China’s slowdown is rattling Asian economies
Governments are rushing to limit the damage
Economist
Cù Tuấn, biên dịch
23/9/2023
Tóm tắt: Các chính phủ đang gấp rút hạn chế thiệt hại.
Bali, một địa điểm nghỉ mát ở Indonesia và Busan, một cảng ở Hàn Quốc, là hai địa điểm không giống nhau. Bali là nơi không sản xuất máy móc công nghiệp; Busan thì không có thời tiết nhiệt đới quanh năm. Nhưng cả hai đều có điểm chung. Các thành phố này nằm trong số các khu vực ở châu Á hiện đang gặp nguy hiểm do việc mở cửa trở lại nền kinh tế Trung Quốc tạo ra không mấy ấn tượng và có nguy cơ suy thoái kéo dài.
Nhiều nước châu Á được hưởng lợi từ sự tăng trưởng của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua, trở nên gắn bó với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Do Trung Quốc đang trong thời kỳ suy thoái bất động sản, với đầu tư bất động sản giảm 9% trong 7 tháng đầu năm, các quốc gia này hiện đang phải đau đầu. Trung Quốc ngày càng ít mua hàng hóa của họ hơn trước. Theo số liệu công bố ngày 7/9, nhập khẩu của quốc gia này giảm 7,3% trong năm tính đến tháng 8.
Ở những khu vực giàu có hơn của Trung Quốc, các nhà sản xuất mạch bán dẫn và phụ tùng ô tô đang thua lỗ. Xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm 20% so với cùng kỳ trong tháng 8. Vào ngày 4 tháng 9, chính phủ Hàn Quốc đã cam kết hỗ trợ mới, công bố các khoản vay dành cho các nhà xuất khẩu trị giá lên tới 181 nghìn tỷ won (136 tỷ USD), bên cạnh các khoản giảm thuế và các chương trình khác hồi đầu năm. Từ tháng 1 đến tháng 7, xuất khẩu từ Đài Loan sang Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã giảm 28% so với một năm trước. Ngân hàng Goldman Sachs đã ước tính, gần 10% GDP của Đài Loan là do tiêu dùng và đầu tư của Trung Quốc đại lục.
Một số nhà xuất khẩu có thể hy vọng rằng sự suy thoái của Trung Quốc, vốn càng trở nên trầm trọng hơn do doanh số bán hàng điện tử toàn cầu chậm lại, đã chạm đáy, do mức độ giảm nhập khẩu hàng năm đã ổn định. Nhưng hầu hết các công ty này không mong đợi một sự thay đổi nhanh chóng. Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc mới đây công bố khảo sát 302 công ty trong nước xuất khẩu sang Trung Quốc. Gần 4 trong 5 công ty cho rằng sự suy giảm sẽ còn tiếp tục. Nếu không có thêm sự kích thích mạnh mẽ từ chính phủ Trung Quốc, những suy đoán bi quan như vậy có thể sẽ thành sự thật.
Ở Đông Nam Á, số lượng khách du lịch vẫn chưa quay trở lại mức trước đại dịch. Thái Lan chỉ đón 1,8 triệu du khách Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7, so với hơn 11 triệu vào năm 2019. Chính phủ mới ở Bangkok tuần trước tuyên bố sẽ nới lỏng các quy định về thị thực để khuyến khích du khách Trung Quốc quay trở lại. Một số quốc gia trong khu vực có ngành du lịch lớn đến mức nó đã ảnh hưởng đến cán cân thương mại tổng thể của họ. Tại Campuchia, Lào, Malaysia và Thái Lan, du lịch chiếm từ 9% đến 25% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2019 — trước khi dịch bệnh bùng phát — với Trung Quốc là nguồn du khách lớn nhất của cả bốn nước này.
Theo Vincent Tsui của Gavekal Research, một số quốc gia châu Á, như Ấn Độ, Indonesia và Philippines, ít phải đối mặt với tình trạng suy thoái hơn. Các cơ sở công nghiệp tại đây nhỏ hơn, có nghĩa là họ đã có ít mối quan hệ với Trung Quốc hơn trong hai thập kỷ qua. Ông Tsui tin rằng mức độ rủi ro thấp hơn này khiến đồng nội tệ của các quốc gia này hoạt động tốt hơn so với đồng đô la trong năm nay (xem biểu đồ).
Ảnh trên mạng
Ngay cả trong thời kỳ suy thoái kinh tế, không phải mọi thứ đều diễn biến theo cùng một hướng. Các nhà xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan, một loại trái cây có vị cay nồng nổi tiếng khắp châu Á, gần đây đã là những người chiến thắng. Trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu trái cây của Trung Quốc đã tăng 52% so với cùng kỳ năm ngoái. Các quan chức Thái Lan cho rằng các tuyến giao thông mới, đặc biệt là tuyến đường sắt nối Lào và Trung Quốc, đã góp phần tạo nên sự bùng nổ này. Đáng buồn thay cho phần còn lại của châu Á, không phải ai cũng là nông dân trồng sầu riêng Thái Lan.
https://baotiengdan.com/2023/09/23/su-suy-thoai-cua-kinh-te-trung-quoc-dang-lam-rung-chuyen-cac-nen-kinh-te-chau-a/
Không có nhận xét nào