22/9/2023
" Bốn năm trước ông thứ trưởng bộ kinh tế này dẫn gã vào phòng làm việc của ông với cô thư ký xinh đẹp ngồi ở bàn ngoài. Ông kể gã nghe tại văn phòng này ông tiếp nhiều đoàn lãnh đạo VN. Đa số muốn ông tác động với thống đốc để đầu tư vào VN.
Ông trả lời, ở Mỹ, các nhà đầu tư không ai sai bảo được kể cả tổng thống. Các anh cứ trải thảm bằng chính sách minh bạch, thể hiện thực sự năng lực của mình, các nhà đầu tư thấy có lợi là tranh nhau nhẩy vào.
Ông bảo, nếu các lãnh đạo VN được học Hành chính công ở Mỹ thì chắc chắn sẽ không có những yêu cầu mang tính nhờ vả chính quyền như vậy."
Phạm Nam ở tuổi hai mươi nộp đơn vào khoa Hành chính công, trường Kennedy thuộc đại học Harvard.
- Tại sao anh muốn học khoa này? Vị giáo sư hỏi.
- Tôi muốn thế giới còn lại trong đó có Việt Nam hiểu được một cách hệ thống vì sao Mỹ phát triển hàng đầu thế giới.
- Việt Nam nữa ư? Chính anh đã từ đó bỏ đi… Vị giáo sư hỏi tiếp.
- Nhưng đó vẫn là quê hương của tôi.
Sau khi tốt nghiệp Harvard ông Nam là chuyên gia ngân hàng, là CEO nhiều công ty lớn của Mỹ.
Rồi ông tham gia đảng Cộng hoà, làm thứ trưởng bộ Kinh tế bang giàu có và tập trung mật độ chất xám hàng đầu của Mỹ đó là bang Massachusetts.
Bốn năm trước ông thứ trưởng bộ kinh tế này dẫn gã vào phòng làm việc của ông với cô thư ký xinh đẹp ngồi ở bàn ngoài. Ông kể gã nghe tại văn phòng này ông tiếp nhiều đoàn lãnh đạo VN. Đa số muốn ông tác động với thống đốc để đầu tư vào VN.
Ông trả lời, ở Mỹ, các nhà đầu tư không ai sai bảo được kể cả tổng thống. Các anh cứ trải thảm bằng chính sách minh bạch, thể hiện thực sự năng lực của mình, các nhà đầu tư thấy có lợi là tranh nhau nhẩy vào.
Ông bảo, nếu các lãnh đạo VN được học Hành chính công ở Mỹ thì chắc chắn sẽ không có những yêu cầu mang tính nhờ vả chính quyền như vậy.
Bẵng đi một thời gian, ông Nam cho gã biết, do tình hình giao thông ở bang Massachusetts xuống cấp, ông được điều động sang làm thứ trưởng bộ Giao thông.
Gặp ông khi từ Toronto, Canada qua Boston, gã đùa hỏi, bây giờ ông được điều động sang bộ nào rồi? Ông cười: tôi từ chức ở chính phủ rồi. Gã ngạc nhiên, ở VN hiếm có quan chức cấp cao ở bộ quyền uy nào lại từ chức cả.
- Đây là chọn lựa của tôi. Không phải vì tôi không còn hấp dẫn và hứng thú làm ở chính phủ nữa mà tôi muốn đột phá chính cuộc đời mình, tôi muốn làm cái gì có ích hơn cho nước Mỹ và cho cả Việt Nam.
- Nghĩa là sao? Gã hỏi.
- Tôi sẽ ứng cử hạ viện Liên bang.
- Đảng Cộng hoà cử ông ra ứng cử à?
- Không! Tôi không muốn dựa vào bất cứ đảng nào hết. Tôi ứng cử tự do.
Ông Nam lái xe chở gã đến thăm mộ của John Adams, người thực ra mới là cha đẻ nền cộng hoà Mỹ vì chính ông là người hậu thuẫn cho Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ.
