nhận rằng mặc dù những vấn đề nầy sẽ tạo nên những lợi ích khu vực trong dài hạn, chúng có lẽ không chuyển mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam đến một đối tác chiến lược trong ngắn hạn. Beijing sẽ vẫn có khả năng để xen vào giữa Washington và Hà Nội. Trung Hoa vẫn có những khí cụ quân sự, kinh tế và tư tưởng để ảnh hưởng Việt Nam, mặc dù có những khác biệt lâu đời giữa 2 quốc gia.
Thảo luận nầy đưa đến việc tranh luận về sự cân bằng của viện trợ ngoại quốc của Hoa Kỳ và bao nhiêu được nối với các chiến lược liên cơ quan lớn hơn để chống lại Trung Hoa. Một số xem việc đề cập đến thay đổi khí hậu và gia tăng an ninh nước như các mục tiêu. Đại đa số đánh giá rằng Hoa Kỳ, nhất là nếu ngân sách viện trợ ngoại quốc gia tăng, có thể kết hợp chú trọng đến việc tham gia của chánh quyền địa phương và xã hội dân sự, viện trợ ngoại quốc được nối với giảm nghèo và tăng trưởng môi trường, phát triển kinh tế nối với hạ tầng cơ sở, và các chương trình cai quản với cạnh tranh lâu dài mà không rơi vào bẫy của Chiến tranh Lạnh.
Những người thực hành nầy nhấn mạnh đến sự cần thiết để tinh lọc sự phối hợp liên cơ quan dọc theo những đường nầy và thực hiện định kỳ các TTXs như một dạng của việc điều chỉnh thêm các chiến lược khu vực. Những sự kiện nầy nên kết hợp nhiều chiến lược của nội các Biden như Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương với PGII và Chiến lược Nước Toàn cầu 2022. Thật vậy, vô sô chiến lược được công bố bởi nội các Biden khiến cho một tay chơi bày tỏ sự cần thiết để phối hợp liên cơ quan năng động hơn các phiên họp của NSC truyền thống. Những tham dự viên xem TTXs như một cách điều tra cơ hội để thực hiện các mục đích trong nhiều tài liệu chiến lược và tránh giết chết chánh sách anh em. Một tham dự viên ghi nhận rằng nỗ lực nầy cũng nên bao gồm các chiến lược kết hợp quốc gia để cân bằng các khía cạnh khu vực, tác dụng và quốc gia của chánh sách ngoại giao. Một tham dự viên khác ghi nhận rằng mặc dù có một tiến trình quy hoạch chiến lược cơ quan trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và USAID, cũng như các tiến trình phối hợp liên cơ quan khác nhau, các nỗ lực có khuynh hướng có quá nhiều mục đích để ưu tiên hóa dễ dàng. Tham dự viên nầy xem việc chú trọng đến an ninh nước, hạ tầng cơ sở và kết hợp phát triển với ngăn chận như một cách để đồng bộ hóa và ưu tiên hóa các mục đích.
Chiến lược thứ ba phát xuất từ triển vọng TTX và thiểu số - là để chú trọng đến Cambodia và Lào, những quốc gia với số điểm WASH tồi tệ nhất và các dự án được nối với các trụ cột y tế và số. Đặc biệt, các tay chơi muốn đầu tư vào những hệ thống mạng chi phí thấp (IoT) được nối với dịch vụ điện thoại di động cho việc theo dõi từ xa – một cơ hội để dùng ICT cho WASH. Nhóm đánh giá rằng chúng có thể giải quyết những cần thiết của địa phương trong các quốc gia nầy trong 1 cách để bù trừ những ảnh hưởng tiêu cực của việc xây đập của Trung Hoa đối với an ninh nước và lương thực. Một tham dự viên thảo luận làm thế nào dòng chảy thay đổi làm xáo trộn kinh tế địa phương và đưa đến việc di cư. Một tham dự viên khác ghi nhận rằng mặc dù Lào lệ thuộc vào Trung Hoa nặng nề, mối liên hệ giữa cai quản nước và nông nghiệp ở Lào tạo nên 1 cách để cả hai giải quyết an ninh nước và cho dân số thấy những ảnh hưởng tiêu cực của mô hình phát triển độc đoán của Trung Hoa. Các tay chơi khác ghi nhận rằng thông điệp nầy có thể được nâng cao bằng cách phối hợp với những thành phần như Trung tâm Tham gia Toàn cầu (Global Engagement Center (GEC)). Thay chơi muốc sử dụng đường lối thúc đẩy bởi dữ kiện của GEC để nghiên cứu môi trường tin tức để cắt xén các thông điệp về các chương trình an ninh nước trong khi theo dõi các nỗ lực của Trung Hoa để đục phá mức tin cậy trong các đầu tư nước và hạ tầng cơ sở của Hoa Kỳ và đồng minh.
