Header Ads

  • Breaking News

    VNCS: Khai thác bô-xít ở biên giới phía Bắc: bài học từ Đắk Nông

    Lê Tự Do/VNTB

    VNTB – Khai thác bô-xít ở biên giới phía Bắc: bài học từ Đắk Nông

    Đầu tư mới 3 dự án khai thác tuyển quặng bô-xít khu vực miền Bắc gồm Lạng Sơn, Cao Bằng với tổng công suất 1,5 – 2,2 triệu tấn quặng nguyên khai/năm.

    Điểm đáng chú ý trong quy hoạch khoáng sản mà Bộ Công Thương vừa công bố hôm 9-8-2023, là việc công bố chi tiết kế hoạch thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản. Mục tiêu đến năm 2030 sẽ thăm dò 1,7 tỷ tấn quặng nguyên khai, khai thác đạt 68 – 112,2 triệu tấn.

    Trong đó, cùng với việc duy trì đạt công suất thiết kế các mỏ hiện có; mở rộng nâng công suất mỏ Tây Tân Rai và mỏ Nhân Cơ; đầu tư mới các dự án khai thác mỏ tại: Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Gia Lai, sẽ đầu tư mới 3 dự án khai thác tuyển quặng bô-xít khu vực miền Bắc gồm Lạng Sơn, Cao Bằng với tổng công suất 1,5 – 2,2 triệu tấn quặng nguyên khai/năm.

    Về chế biến, sẽ nâng công suất 2 nhà máy alumin Tân Rai – Lâm Đồng và Nhân Cơ – Đắk Nông từ 650.000 tấn/năm lên khoảng 2 triệu tấn/năm. Ngoài ra sẽ đầu tư mới các dự án sản xuất alumin tại Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Gia Lai…

    Cụ thể, giai đoạn sau 2030, duy trì đạt công suất thiết kế các mỏ hiện có, đầu tư mới các dự án khai thác mỏ tại khu vực Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Kon Tum,… để cung cấp tinh quặng bô-xít cho các dự án nhà máy alumin đã đầu tư và dự án mở rộng khi có nhu cầu. Tổng công suất khai thác dự kiến đến năm 2050 là 72,3 – 118,0 triệu tấn nguyên khai/năm. Ngoài ra, sẽ xem xét cấp phép khai thác các khu vực mới được thăm dò trong giai đoạn 2031 – 2050 khi có chủ đầu tư đề xuất.

    Đầu tư mới các dự án sản xuất alumin tại Đắk Nông (4), Lâm Đồng (2), Bình Phước (1), Gia Lai (1) với công suất tối thiểu từ  triệu tấn alumin/năm/dự án trở lên. Dự án đầu tư mới sản xuất alumin có công nghệ tiên tiến, trong đó công nghệ xử lý bùn đỏ phải sử dụng phương pháp thải khô, đảm bảo môi trường và khuyến khích có dự án sản xuất vật liệu xây dựng từ bùn đỏ.

    Địa điểm do nhà đầu tư và địa phương lựa chọn phù hợp với đổ thải bùn đỏ, gần khu vực mỏ tuyển. Tổng công suất đến năm 2030: 11,600 – 18,6 triệu tấn alumin/năm.

    Hoàn thành thí điểm dự án Nhà máy điện phân nhôm Đắk Nông với công suất từ 300.000 tấn nhôm thỏi/năm, mở rộng 450.000 tấn nhôm thỏi/năm. Đầu tư mới các dự án sản xuất nhôm kim loại tại Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và các tỉnh có đủ nguồn năng lượng phù hợp. Tổng công suất đến năm 2030 là 1,2 – 1,5 triệu tấn nhôm thỏi/năm.

    Hiện tại, một ‘than phiền’ của chính quyền tỉnh Đắk Nông là nhiều dự án mở đường ở huyện Đắk Song đã được bố trí vốn đầu tư nhưng không thể thi công vì vướng quy hoạch khai thác mỏ bô-xít chưa biết khi nào mới thực hiện. Việc này không chỉ gây ra khó khăn cho người tham gia giao thông mà còn kìm hãm sự phát triển của địa phương.

    Theo UBND huyện Đắk Song, dự án nâng cấp đường giao thông liên xã Nâm N’Jang – Đắk N’Drung được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi cuối năm 2021. Dự án có chiều dài hơn 6,1km; tổng mức đầu tư 19,8 tỷ đồng.

    Sau khi rà soát, dự án này được xác định nằm trong khu vực quy hoạch thăm dò khoáng sản bô xít. Để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, năm 2022, UBND huyện Đắk Song xin cấp trên cho phép được tiếp tục triển khai dự án.

    Tuy nhiên, Sở Kế hoạch – Đầu tư không đồng ý với chủ trương này. Sở Kế hoạch – Đầu tư kiến nghị UBND tỉnh cho tạm dừng dự án này để xin ý kiến của Bộ Tài nguyên – Môi trường. Sau đó, Bộ Tài nguyên – Môi trường có văn bản phúc đáp rằng, quy hoạch bô xít được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Do đó, tỉnh phải xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ… Dự án vì thế vẫn phải tiếp tục dừng triển khai.

    Theo UBND huyện Đắk Song, toàn huyện có 4 dự án mở đường giao thông vướng quy hoạch bô-xít. Điều đáng nói, cả 4 tuyến đường này đều được địa phương nghiên cứu kỹ lưỡng trong việc tạo ra sự liên kết giữa các địa phương, vùng miền trong huyện.

    Nếu 4 tuyến đường này được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng sẽ tạo thuận lợi về lâu, về dài, thậm chí hàng trăm năm sau, người dân vẫn có thể sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội.

    Điều đáng nói, các dự án khai thác bô-xít chưa biết đến bao giờ mới thực hiện. Trong khi đó, việc triển khai các dự án mở đường rất quan trọng, thậm chí chỉ sử dụng một phần đất đai rất nhỏ, như “sợi chỉ”, không làm ảnh hưởng lớn đến quá trình khai thác quặng bô-xít sau này.

    https://vietnamthoibao.org


    Không có nhận xét nào