Quê Hương tổng hợp
Statement by Press Secretary Karine Jean-Pierre on President Biden’s Travel to Vietnam
President Joseph R. Biden, Jr. will travel to Hanoi, Vietnam on September 10, 2023. While in Hanoi, President Biden will meet with General Secretary Nguyen Phu Trong and other key leaders to discuss ways to further deepen cooperation between the United States and Vietnam. The leaders will explore opportunities to promote the growth of a technology-focused and innovation-driven Vietnamese economy, expand our people-to-people ties through education exchanges and workforce development programs, combat climate change, and increase peace, prosperity, and stability in the region.
On Monday, September 11th, the President, Vice President, First Lady, and Second Gentleman will all mark the 22nd anniversary of the terror attacks on September 11th, 2001. The President will travel to Alaska to participate in a memorial ceremony with members of the military and their families. The Vice President and the Second Gentleman will participate in a commemoration ceremony at the National September 11 Memorial and Museum in New York City. The First Lady will lay a wreath at the National 9/11 Pentagon Memorial to honor the lives lost on September 11th.
Tòa Bạch Ốc loan báo lịch trình chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Joe Biden
29/8/2023
Ông Joe Biden, khi đó là Phó Tổng thống Mỹ, tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 7/7/2015.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tới Hà Nội ngày 10/9, theo loan báo chính thức từ phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre vừa đưa ra ngày 28/8.
Thông cáo cho hay trong thời gian ở Hà Nội, ông Biden sẽ gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam để bàn cách siết chặt quan hệ Việt-Mỹ thêm nữa.
Vẫn theo người phát ngôn Tòa Bạch Ốc, trong chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Việt Nam, lãnh đạo hai nước sẽ tìm kiếm các cơ hội phát huy tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam tập trung vào công nghệ và sáng kiến, mở rộng mối quan hệ giữa nhân dân hai nước thông qua trao đổi giáo dục và các chương trình phát triển lực lượng lao động, chống biến đổi khí hậu, và tăng cường hòa bình-thịnh vượng-ổn định cho khu vực.
Thông cáo từ văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc cũng cho hay ngày 11/9, cả Tổng thống Biden cùng Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ và Phó Tổng thống Kamala Harris cùng Đệ Nhị Phu quân Hoa Kỳ sẽ tưởng niệm 22 năm ngày xảy ra các vụ tấn công khủng bố 11/9/2001.
Tổng thống Biden sẽ rời Việt Nam đi Alaska để tham dự một buổi lễ tưởng niệm tại đây cùng các quân nhân Mỹ và gia đình của họ. Còn Phó Tổng thống Harris sẽ có mặt tại Đài Tưởng niệm và Viện Bảo tàng Quốc gia về Sự kiện 11/9 tại thành phố New York.
Đệ Nhất Phu nhân Mỹ sẽ đặt vòng hoa tại Đài Tưởng niệm Quốc gia về Sự kiện 11/9 ở Ngũ Giác Đài để vinh danh những người thiệt mạng trong các vụ khủng bố cách đây 22 năm.
Liệu Việt Nam có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành "đối tác chiến lược toàn diện" ?
Minh Anh /RFI
29/8/2023
Nhà Trắng ngày 28/08/2023 thông báo tổng thống Mỹ Joe Biden đến thăm Việt Nam ngày 10/09. Nguyên thủ Mỹ nhân chuyến thăm này rất có thể sẽ ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Khả năng Hà Nội quyết định nâng cấp quan hệ với Washington lên mức cao nhất gây tranh luận trong giới nghiên cứu về chính sách đối ngoại Việt Nam.
Ảnh tư liệu : Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (T) được phó tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp tại trụ sở bộ Ngoại Giao Mỹ, Washington, Hoa Kỳ, ngày 07/07/2015. AP - Manuel Balce Ceneta
Theo trang mạng The Diplomat, nếu thông tin nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt được xác nhận, thỏa thuận này trùng khớp với dịp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Nhật - Hàn diễn ra tại trại David, đánh dấu một bước quan trọng trong sự hội tụ chiến lược giữa Hà Nội và Washington trong hai thập niên gần đây. Một số nhà quan sát cho rằng, đây có thể sẽ là « một thắng lợi mới trong chiến dịch củng cố ảnh hưởng của Mỹ tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương ».
