Header Ads

  • Breaking News

    Vĩnh Liêm – Nguồn thơ dậy lửa Phần VII Kỳ 8

    (Nỗi lòng của người Chưa Thua Cuộc)

    A cartoon of a person holding a hammer

Description automatically generated

    Nếu tính từ ngày 30-4-1975, một số người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ đã sống qua 48 năm. Sống ở Mỹ đã 48 năm rồi thì chúng ta có cảm giác như thế nào? Chúng ta có nhớ quê hương hay không? Chúng ta có làm được điều gì để giúp đồng bào ở quê nhà sớm thoát khỏi ách kềm kẹp của bạo quyền CS hay không? Tôi thiết nghĩ rằng có thể đã có một số người làm được nhiều điều hữu ích cho đồng bào ruột thịt ở quê nhà. Riêng cá nhân Vĩnh Liêm thì chỉ biết dùng giấy bút để bày tỏ nỗi lòng trắc ẩn của mình qua những vần thơ. Nay, Vĩnh Liêm gom góp lại những bài thơ ấy, tạm gọi là “NGUỒN THƠ DẬY LỬA”. Tác giả chia nó làm 7 phần, sắp xếp theo những ý tưởng (chủ quan) như sau:

    PHẦN I: GIẢI PHÓNG (Những hành động đốt sách và kinh tế mới của VC…)

    PHẦN II: CON ĐƯỜNG CỦA “BÁC” (Những chiêu bài hòa đàm, hòa bình, hiệp định…)

    PHẦN III: ĐỔI MỚI (Những bùa phép, chính sách, bao cấp, cởi trói, kinh tế mới…)

    PHẦN IV: ĐỊNH HƯỚNG (Xã hội chủ nghĩa, quốc doanh, thị trường, sở hữu hóa toàn dân…)

    PHẦN V: KẺ THÙ LỊCH SỬ (Hồ Chí Minh, Võ Văn Kiệt, cán bộ VC cao cấp…)

    PHẦN VI: GIỤC LÒNG ÁI QUỐC (Nhắc nhở thanh niên lòng yêu nước)

    PHẦN VII: THA THIẾT (Nỗi lòng ái quốc đối với quê hương)

    Xin mời quý vị ghé mắt qua những dòng thơ tạm gọi là “dậy lửa” do Vĩnh Liêm đã làm trong suốt 48 năm xa quê hương. 


    (Thung lũng Liên-Sơn, 30-04-2023)

    VĨNH LIÊM

    -------------------

    PHẦN VII: THA THIẾT (Nỗi lòng ái quốc đối với quê hương)

    Kỳ 8


    50. DẶN LÒNG


    Dễ dãi cho ta càng có hại,

    Những bài học cũ vẫn chưa quên.

    Những năm lưu lạc lòng tê tái,

    Nhắc nhở ta nuôi chí vững bền.


    Đất nước đau buồn, dân thống khổ,

    Anh hùng, hào kiệt đã sa cơ.

    Đến đây không lẽ vì bơ sữa,

    Quên hết thề xưa dưới bóng cờ?


    A picture containing water, fin, cartoon, shark

Description automatically generated

    (Biếm họa từ Internet)


    Nghiêm khắc chính mình cho phải đạo,

    Mỗi ngày tự nhủ với lòng ta.

    Đừng vì vật chất và cơm áo,

    Ngoảnh mặt làm ngơ việc nước nhà.


    Quốc Tổ đã dày công dựng nước,

    Giang sơn gấm vóc một trời riêng.

    Ô hay một lũ quên công đức,

    Nỡ đặt con dân ách lụy phiền!


    Khống khổ không riêng dân tộc Việt,

    Mà chung một khối Việt-Miên-Lào.

    Đông Dương oằn oại vì chinh chiến,

    Câm lặng cho đành mãi thế sao?


    Tự hứa dặn lòng nêu gương trước,

    Làm tròn bổn phận của người dân.

    Quyết lòng ủng hộ người yêu nước,

    Giải phóng quê nhà cứu quốc dân.


    (Đức Phố, 20-12-1987)

    VĨNH LIÊM

    -------------------

    51. NGHIỆP CHƯỚNG


    Ta đã làm gì nên nghiệp chướng?

    Trời đày xuống thế để làm thơ.

    Viết cho thiên hạ quên phiền muộn,

    Đánh thức người say lúc dật dờ.


    Cay đắng cuộc đời – thơ cũng đắng,

    Lệ nhòa chảy xuống đọng thành thơ.

    Chập chờn giấc ngủ – thơ chưa lắng,

    Thơ thẩn – nguồn thơ cũng thẫn thờ.


