Tổng mang Đảng “trao tay Tập”, Đinh Tiến Dũng sang Tàu học làm “bề tôi”!
Trà My – Thoibao.de
Ý Nhi – Thoibao.de
29/9/2023
Dư luận mạng xã hội Việt Nam đang tranh cãi sôi nổi về việc, vì sao, các đảng viên lãnh đạo cấp cao của Việt Nam hàng năm đều phải qua Trung Quốc dự lớp huấn luyện “đào tạo cán bộ nguồn” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều này cũng không thay đổi sau khi Hà Nội nâng cấp ngoại giao với Washington lên mức cao nhất.
Một tấm hình được truyền thông nhà nước loan tải ngày 26/9 cho thấy, Ủy viên Bộ Chính trị Đinh Tiến Dũng, Bí thư Hà Nội, phát biểu bế mạc lớp bồi dưỡng cán bộ nguồn tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Lâu nay, vẫn có những lo ngại về việc, dưới thời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam tăng cường đưa sang Trung Quốc đào tạo các cán bộ cấp cao, hay cán bộ nguồn, nằm trong chương trình quy hoạch lãnh đạo chủ chốt cho bộ máy của Đảng và nhà nước trong tương lai.
Song, một điều đáng lo lắng, với bản chất “thâm như Tàu”, Trung Quốc là “bậc thầy” trong việc dụ dỗ, mua chuộc, gài bẫy… những người mà họ nhắm đến, kể cả việc lung lạc, đe dọa, khiến những người này bị thu phục, và chấp nhận làm việc cho họ.
Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ VOA, từng bị gam chung với những người làm gián điệp cho Trung Quốc, tù nhân lương tâm Phạm Văn Trội cho biết: “Từ năm 1993 đã có các đoàn cán bộ Việt Nam sang Trung Quốc học tập mô hình “Chủ nghĩa Xã hội mang mầu sắc Trung Quốc”. Mỗi đoàn khoảng 20 đến 30 người, từ các ngành như quân đội, công an, hành chính, y tế, giáo dục, đặc biệt là hải quan, v.v.. Tại các khóa học này, người của Cục Tình báo Hoa Nam dưới những vỏ bọc khác nhau sẽ tham gia đào tạo họ. Chương trình đi học tập này do Ban Tổ chức Trung ương tổ chức. Khi về nước, thông qua bàn tay chỉ đạo của Bắc Kinh, họ sẽ được đề bạt vào các chức vụ, rồi dần dần vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt. Đây là một hình thức cài cắm người của Tình báo Hoa Nam.”
Nhà văn Phạm Viết Đào, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, từng tu nghiệp chuyên ngành văn chương tại Romania, từng là một cán bộ Bộ Văn hóa và sau đó là Thanh tra của Bộ này cho tới năm 2007. Đầu năm 2013, ông Đào nhận bản án 15 tháng tù vì tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
Ông Phạm Viết Đào đã viết trên trang Facebook cá nhân, cho biết, trong thời gian ở tù, ông đã ở chung với nhiều người Việt Nam bị tù với tội danh hoạt động gián điệp cho Trung Quốc. Nhà văn Phạm Viết Đào còn tiết lộ, ông từng bị giam chung với em trai ông Nguyễn Xuân Phúc và cháu ông Trần Đại Quang.
Theo ông Phạm Viết Đào, thành phần người Việt làm gián điệp cho Trung Quốc rất đa dạng. Có người là bộ đội biên phòng, có người làm trong ngành hải quan, có người là gián điệp của Việt Nam đánh sang Trung Quốc nhưng bị phát hiện, rồi quay sang làm gián điệp cho địch v.v.. Đặc biệt nhất trong số tù nhân này có ông Phạm Minh Đức, sinh năm 1957, quê quán Hà Nội, từng là Phó ban Tổ chức Trung ương Đảng. Nhờ có sự can thiệp của Bắc Kinh, ông Đức chỉ phải nhận bản án có 5 năm tù, dù ông thuộc đối tượng “gián điệp loại 1”.
Câu chuyện thứ hai, ông Phạm Viết Đào cho hay, theo lời kể của một bạn tù bị bắt về kinh doanh hóa đơn VAT, thì ở Hà Nội, song song tồn tại 2 Bộ Tài chính cung cấp hóa đơn đỏ – VAT, một ở số 9 Phan Huy Chú và “Bộ Tài chính” thứ 2 nằm ở chợ trời… Chính vì vụ việc này mà Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã bị kỷ luật. Nhưng không hiểu vì lý do gì, sau Đại hội 13, ông Dũng vẫn lên chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Được biết, vụ hóa đơn VAT chợ trời có liên quan tới Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca – cựu Giám đốc Công an Hải Phòng.
Những câu chuyện vừa kể, với các nhân chứng là những người trong cuộc, từng có địa vị xã hội, cho thấy, việc ông Nguyễn Phú Trọng và Ban lãnh đạo Việt Nam đem cán bộ cao cấp thuộc diện cán bộ nguồn cho Bắc Kinh đào tạo – mà thực chất là giao cho Tình báo Hoa Nam huấn luyện – được ví như chủ động mang “mỡ đi nộp cho mèo”. Đây là một việc làm hết sức nguy hại cho đất nước.