Nhưng nhiều nhà phân tích khác tỏ ra nghi ngờ khả năng nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt trong năm nay do Việt Nam e ngại Trung Quốc có thể có những phản ứng, cũng như mối lo cho an ninh về việc Hoa Kỳ « can thiệp » vào chuyện nội bộ của Việt Nam.
Ba lý do để nâng cấp quan hệ
Tuy nhiên, theo phân tích của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp trên trang mạng Fulcrum (28/08/2023), Hà Nội vẫn có thể chấp chận nâng cấp quan hệ với Mỹ lên thành « đối tác chiến lược toàn diện » mà không lo có những thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại, vì ba lý do.
Publicité
Thứ nhất, cả hai nước ngày càng có nhiều lợi ích chiến lược tương đồng. Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở của Mỹ cũng như những nỗ lực chống tham vọng hàng hải của Trung Quốc phần lớn phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Việt Nam gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, và Hoa Kỳ có nhiều cơ hội trở thành nhà cung cấp quốc phòng quan trọng cho Việt Nam trong tương lai.
Về kinh tế, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là đối tác thương mại thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc. Ngoài ra, Hoa Kỳ còn là nhà đầu tư thứ 11 tại Việt Nam với mức vốn đăng ký lũy kế là hơn 11 tỷ trong năm 2022.
Thứ hai, việc nâng cấp quan hệ với Mỹ cũng phù hợp với việc Hà Nội đa phương hóa và đa dạng hóa nền ngoại giao. Việt Nam mong muốn phát triển mối quan hệ bền chặt và cân bằng với tất cả các nước lớn. Mỹ - với tư cách là một siêu cường - là mục tiêu lý tưởng cho chính sách ngoại giao nước lớn của Việt Nam. Ngoài Hoa Kỳ, Việt Nam đã có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc và Nga. Trong sắp tới, Hà Nội còn mong muốn nâng tầm quan hệ với Tokyo và Canberra.
Thứ ba, theo chuyên gia Lê Hồng Hiệp, năm 2023 là năm cơ hội để Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ. Năm nay cũng là dịp kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện, một lý do thuận lợi để nâng tầm quan hệ mà không lo những phản ứng quá mức từ Trung Quốc. Quan trọng hơn, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung gia tăng, bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc nâng mức quan hệ có thể đặt Hà Nội trong thế khó ngoại giao nếu quan hệ Mỹ - Trung xấu đi. Trong kịch bản này, bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam nhằm thắt chặt quan hệ với Mỹ đều có nguy cơ bị Trung Quốc đánh giá như là một hình thức chọn đứng theo Mỹ để kềm chế Trung Quốc.
Từ những phân tích này, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp lạc quan đánh giá, ít có khả năng Trung Quốc trừng phạt Việt Nam vì thông báo này phần lớn chỉ là một tuyên bố chính trị hơn là một liên minh quân sự. Do vậy, chúng không gây ra bất kỳ mối đe dọa an ninh trực tiếp nào đối với Trung Quốc.
Dù vậy, trang mạng The Diplomat ngày 21/08/2023, cũng cảnh báo, cho dù Việt Nam và Mỹ đều có cùng mối quan ngại chung về Trung Quốc, nhưng những mối quan ngại này giữa hai nước là không giống nhau. Đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc là một mối đe dọa lớn cho thế bá chủ của Mỹ trong khu vực. Còn Việt Nam xem đây như là một bước trong chính sách đối ngoại, bắt tay với tất cả các cường quốc có tranh chấp. Một cách khôn khéo, Hà Nội rất có thể sẽ thực hiện bước đi này sau khi đã tham khảo ý kiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc để thăm dò được phản ứng của Bắc Kinh.
The Diplomat dẫn lời nhà cựu ngoại giao Scot Marciel với Politico để kết luận : « Việt Nam vui mừng cải thiện quan hệ với Mỹ, nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ chống lại Trung Quốc, mà Việt Nam sẽ luôn cẩn thận điều chỉnh các chính sách của mình ».