    Nghiệp chướng vẫn còn đeo đuổi mãi,

    Như đời chồng chất mấy mươi năm.

    Cái thân khô kiệt – thơ còn chảy,

    Nghĩ ghét thân ta vướng nghiệp tằm.


    Ta có khối tình si bất tận,

    Yêu nàng từ lúc mới nằm nôi.

    Dẫu xa nghìn dặm còn vương vấn,

    Thơ mãi nghìn năm chữa cạn lời!


    Việt Nam Dân Đen: TÀI LIỆU LỊCH SỬ : Bản đồ VNCH

    (Hình minh họa từ Internet)


    Nàng đẹp đã đành – tên cũng đẹp!

    Đêm ngày gọi mãi tiếng Việt Nam.

    Nguồn thơ nung nấu như gang thép,

    Thơ nhỏ từ dòng lệ sử sanh.   


    Mực cạn, bút cùn – thơ réo gọi,

    Tương tư mấy kiếp cũng chưa tàn!

    Ta đi phiêu bạt ba nghìn cõi,

    Thương nhớ âm thầm lệ chứa chan.


    (Đức phố, 11-01-1993)   

    VĨNH LIÊM

    -----------------

    52. CÒN SỐNG MỘT NGÀY 


     A group of palm trees in front of a bright sun

Description automatically generated

    (Hình minh họa từ Internet)

     

        Sáng nay thức dậy, sờ đầu…

    Ồ ta còn sống! Nhiệm mầu thế sao?!

        Ðêm qua trong giấc chiêm bao,

    Thấy ta đi mãi… lạc vào cõi tiên.

        Chung quanh khung cảnh bình yên,

    Ta đi chẳng có ai phiền đến ta.

        Dạo chơi thong thả, tà tà…

    Chẳng ai chào đón – như là chốn hoang.

        Thì ra cái cảnh thiên đàng,

    Mỗi người một cõi, xóm làng trống trơ.

        Ta đi thật rất tình cờ,

    Ði như huyễn mộng, xa bờ bến mê.

        Rồi ta quay ngược trở về,

    Ðường trần bụi ám, tứ bề xôn xao.

        Ðâu đây tiếng nói ồn ào,

    Tiếng người như thể thét gào bên tai.

        Trần gian là chốn đọa đày,

    Cho nên thân phận miệt mài thâu đêm.

        Còn ta, vai cũng đã mềm,

    Thù nhà chưa trả – càng thêm đau lòng!

        Bao giờ giành lại non sông,

    Quê hương vượt thoát cờ hồng hại dân.

        Bấy giờ, ta chết an thân,

    Suối vàng nhắm mắt, mộ phần nở hoa.

     

    (Ðức Phố, 01-12-2004)

    VĨNH LIÊM

    -------------------

    53. GÁP VẪN ĐỢI CHỜ

    (Nhớ Indiantown Gap, Pennsylvania)


    A sign in front of a gate

Description automatically generated

    (Hình minh họa từ Internet)     

    Để kỷ niệm 20 năm nhớ Indiantown Gap, các anh em trẻ ở Pennsylvia đứng ra tổ chức “Ngày Về Thăm Indiantown Gap” nhân dịp 30/4/1995. Vĩnh Liêm cũng đã có mặt ngày hôm ấy cùng với bài thơ.

    Gáp Vẫn Ðợi Chờ

    (Kỷ niệm ngày trở lại thăm Ft. Indiantown Gap 

    sau 20 năm xa cách)


          Sáng nay đáp lại lời mời,

    Ta về thăm Gáp của thời xa xưa.

          Dịu dàng sau một cơn mưa,

    Gáp cười bẽn lẽn, dạ thưa ngọt ngào.

          Mừng ta, Gáp vẫy tay chào,

    Ðón người lưu lạc phương nào về thăm.

     

          ****

          Ừ, ta người của bảy lăm (1975),

    Có lần Gáp đã thì thầm bên tai.

          “Ai ơi chớ có ngủ ngày!”

    Gáp đâu hiểu được nơi này chưa quen.

          Ban ngày, bên ấy là đêm,

    Chắc vài hôm nữa thì quen chớ gì!

          Ban ngày ta lại ngủ khì,

    Ban đêm đôi mắt dại thì mở to!

          Mền dày, ta vẫn co ro,

    Xứ gì lạnh lẽo khổ cho thân người!

          Hình như hiểu được, Gáp cười:

    “Ai ơi chớ trách ông Trời bất công.

          Ai chưa hiểu được mùa Đông,

    Lạnh như dao cắt, trong lòng lạnh ra.

