Võ Thái Hà tổng hợp
Ukraina xây dựng ‘binh đoàn robot’
Liên Thành
Ukraina đang phát triển một “đội quân robot” để tăng cường cho đội phương tiện không người lái của mình. (Ảnh: Twitter).
Ukraina đang phát triển một “đội quân robot” để tăng cường cho đội phương tiện không người lái của mình.
Các cuộc thử nghiệm đã được thực hiện trên 25 robot do Ukraina sản xuất được thiết kế dành riêng cho quân đội Kyiv.
Bộ trưởng Chuyển đổi Kỹ thuật số của đất nước, Mykhailo Fedorov đã công khai nội dung này trong một bài đăng trên Twitter.
Ông nói thêm rằng các loại robot này bao gồm ” từ tháp pháo điều khiển từ xa đến robot kamikaze”, đồng thời cho biết: “Công nghệ và sự đổi mới là chìa khóa dẫn đến chiến thắng của chúng tôi”.
Ukraina được biết đã đầu tư rất nhiều vào công nghệ máy bay không người lái, với các phương tiện không người lái trên mặt nước và họ thường xuyên nhắm vào các mục tiêu ở lãnh thổ Nga.
Các chuyên gia cho rằng cuộc chiến Ukraina đã chứng kiến sự phát triển chưa từng có trong công nghệ không người lái, với các dạng phương tiện mới liên tục xuất hiện và phục vụ chiến tranh.
Bộ trưởng Fedorov cho biết hồi đầu tháng này rằng Ukraina đang tìm cách “mở rộng từ lĩnh vực máy bay không người lái sang các đổi mới các lĩnh vực quân sự khác” và hướng đến thành lập một “đội quân robot”.
Hyundai muốn bán 3 nhà máy sản xuất xe hơi ở Trung Quốc, chuyển sang Ấn Độ
Hãng xe hơi hàng đầu Hàn Quốc dự kiến bán 3 trong số 5 nhà máy tại Trung Quốc. (Ảnh minh họa: testing/Shutterstock)
Doanh số bán hàng sụt giảm liên tục nhiều năm qua, hãng xe ô tô Hyundai (Hàn Quốc) vừa loan tin rao bán Nhà máy sản xuất ô tô ở Trùng Khánh (Trung Quốc) với giá khoảng 505 triệu USD (hơn 3,68 tỷ nhân dân tệ). Một nhà máy khác ở Thường Châu cũng có kế hoạch rao bán trong năm nay.
Theo hãng tin Korea Joongang Daily, Hyundai (Bắc Kinh) đang rao bán quyền sử dụng đất, thiết bị và các cơ sở khác thuộc nhà máy của họ ở thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc.
Hyundai Motor ban đầu có 5 nhà máy ở Trung Quốc, gồm có 3 nhà máy ở Bắc Kinh, một ở Trùng Khánh và một ở Thường Châu.
Vào năm 2021, Hyundai đã bán bớt nhà máy số 1 Bắc Kinh và tạm dừng hoạt động tại các nhà máy Trùng Khánh và Thường Châu.
Nhà máy Hyundai Thường Châu cũng sẽ được bán trong năm nay, điều này sẽ làm giảm tổng số nhà máy hoạt động của Hyundai tại Trung Quốc từ năm xuống còn 2 nhà máy.
“Thông tin chi tiết về người mua và ngày tháng vẫn chưa được xác nhận”, một phát ngôn viên của Hyundai cho biết.
Việc bán nhà máy Trùng Khánh diễn ra 2 tháng sau khi Hyundai công bố kế hoạch tái thiết doanh nghiệp Trung Quốc vào tháng 6.
Nhà máy Trùng Khánh, một liên doanh với Tập đoàn ô tô Bắc Kinh, bắt đầu sản xuất vào năm 2017 với công suất sản xuất hàng năm là 300.000 chiếc.
Quyết định này được đưa ra khi doanh số bán hàng của Hyundai giảm mạnh tại Trung Quốc, đặc biệt là sau năm 2016 khi căng thẳng giữa Hàn Quốc và Trung Quốc gia tăng do việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối, hay THAAD, trên đất Hàn Quốc.
Chưa kể, các biện pháp phong tỏa của chính quyền Trung Quốc trong hơn 3 năm dịch COVID-19 và suy thoái trầm trọng sau khi nới lỏng kiểm soát dịch đã khiến doanh số ô tô sụt giảm mạnh ở thị trường tỷ dân này.
Theo thống kê, Hyundai Motor và Kia đã bán được khoảng 1,8 triệu xe tại Trung Quốc vào năm 2016, nhưng con số này đã giảm xuống còn 909.000 vào năm 2019 và khoảng 339.000 vào năm ngoái.
Số lượng dòng sản phẩm mô hình sẽ được cắt giảm xuống còn 8 thay vì 13 hiện tại, cho phép Hyundai tập trung vào Genesis và SUV cao cấp và lợi nhuận cao.
Với doanh số bán hàng chậm chạp của nhà sản xuất xe hơi, Hyundai Steel, công ty cung cấp thép tấm ô tô cho Hyundai và Kia, cũng đang bán hai cơ sở thép tấm ô tô Trung Quốc.