Trước mộ của John Adams vô cùng đơn sơ, chỉ là quan tài đá dưới hầm một nhà thờ, không lính gác, không rào chắn, có tượng của bà Abigail Adams, vợ ông. Bên tượng người vợ ấy, ông Nam chỉ dòng chữ khắc trên đá dòng thư bà viết cho chồng khi biết chồng đang soạn thảo Hiến pháp cho nước Mỹ:
“Khi soạn thảo Hiến pháp của đất nước, em muốn anh hãy nghĩ đến những người đàn bà của đất nước này, hãy yêu thương, kính trọng họ hơn thế hệ ông và thế hệ cha của anh”.
Ông Nam nói, người đàn bà này được cả nước Mỹ yêu kính.
Ông Nam dừng xe trước cửa hàng thực phẩm. Gã cùng ông vào chợ. Ông thoăn thoắt mua thức ăn, gã cảm nhận ông quá thuần thục công việc nội trợ này. Khi về nhà ông, một biết thự rất đẹp bên vịnh Boston, ông lại cũng thoăn thoắt nấu bếp. Ông cười: vợ tôi là giám đốc Trung tâm chăm sóc dân tị nạn của bang, công việc nhiều nên vất vả lắm… tôi là đàn ông mà.
Gã nghĩ thật hạnh phúc cho các bà vợ khi có những ông chồng thấm thía lời khuyên của bà Abigail với tổng thống John Adams.
Gió vịnh thật khoáng đạt, trăng đã nửa tròn rồi, ông Nam bộc bạch tiếp chuyện ứng cử hạ viện của ông.
- Tại sao ông lại muốn ứng cử tự do?
- Tôi cảm thấy nước Mỹ đang có vấn đề về quản trị công khi chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền. Đã đến lúc số đông không thuộc hai đảng này, tức những người tự do phải có tiếng nói của họ. Hơn nữa vấn đề tôi tranh cử lại đụng chạm không ít đến quyền lợi nào đó của các đảng. Tôi không muốn bị lệ thuộc nào hết. Tôi muốn đánh động tiếng nói đầy đủ nhất của chính tôi.
Ông Nam chợt im lặng nhìn ra vịnh Boston mà chỉ vài sải hải âu bay là đại dương mênh mông. Gã linh tính ông chuẩn bị nói điều gì quan trọng lắm liên quan đến cái mà ông vừa nói: đụng chạm đến quyền lợi nào đó…
- Tôi sẽ vận động tranh cử với vấn đề lớn nhất mà bao lâu tôi trằn trọc đau đáu.
Gã hồi hộp, nhìn thẳng vào đôi mắt mở to trên khuôn mặt có phần khắc khổ của ông.
- Phải bằng mọi giá ngăn chặn Trung Quốc đang vì lợi ích ích kỷ của mình phá huỷ nền văn minh nhân loại. Sẽ là thảm hoạ của nhân loại trong đó có…
Ông Nam tỏ xúc động. Gã hiểu rồi vì sao ông nói “tôi muốn làm cái gì có ích hơn cho nước Mỹ và cho cả Việt Nam”.
- Vâng, có Việt Nam. Tôi sinh ra và lớn lên trong chiến tranh. Điều tôi ám ảnh nhất là “chiến thuật biển người” của Trung Quốc cộng sản. Thật là mọi rợ và độc ác khi sẵn sàng đẩy cả biển người vào cái chết để giành sự thống trị của mình.
Không thể để bọn mọi rợ chiến thắng nền văn minh được! Tôi sẽ chuyển tải tới người Mỹ thông điệp này của tôi. Nếu tôi không trúng cử cũng chẳng sao vì tôi đã chiến thắng khi có nhiều người Mỹ thức tỉnh trước thông điệp của tôi.
https://www.facebook.com/100009457401127/posts/pfbid02UsrvcQdsFJj86HnEibkKwkgsE6cnxDYfz1tEWSjkxdJUPCMT7sHx9WG89uMtrvLDl/
Không có nhận xét nào