Header Ads

  • Breaking News

    VNCS: Câu chuyện giáo dục và Đại học Fulbright của Hoa kỳ tại Việt Nam

    TH tổngg hợp

    01/9/2023

    Nhân kỷ niệm ngày 2 tháng 9 tại Việt Nam

    "Bản chất của giáo dục đa văn hoá là đạt tới sự thấu cảm – năng lực nhìn thế giới như những người khác nhìn nó, cũng như năng lực chấp nhận khả năng những người khác có thể thấy được những điều mà chúng ta đã không nhận thấy, hoặc có thể nhìn thấy nó chính xác hơn.”

     Thượng nghị sỹ J. William Fulbright

    Lễ tốt nghiêp niên khóa đầu tiên năm 2023

    Đại học Fulbright Việt Nam xây dựng sức mạnh của mình dựa trên sự đa dạng, mà chúng tôi định nghĩa khá rộng. Chúng tôi cam kết xây dựng một cộng đồng học tập phản ánh sự đa dạng của Việt Nam và thế giới. Cam kết của chúng tôi đối với sự đa dạng bắt nguồn từ sự tôn trọng của chúng tôi đối với phẩm giá cá nhân và từ cam kết cống hiến cho sự nghiệp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau.

    Chúng tôi tin rằng làm việc với những người có bản sắc, trải nghiệm cuộc sống và đức tin khác mình là một đặc thù của nền giáo dục tiên tiến. Đây cũng là đòi hỏi tiên quyết đối với một công dân của trách nhiệm của đất nước và thế giới. Tại Fulbright, các sinh viên, giảng viên và nhân viên làm việc cùng nhau để thấu hiểu, đồng cảm và trưởng thành từ những quan điểm khác biệt của mỗi cá nhân.

    https://fulbright.edu.vn/vi/tuyen-bo-ve-su-da-dang/

    USAID (United States Agency for International Development )

    Đại học Fulbright Việt Nam: Phát triển và Bền vững

    2021 - 2024 Đơn vị thực hiện: Đại học Fulbright Việt Nam. Ngân sách dự trù 16.500.000 Đô la

    Được thành lập năm 2016, Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) là trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam và là nền tảng trong quan hệ đối tác giáo dục đại học giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Mô hình của FUV được xây dựng dựa trên nền tảng truyền thống giáo khai phóng của Mỹ đồng thời vẫn dựa trên những di sản và truyền thống văn hóa phong phú của Việt Nam. Hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ dành cho FUV bắt đầu từ năm 1994 với việc thành lập Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright và đây đã trở thành cơ sở cho chương trình sau đại học của FUV. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tiếp tục hỗ trợ FUV phát triển thành một tổ chức giáo dục đại học vững mạnh và bền vững, mang đến nền giáo dục đẳng cấp thế giới, đồng thời đóng vai trò tiên phong trong nỗ lực cải cách hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Khóa cử nhân đầu tiên của FUV tốt nghiệp vào năm 2023.

    Đến nay, khi FUV trở thành một cơ sở giáo dục có tuổi đời hơn, USAID tiếp tục hỗ trợ FUV xây dựng một mô hình bền vững cho giáo dục đại học, mở rộng quy mô sinh viên và lên kế hoạch xây dựng khuôn viên trường đẳng cấp thế giới. Hỗ trợ của USAID giúp FUV xây dựng và triển khai các kế hoạch chiến lược, các chính sách của nhà trường, các thực hành quản trị và hệ thống vận hành trường đại học. USAID cũng đang hỗ trợ FUV đa dạng hóa các chương trình không cấp bằng và nguồn thu của trường thông qua các sáng kiến mới, chẳng hạn như Chương trình Phát triển lãnh đạo của Trung tâm Khởi nghiệp và Sáng tạo Đại học Fulbright Việt Nam (CEI) dành cho các nhà quản lý doanh nghiệp.

    CỦNG CỐ CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC THUẬT VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU

    USAID hỗ trợ các kế hoạch của FUV nhằm mở rộng các chương trình học thuật và cấp bằng, tăng số lượng giảng viên và các cán bộ học thuật, tăng số lượng tuyển sinh và xây dựng khuôn viên trường mới. USAID hỗ trợ FUV trong nỗ lực đạt kiểm định của Hoa Kỳ thông qua Ủy ban Giáo dục Đại học New England (NECHE) nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về đảm bảo chất lượng và xuất sắc học thuật. USAID cũng đang hỗ trợ các quan hệ đối tác với khu vực tư nhân và các sáng kiến nghiên cứu học thuật và tài trợ nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo nghiên cứu và đổi mới của FUV.

    TÁC ĐỘNG: MÔ HÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM 

    Hỗ trợ của USAID được kỳ vọng sẽ giúp FUV khẳng định mình là một trường đại học đẳng cấp quốc tế, tự chủ, nơi chuẩn bị hành trang cho một thế hệ lãnh đạo mới trên khắp đất nước để giải quyết những thách thức của thế kỷ 21 và thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

    Đại học Fulbright lừa bịp Việt Nam?

    Posted in Bùi Anh Trinh, ĐZ-files

    https://vietcongonline.files.wordpress.com/2016/08/1217.jpg?w=620&h=264&crop=1

    “Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam”.( Bản tin của RFA ngày 22-8-2016 ).

    Trường Fulbright và chính phủ Mỹ

    Chương trình đại học Fulbright là một dạng đầu tư về giáo dục của Mỹ tại Việt Nam dưới hình thức đại học tư thục phi lợi nhuận.  Cổ phần vốn gồm có 3 phần, một phần do chính phủ Mỹ tài trợ, một phần do các cơ quan tư nhân tại Mỹ đóng góp, một phần do quỹ quyên góp tư nhân tại Việt Nam.  Quỹ xây dựng và điều hành trường được tính thành hạn ngạch đầu tư kinh doanh.

    Chương trình này đã được ông Nguyện Tấn Dũng ký thuận vào tháng 6 năm 2014 và được chính thức xây dựng tại Sài Gòn vào tháng 7 năm 2015, sau khi ông Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ trở về. Dự trù cuối năm 2016 sẽ tuyển sinh khóa đầu tiên.