HRW kêu gọi trả tự do cho kỹ sư Trần Bang và 'Thánh rắc hành' Bùi Tuấn Lâm
BBC News
28/8/2023
Trong hai ngày liên tiếp, tòa án tại Việt Nam có lịch xét xử hai nhà hoạt động nổi tiếng là Trần Văn Bang hay còn gọi là Trần Bang (29/8) và Bùi Tuấn Lâm - người được mệnh danh là 'Thánh rắc hành' (30/8).
Trong phiên xét xử hôm nay 29/8, tòa tuyên y án đối với ông Trần Bang, tám năm tù giam và ba năm quản chế.
Công an bắt giữ ông Trần Văn Bang vào tháng Ba và Bùi Tuấn Lâm vào tháng Chín năm 2022 và cáo buộc họ tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 117 Bộ luật Hình sự.
Phiên tòa xét xử ông Trần Bang
Với kỹ sư Trần Bang, theo quan điểm cơ quan điều tra, ông phải chịu trách nhiệm về nhiều bài viết đăng tải trên ba tài khoản mạng xã hội Facebook, gồm : Trần Bang, Bang Trần và Tran Josh, cùng một số sách in, tài liệu bị cho là hành vi tuyên truyền, tàng trữ nội dung chống chính quyền.
Tại phiên phúc thẩm hôm 29/8, được biết mẹ già và các anh chị em của ông Bang ban đầu phải ngồi ngoài cửa phiên toà nhưng sau một hồi đấu tranh đã được vào phòng quan sát để theo dõi phiên tòa.
Tuy nhiên không ai trong gia đình được tiếp cận hoặc nhìn thấy ông Trần Bang. Ông Trần Bang cũng không được biết sự có mặt của gia đình.
Tại phiên sơ thẩm ngày 12/05/2023, ông Trần Bang đã bị toà án sơ thẩm tuyên án tám năm tù giam và ba năm quản chế. Cáo trạng nói ông Bang đã dùng ba tài khoản Facebook để đăng 39 bài viết và tàng trữ bốn tài liệu "tuyên truyền chống nhà nước". Nhưng tại tòa, ông Bang nói ông không chống phá nhà nước mà chỉ muốn thực hiện quyền tự do ngôn luận.
Sức khỏe của ông Trần Bang vốn đã xấu đi trong những tháng trước khi bị bắt, lại càng trở nên tồi tệ hơn trong những tháng gần đây do không được chăm sóc y tế phù hợp trong trại giam của công an, theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW).
Phiên tòa xét xử 'Thánh rắc hành' Bùi Tuấn Lâm
Phiên tòa phúc thẩm xét xử 'Thánh rắc hành" Bùi Tuấn Lâm sẽ diễn ra vào ngày 30/8.
Bà Lê Thanh Lâm, vợ ông Bùi Tuấn Lâm cho hay công an đã canh nhà từ 6h từ hôm 28/8, hôm sau đông hơn hôm trước, và 'nhất cử nhất động đều bị công an quay phim, chụp ảnh'.
Trong phiên sơ thẩm hôm 25/5, tòa tuyên phạt ông Bùi Tuấn Lâm 5,5 năm tù giam và bốn năm quản chế.
Người nhà của ông Bùi Tuấn Lâm cũng không được phép tham dự phiên tòa xét xử ông vào tháng Năm. Khi vợ ông, Lê Thanh Lâm, có mặt gần tòa án vào buổi sáng xét xử ông, công an đã bắt giữ và kéo lê bà trên đường và giam giữ bà trong nhiều giờ. Bên trong phòng xử án, luật sư bào chữa cho Bùi Tuấn Lâm là Ngô Anh Tuấn được lệnh rời khỏi phòng xử án trước khi kết thúc phần tranh luận bào chữa.
Kêu gọi trả tự do cho hai nhà hoạt động
Trước phiên tòa phúc thẩm, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) đã kêu gọi Việt Nam trả tự do cho cả hai nhà hoạt động.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói: "Trần Văn Bang và Bùi Tuấn Lâm đã công khai chỉ trích cách Đảng Cộng sản Việt Nam cai trị đất nước. Việc thực hiện bất đồng chính kiến một cách ôn hòa không phải là một tội ác và các phiên tòa chống lại họ nên được bãi bỏ."