Hyundai Motor hiện đang để mắt đến Ấn Độ và Indonesia là cơ sở sản xuất mới để thay thế Trung Quốc.
Hyundai Motor vào tháng 7 đã ký một thỏa thuận với General Motors Ấn Độ để mua lại cơ sở sản xuất của họ ở Talegaon, Maharashtra, bao gồm nhà máy chính cũng như một số máy móc và thiết bị sản xuất ở đó.
Nhà máy Talegaon có công suất sản xuất hàng năm là 130.000 chiếc, điều này có thể sẽ nâng năng lực sản xuất của Hyundai tại Ấn Độ lên 1 triệu chiếc.
Hyundai Motor đã dần mở rộng doanh số bán hàng tại Ấn Độ trong những năm gần đây.
Giảm phụ thuộc vào Trung Quốc là ưu tiên của các Tập đoàn sản xuất xe hơi.
Các tập đoàn ô tô toàn cầu đang âm thầm cắt giảm sự phụ thuộc vào mạng lưới các nhà sản xuất linh kiện của Trung Quốc.
Ted Cannis, Giám đốc điều hành cấp cao của Ford cho biết: “Đang có xu hướng đánh giá lại hoạt động logistics trong lĩnh vực này. Theo đó, việc phát triển chuỗi cung ứng sẽ là trọng tâm của thập kỷ này.”
Điều này đòi hỏi các hãng xe phải hướng tới các quốc gia có chi phí thấp. Trung Quốc “không phải là duy nhất và thậm chí không phải là tốt nhất”, với “rất nhiều lựa chọn” tại Ấn Độ, Mexico, một số khu vực ở Bắc Phi và Châu Á, Carlos Tavares, Giám đốc điều hành của Stellantis nói.
Masahiro Moro, giám đốc điều hành cấp cao của Mazda cho biết: “Đây không còn là thời đại mà chi phí là yếu tố thúc đẩy chính. “Ngay bây giờ, chúng tôi đang đặt ưu tiên đối với sự ổn định để đảm bảo việc nguồn cung ổn định các bộ phận của xe hơi.” Mazda cho biết họ đang chuyển sản xuất một số linh kiện tại Trung Quốc sang Nhật Bản.
Tuấn Minh (t/h)
Hội nghị thường kỳ cấp bộ trưởng quốc phòng EU
Đến nay cuộc chiến ở Ukraine cho thấy EU khó có thể tự vệ mà không cần giúp đỡ của Mỹ. Để tìm cách khắc phục, vào thứ Tư, các bộ trưởng quốc phòng EU sẽ gặp nhau tại Toledo, Tây Ban Nha. Một trong những trở ngại chính là mô hình mua bán vũ khí chung. EU đã dành 1 tỷ euro (1,1 tỷ USD) để hoàn trả cho các quốc gia cung cấp đạn dược cho Ukraine. Tuy nhiên, chương trình trị giá 1 tỷ euro để cùng mua thêm đạn pháo cho Ukraine đã bị chậm trễ do tranh cãi về việc liệu chúng có thể được mua từ các quốc gia ngoài châu Âu như Hàn Quốc hay không.
Các bộ trưởng cũng sẽ nói về châu Phi. Vai trò của châu Âu trong cuộc chiến chống quân nổi dậy Hồi giáo đang bị nghi ngờ, khi Pháp đình chỉ Chiến dịch Barkhane ở Sahel từ năm ngoái trong khi những người lãnh đạo đảo chính ở Niger cũng yêu cầu Pháp phải rút quân hoàn toàn. Ổn định ở Bắc Phi là rất quan trọng để giữ cho châu Âu an toàn trước chủ nghĩa khủng bố, song các nước châu Phi đang ngày càng tỏ ra cảnh giác với châu Âu.
Ngành công nghiệp vũ khí đang lên của Thổ Nhĩ Kỳ
Teknofest, một lễ hội khai mạc ở Ankara vào thứ Tư, sẽ vừa có biểu diễn máy bay vừa có hội chợ khoa học và hòa nhạc rock. Nhưng đối với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, sự kiện là cơ hội để trình diễn ngành công nghiệp quốc phòng đang bùng nổ của đất nước. Du khách, bao gồm hàng chục nghìn học sinh, sẽ được chứng kiến các máy bay chiến đấu gầm thét trên bầu trời, cùng với máy bay không người lái có vũ trang TB2 và Akinci, những viên ngọc quý trong chương trình vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ.
Xuất khẩu vũ khí và hàng không vũ trụ của Thổ Nhĩ Kỳ đạt kỷ lục 4,4 tỷ USD vào năm ngoái, với triển vọng năm nay thậm chí còn tốt hơn. Nổi bật là công ty sản xuất máy bay không người lái Baykar, được điều hành bởi Selcuk Bayraktar, một doanh nhân nổi tiếng và cũng là con rể của tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Hồi đầu mùa hè, công ty đã ký thỏa thuận trị giá 3,1 tỷ USD để cung cấp vũ khí cho Ả Rập Saudi – thỏa thuận quốc phòng lớn nhất trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ. Và thứ Tư tuần này ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng là Ngày Chiến thắng, dịp kỷ niệm thất bại của Hy Lạp cách đây một thế kỷ. Quả là những ngày tháng tốt đẹp của các nhà sản xuất vũ khí Thổ Nhĩ Kỳ.