    Tuy nhiên chương trình giảng dạy ( đối tác học thuật ) sẽ là chương trình của trường Havard Kennedy của Mỹ.  Nghĩa là CSVN bắt đầu chấp nhận chuyện đào tạo nhân lực cho tương lai theo công thức của Mỹ.  Quốc hội Mỹ đã chuẩn thuận ngân quỹ với hy vọng đề án giáo dục theo kiểu Mỹ sẽ được giảng dạy tại Việt Nam.  Rồi dần dần sẽ phát triển thành nề nếp giáo dục của toàn nước VN.

    Con số 10.000 sinh viên của trường Fulbright tại Sài Gòn cho thấy mỗi năm trường này cho ra lò 2.500 cán bộ hạng nhất của các cơ quan công quyền cũng như tư nhân tại VN.  Bởi vì mãnh bằng của trường đại học tư nhân của Mỹ sẽ nhanh chóng có giá trị hàng đầu trong các cuộc tuyển chọn cán bộ và chuyên viên của các công sở cũng như các công ty tư nhân.  Sau 10 năm thì sẽ là 25.000 cán bộ công, tư trên toàn quốc.  Số cán bộ hàng đầu này có thể làm thay đổi số phận của chế độ.  Dĩ nhiên là thay đổi theo chiều hướng mà người Mỹ muốn.

    Người có công đi kêu gọi quyên góp cho kế hoạch Đại học Fulbright là ông Bob Kerrey.  Theo thông lệ làm ăn của người Mỹ thì hễ ai có công đi quyên góp cho một kế hoạch phi lợi nhuận từ lúc khởi đầu cho tới khi ngân quỹ được thành hình thì người đó sẽ làm Chủ tịch, tức là làm chủ số tiền mà người đó vận động quyên góp.

    Về phía CSVN thì họ nghi ngờ nhiệt tâm cũng như sự hô hào quyên góp của ông Kerrey  nhưng họ vẫn tán đồng bởi vì họ chỉ có được chứ không có gì để mất.  Hơn nữa, CSVN không thể từ chối món lợi ngân khoản đầu tư hằng trăm triệu đô la mà Mỹ  biếu không cho Việt Nam. Chính vì vậy mà CSVN chủ trương cứ để cho Mỹ đổ tiền xây dựng cơ sở nhà trường xong đã.  Rồi sau đó họ sẽ dần dần tranh đấu cho có được chương trình giảng dạy do họ kiểm soát.  Nhất là các môn khoa học nhân văn, đặc biệt là môn sử học và luật học.

    Trường Fulbright và cá nhân ông Bob Kerrey.

    Ngay sau khi Tổng thống Obama đến Sài Gòn ký kết dự án thực hiện trường Fulbright thì CSVN đi bước đầu tiên là từ chối ông Chủ tịch Bob Kerrey với lý do ông ta và những người đứng đằng sau lưng ông ta ( nước Mỹ ) là những người có tì vết do đã phạm tội ác dã man với nhân dân Việt Nam.

    Tuy nhiên ông Bob Kerrey chịu đấm ăn xôi bằng cách đóng vai thảm, ông ta tỏ ra hối lỗi đã phạm tội ác đối với nhân dân Việt Nam trong thời gian ông ta phục vụ tại Việt Nam, và nay ông ta muốn thực hiện chương trình đại học Fulbright để chuộc lại lỗi lầm đó.  Thậm chí ông Kerrey còn thú nhận quân đội Mỹ cũng đã giết hằng triệu thường dân Việt Nam vô tội.

    Với vai thảm đó ông Kerrey tưởng đâu sẽ qua truông dễ dàng, nhưng CSVN không thể để cho ông ta dễ dàng biến từ người có lỗi thành người ban ơn.  CSVN đưa bà Tôn Nữ Thị Ninh, bà Nguyễn Thị Bình… công kích ông Kerrey thậm tệ trên diễn đàn quốc tế. Bà Ninh đòi Quốc hội Mỹ phải thay thế ông Kerrey bởi vì lưu giữ ông ta sẽ tạo ấn tượng tội ác của người Mỹ đối với nhân dân Việt Nam.

    Quốc hội Mỹ không trả lời, họ cho rằng một khi trường Đại Học Fulbright là quà biếu của người Mỹ thì người Mỹ có quyền cắt cử người mà họ muốn, nếu CSVN không đồng ý thì đừng nhận.  Đòi hỏi của bà Ninh là một đòi hỏi vô lý chưa từng có.  Nó có vẻ như chính quyền CSVN muốn giành quyền bổ nhiệm người điều hành trường đại học tư thục do người Mỹ bỏ tiền ra.

    Trước phản ứng không đổi của phía Mỹ, phía CSVN chuyển sang chiến thuật hạ nhục để ông Kerrey tự ái mà rút lui.  Đó là họ nhờ ông Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng giở giọng tha thứ đểu :“…hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ vì thiếu hiểu biết”.

    Phát biểu đểu của ông Thăng đã gặp phải phản ứng nhạy cảm của người Mỹ, họ yêu cầu nhà cầm quyền CSVN cho gở ngay những bài viết có trích thuật lời nói của ông Đinh La Thăng bởi vì nó có tính cách nhục mạ người Mỹ trong khi hai quốc gia đã thỏa thuận không tuyên truyền khơi lại hận thù.  Một lần nữa CSVN lại phải nhường một bước, không đòi hỏi thay thế ông Bob Kerrey nữa.

    Đây chỉ là mới bắt đầu của cuộc ngầm tranh giành giảng dạy theo chương trình tự do ( Mỹ ) hay chương trình nhà nước ( CSVN ). Ông Bob Kerrey chỉ là nạn nhân đầu tiên của cuộc tranh giành…!  Nếu ông Kerrey càng chịu nhục, càng xin lỗi, càng nhận tội thì chỉ khiến cho CSVN càng có lợi thế để bước thêm những bước “làm khó làm dễ” sau này nữa.

    Vấn đề không phải là ông Kerrey làm chủ tịch hay không.  Mà là trường Fulbright giảng dạy theo chương trình học thuật tự do của một trường tư nhân của Mỹ hay là giảng dạy theo chương trình của nhà nước CSVN ?

    Trường Fulbright lừa bịp ? 

    Quả nhiên giờ đây CSVN đã đi bước thứ hai.  Họ đặt lại vấn đề là một trường tư thục nên dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục nước sở tại hay được quyền dạy theo chương trình riêng theo ý muốn của giới chủ nhân nhà trường ?