Nhóm đỏ đáp ứng rằng mặc dù nỗ lực có thể gia tăng số điểm của WASH trong cả 2 quốc gia, nó không thay đổi đáng kể ảnh hưởng của CCP. Cambodia và Lào lệ thuộc nặng nề vào kinh tế của Trung Hoa. Hơn nữa, Trung Hoa có thể dùng tuyên truyền và khái niệm của chính họ như “Ba Chiến tranh” – ảnh hưởng đến các hoạt động kết hợp chiến tranh tâm lý và pháp lý với tuyên truyền cổ điển – để khuyến khích các câu chuyện kình địch về tầm quan trọng của mối liên hệ của từng quốc gia với Beijing, Một thành viên của nhóm đỏ còn nói Trung Hoa có thể dùng việc xây dựng nầy để lấy tín dụng cho số tiến mà Tây phương đầu tư vào an ninh nước trong khi rào những ảnh hưởng tiêu cực của việc xây đập của họ đối với quyền lợi doanh thương ngoại quốc (G7).
Việc thảo luận chung quanh chiến lược thứ ba một lần nữa làm nổi bật sự cần thiết để phối hợp các tiến trình quy hoạch cơ quan khác nhau với việc chú trọng đến môi trường tin tức. Một tay chơi đề nghị sự cần thiết của một cẩm nang cạnh tranh liên cơ quan tương tự như Khái niệm Cạnh tranh Hỗn hợp (Joint Concept for Competing) của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Nhóm đồng ý rằng cộng tác liên cơ quan cần một khuôn khổ để khái niệm hóa cạnh tranh lâu dài ngoài việc ngăn chận và quan tâm của bộ. Thách thức là làm thế nào để phát triển khuôn khổ nầy và cân bằng chiến lược quân sự với ngoại giao và phát triển. Một tay chơi hỏi thẳng, “Ai làm chủ cạnh tranh?” Mặc dù Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã tiến hành để đưa các mục đích của chánh sách ngoại giao của Hoa Kỳ tới trước ở cấp quốc gia và khu vực, không rõ những mục đích nầy hình thành các thành phần quan trọng của các kế hoạch vận động quan trọng của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chú trọng đến cạnh tranh. Điều nhìn bên trong nầy mang một số tay chơi trở lại để đề nghị thêm những TTXs liên cơ quan để hình dung và mô tả làm thế nào để đồng bộ hóa và ưu tiên hóa các mục đích trên khắp nhiều cơ quan chánh phủ được hướng đến cạnh tranh lâu dài.
Thảo luận nầy làm cho một tay chơi ghi nhận vai trò vắng mặt của Quốc hội Hoa Kỳ trong việc tranh luận. Hành động của Quốc hội đưa đến việc ưu tiên hóa an ninh nước, và Quốc hội phải được đưa vào bất cứ thảo luận nào về việc gia tăng ngân sách viện trợ ngoại quốc. Tham dự viên ghi nhận những dấu hiệu gia tăng là Quốc hội quan tâm trong TTXs và các diễn đàn sáng tạo để phân tích chánh sách, mặc dù những đánh phá ban đầu chú trọng đến những vấn đề quân sự. Tay chơi đề nghị thiết kế TTXs đối với cạnh tranh lâu dài trong 1 cách để cho phép nhân viên của Quốc hội – và, nếu có thể được, toàn thể các ủy ban – tham gia, xây dựng trên những nỗ lực gần đây của Ủy ban của Quốc hội về Cạnh tranh Chiến lược giữa Hoa Kỳ và Đảng Cộng sản Trung Hoa. Tay chơi ủng hộ bắt đầu một loạt trò chơi Quốc hội mới chạm đến nhiều ủy ban, kể cả Ủy ban Ngoại giao của Quốc hội và Ủy ban Quân vụ của Quốc hội.
Nối thế giới để cạnh tranh với Trung Hoa
Cạnh tranh hiện đại nhiều hơn những cân bằng quân sự. Nó nới rộng từ các dự án phát triển và xây dựng một hệ thống nối người dân và tạo điều kiện để giải quyết những vấn đề hành động tập thể đang gây phiền phức cho thế kỷ 21st: thay đổi khí hậu, tiếp cận với nước, bất an lương thực, và nghèo khó. Trong tiến trình, nó cũng tạo ra một lợi thế mới để ngăn chận các quốc gia độc đoán bám vào các hành lang kinh tế. Nó là một trò chơi lớn mới phải được chơi với một bộ quy luật khác với chiến tranh lạnh cũ.
Nội các Biden càng có thể đồng bộ hóa việc phát triển và ngoại giao với chiến lược sân khấu, càng có lẽ họ sẽ đạt được một lợi thế kéo dài trong việc cạnh tranh lâu dài với Trung Hoa. Lợi thế nầy bắt đầu với việc hình dung và mô tả các khu vực về những cần thiết của người dân, có thể là những cú sốc môi trường, và các hành lang giao thông để xác định những nhóm dự án bù trừ cho việc vươn tới độc đoán trong khi giúp các cộng đồng địa phương giải quyết những thách thức an ninh con người cốt lõi.
