Header Ads

  • Breaking News

    Ý kiến: Đầu tư của Thái vào thủy điện ở Lào cho thấy sự đứt đoạn thảm khốc của Mekong

    (Opinion: Thai investment in Laos hydropower reveals dire disconnect in the Mekong)

    Ming Li Yong – Bình Yên Đông lược dịch

    The Third Pole – August 24, 2023

    Thai investments 1

    Đáy sông Mekong ở Vientiane, Lào khô cạn trong năm 2021. [Ảnh: Alamy]

    Mặc dù Thái Lan có thừa năng lượng, quốc gia tiếp tục hỗ trợ thủy điện gây nguy hại môi trường ở Lào, cho thấy những nhà tài chánh xa lạ như thế nào với những ảnh hưởng của việc đầu tư của họ

    Trong năm vừa qua, nhịp độ của việc phát triển thủy điện dọc theo dòng chánh của sông Mekong ở Lào đã gia tăng, được châm ngòi bởi các thỏa thuận tài trợ lâu dài.  Các nhà đầu tư vào dự án thủy điện của Trung Hoa và Thái Lan đã ký kết các Thỏa thuận Mua Điện (PPAs), thường kéo dài 30 năm, với Cơ quan Phát Điện Thái Lan (EGAT) của chánh phủ.

    Thái Lan là nhà đầu tư lớn nhất trong thành phần sản xuất điện ở Lào.  Trong năm 2016, Thái Lan ký một thỏa thuận để mua 9.000 MW điện từ Lào trong 2 thập niên, con số đã gia tăng đến 10.500 MW với việc ký kết một thỏa thuận khác vào đầu năm 2022.

    Nhưng xã hội dân sự và các nhà nghiên cứu đã xem xét kỹ lưỡng Kế hoạch Phát triển Điện của Thái Lan (PDP), thiết lập lộ đồ cho quốc gia để thực hiện các mục tiêu an ninh năng lượng, hiệu năng và tính khả chấp.  Trong lịch sử, Thái Lan đã có một dự trữ điện trong khoảng 40%, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế là 15%.  Những người phê bình nầy lập luận rằng Thái Lan không cần năng lượng từ Lào mà họ cam kết trong những năm gần đây.

    Mặc dù càng ngày càng khó để biện minh về kinh tế và môi trường, đầu tư của Thái vào thủy điện Mekong vẫn tiếp tục.  Tình hình cho thấy một sự đứt đoạn sâu giữa các nhà tài chánh và hậu quả của những đầu tư của họ.

    Thủy điện có vấn đề

    Tranh cãi chung quanh việc phát triển thủy điện trên dòng chánh và các phụ lưu của sông Mekong xuyên biên giới, vì nó có ảnh hưởng quan trọng đối với thủy học, các hệ sinh thái được nối kết và dòng phù sa của sông.  Nó cũng có những hệ quả cho an ninh lương thực và cuộc sống của 60 triệu người sống trong Hạ Lưu vực Mekong.

    Trên dòng chánh Mekong, hiện có 11 đập đang hoạt động ở Trung Hoa (nơi sông được gọi là Lancang); 2 đập đang hoạt động và 7 đập được dự trù ở Lào, và 2 đập được dự trù ở Cambodia.  Trong khi Trung Hoa đã xây đập trên sông từ thập niên 1990, nhịp độ phát triển thủy điện ở Lào đã gia tăng trong thập niên vừa qua.

    Thai investments 2

    Các dự án thủy điện Mekong, trong lịch sử, đã gây cãi nhau ở Thái Lan; cuộc biểu tình trong năm 2020 nầy theo sau việc dân làng Thái nộp đơn kiện chống lại Thỏa thuận Mua Điện của đập Xayaburi của chánh phủ. [Ảnh: International Rivers]

    Trong năm 2018 và 2019, trong khi đập Xayaburi và Don Sahong đầy tranh cãi đang được xây cất ở Lào, chánh phủ đề nghị xây thêm 4 đập nữa trên dòng chánh ở Pak Beng, Pak Lay, Luang Prabang và Sanakham.  Mỗi tiến trình tham vấn khu vực được tổ chức và thực hiện bởi Ủy hội Sông Mekong (MRC) thành công nhanh chóng, mặc dù lý lẽ cho những đập nầy sau đó bị hủy hoại bởi sự vắng mặt của PPAs hay ngay cả người mua năng lượng.

    Vào tháng 2 năm 2018, EGAT loan báo rằng quyết định để ký kết một PPA cho đập Pak Beng được đề nghị được hoãn cho đến khi việc duyệt xét đang diễn ra của PDP Thái Lan hoàn tất.  Nhưng trong tháng 11 năm 2021, Ủy ban Chánh sách Năng lượng Thái Lan (NEPC) đồng ý mua điện từ các đập Pak Beng, Pak Lay và Luang Prabang đang xây cất; từ đó EGAT ký kết PPAs cho đập Lung Prabang và Pak Lay.