    Thông điệp được đưa ra trên trang mạng Việt Nam Thời Báo là một đòn mới của CSVN.  Họ muốn nói rằng trước đây ông Kerry từng hứa rằng ông sẽ vận động người Mỹ giúp CSVN có một trường đại học tân tiến;  sẽ giảng dạy theo đối tác học thuật của Mỹ, nghĩa là dạy tất cả các tư tưởng học thuật có trên thế giới.  Thế mà nay Fulbright lại từ chối học thuật Mác-Lê nin là học thuật chủ đạo của nước chủ nhà. Vậy là họ lừa bịp !

    Hiện nay theo chương trình giáo dục của CSVN thì các môn học có liên quan đến chính trị chiếm khoảng 25% thời gian học của sinh viên đại học. Đó là các môn Triết học Mác Lê Nin, Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, Kinh tế chính trị học Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

    Mới nghe qua thì việc trường đại học Mỹ từ chối giảng dạy theo chương trình giáo dục của Bộ giáo dục nước sở tại là một điều vô lý, nếu không nói là ngang ngược.  Nhưng nghĩ lại thì các môn Chính trị Mác Lê Nin, Lịch sử đảng CSVN, Tư tưởng HCM là những môn mà từ lâu đã được sinh viên Việt Nam coi là môn mà người dạy không muốn dạy và người học không muốn học.  Đây là một điều mà ai cũng biết, dĩ nhiên là lãnh đạo CSVN cũng biết.

    Quốc hội Mỹ đã bỏ ra hằng trăm triệu USD để mở trường Fulbright không phải để giúp CSVN đào tạo những nhà khoa học vô tích sự, những doanh nhân vô tích sự, hay những nhà trí thức vô tích sự.  Lấy một điển hình những nhà trí thức Mác Lê Nin hạng nhất của VN hiện nay là các ông Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Võ Văn Thưởng…nhưng từ trước tới nay các ông chẳng làm việc gì cho ra hồn.  Vậy thì có nên tiếp tục đào tạo những con người như Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh… hay không?

    Rốt cuộc thì có vẻ như người Mỹ có lý khi từ chối giảng dạy Mác Lê Nin . Nhưng về phía những nhà lãnh đạo CSVN thì không cần biết có lý hay không có lý.  Họ chỉ biết bảo vệ họ, tức là bảo vệ quyền lợi của họ bằng tư tưởng Mác Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho dầu những tư tưởng đó chỉ là bịp bợm…

    Trong thâm tâm họ nghĩ rằng hễ mất Mác Lê Nin thì có nghĩa là họ đi đời.  Cho nên họ dụ khị dân chúng rằng bảo vệ tư tưởng Mác Lê Nin hay bảo vệ tư tưởng Hồ Chí Minh là bảo vệ chủ quyền của dân tộc (sic).

    Giờ đây họ đang lu loa lên rằng người Mỹ lừa bịp vì không chịu giảng dạy Mác Lê Nin tức là người Mỹ can thiệp vào chủ quyền của Việt Nam (!?)… Không biết là ai bịp ai nhưng rõ ràng là kẻ cắp gặp bà già.  Hai bên lừa nhau từng miếng như là đang đánh phé. Trong khi đó xét lại lịch sử Việt Nam đã từng có một trường hợp tương tự :

    Năm 1955 Mỹ đưa 10 giáo sư đại học Mỹ sang Việt Nam dạy trường Quốc gia hành chánh là trường đào tạo quan chức hành chánh cho chế độ VNCH.  Mới đầu chính phủ Mỹ chỉ ký với Chính phủ Ngô Đình Diệm một hợp đồng giảng dạy trong 5 năm để cho các viên chức hành chánh Việt Nam quen với lề thói làm việc của hệ thống hành chánh Mỹ, nhưng thực ra họ muốn duy trì lâu dài 10 giáo sư này để tất cả các viên chức của VNCH từ đó trở về sau đều phải từ lò đào tạo của Mỹ mà ra.

    Đến ngày chấm dứt hợp đồng năm 1960 Tổng thống Ngô Đình Diệm từ chối thương lượng gia hạn hợp đồng, buộc 10 giáo sư Mỹ lên máy bay về nước.  Ông chính thức đối mặt với Mỹ.  Người Mỹ đã dằn mặt ông bằng cuộc đảo chánh giả năm 1960 và cuộc thả bom dinh Độc Lập năm 1962.  Nhưng ông vẫn kiên quyết không nhượng bộ.

    Phản ứng của Tổng thống Ngô Đình Diệm cho thấy lối ứng xử cần phải có của một vị nguyên thủ quốc gia;  mọi quyết định đều công khai và thẳng thắn.  Trong khi đó CSVN thì chuyên môn chơi trò nấp nấp, lén lén; tay bắt mà chân đá.  Họ có vẻ tự phụ với lối khôn lanh vặt của họ; nhưng cái lối khôn lanh này chỉ khiến cho họ mất tín nhiệm trong khi họ đang muốn hội nhập với quốc tế.

    BÙI ANH TRINH

    Fulbright có đi cùng với Mác và Lê Nin?

    Kính Hòa, RFA
    22/8/2016

    fulbright-vietnam-622.jpg

    Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành uỷ TP HCM trao giấy chứng nhận thành lập Đại học Fulbright Việt Nam cho ông Thomas Vallely, Chủ tịch Quỹ TUIV, Giám đốc Chương trình Việt Nam của Đại học Harvard hôm 11/7/2015. 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngPhoto: RFA 

    Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác-Lênin? 

    Khoảng giữa tháng 8/2016, một trang mạng mang tên Việt Nam Thời Báo cho đăng tải một bài viết nói rằng Đại học Fulbright Việt Nam từ chối giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin trong chương trình của mình. Trang này nói rằng đại học Fulbright đã lừa bịp Việt Nam.

    Xin chú ý rằng trang này thường có những bài viết ủng hộ đảng cộng sản Việt Nam, nhưng lại cùng tên với trang của một tổ chức các nhà hoạt động dân sự là Hội nhà báo Việt Nam độc lập, mang khuynh hướng khác.

    Môn học bắt buộc ở VN 

    Tiến sĩ Nguyễn Khoa Văn, dạy đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết là trong tất cả các chương tình đại học Việt Nam, dù là của nhà nước hay tư thục đều có một phần quan trọng chiếm đến khoảng 25% thời gian học để học các môn có liên quan đến chính trị. Đó là các môn học triết học Mác Lê Nin, Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam, kinh tế chính trị học Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Riêng trong ngành  kinh tế thì môn kinh tế chính trị Mác Lê Nin chiếm đến 90 giờ học bắt buộc.

