Véronique Le Billon, Les Echos
Thụy My Blog
08/9/2023
Vào thời điểm xung đột tái diễn với Bắc Kinh, Washington và Hà Nội cần phải tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, nhân chuyến thăm của ông Joe Biden Chủ nhật này.
Rõ ràng không phải tất cả các nước cộng sản đều bình đẳng. Khi Washington và Bắc Kinh chật vật đối thoại với nhau, Joe Biden muốn tăng cường quan hệ đối tác kinh tế chiến lược với Việt Nam, nhân cuộc gặp với người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào Chủ nhật này tại Hà Nội, sau khi tham dự G20.
« Khi xem xét những thách thức chung, từ Biển Đông cho đến các công nghệ thiết yếu mới nổi, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ xác định tầm nhìn để cùng nhau đối mặt với thế kỷ 21, trong khuôn khổ mối quan hệ đối tác được tăng cường và tiếp thêm sinh lực ». Cố vấn an ninh quốc gia Jake giải thích trước chuyến công du.
Hai nước đã bình thường hóa quan hệ năm 1995 bất chấp dấu ấn chiến tranh, và ký kết một hiệp định thương mại song phương vào đầu những năm 2000, đã là đối tác thương mại vững chắc. Từ giày thể thao cho đến điện thoại, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã gần như tăng gấp đôi từ 2019 đến 2022, lên 127 tỉ đô la năm ngoái.
Và « không chỉ xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng đáng kể, mà ngày nay Hoa Kỳ còn xuất khẩu sang Việt Nam cao gấp 20 lần so với năm 2002 ». Bộ trưởng tài chánh Janet Yellen hoan nghênh trong chuyến thăm Việt Nam hồi cuối tháng Bảy. Phó tổng thống Kamala Harris và ngoại trưởng Antony Blinken gần đây của đã đến thăm.
« Bí mật Polichinelle »
Vào lúc tái cơ cấu các chuỗi cung ứng thế giới và xung đột tái diễn với Bắc Kinh, nay cần phải tăng tốc và Hà Nội đã sẵn sàng - theo Gregory Poling, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS).
Ông giải thích trong cuộc họp báo cuối tháng Tám : « Hai bên sẽ loan báo chuyển sang đối tác chiến lược, đó là "bí mật mà ai cũng biết". Và nhiều tin đồn thậm chí còn hàm ý là sẽ chuyển thẳng sang đối tác chiến lược toàn diện ». Nhà nghiên cứu nói, đó chỉ là « một cụm từ đối với những người trong chúng ta sống ở Hoa Kỳ », nhưng là một sự khác biệt « thực sự quan trọng » đối với Việt Nam, « một Nhà nước cộng sản với hệ thống phân cấp theo kiểu Lênin khá cứng nhắc trong quan hệ ngoại giao ».
Hiện nay chỉ có Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Hàn Quốc có cấp độ quan hệ tương tự với Việt Nam. Và Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) do chính quyền Obama đưa ra đã bị Donald Trump chôn vùi, trong khi Việt Nam được cho là hưởng lợi nhiều nhất trong số những nước ký kết.
Doanh nghiệp Nhà nước « bám rễ »
Giáp giới với Việt Nam, Trung Quốc chăm chú theo dõi mối quan hệ song phương này. Nếu Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã bớt lệ thuộc vào Trung Quốc, thì ngược lại sự lệ thuộc thương mại của Hà Nội với Bắc Kinh lại tăng lên kể từ 2010, theo phân tích của Peterson Institute for International Economics (PIIE) công bố hôm thứ Tư 06/09/2023.
Nghiên cứu do Abigail Dahlman và Mary Lovely chủ trì cho biết : « Hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm 24 % năm 2010 và 29 % trong năm 2021, đồng thời tỉ lệ xuất khẩu sang Trung Quốc từ 9 % năm 2010 lên 20 % năm 2021 ».
Việt Nam cũng vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc lên án Nga xâm lăng Ukraina. Joshua Kurlantzick trong một báo cáo năm ngoái của Council on Foreign Relations (CFR) giải thích : Việt Nam « Bị kẹt giữa mong muốn xây đắp quan hệ với Hoa Kỳ và các nước châu Âu, và nhu cầu duy trì liên hệ với Nga để giữ được chuyên môn về vũ khí và không phá hủy mối quan hệ từ lâu với Matxcơva ».
Nhưng đất nước mà Bộ Ngoại giao Mỹ luôn chỉ ra bản chất độc tài của chế độ, nạn tham nhũng hay « sự bám rễ » của doanh nghiệp Nhà nước, cũng biết đóng vai trò trung gian hòa giải. Hà Nội từng tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên năm 2019.
https://thuymyrfi.blogspot.com/2023/09/hoa-ky-va-viet-nam-san-sang-nang-cao.html#more
Les Etats-Unis et le Vietnam prêts à approfondir leur coopération
Publié le 7 sept. 2023 à 18:49
A l'heure des conflits récurrents avec Pékin, Washington et Hanoï devraient renforcer leur partenariat stratégique, à l'occasion de la visite de Joe Biden ce dimanche.
