Header Ads

  • Breaking News

    Trung Quốc ngừng xuất khẩu 2 loại khoáng sản hiếm cần cho ngành bán dẫn

    Nhật Tân

    23/9/2023

    " Gali và Germani là các chất thiết yếu và được coi là hiếm hiện nay, dùng để làm nguyên liệu trong ngành bán dẫn và chế tạo pin, nhưng không phải chỉ Trung Quốc mới có khả năng khai thác các chất này. Vị thế chiếm lĩnh phần lớn thị trường của Trung Quốc là do giá thành thấp, chứ không phải vì Trung Quốc có lợi thế khai thác độc quyền nguyên liệu này.

    Các nhà phân tích của Eurasia Group cho biết trong một báo cáo nghiên cứu hồi tháng 7, rằng Trung Quốc có thể là quốc gia dẫn đầu ngành trong việc sản xuất hai nguyên tố này, nhưng thế giới hoàn toàn có những nhà sản xuất thay thế cũng như các sản phẩm thay thế sẵn có cho cả hai nguyên liệu này."

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/tqngungxasd.jpg


    Trung Quốc hạn chế xuất khẩu Gali và Germani trong giao tranh công nghệ chip. (Ảnh Germani: RHJPhtotos/ Shutterstock) 

    Lượng xuất khẩu Gali và Germani của Trung Quốc vào tháng 8 là bằng 0, theo con số công bố hôm Thứ Tư (20/9) của Hải quan Trung Quốc, mặc dù sản lượng của Trung Quốc về các chất này chiếm 80% và 60% trên thế giới. Hồi tháng 7, Trung Quốc xuất khẩu 5,1 tấn Gali tinh luyện và 8,1 tấn Gecmani tinh luyện. Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc đã có lệnh kiểm soát xuất khẩu, hiệu lực từ 1/8, trong bối cảnh Mỹ triển khai cấm vận đối với nước này.

    Trong một cuộc họp báo hôm Thứ Tư, khi được hỏi về vấn đề không hề có xuất khẩu của 2 chất này trong tháng trước, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc He Yadong nói Bộ đã nhận được đơn đăng ký từ các công ty để xuất khẩu hai loại nguyên liệu này. Ông nói một số đơn đăng ký đã được Bộ phê duyệt rồi, nhưng không nêu chi tiết.

    Bộ Thương mại đã liệt hai chất này là vào danh sách phải được kiểm soát xuất khẩu, với lý do được nêu là vì an ninh của quốc gia.

    Tính từ đầu năm nay, Trung Quốc xuất khẩu 36,68 tấn Germani, tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, còn Gali đã giảm 58% xuống chỉ còn 22,72 tấn.

    Thực tiễn Trung Quốc không có xuất khẩu diễn ra vào tháng 8 cho thấy rõ ràng Trung Quốc sẵn sàng trả đũa lệnh cấm vận của Mỹ, mặc dù nền kinh tế Trung Quốc nói chung và lĩnh vực công nghệ chip nói riêng của Trung Quốc không mạnh, và đang phải đối đầu với các tình huống cạnh tranh.

    Lượng xuất khẩu nói chung của Trung Quốc vẫn ở mức thấp nhất trong 3 năm, bất chấp những nỗ lực tìm cách hồi phục kinh tế của nước này.
    Cấm vận công nghệ bán dẫn

    Kể từ tháng 10 năm ngoái, Mỹ đã triển khai hàng loạt các lệnh cấm vận mạnh mẽ, nhằm ngăn cản Trung Quốc có được các sản phẩm chip công nghệ cao, những sản phẩm thiết yếu cho các hoạt động quốc phòng và phát triển mũi nhọn về công nghệ như triển khai các hệ thống trí tuệ nhân tạo AI lớn.

    Tuy nhiên, ngành AI hoặc các ngành mũi nhọn trong công nghệ thông tin của Trung Quốc cho tới nay hầu như vẫn không bị ảnh hưởng.

    Một ví dụ điển hình như hãng NVIDIA của Mỹ, hãng hàng đầu cung cấp các con chip cho ngành AI đang phát triển bồng bột ở Trung Quốc. NVIDIA đã điều chỉnh các sản phẩm của mình để lách khỏi cấm vận. Nhiều sản phẩm mới của NVIDIA lọt khỏi hàng rào cấm vận và được bán vào Trung Quốc. Tuy chúng không phải những sản phẩm mạnh nhất, nhưng chúng khiến hiệu quả cấm vận trở nên kém đi rất nhiều.

    Ngoài ra, để chiến dịch của Washington thành công, các nước khác cùng phe với Mỹ cũng phải tham gia. Nhật Bản và Hà Lan đã tham gia vào nỗ lực này vào đầu năm nay.

    Về động thái hạn chế xuất khẩu Gali và Germani, CNN dẫn lời các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc triển khai hạn chế xuất khẩu là “con dao hai lưỡi” vì có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc, và đẩy nhanh quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi nước này.

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/230923-gallium-01-840x480.jpg

    Biểu đồ đơn giá Gali trong 1 năm, đơn vị CNY/kg. (Nguồn: Trading Economics) 

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/09/230923-gallium-02-700x480.jpg


    Biểu đồ đơn giá Germani trong 1 năm qua, đơn vị CNY/kg. (Nguồn: Trading Economics) 

    Gali và Germani là các chất thiết yếu và được coi là hiếm hiện nay, dùng để làm nguyên liệu trong ngành bán dẫn và chế tạo pin, nhưng không phải chỉ Trung Quốc mới có khả năng khai thác các chất này. Vị thế chiếm lĩnh phần lớn thị trường của Trung Quốc là do giá thành thấp, chứ không phải vì Trung Quốc có lợi thế khai thác độc quyền nguyên liệu này.

    Các nhà phân tích của Eurasia Group cho biết trong một báo cáo nghiên cứu hồi tháng 7, rằng Trung Quốc có thể là quốc gia dẫn đầu ngành trong việc sản xuất hai nguyên tố này, nhưng thế giới hoàn toàn có những nhà sản xuất thay thế cũng như các sản phẩm thay thế sẵn có cho cả hai nguyên liệu này.

    Một phương hướng khác mà Bắc Kinh đáp trả, ấy là cách tiến hành một cuộc điều tra an ninh mạng đối với nhà sản xuất chip Micron của Mỹ vào tháng 4, và tiếp sau đó là cấm hãng này bán cho các công ty Trung Quốc làm việc trong các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng.

    Nhiều lệnh hạn chế chip hơn từ Washington có thể sẽ được đưa ra sau khi Huawei giới thiệu điện thoại thông minh Mate60 Pro vào tháng trước, gây ra làn sóng chấn động khắp giới công nghệ.

    Model này được trang bị một con chip tiên tiến, được Trung Quốc tạo ra bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm ngăn chặn ‘gã khổng lồ’ công nghệ Trung Quốc này có được khả năng tiếp cận công nghệ như vậy.

    Các nhà phân tích của Jefferies viết trong một ghi chú nghiên cứu hôm thứ Hai, rằng việc phát hành Mate60 Pro đã “tạo ra áp lực chính trị” để Hoa Kỳ leo thang các lệnh trừng phạt đối với Huawei và Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế (SMIC), nhà sản xuất chip Trung Quốc được cho là đã sản xuất chất bán dẫn .

    Họ nói thêm: “Chúng tôi kỳ vọng ông Biden sẽ tập trung vào việc thắt chặt lệnh cấm [chip] đối với Trung Quốc trong quý 4”.

    https://vietluan.com.au


    Không có nhận xét nào