Ông Trần Văn Bang, 62 tuổi, nguyên là quân nhân, kỹ sư và là nhà hoạt động nhân quyền.
Ông Bùi Tuấn Lâm, còn được gọi là Peter Lam Bui hay Onion Bae, 39 tuổi, là một nhà hoạt động và từng mở quán mì tại nhà ở Sài Gòn. Ông trở nên nổi tiếng vào năm 2021 vì bắt chước đầu bếp nổi tiếng Salt Bae, người được nhìn thấy rảc muối lên miếng bít tết trị giá 2.000 USD- và đút cho ông Bộ trưởng Công an Việt Nam, Tô Lâm.
Trong thập kỷ qua, ông Trần Văn Bang và Bùi Tuấn Lâm đã vận động cho các quyền dân sự và chính trị ở Việt Nam. Cả hai đều tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và biểu tình về vấn đề môi trường và nhân quyền. Cả hai đều công khai lên tiếng ủng hộ các tù nhân, người bị tạm giam chính trị và tham gia các hoạt động hỗ trợ tài chính cũng như hỗ trợ tinh thần cho các nhà hoạt động chính trị và gia đình họ.
Việt Nam đang giam giữ ít nhất 159 tù nhân chính trị. 23 người khác đang bị tạm giam trước khi xét xử với các cáo buộc có động cơ chính trị.
Ông Robertson nói: "Những hành vi vi phạm trắng trợn các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của chính phủ Việt Nam thậm chí còn nghiêm trọng hơn vì họ hiện là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế nên thúc ép chính phủ Việt Nam trả tự do cho tất cả những người bất đồng chính kiến và những người khác đang bị cầm tù vì thực thi các quyền dân sự và chính trị của họ."
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-66643778
Ngoại trưởng Úc tuyên bố nâng cấp quan hệ với Việt Nam
Ngoại trưởng Úc Penny Wong tuyên bố Úc sẽ nâng cấp quan hệ chính thức với Việt Nam lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở hai nước có chung lợi ích trong việc bảo vệ các quốc gia bất kể quy mô hay sức mạnh của họ. Wong nhấn mạnh những thách thức về địa chính trị và biến đổi khí hậu là những yếu tố đang định hình lại thế giới và cũng mang đến những cơ hội kinh doanh. Cả Việt Nam và Úc đều phải đối mặt với những thách thức chiến lược từ Trung Quốc, đặc biệt liên quan đến Biển Đông và tranh chấp thương mại. Wong nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước như một tầm nhìn và mục đích chung.
Wong không đưa ra mốc thời gian cho việc nâng cấp quan hệ song phương giữa Việt Nam và Úc, nhưng nhiều nhà phân tích dự đoán là việc nâng cấp chính thức sẽ diễn ra vào cuối năm nay.
Trong chuyến thăm Việt Nam, Wong đã thảo luận về hợp tác trong các lĩnh vực như dịch vụ kỹ thuật số, an ninh, thương mại và biến đổi khí hậu. Bà cũng nhấn mạnh sự cần thiết của hai nước trong việc chuyển đổi sang năng lượng sạch và đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0, nhấn mạnh các cơ hội kinh tế trên thị trường. Sau khi nếm thử cà phê trứng và mì thịt heo của Việt Nam, Wong nói với các sinh viên về sự cần thiết phải “tôn vinh quá khứ” để tiến về phía trước. Úc đã hỗ trợ Hoa Kỳ triển khai quân đến Việt Nam trong chiến tranh, rút quân vào năm 1973 và ngay lập tức thiết lập quan hệ với Hà Nội. Nhiều người tị nạn chiến tranh đã định cư ở Úc, khiến tiếng Việt trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ tư ở đất nước này theo cuộc điều tra dân số năm 2021.
Xem thêm ở đây.