Y tế châu Phi bị ảnh hưởng nặng bởi biến đổi khí hậu
Các chuyên gia y tế và giới hoạch định chính sách từ khắp châu Phi đang tề tựu về Botswana trong tuần này theo lời kêu gọi của Tổ chức Y tế Thế giới. Vào thứ Tư, họ sẽ thảo luận cách chuẩn bị các dịch vụ y tế công cho những trường hợp khẩn cấp về y tế cộng đồng, mà châu Phi vốn có nhiều hơn cả so với hầu hết các khu vực trên thế giới.
Tỷ lệ khủng hoảng y tế cao ở lục địa này xuất phát từ bệnh truyền nhiễm, xung đột, khủng hoảng nhân đạo và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Tất cả đều trở nên trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, mà châu Phi nằm trong nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương. Châu Phi chiếm hơn 90% số ca bệnh sốt rét trên thế giới. Tình trạng suy dinh dưỡng và các bệnh tiêu chảy, như bệnh tả, cũng trở nên trầm trọng hơn do hạn hán và lũ lụt.
Các đại biểu ở Botswana sẽ thảo luận về cách ứng phó, bao gồm cả việc mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuy nhiên, do châu Phi tạo ra lượng khí thải thấp nhất so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới, nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng ở đây nằm ngoài tầm kiểm soát của họ.
Salesforce sắp công bố kết quả quý
Trong năm nay, giá cổ phiếu của hãng phần mềm kinh doanh Salesforce đã tăng vọt 60%, gần gấp đôi mức tăng chung của chỉ số Nasdaq. Công ty yếu ớt trước đây đã nhanh chóng xoay trở tình hình kể từ khi một nhóm nhà đầu tư chủ động bắt đầu can thiệp vào năm ngoái. Biên lợi nhuận hoạt động của công ty đạt 28% trong quý đầu năm 2023, tăng từ mức 18% một năm trước đó. Họ đang trong quá trình sa thải 8.000 nhân công, khoảng 10% tổng lực lượng lao động, và đã ám chỉ sẽ tiếp tục sa thải. Giới đầu tư sẽ muốn thấy những dấu hiệu ôn hòa hơn khi công ty công bố kết quả quý 2 vào thứ Tư.
Bên cạnh việc thắt chặt chi tiêu, CEO kiêm đồng sáng lập Marc Benioff đã khai thác quan điểm lạc quan của các nhà đầu tư đối với trí tuệ nhân tạo. Hồi tháng 3, Salesforce thông báo sẽ nhúng “Einstein GPT,” một chatbot AI, vào phần mềm của mình.
Mỹ hy vọng Trung Quốc tạo dựng môi trường kinh doanh « dễ dự đoán » hơn
30/8/2023
Phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong (He Lifeng) tiếp bộ trưởng Thương Mại Mỹ Gina Raimondo (T), tại Bắc Kinh, ngày 29/08/2023. via REUTERS - POOL
Tiếp tục chuyến công du Trung Quốc, hôm nay 30/08/2023, bộ trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Gina Raimondo cho rằng Trung Quốc cần xây dựng một môi trường kinh doanh « có thể dự đoán » được, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn tại Trung Quốc.
Theo AFP, sau cuộc gặp với các quan chức cấp cao Trung Quốc tại Bắc Kinh, bộ trưởng Thương Mại Mỹ đã tới Thượng Hải. Trong cuộc gặp bí thư thành ủy Trần Cát Ninh, bộ trưởng Raimondo nhấn mạnh, « quan hệ kinh tế ổn định giữa hai nước sẽ có lợi cho cả Mỹ lẫn Trung Quốc và có lợi cho toàn thế giới ». Phía Mỹ hy vọng các cuộc đàm phán song phương sẽ giúp có được « một môi trường pháp lý và kinh doanh dễ dự đoán hơn, cũng như một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Mỹ », tại Trung Quốc.
Hôm qua 29/08, khi tiếp bộ trưởng Thượng Mại Mỹ, thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cảnh báo, việc « chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại, cũng như thổi phồng quá mức khái niệm về an ninh sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ song phương và sự tin cậy lẫn nhau » và gây ra « thảm họa » đối với nền kinh tế toàn cầu.
Trong thời gian qua, Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp hạn chế thương mại đối với Trung Quốc và khẳng định là cần thiết cho an ninh quốc gia. Nhưng Bắc Kinh tố cáo các biện pháp này nhằm hạn chế sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Trong tháng 08/2023, tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban hành một đạo luật hạn chế đầu tư vào công nghệ nhạy cảm ở Trung Quốc, một động thái mà Bắc Kinh cho là « chống toàn cầu hóa ».
Không có nhận xét nào