    Vì lý do đó, Tiến sĩ Văn nói rằng nếu Đại học Fulbright từ chối sự bắt buộc, cũng là điều dễ hiểu, vì nó sẽ không phù hợp với chương trình của họ, cũng như tất cả các chương trình giảng dạy về kinh tế trên thế giới.

    Ông nói tiếp về các môn tự chọn và bắt buộc liên quan đến triết học trong chương trình mà ông tham gia giảng dạy:

    “Chương trình giảng dạy của đại học Việt Nam mình có hai môn thuộc về triết học, thứ nhất là môn lịch sử triết học, thì họ chỉ bố trí là hai học phần, 30 tiết tức là có hai tín chỉ thôi. Nhưng mà cái môn triết học Mác Lê Nin thì đến 4 tín chỉ, tức là 60 tiết. Môn lịch sử triết học là môn nhiệm ý, tự chọn, còn môn triết học Mác Lê Nin là bắt buộc, đối với các nhóm ngành kinh tế sau đại học.”

    Tự do học thuật không đòi hỏi chúng ta lấy một chủ nghĩa nào làm kim chỉ nam cho tư tưởng cả.

    LS Lê Công Định, TP.HCM

    Có Mác Lê hay không Mác Lê?

    Luật sư Lê Công Định, người từng là học giả của chương trình Fulbright nói quan điểm của ông về việc có nên giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê trong trường Đại học hay không:

    “Tôi nghĩ là nếu Đại học Fulbright có một môn về triết học, thì chủ nghĩa Mác Lê Nin cũng có thể được nghiên cứu một cách không bắt buộc, trong những chương trình nghiên cứu triết học nói chung, bởi vì triết học Mác cũng là một triết học quan trọng mà những sinh viên nghiên cứu về triết cũng nên tìm hiểu. 

    Nhưng tôi nghĩ là chủ nghĩa Mác Lê Nin, hay triết học Mác không nên là một môn bắt buộc cho các đại học Việt Nam, bởi vì tự do học thuật không đòi hỏi chúng ta lấy một chủ nghĩa nào làm kim chỉ nam cho tư tưởng cả. Cho nên nếu là vì tự do học thuật, vì đại học Fulbright có môn triết thì tôi nghĩ là nên, còn bắt buộc thì tôi nghĩ là không nên.”

    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (bên phải) phát biểu trong buổi chào mừng kỷ niệm 10 năm chương trình Fulbright tại Việt Nam ở trường Đại học Ngoại thương Hà Nội vào ngày 10 tháng 7 năm 2012.

    Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (bên phải) phát biểu trong buổi chào mừng kỷ niệm 10 năm chương trình Fulbright tại Việt Nam ở trường Đại học Ngoại thương Hà Nội vào ngày 10 tháng 7 năm 2012. AFP PHOTO 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.png

    Một giảng viên Đại học lâu năm xin giấu tên tại thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ quan điểm này của luật sư Lê Công Định. Qua liên lạc email với chúng tôi, bà nói rằng:

    “Theo mình, có dạy, mà dạy đúng (ít nhứt là làm rõ vai trò lịch sử của nó vào thời điểm nó ra đời, người học sẽ tự biết tìm hiểu "diễn biến" về sau) thì sẽ tốt hơn là "không dạy."

    Học thuyết lỗi thời

    Nhưng có những ý kiến khác cho rằng môn triết học Mác Lê Nin là vô ích không nên đưa vào chương trình giảng dạy. Ông Phạm Tuấn Kiệt  tốt nghiệp đại học ngành dược tại Thành phố Hồ Chí Minh trả lời qua tin nhắn với chúng tôi rằng Mác Lê Nin là loại học thuyết lỗi thời, và nếu Đại học Fulbright không chấp nhận nó là vì không chấp nhận một nền giáo dục có tính định hướng.

    Ông Nguyễn Khoa Văn cũng theo quan điểm này, ít nhất là trong các chương trình giảng dạy mà ông tham gia có liên quan đến lĩnh vực kinh tế:

    “Theo tôi thì tôi sẽ không chọn cái môn đó làm nhiệm ý hay bắt buộc gì cả trong cái chương trình học của mình, nếu tôi là người soạn chương trình cho Đại học Fulbright, vì môn đó chẳng giúp ích gì cho học viên cả.”

    Tôi sẽ không chọn cái môn đó làm nhiệm ý hay bắt buộc gì cả trong cái chương trình học của mình, nếu tôi là người soạn chương trình cho Đại học Fulbright, vì môn đó chẳng giúp ích gì cho học viên cả.

    TS Nguyễn Khoa Văn, Đại học kinh tế TP.HCM

    Ông Văn nói thêm là từ khi ở Việt Nam bắt đầu cho phép giảng dạy ngành quản trị kinh doanh vào năm 1997, trong gần 20 năm qua các sinh viên phải tốn đến 1 năm học trong chương trình học bốn năm của mình cho các môn có liên quan về chính trị là quá nhiều.

    Luật sư Lê Công Định thì đưa ra nhận xét rằng chương trình giảng dạy đại học tại Việt Nam đã có nhiều sự cởi mở trong thời gian qua khi cho phép giảng dạy về các loại triết học, tư tưởng khác ngoài chủ nghĩa Mác Lê Nin, nhưng khi được hỏi liệu trong tương lai Việt Nam sẽ cho phép sinh viên của mình học môn chủ nghĩa Mác Lê Nin như một sự tự chọn chứ không bắt buộc hay không, Luật sư Định nói:

    “Nhưng bảo rằng là để không dạy môn chủ nghĩa Mác Lenin như là một môn bắt buộc nữa, thì tôi nghĩ rất là khó vì người ta vẫn xem chủ nghĩa Mác Lê Nin là kim chỉ nam, là căn bản tư tưởng của chế độ này thì khó mà không bắt buộc được.”

    Fulbright và Việt Nam

    Vào tháng năm năm nay, sau khi Việt Nam công bố chính thức việc thành lập đại học Fulbright tại Việt Nam, một nguồn tin trong ngành giáo dục Việt Nam có nói với chúng tôi rằng câu chuyện có bắt buộc giảng dạy chủ nghĩa Mác Lê Nin hay không là một điểm quan trọng trong việc thương lượng giữa Fulbright và các giới chức Việt Nam.