Điều chỉnh các chiến lược khu vực. Hoa Kỳ nên nhìn vào các cơ hội để xếp viện trợ ngoại quốc và ngân sách quốc phòng. Không may, ngân sách viện trợ có lẽ không tăng trong ngắn hạn dựa trên việc dàn xếp ngân sách và chu kỳ bầu cử. Kết quả là, USAID – cùng với Tổ hợp Thách thức Thiên niên kỷ và DFC – sẽ cần phải làm việc với Quốc hội và các đối tác liên cơ quan xác định cách tốt nhất để xếp các chương trình hiện có và tài nguyên. Dựa trên lập pháp hiện hành, USAID sẽ tiếp tục chi cho các dự án nước. Những nỗ lực nầy có thể được phối hợp với ít USD quốc phòng đương đầu liên kết với những nỗ lực như Sáng kiến Ngăn chận Thái Bình Dương và các chiến dịch sân khấu đang diễn ra. Kết quả ròng sẽ là khuôn khổ ưu tiên hóa 2 bậc phù hợp mục đích, cách, và phương tiện. USAID nên ưu tiên hóa các dự án hầu như thu hút lôi kéo nhiều nhất trên khắp các cơ quan như một phương tiện để làm cho mỗi USD phát triển đi xa thêm và nới rộng quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ.
Thực hiện thí nghiệm áp lực và tinh lọc các chiến lược khu vực qua TTXs. USAID và các đối tác liên cơ quan khác sẽ cần tăng các đường lối truyền thống đến quy hoạch lâu dài để nắm vững thêm những phương pháp năng động phù hợp với việc hiểu biết về kỹ nguyên cạnh tranh mới. Biến các trò chơi chiến tranh truyền thống thành những trò chơi hòa bình và TTXs là bước đầu tiên và sẽ giúp lãnh đạo phân tích tác động qua lại phức tạp hầu như chắc chắn đi kèm với các dự án nước và hạ tầng cơ sở rộng lớn hơn. Những trò chơi nầy sẽ xảy ra ở 3 cấp. Trước hết, chúng phải là một phần của chương trình thiết kế và giúp xác định cơ hội cho liên cơ quan cũng như các đối tác thành phần tư nhân. Thứ nhì, chúng phải được thực hiện qua các tiến trình liên cơ quan hiện hữu và đánh giá làm thế nào để hướng dẫn từ Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đến chiến lược quốc gia kết hợp phù hợp với PGII và Chiến lược Nước Toàn cầu 2022. Thứ ba, các trò chơi phải liên quan đến Quốc hội và mang một tập họp của nhân viên và các đại diện được bầu vào việc đối thoại. Thường thường, chiến lược của Hoa Kỳ - cho dù quốc phòng hay phát triển – đi lên có hiệu quả và bị cắt đứt bởi ngành và cơ quan, tạo nên căng thẳng và va chạm không lành mạnh. Các trò chơi cung cấp một phương tiện để vượt qua những rào cản tự đặt ra giúp các bên liên hệ khác phát triển một sự hiểu biết chung về cạnh tranh hiện đại. Những trò chơi quốc hội nầy cũng chú trọng không chỉ đến việc tài trợ tối ưu mà còn đến các giới chức và họ làm tốt đến đâu để cắt xén khuôn khổ liên cơ quan để hỗ trợ cho cạnh tranh lâu dài. Nếu cạnh tranh trong thế kỷ 21st cũng nhiều phát triển như ngăn chận, Hoa Kỳ cần bảo đảm có đủ cách và phương tiện để đạt được ưu thế lâu dài.
Khuếch đại các chiến lược khu vực. Trong một thế giới nối kết, thông điệp cũng quan trọng như sự kiện. Các nỗ lực để kết hợp các dự án nước tốt hơn với các sáng kiến hạ tầng cơ sở thành phần công-tư và chiến lược sân khấu đòi hỏi thông điệp toàn cầu để chống lại các chiến dịch ảnh hưởng độc đoán. Chiến dịch thông điệp nầy nên được kết hợp với các sáng kiến hiện có như GEC và vươn ra ở cấp đại sứ và nên được xây dựng thành những đòi hỏi chương trình cho hệ thống người bán hỗ trợ việc phát triển hiện đại. Các thông điệp phải được cắt xén cho cử tọa trên khắp các khu vực đa dạng và có khả năng chống lại các chiến dịch ảnh hưởng ngoại quốc độc ác. Kết quả không phải là tuyên truyền nhưng bảo đảm dân số bị ảnh hưởng có thể đi qua tiếng ồn để hiểu tại sao chánh phủ Hoa Kỳ, cùng với đối tác của mình và thành phần tư nhân, đang đầu tư vào hạ tầng cơ sở nước.
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2023/10/cai-bong-cua-thac-nuoc-trong-khu-vuc.html#more
Không có nhận xét nào