Thử hỏi, Trung Quốc sẽ dạy cho lớp cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam trong tương lai câu hỏi, “Hoàng Sa, Trường Sa cũng như 90% Biển Đông là của ai?” Chắc chắn, hỏi cũng là câu trả lời./.
https://thoibao.de/blog/2023/09/29/bac-kinh-dao-tao-can-bo-nguon-hay-huan-luyen-gian-diep-de-pha-hoai-viet-nam
Tổng mang Đảng “trao tay Tập”, Đinh Tiến Dũng sang Tàu học làm “bề tôi”!
Ý Nhi – Thoibao.de
29/09/2023
,Thà giao giang sơn vào tay giặc còn hơn để nhân dân làm chủ, là hành động xuyên suốt của Đảng Cộng sản. Tâm lý sợ mất Đảng thái quá đã khiến cho các đời Tổng Bí thư Đảng Cộng sản đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Vì bảo vệ vị trí cai trị của Đảng, mà Đảng Cộng sản đã quyết định kết nối với Trung Quốc qua Hội nghị Thành Đô 1990. Kể từ đó, chính trị Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc. Kết quả là Hiệp định Biên giới Việt Trung ký năm 1999 và Hiệp định Phân định Vịnh Bắc bộ ký năm một năm sau đó, Đảng Cộng sản đã xóa bỏ đường biên giới từ ngàn xưa, để vẽ lại đường biên giới mới theo ý Bắc Kinh.
Hầu hết quan hệ Việt Nam với các nước khác là quan hệ cấp nhà nước. Tuy nhiên, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là ngoại giao giữa 2 Đảng, vì vậy mới có những quyết định bất lợi cho đất nước. Bởi ngoại giao giữa 2 nhà nước là việc công, còn ngoại giao giữa 2 Đảng được xem như việc tư (việc riêng của Đảng). Trên danh nghĩa, nhà nước chịu một phần “giám sát” từ nhân dân, nhưng giữa 2 Đảng thì dân không có dự phần, nên hai ông Tổng Bí thư muốn “bán buôn” hay “ngã giá” gì, thì toàn dân không có quyền được biết. Đấy là cái nguy hiểm của lối ngoại giao giữa 2 Đảng.
Ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden, thì ông Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Lưu Kiến Siêu – Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã là điều bất thường. Điều này cho thấy, có vẻ như Việt Nam không thể tự quyết trong việc tiếp đón Mỹ, mà phải được phương Bắc “cấp phép”.
Ngay sau chuyến thăm Tổng thống Mỹ đến Việt Nam, là một loạt quan chức trong Bộ Chính trị phải đi Tàu. Đầu tiên là ông Tô Lâm sang Trung Quốc ngày 13/9; tiếp theo là ông Phạm Minh Chính vào ngày 16/9; và ngày 25/9, ông Đinh Tiến Dũng – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng sang Trung Quốc. Việc các quan chức tới tấp “thăm” Trung Quốc trong một khoảng thời gian ngắn, là một hiện tượng bất thường, cho thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam không có sự độc lập trong mối quan hệ của mình.
Ngày 12/1/2017, ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm Trung Quốc và ký 15 văn kiện giữa 2 Đảng. Đáng chú ý là có văn kiện “Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Được biết, chuyến đi của ông Đinh Tiến Dũng là sang dự bế giảng lớp đào tạo cho 20 “cán bộ nguồn” của Hà Nội. Lớp này là nhân sự dự trù cho nhiệm kỳ 2025 – 2030, họ được đào tạo tại Đại học Bách khoa Hoa Nam, từ ngày 19 đến ngày 26/9.
Ngày 15/2/2022, trên Tạp chí Cộng sản có bài viết “Trao đổi kinh nghiệm, hợp tác lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bối cảnh mới”. Bài viết này cho biết, “Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2017 – 2020, với việc Việt Nam cử 300 cán bộ cấp cao sang Trung Quốc đào tạo”. Đây chính là chính sách hiện thực hóa những gì ông Nguyễn Phú Trọng đã ký với ông Tập Cận Bình vào chuyến thăm Bắc Kinh năm 2017.
Khi “cán bộ nguồn” được trao cho Trung Cộng nhào nặn, thì xem như, ông Nguyễn Phú Trọng bưng nguyên Đảng Cộng sản dâng cho “bạn vàng”. Qua bên đấy thì học được gì ngoài việc học làm “bề tôi”? Đây là một quyết định rất nguy hiểm cho đất nước của ông Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Việc xích lại gần Mỹ chỉ là tấm màn che đậy cho những gì mà Đảng Cộng sản đang làm. Họ nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành đối tác chiến lược toàn diện, để dân ngất ngây trong “mộng mơ”. Trong khi đó, sau lưng, Đảng trao “cán bộ nguồn” của Đảng vào tay Tập, để Tập đào tạo trở thành lớp “bề tôi” của Tập. Lớp này sẽ nắm đầu dân Việt theo ý của quan thầy. Xem ra, Việt Nam rất khó thoát Tàu, nếu Đảng Cộng sản còn cai trị.
https://thoibao.de/blog/2023/09/29/tong-mang-dang-trao-tay-tap-dinh-tien-dung-sang-tau-hoc-lam-be-toi
Không có nhận xét nào