    Sau khi có tin nói rằng trường Fulbright từ chối việc giảng dạy chính trị Mác Lê Nin trong chương trình của mình, một nguồn tin trong giới báo chí Việt nam cho chúng tôi biết rằng việc bắt buộc học chủ nghĩa Mác Lê Nin hay không vẫn đang được thương lượng.

    Chúng tôi đã liên lạc với hai người trong ban đại diện của đại học Fulbright tại Việt nam để xác định tin này thì một người không trả lời, còn người kia thì bảo rằng rất tiếc không thể trả lời về việc đó.

    https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/fulbright-vietnam--marxlenin-kh-08222016103417.html

    Đại học Fulbright Việt Nam sẽ dạy chủ nghĩa Marx-Lenin

    Thứ Bảy, 5/08/2017

    Kinh tế Sài Gòn Online

    Đại học Fulbright Việt Nam sẽ dạy chủ nghĩa Marx-Lenin

    Thanh Uyên

    Đại học Fulbright Việt Nam sẽ dạy chủ nghĩa Marx-Lenin

    Các diễn giả trong hội thảo về giáo dục khai phóng tại TPHCM hôm 4-8. Ảnh: B.U.

    (TBKTSG Online) – Hiệu trưởng trường Đại học Fulbright Việt Nam (FUV), bà Đàm Bích Thủy, cho biết FUV sẽ giảng dạy về chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

    Thông tin trên được bà Thủy đưa ra tại hội thảo “Giáo dục khai phóng – mô hình Hoa Kỳ” do Hội Hữu nghị Việt – Mỹ TPHCM tổ chức hôm 4-8 ở TPHCM.

    Theo bà Thủy, chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa Marx-Lenin là một phần tất yếu của lịch sử, không có lý do gì để FUV không đưa vào giảng dạy. Tuy nhiên, FUV sẽ có phương pháp dạy khác với những trường khác.

    “Cách dạy của chúng tôi sẽ như thế này: đặt Karl Marx bên cạnh những nhà triết học khác của Đức để nhìn thấy sự phát triển, các dòng chảy tư tưởng triết học của Đức, để giải đáp tại sao đến thời điểm đó thì chủ nghĩa Marx xuất hiện", bà Thủy nói.

    Về môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, bà Thủy cho rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh là một phần của lịch sử Việt Nam. Đó là giai đoạn mà người Việt Nam nên tự hào.

    “Đặt tư tưởng Hồ Chí Minh vào trong lịch sử Việt Nam hoặc văn học Việt Nam, với cách tiếp cận này, chúng tôi hy vọng trong vài năm tới, đây không còn là môn bắt buộc, sinh viên sẽ cảm thấy thú vị hơn”, bà Thủy cho hay.

    Cũng tại hội thảo, khi bàn về mô hình giáo dục khai phóng (liberal arts education) tại hội thảo, bà Thủy cho biết, nhiều trường đại học ở Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ… đã và đang áp dụng mô hình giáo dục khai phóng. Khác với mô hình giáo dục dạy kiến thức, đào tạo kỹ năng chuyên môn để sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm được một công việc cụ thể; giáo dục khai phóng tập trung vào ba nguyên tắc: dạy cách học, học cách nghĩ và học cách sống.

    Với mô hình này, sinh viên năm nhất chưa cần phải trả lời ngay câu hỏi "ra trường sẽ làm gì?". Hai năm đầu, sinh viên sẽ được tiếp xúc với các môn học ở nhiều lĩnh vực, cả những môn không phải chuyên ngành trong một môi trường tự do, không áp đặt.

    “Qua đó, sinh viên sẽ biết mình say mê điều gì, có khả năng ở lĩnh vực nào. Đây là một trong những ưu thế của việc học theo chương trình giáo dục khai phóng, giúp sinh viên tránh phải đưa ra những quyết định lớn trong đời như chọn nghề nghiệp, khi mới bước vào tuổi 18”, bà Thủy nói.

    Theo bà Thủy, ngoài kiến thức, giáo dục khai phóng còn giúp người học thói quen tư duy để có khả năng tự học.

    Cùng quan điểm trên, ông Trần Xuân Thảo, trường Đại học Văn Lang, cho rằng thế giới đang liên tục thay đổi, công nghệ phát triển từng ngày, người học nếu chỉ được đào tạo một công việc cụ thể sẽ dễ nhanh bị đào thải. Trong khi đó, giáo dục khai phóng cung cấp kiến thức tổng quát ở nhiều lĩnh vực, giúp người học khám phá bản thân, thế giới xung quanh để sau này có thể tiếp cận nhiều công việc khác nhau, chuyển đổi công việc linh hoạt. “Tại Mỹ, khoảng 20% sinh viên ra đời thành công xuất thân từ các mô hình giáo dục khai phóng. Steve Jobs, hay ông chủ Facebook Mark Zuckerberg cũng xuất thân từ các đại học khai phóng”, ông Thảo nói.

    Bàn về việc áp dụng giáo dục khai phóng trong các trường đại học Việt Nam, ông Thảo cho hay, giáo dục đại học Việt Nam đã từng có thời kỳ áp dụng chương trình học đại cương trước khi phân ngành cụ thể. Đây có thể xem là một phần của giáo dục khai phóng. Tuy nhiên, chương trình thất bại do phương pháp thực hiện, nội dung môn học chưa hợp lý.

    Còn ông Trần Ngọc Châu, Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Mỹ TPHCM, cho rằng giáo dục Việt Nam cần phải có một cuộc cách mạng. Giáo dục khai phóng hướng người học đến sự phát triển hài hòa sẽ là nền tảng phù hợp cho thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.

    https://thesaigontimes.vn/dai-hoc-fulbright-viet-nam-se%CC%83-da%CC%A3y-chu-nghia-marx-lenin/

    Lí do không nên cho đại học Fulbright  hoạt động tại Việt Nam

    by An Chiến  |  at  17.8.16 

    Cuối cùng thì cái đuôi con cáo cũng đã lộ ra, mọi lý lẻ lưà bịp của Đại học Fulbright tự giới thiệu, là một Đại học kiểu mới, một mô hình Đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật, sáng tạo trí thức, giúp sinh viên độc lập suy nghĩ đã bị sổ toẹt vì Đại học Fulbright từ chối đưa Chủ nghĩa Marx, tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy của mình.