    Nhìn kỹ các PPAs và thành phần năng lượng Thái nêu lên vài câu hỏi quan trọng: Những đầu tư của Thái trong thủy điện Mekong có được biện minh hay không, về mặt cần thiết và hợp lý?  Và thành phần năng lượng có đang trốn tránh trách nhiệm cho những hậu quả môi trường tiêu cực của việc đầu tư của họ?

    Tham vấn và giảm nhẹ: chỉ là con dấu?

    Lo ngại chung quanh những ảnh hưởng môi trường và kinh tế của các đập Mekong từ lâu đã được xã hội dân sự làm nổi bật.  Họ cũng bày tỏ qua Thủ tục Thông báo, Tham vấn Trước và Thỏa thuận (PNPCA) của MRC, một tiến trình tham vấn và lượng định dài 6 tháng mà bất cứ đập thủy điện được đề nghị nào trên dòng chánh của sông phải trải qua.  Theo đó, chánh phủ Lào khởi động 6 PNPCAs riêng biệt cho các đập Xayaburi, Don Sahong, Pak Beng, Pak Lay, Luang Prabang và Sanakham.

    Những giá trị của tiến trình PNPCA gồm có làm cho tài liệu của dự án chẳng hạn như các phúc trình Đánh giá Ảnh hưởng Môi trường (EIA) được công bố.  Trong trường hợp của đập Xayaburi trên dòng chánh Mekong ở thượng Lào, PNPCA của nó cũng đưa đến việc tái thiết kế trị giá 19,4 tỉ baht (554 triệu USD) cho thang cá của đập.  Điều nầy được thực hiện để đáp ứng các lo ngại rằng đập, bắt đầu hoạt động trong năm 2019, sẽ tạo một chướng ngại cho việc di chuyển của cá.

    Mặc dù vậy, tiến trình PNPCA đã bị xã hội dân sự Thái chỉ trích như một công việc “đóng dấu cao su” vô nghĩa: mặc dù những lo ngại còn tồn tại chung quanh việc đại diện của địa phương không thích hợp, phẩm chất kém của EIAs, và thiếu sự hiểu biết các ảnh hưởng xuyên biên giới của các dự án đập, chánh phủ Lào vẫn tiến hành việc xây cất.

    Đầu tư vào năng lượng mà Thái Lan không cần

    Thái Lan không nhất thiết cần phải nhập cảng thêm năng lượng, nhưng thường thường các thỏa thuận PPA bất công và mờ ám tiếp tục được ký kết cho các dự án thủy điện ở Lào.  Các nhà nghiên cứu đã nêu lên việc độc quyền của EGAT trong việc sản xuất và phân phối điện ở Thái Lan, tạo nên một xu hướng đầu tư quá nhiều vào các dự án năng lượng.  Điều nầy do hệ thống chi phí cộng thuế của EGAT, bảo đảm rằng cơ quan kiếm được thu nhập dựa trên số điện bán được, và cho phép EGAT chuyển chi phí của đầu tư quá nhiều cho người tiêu thụ.

    Ngoài ra, mặc dù Lào bán điện sang Thái Lan với giá 0,05 USD/kWh, trong mùa khô Lào nhập cảng điện từ Thái Lan với giá gần gấp đôi 0,11 USD/kWh.  Các đập thủy điện Mekong được ca ngợi là cần thiết để đáp ứng nhu cầu năng lượng của Thái Lan và các mục tiêu phát triển kinh tế của chánh phủ Lào.  Dù sao đi nữa, các câu hỏi vẫn còn về việc làm thế nào có thể trải rộng những lợi ích nầy qua những sắp xếp bất công như thế.

    Thiếu trách nhiệm trong việc quy hoạch năng lượng

    PPA cho Xayaburi – đập đầu tiên được xây cất trên dòng chánh của hạ lưu sông Mekong, được xây và tài trợ bời các thực thể Thái – minh họa những lo ngại chung quanh tính hợp lý của những thỏa thuận nầy và thiếu ý kiến của xã hội dân sự.

    Vào tháng 8 năm 2012, 37 dân làng Thái nộp một đơn kiện mốc ngoặt kiện 5 thực thể chánh phủ Thái, trích dẫn những lo ngại đối với những ảnh hưởng của đập đến sông và cuộc sống.  Những thực thể đó gồm có EGAT, vì thế thách thức giá trị của Xayaburi PPA và tính chính thống của việc chấp nhận của nội các Thái.  Vụ kiện cuối cùng bị bác trong tháng 8 năm 2022, trên cơ sở là PPA “không có ảnh hưởng trực tiếp và rõ ràng đối với môi trường và người dân” và “các bị cáo đã tuân theo và thi hành dúng các thủ tục [PNPCA]”.