          Lạnh kia đâu chết người ta,

    Sao bằng cái lạnh ‘người ta’ lạnh lùng!”

          Gáp ơi! Còn mối thù chung,

    Ta nào có dám “lạnh lùng” với ai!

          Ở đây ngày ngắn đêm dài,

    Ta buồn đứt ruột, chờ ngày ra đi.

          Ði đâu? Gáp hỏi làm chi!

    Ta còn chẳng biết! Thế thì được không?

          Gáp ơi! Ðừng có bận lòng!

    Cho ta tạm trú thong dong ít ngày.

          Mai sau ta có lạc loài,

    Bốn phương trời lạ vẫn hoài nhớ nhau.

          Cảm ơn, ta gửi lời chào,

    Ðêm tuy lạnh lẽo mà sao vẫn nồng!

      

        *****

          Ta đi dạo phố một vòng,

    Ngắm từng lối cũ chìm trong sương mờ.

          Loanh quanh, nỗi nhớ thẫn thờ,

    Cớ sao Gáp vẫn còn chờ đợi ta?!

          Hai mươi năm chốn phong ba,

    Ta đâu còn nhớ ta là của ai!

          Ðời ta là chuỗi cơn say,

    Say đường tranh đấu, miệt mài dấn thân.

          Gáp, ta – khoảng cách thật gần,

    Thế mà ta chả ân cần ghé thăm!

          “Hai mươi năm! Hai mươi năm!”

    Ngọt ơi! Giọng rót thì thầm bên tai!

          Bỗng ta sực tỉnh, thở dài,

    Hai mươi năm nhỉ! Nào ai đâu ngờ!

          Ô hay! Gáp vẫn đợi chờ!

    Thôi chia tay nhé! Ðến giờ chia tay.

          Nụ hôn còn ngất ngây say,

    Thế nào ta cũng có ngày gặp nhau!


    (Ft. Indiantown Gap, 30-04-1995)

    VĨNH LIÊM

          Sau đây là trích đoạn bài ký sự của Nguyễn Tài Lộc, người đã được tạm trú tại trại Fort Indiantown Gap năm 1975, Năm 2011 ông về thăm lại trại.

    (Trích đoạn)

          38 năm sau, hôm nay tôi trở lại trại tỵ nạn ngày xưa tôi ở khi đến Mỹ. Nhiều chuyện đã thay đổi. Tổng Thống Ford không còn là Tổng Thống. 

    Long shot of a white building

Description automatically generated

    (Hình minh họa từ Internet)

          Fort Indiantown Gap to khoảng chừng 40 cây số vuông, một phần đất to dùng để máy bay quân sự. Vài chiếc trực thăng, một chiến đấu cơ, và một chiếc C-130 trưng bày ở ngoài đường cái. 

          Người tỵ nạn ở trong bốn khu: 3, 4, 5, 6. Tôi ở khu 6, barrack số 78 nên địa chỉ của barrack tôi ở là 6-78. Theo lời anh lính, họ đã phá hầu hết những barrack dân Việt Nam tỵ nạn ở thời bấy giờ vì quá cũ kỹ. Căn cứ quân sự Fort Indiantown Gap đã là nơi trú ngụ của 32,000 người tỵ nạn Việt Nam vào năm 1975.

          Thời gian ở Fort Indiantown Gap, người tị nạn xếp hàng đi ăn (thức ăn có người nấu sẵn và có người rửa), tối đi xem ciné, thỉnh thoảng xem chương trình văn nghệ giúp vui.

    Giải trí giúp vui trong trại. Anh bên phải là Vũ Huyến,

     và người bên trái là tài tử Lê Tuấn

    A person holding a microphone

Description automatically generated

          Báo tiếng Việt dã chiến thông báo tin tức liên quan đến việc tỵ nạn và định cư ở Hoa Kỳ phát hành hằng ngày ở đảo Guam cũng như là ở Pennsylvania. Ở Guam, tờ báo tên là “Chân Trời Mới”, và ở Pennsylvania, báo tên là “Đất Lành – Good Land”. 

    A newspaper with a picture of a dome

Description automatically generated

    Báo Đất Lành liệt kê phim chiếu hàng tuần trong trại


    A close-up of a newspaper

Description automatically generated

    A close-up of a receipt

Description automatically generated

    (Nguồn: Nguyễn Tài Ngọc, April 2013)

    (Trích trong “Bức Chân Dung Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn ở Hoa Kỳ (1975-2014), trang 51-54, biên

    khảo của Vĩnh Liêm)

    ------------------

    (Hết Kỳ 8 – Xem tiếp Kỳ 9)


    Không có nhận xét nào