    Chính giới Việt và những người đang mong chờ một mô hình đào tạo mới đã ba lần bị Fulbright cho leo dây. Lần thứ nhất ấy là chiếc bánh vẽ về nguồn tài chính để xây dựng và hoạt động Đại học Fulbright, hóa ra đấy là tiền mà chính phủ CHXHCNVN đành bỏ ra để trả nợ Mỹ thay cho chính quyền VNCH về các khoản vay trong chiến tranh. Lần thứ hai, khi mà Đại học Fulbright công bố trước mắt chỉ mở các khóa học về khoa học xã hội, chính sách công mà không có các khoa học công nghệ làm giới trẻ Việt thất vọng. Và lần này, họ từ chối đưa vào nội dung nghiên cứu về Marx và Hồ Chí Minh theo luật giáo dục Việt Nam. 

    Nghiên cứu khoa học xã hội thì trước hết và quan trọng nhất là phải nghiên cứu các trường phái triết học, các hệ tư tưởng (những cái thuộc về thượng tầng kiến trúc) để nhận thấy tính ưu việt và hạn chế của chúng, từ đó mà khuyến khích tìm kiếm sáng tạo, ngăn ngừa sai lầm. Hiện tại, trong các trường đại học của Việt Nam có nghiên cứu,giới thiệu, giảng dạy các trường phái triết học phương Đông, phương Tây hà cớ gì Fulbright từ chối Marx. 

    Học thuyết Marx ra đời đến nay đã hơn 1 thế kỷ. Từ đó đến nay, trong chương trình đào tạo của nhiều trường đại học phương Tây và cả ở Mỹ cũng có môn học về học thuyết Mác chứ đâu chỉ có ở Việt Nam. Trước năm 1975, môn học về Chủ nghĩa Mác đã được giảng dạy tại Đại học Văn khoa Saigon của Việt Nam Cộng hòa. Nước Đức, quê hương của Karl Marx dẫu không thực hành chủ nghĩa Marx nhưng Học thuyết của Mác vẫn được giảng dạy trong một số trường đại học cùng với một số học thuyết khác. 

    Bấy nay, nhân sự sụp đổ của Liên Xô và ở các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, truyền thông phương Tây cứ ra rả về sự sụp đổ của một học thuyết mà lãng tránh sự thật rằng, học thuyết ấy đã lôi cuốn nửa phần trái đất đứng lên làm cách mạng đập tan tư bản bóc lột và thực dân. Kể cả ngày nay, không ít nước phương Tây vẫn ứng dụng các nguyên lý của Marx trong quản lý xã hội hiện đại theo hướng CNXH. Rất nhiều nhà khoa học và nhà triết học phương Tây đã nghiên cứu các nguyên tác của Karl Marx và đã công bố nhiều khám phá có giá trị thực tiễn quan trọng. Nhiều khái niệm triết học của Marx vẫn được dung phổ biến ở phương Tây như vấn đề chủ nghĩa tư bản thị trường. 

    Mọi học thuyết đều do con người tạo ra. Nó thuộc về thượng tầng kiến trúc. Khi hạ tầng cơ sở đã thay đổi thì nó hoặc không còn tồn tại hoặc phải thay đổi để không trở thành vật cản đối với sự phát triển của xã hội. Những tư tưởng của Nho giáo, Khổng giáo không còn phù hợp với ngày nay cũng đang dần thay đổi, thích ứng. Thậm chí nhiều học thuyết tôn giáo cũng bị thách thức phải biến đổi, thích ứng qua cuộc phân chia dòng, phái trong lịch sử và ngày nay. 

    Từ chối đưa học thuyết Marx, tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy hóa ra Đại học Fulbright Viet Nam đã bất chấp cả luật pháp của Hoa Kỳ đòi hỏi Fulbright “Thiết lập một chính sách giáo dục tự do” và “Cấm kiểm duyệt các tư tưởng bất đồng hoặc quan điểm chỉ trích một cách xây dựng”.

    Thế mới thấy tự do, dân chủ chỉ là ngôn từ đầu môi chót lưỡi của kẻ mạnh mà thôi.

    http://www.vnnew.org/2016/08/li-do-khong-nen-cho-ai-hoc-fulbright.html

    ĐH Fulbright Việt Nam có kỳ vọng tự chủ?

    BBC News

    19 tháng 5 2016


    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam gặp ông Kerry vào tháng 8/2015 trong cuộc gặp về thành lập Đại học Fulbright ở Việt Nam

    Nguồn hình ảnh, Getty

    Chụp lại hình ảnh,

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam gặp ông Kerry vào tháng 8/2015 trong cuộc gặp về thành lập Đại học Fulbright ở Việt Nam

    Ngày 17/5 vừa qua, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (FUV).

    Trường đại học Fulbright được cho biết sẽ hoạt động "theo các nguyên tắc quản trị thiết yếu của nền giáo dục ưu tú, đó là minh bạch và trách nhiệm giải trình, tự chủ, trọng dụng nhân tài, tôn trọng lẫn nhau và giảng dạy gợi mở".

    Đây cũng là trường đại học được kỳ vọng sẽ có "tự trị đại học" như theo nhiều nhà nghiên cứu giáo dục.

    BBC có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Bùi Trân Phượng, một nhà nghiên cứu lịch sử và giáo dục đại học tại Việt Nam, hiệu trưởng đại học Hoa Sen. Bà cũng là một trong những nhà giáo dục tiên phong vào năm 2014 cùng nhóm "Đối thoại giáo dục" của Giáo sư Ngô Bảo Châu nêu ra vấn đề cần có tự trị đại học tại Việt Nam.

    Quyền tự chủ cho các trường đại học đã được quy định trong Luật Đại học 2005 và tiếp tục được nhấn mạnh trong Luật Đại học 2012, nhưng đến nay sự tự trị đại học đó đã tiến triển ra sao tại Việt Nam?

    Tự trị đại học là một vấn đề xa lạ, mù mờ và thiếu nhiều thứ để đi vào thực tế. Đối với công chúng rộng rãi thì tiếp tục mù mờ. Còn những gì trong pháp luật thì nó tiến bộ mặc dù cực kỳ chậm. Nhưng điều đáng buồn là phần đông người ta vẫn chờ một sự ban phát từ trên xuống, vì thế trong tiến trình của nó càng chậm hơn.