    Mặc dù điều nầy đã xảy ra, một duyệt xét độc lập của PPA cho đập Xayaburi bởi nhà nghiên cứu và phân tích năng lượng Ashwini Chitnis được công bố trong năm 2013.  Được ủy nhiệm bởi NGO International Rivers (Sông ngòi Quốc tế), Chitnis lập luận rằng điều khoản của hợp đồng 29 năm đặt chánh phủ Lào vào sự rủi ro và tư thế bất lợi với EGAT.  Theo Chitnis, hợp đồng có tiềm năng ảnh hưởng đến khả năng của Lào để kiểm soát và đáp ứng nhu cầu năng lượng và nguồn nước của họ.

    Tham gia quy hoạch năng lượng

    Quyết định tiến hành đập Xayaburi cho thấy một đứt đoạn quan trọng giữa việc lấy quyết định liên quan đến năng lượng và hậu quả và chi phí của nó đối với đất (và trong nước).  Thành phần năng lượng Thái phần lớn được bảo vệ tránh mang trách nhiệm cho thiệt hại môi trường liên quan đến việc đầu tư của họ.

    Tiến trình PNPCA của MRC đã, đến mức độ nào đó, tạo ra những con đường hạn chế cho việc tham gia của quần chúng trong việc lấy quyết định thủy điện Mekong.  Ít nhất, tiến trình đã gia tăng việc xoi mói của quần chúng trong việc phát triển thủy điện Mekong.  Nhưng những cơ hội như thế rất giới hạn để ảnh hưởng thành phần năng lượng.

    Thái Lan đã tổ chức các buổi điều trần công khai về PDP của họ từ năm 2007, nhưng thành phần năng lượng của họ phần lớn vẫn có đặc tính của quyền lợi có thế lực.  Điều nầy làm dễ dàng việc thiếu minh bạch, trách nhiệm và kiểm soát và cân bằng trong việc lấy quyết định.

    Các cơ hội cho kiểm soát và cân bằng độc lập và tham gia của quần chúng trong thành phần năng lượng của Thái Lan liên hệ với độ cởi mở của không gian dân chủ.  Học giả Bruce Missingham mô tả thập niên 1990s như: “một thập niên của tổ chức nông thôn, vận động và chống đối chánh trị như chưa từng thấy ở Thái Lan.”

    Trong thời gian nầy, xã hội dân sự môi trường Thái có một số thành công trong việc thách thức việc xây cất các đập thủy điện lớn của quốc gia trong thập niên 1990s, như được thấy trong cuộc biểu tình của Hội đồng của Người nghèo chống lại đập Pak Mun ở đông bắc.  Và trong năm 2022, Ủy ban Ngoại giao của Hạ viện Thái Lan kêu gọi trì hoãn PPAs cho đập Pak Beng và Sanakham, để đáp lại lời thỉnh cầu của Hệ thống Người dân Mekong Thái.  

    Như một phần sau cuộc đảo chánh, Quốc hội được thành lập trong cuộc tổng tuyển cử năm 2019, ủy ban gồm có một MP [member of parliament] cho Đảng Tiến tới (Move Forward Party (MFP)), người ghi nhận rằng các đập không mang lợi cho Thái Lan.  MP cũng nói các cơ quan chánh phủ thích hợp không cung cấp những câu trả lời vừa lòng cho những câu hỏi của EIA.

    Cuộc tổng tuyển cử năm nay ở Thái cho thấy cử tri bác bỏ các đảng phái bảo thủ, liên kết với quân đội để dồn phiếu cho MFP theo hướng cải cách, hứa hẹn nhiều chánh sách môi trường tiến bộ.  Tuy nhiên, chánh phủ sắp tới của Thái Lan sẽ gạt MFP ra ngoài lề theo kế hoạch.  Điều này làm cho nó quan trọng hơn bao giờ đối với các tổ chức quốc tế, người cho và quần chúng để nghi vấn về những đường lối quy hoạch năng lượng theo thông lệ ở Thái Lan.

    Các tổ chức và những quyền lợi cố thủ không thể được cải cách một cách dễ dàng, nhưng chuyển động nầy trong lịch sử Thái là một cơ hội để cứu xét những con đường phát triển thay thế.  Bao gồm sự tham gia có ý nghĩa của quần chúng vào việc lấy quyết định năng lượng cũng có thể đưa đến kết quả hợp lẽ phải và công bằng hơn.  Làm như thế, Thái Lan có thể bắt cầu sự đứt đoạn thảm khốc giữa thành phần năng lượng và môi trường trong lưu vực sông Mekong, và dẫn đường cho việc phát triển khả chấp trong khu vực.

    https://mekong-cuulong.blogspot.com/2023/09/y-kien-au-tu-cua-thai-vao-thuy-ien-o.html


    Không có nhận xét nào