Joe Biden, alors vice-président, et le secrétaire général du Parti communiste vietnamien, Nguyen Phu Trong, lors d'une rencontre à Washington en 2015. (Manuel Balce Ceneta/Ap/SIPA)
Tous les communismes ne se valent visiblement pas. Quand Washington et Pékin peinent à se parler, Joe Biden veut renforcer son partenariat économique et stratégique avec le Vietnam, à l'occasion d'une rencontre avec le numéro un du Parti communiste vietnamien, Nguyen Phu Trong, ce dimanche à Hanoï dans la foulée du G20.
« En examinant les défis communs, de la mer de Chine méridionale aux technologies critiques et émergentes, les Etats-Unis et le Vietnam définiront une vision pour affronter le XXIe siècle ensemble, dans le cadre d'un partenariat renforcé et dynamisé », a expliqué le conseiller à la sécurité nationale, Jake Sullivan, en amont du déplacement.
Les deux pays, qui ont normalisé leurs relations en 1995 malgré les stigmates de la guerre, et signé un accord de commerce bilatéral au début des années 2000, sont déjà de solides partenaires commerciaux. Des baskets aux téléphones, les exportations vietnamiennes vers les Etats-Unis ont presque doublé entre 2019 et 2022, à 127 milliards de dollars l'an dernier.
Et « non seulement les exportations vietnamiennes vers les Etats-Unis ont considérablement augmenté, mais aujourd'hui, les Etats-Unis exportent 20 fois plus vers le Vietnam qu'en 2002 », avait salué la secrétaire au Trésor, Janet Yellen, fin juillet, lors d'un déplacement dans le pays - la vice-présidente Kamala Harris et le secrétaire d'Etat Antony Blinken s'y sont aussi rendus récemment.
« Secret de polichinelle »
A l'heure de la recomposition des chaînes d'approvisionnement mondiales et des conflits récurrents avec Pékin, il s'agit maintenant de passer à la vitesse supérieure, et Hanoï y serait prêt, selon Gregory Poling, directeur du programme Asie du Sud-Est au Center for strategic and international studies (CSIS).
« C'est un secret de polichinelle qu'ils annonceront au moins le passage à un partenariat stratégique. Et de nombreuses rumeurs laissent même entendre qu'ils pourraient sauter cette étape et passer directement à un partenariat stratégique global », a-t-il expliqué lors d'un point presse fin août.
Une « soupe de mots pour ceux d'entre nous qui vivent aux Etats-Unis », mais une distinction qui « a vraiment de l'importance » pour le Vietnam, « un Etat communiste doté d'une hiérarchie léniniste assez rigide en matière de relations diplomatiques », décrypte le chercheur.
A ce jour, seules la Chine, l'Inde, la Russie et la Corée du Sud ont ce niveau de relations avec le Vietnam. Et le Partenariat Trans Pacifique (TPP) lancé par l'administration Obama avait été enterré par Donald Trump, alors que le Vietnam, parmi les signataires, était supposé en profiter le plus.
« Enracinement » des entreprises d'Etat
Frontalière du Vietnam, la Chine suit la relation bilatérale avec attention. Si les Etats-Unis sont devenus moins dépendants de Pékin ces dernières années, la dépendance commerciale de Hanoï avec Pékin s'est en revanche renforcée depuis 2010, analyse une étude du Peterson Institute for International Economics (PIIE) publiée mercredi.
« Le Vietnam a envoyé 24 % de ses exportations vers les Etats-Unis en 2010 et 29 % en 2021, tout en augmentant la part de ses exportations vers la Chine, de 9 % en 2010 à 20 % en 2021 », illustre l'étude conduite par Abigail Dahlman et Mary Lovely.
Le Vietnam s'est aussi abstenu lors des votes à l'Onu pour condamner l'invasion de l'Ukraine par la Russie, « coincé entre son désir de construire des relations avec les Etats-Unis et les pays européens, et son besoin de maintenir des liens avec la Russie pour conserver l'expertise pour ses armes et ne pas détruire ses liens de longue date avec Moscou », expliquait Joshua Kurlantzick l'an dernier, dans une note du Council on Foreign Relations (CFR).
Mais le pays, dont le département d'Etat américain pointe toujours le caractère autoritaire du régime, la corruption ou « l'enracinement » des entreprises d'Etat, sait jouer aussi un rôle de médiateur - Hanoï avait ainsi accueilli un sommet entre les Etats-Unis et la Corée du Nord en 2019.
Véronique Le Billon (Bureau de New York)
https://www.lesechos.fr/monde/enjeux-internationaux/les-etats-unis-et-le-vietnam-prets-a-approfondir-leur-cooperation-1976279
Không có nhận xét nào