    Tôi thuộc về những người tin rằng là những khái niệm như dân chủ, tự chủ, tự trị đại học phải đến từ bên dưới, chứ không phải được ban phát từ bên trên.

    Đến kỳ thi cử, sinh viên Việt Nam thường đi lễ chùa cầu cho thi có kết quả tốt

    Nguồn hình ảnh, AFP

    Chụp lại hình ảnh,

    Đến kỳ thi cử, sinh viên Việt Nam thường đi lễ chùa cầu cho thi có kết quả tốt

    Vậy để hiểu một cách ngắn gọn về tự trị, tự chủ trong đại học, bà có thể nói sơ qua ra sao?

    Tự trị đại học phải xuất phát từ quan niệm của những người trong ngôi trường đại học của họ về nền giáo dục đại học mà họ muốn góp phần cung ứng cho xã hội. Giáo dục đại học là giáo dục những người trưởng thành. Người ta không thể cư xử với những học viên đã trưởng thành như là với học viên chưa có quyền công dân.

    Thứ hai, để giáo dục người trưởng thành thì tổ chức giáo dục đó, kể cả về quản trị đại học, quyền của thầy giáo, tự do học thuật, và những bảo đảm bình thường khác mà ở các trường tại các nước phát triển có thì tại Việt Nam vẫn còn đang phát triển.

    Cho nên người ta hay bị hiểu lầm là tự chủ đại học chỉ là tự chủ tài chính, và chỉ có tự chủ tài chính mà thôi. Chương trình khung của Bộ Giáo dục vẫn còn kiểm soát rất chi li và cụ thể và hình thức về những hoạt động bình thường của một trường đại học, như mở ngành mới, cải tiến chương trình, tuyển dụng giảng viên, khiến sự tự chủ gặp khó khăn.

    Mỗi lần đề cập đến tự chủ đại học, người ta cứ kêu gào, than thở chưa được có quyền tự chủ, chưa có dân chủ trong giáo dục. Tôi cho sự than thở như vậy là không phù hợp.

    Tại sao lại không phù hợp khi than thở? Vậy động lực nào sẽ đem đến tự chủ, tự trị trong đại học ở Việt Nam?

    Tự chủ phải đi từ gốc rễ, trường đại học phải biết rằng giáo dục đại học nơi đó theo quan niệm của đội ngũ sư phạm ở đó là gì. Cái gì pháp luật không cấm thì chúng ta làm. Và trên tinh thần như vậy, có nhiều điều chúng ta có thể làm được mặc dù còn rất nhiều cản trở.

    Tuy nhiên, đa số sinh viên Việt Nam không biết đến khái niệm tự chủ, tự trị đại học

    Nguồn hình ảnh, AFP

    Chụp lại hình ảnh,

    Tuy nhiên, đa số sinh viên Việt Nam không biết đến khái niệm tự chủ, tự trị đại học

    Tự trị đại học gần như có nghĩa là nhà nước sẽ không can thiệp vào công tác khoa học nghiên cứu, Các nhà làm giáo dục ở Việt Nam có bao giờ thảo luận về vấn đề này chưa?

    Thảo luận thì chưa, còn trải nghiệm tình trạng bị can thiệp thì nhiều. Vì thế những nhà nghiên cứu thấy khuôn khổ của trường, viện nghiên cứu làm họ khó làm việc quá thì họ cũng tự chọn giải pháp làm nhà nghiên cứu tự do. Họ vẫn có kết quả, công trình đóng góp có thành tựu. Còn nếu nói nhà nước cho phép, khuyến khích này nọ, tôi nghĩ thực tế ở Việt Nam người ta có rất nhiều trải nghiệm cay đắng với điều đó.

    Vậy trải nghiệm cay đắng của bà là gì?

    Không phải ngẫu nhiên mà tôi rất ít xuất bản bằng tiếng Việt, gần như là không có.Có những sự can thiệp hết sức thô bạo. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học là quyền của giảng viên đại học, không ai ngăn cấm được. Có những giảng viên nghiên cứu khoa học được nhưng không thể tổ chức hội thảo trong nước, họ có thể đem ra nước ngoài, đi dự và trình bày. Làm được hay không được là quyền tự chủ con người.

    Tất nhiên, cơ chế hiện tại rất ràng buộc, cản trở. Tuy nhiên, chúng ta có quyết tâm làm một giảng viên đại học đúng nghĩa hay không, đó vẫn là chọn lựa cá nhân hoàn toàn tự do của mỗi người.

    Có phải bà đang đòi hỏi quá nhiều ở một giảng viên để tiến tới tự trị đại học?

    Tôi không đòi hỏi, mà thực tế cuộc sống ở Việt Nam đòi hỏi. Chúng tôi ở Việt Nam mà chúng tôi vẫn muốn làm người, thậm chí làm người giảng viên đại học, muốn làm trí thức thì chúng tôi chấp nhận thách thức.

    Và mức độ chấp nhận của mỗi người cũng khác. Đâu có ai đòi hỏi ai đâu. Thực tế cuộc sống nó đòi hỏi mình phải vậy.

    Bằng đại học vẫn là "cần câu cơm" nhiều hơn là nhu cầu với tri thức

    Nguồn hình ảnh,

    Chụp lại hình ảnh,

    Bằng đại học vẫn là "cần câu cơm" nhiều hơn là nhu cầu với tri thức

    Có thể là thế hệ của chúng tôi bị ảnh hưởng quá nhiều của Chủ nghĩa hiện sinh những năm 60, nhưng tôi vẫn tin là con người chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Đó là quyền cá nhân của con người mà thực tế không triệt tiêu được.

    Nhìn trên phương diện vĩ mô thì tất nhiên một đất nước tạo điều kiện cho tư duy phát triển thì tư duy đó sẽ có nhiều điều kiện phát triển hơn và nó sẽ ra nhiều kết quả hơn.

    Còn một cái chỗ mà làm điều bình thường cũng bị khó khăn và cản trở thì tình trạng chậm tiến cũng kéo dài hơn.

    Vậy còn với người học, làm sao họ đi tìm được dân chủ trong giáo dục khi họ còn chưa biết nó là gì?

    Tôi nghĩ, thiếu nhất là động cơ để người trẻ đi tìm hiểu tự chủ đại học là gì. Vậy thì tôi khuyên họ có thể thoát ly một chút thực tế xã hội và giáo dục gia đình để tìm hiểu chính mình khi 18 tuổi khác với mình 5 tuổi thế nào.

    Từ khóa đầu tiên đến với họ có thể không phải là tự trị đại học, nhưng sẽ là từ làm người trưởng thành là như thế nào và trách nhiệm của người trưởng thành ra sao. Thì trong trách nhiệm làm người trưởng thành, sẽ có trách nhiệm đi tìm học như thế nào để có thể hành xử như người trưởng thành.

    Mình không thể chờ đợi một bạn sinh viên Việt Nam sẽ đi hỏi câu Việt Nam có tự trị đại học không, giờ muốn nó có tự trị thì phải làm sao, đó chắc chắn không phải là câu hỏi một người 18 -20 tuổi có thể hỏi khi mà còn quá ít giảng viên đại học tự đặt câu hỏi đó cho mình. Đó vẫn là một chủ đề chỉ mới được thiểu số chú ý đến.

    Cho đến khi nào người ta hiểu được trường đại học là nơi truyền thụ kiến thức và góp phần sáng tạo ra tri thức, rèn luyện tư duy, và tập suy nghĩ bằng cái đầu của mình và chịu trách nhiệm về những suy nghĩ của chính mình.

    Rất nhiều khâu trong trường đại học Việt Nam vẫn chịu sự quản lý trực tiếp từ Bộ Giáo Dục

    Nguồn hình ảnh, AFP

    Chụp lại hình ảnh,

    Rất nhiều khâu trong trường đại học Việt Nam vẫn chịu sự quản lý trực tiếp từ Bộ Giáo Dục

    Ở Việt Nam, dường như khái niệm tự trị đại học đã bị chính trị hóa nặng nề?

    Đúng rồi, khái niệm đó bị coi như là chống chính quyền vậy.

    Nhưng không phải, đó chỉ là suy nghĩ bằng cái đầu của mình, của những con người 18 tuổi không phải 5 tuổi. Thực chất của tự trị đại học là gì? - Là đây là chỗ truyền bá và hình thành tri thức mới cho những người sẽ là tầng lớp trí thức tương lai của dân tộc.

    Vậy để đào tạo ra thế hệ trí thức đó thì bản thân tổ chức đào tạo phải là tổ chức của những người trí thức và họ phải suy nghĩ bằng cái đầu của họ.

    Vậy để đào tạo ra thế hệ trí thức đó thì bản thân tổ chức đào tạo phải là tổ chức của những người trí thức và họ phải suy nghĩ bằng cái đầu của họ. Khái niệm đó đơn giản vậy thôi.

    Và không phải mỗi khi người ta suy nghĩ bằng cái đầu của người ta thì nhất thiết người ta phải làm chính trị, hay nhất thiết người ta phải chống chính quyền này nọ. Không có. Người ta chỉ làm việc chuyên môn, khoa học. Đó là lý do tôi nói cái gì pháp luật không cấm thì ta cứ làm.

    Vậy sự chính trị hóa khái niệm tự chủ này đến từ đâu?

    Nó bắt nguồn từ đâu thì tôi không biết. Còn thuyết phục chính quyền thay đổi thì tôi nghĩ đó vẫn là công việc đội ngũ trí thức trong nước kiên trì mỗi ngày. Giáo dục khai trí mới là sứ mệnh bình thường nhất của giáo dục ở các cấp học, đặc biệt là giáo dục đại học. Bởi vì chúng ta đang làm việc với những con người trưởng thành.

    Chính trị hóa khái niệm tự trị đại học khiến cho vấn đề này rất ít khi được thảo luận ở Việt Nam

    Nguồn hình ảnh, AFP

    Chụp lại hình ảnh,

    Chính trị hóa khái niệm tự trị đại học khiến cho vấn đề này rất ít khi được thảo luận ở Việt Nam

    Chúng ta vừa chứng kiến đại học Fulbright được k quyết định thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, bà có nghĩ nơi này có thể là nơi bắt đầu của tự trị đại học ở Việt Nam không?

    Tôi tin Fulbright là một niềm hi vọng của tự trị đại học. Nhưng Fulbright không phải là trường hợp đầu tiên hay duy nhất ở Việt Nam.

    Khi làm nghiên cứu về vấn đề này, tôi phát hiện Đại học Trà Vinh, Đại học Công nghệ Việt Pháp và Đại học Hoa Sen của chúng tôi cũng đã có những bước tiến.

    Như ở trường Việt Pháp, trong quy chế của nhà nước nó có những bảo đảm, minh thị những quyền tự do nghiên cứu, tự chủ giảng dạng của giảng viên. Tôi cho đó cũng là một bảo đảm rất có giá trị.

    Đại học Trà vinh thì nỗ lực không mệt mỏi để có thể đưa môn tư duy phản biện vào giảng dạy từ từ, tất nhiên, một môn học chưa thể tạo ra thay đổi ngay được.

    Đại học Fulbright đem theo rất nhiều kỳ vọng của người làm giáo dục, bà có tin ngôi trường này sẽ làm nên thay đổi không?

    Tôi không nghĩ một ngôi trường có thể làm được ngay. Cho dù đó là trường Fulbright, trường Trà Vinh, trường Hoa Sen hay trường gì, nó cũng cần có một hệ sinh thái đại học của tinh thần tự chủ đại học thì nó mới bền vững được.

    Tôi có ghi nhận trường RMIT, từ đời hiệu trưởng mới, họ cũng đã thể hiện những nỗ lực rất đáng ghi nhận trong hợp tác đại học, phục vụ cộng đồng, phát triển nghiên cứu. Và họ cũng được lợi thế họ không bị ràng buộc nhiều vì không phải đại học Việt Nam.

    Bà Bùi Trân Phượng nói 'cần một hệ sinh thái' đại học của tinh thần tự chủ

    Nguồn hình ảnh,

    Chụp lại hình ảnh,

    Bà Bùi Trân Phượng nói 'cần một hệ sinh thái' đại học của tinh thần tự chủ

    Và đồng thời, những sự hợp tác quốc tế là rất cần thiết cho các trường đại học để có thể phát triển chức năng của đại học trong một bối cảnh đầy thách thức như ở Việt Nam. Nhưng mà đó sẽ không thể là một con én làm nên mùa xuân.

    Khi là thiểu số, các trường đó nên các liên kết với nhau, làm việc và có hợp tác trao đổi với nước ngoài và trong nước hơn. 

    https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160519_fulbright_vietnam_comment


    Không có nhận xét nào