Singapore và Việt Nam sẽ nghiên cứu nâng cấp đối tác chiến lược toàn diện
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đang có mặt tại Hà Nội trong chuyến thăm chính thức 3 ngày theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông sẽ có các cuộc gặp với ông Chính, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thương và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Trong cuộc hội đàm giữa hai thủ tướng, hai bên đã nhất trí sẽ nghiên cứu khả năng nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện, cấp quan hệ đối tác cao nhất.
Trong chuyến thăm, hai thủ tướng sẽ tham dự một sự kiện tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) để chứng kiến lễ động thổ trực tuyến của một số VSIP cũng như trao giấy phép đầu tư cho các VSIP mới.
Xem thêm ở đây.
Chính phủ VN dự kiến vay 52 tỷ USD vào năm 2024-2025
Chính phủ Việt Nam đã vạch ra kế hoạch vay khoảng 52 tỷ USD từ năm 2024 đến năm 2025. Trong đó, 31,2 tỷ USD sẽ được sử dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách trung ương, trong khi 19,4 tỷ USD sẽ dùng để trả nợ gốc đến hạn, bao gồm 13 tỷ USD nợ trong nước và 6,3 tỷ USD tỷ nợ nước ngoài. Ngoài ra, khoảng 1,4 tỷ USD sẽ đến từ Hỗ trợ Phát triển Chính thức và các khoản vay ưu đãi nước ngoài, và sẽ được phân bổ cho chính quyền tỉnh, thành phố, các tổ chức công và doanh nghiệp. Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và tận dụng nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi và các kênh tài trợ khác. Về trả nợ, tổng nghĩa vụ của Chính phủ đến năm 2025 là gần 30 tỷ USD, trong đó nợ trong nước chiếm 67,2% và nợ nước ngoài chiếm 32,8% tổng nợ trả. Chính phủ đặt mục tiêu giữ nợ công/GDP, nợ chính phủ/GDP và nợ nước ngoài/GDP ở mức chấp nhận được do Quốc hội phê duyệt. Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của nước này ước tính khoảng 8-9% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Xem thêm ở đây.
ASEAN nằm trong cách tiếp cận “friendshoring" của Hoa Kỳ nhưng có chọn lọc
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Katherine Tai, cho biết Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) của Hoa Kỳ có thể đưa các thành phần trong dây chuyền sản xuất của Hoa Kỳ đến các nước ASEAN theo khái niệm “friendshoring”. Bà Tai nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng triển khai “friendshoring" với các nước thành viên ASEAN, nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ tin cậy trong khu vực. Tuy nhiên, quốc gia ASEAN cụ thể nào được hưởng lợi từ “friendshoring" sẽ phụ thuộc vào thế mạnh của họ trong các lĩnh vực cụ thể. IRA đặt mục tiêu đa dạng hóa các địa điểm sản xuất của Hoa Kỳ ở nước ngoài để tránh gián đoạn chuỗi cung ứng. Nó bao gồm ba mục tiêu: Friendhoring, Nearshoring, và Reshoring. Friendshoring liên quan đến việc di dời hoặc mở cơ sở sản xuất ở các nước thân thiện với Hoa Kỳ để giảm thiểu rủi ro. “Nearshoring” tập trung vào sự gần gũi về mặt địa lý, trong khi “reshoring” nhằm mục đích đưa các nhà sản xuất Hoa Kỳ quay trở lại Hoa Kỳ. ASEAN, đặc biệt là Indonesia, được coi là điểm đến lý tưởng cho hoạt động “friendshoring" do nền kinh tế đang phát triển và triển vọng kinh tế đầy hứa hẹn. Tuy nhiên, các chi tiết cụ thể vẫn đang được phát triển. Tai nhấn mạnh sự cần thiết phải có cách tiếp cận thương mại chu đáo hơn, tập trung vào việc tăng cường mối quan hệ thương mại vì lợi ích chung.
Xem thêm ở đây.
Bích Trần: Việt Nam đứng ở đâu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc?
Bài báo thảo luận về vị trí Việt Nam lựa chọn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong hai thập kỷ qua. Việt Nam đặt mục tiêu giữ khoảng cách bình đẳng với cả hai nước và đã thực hiện một sự điều chỉnh chiến lược lớn với việc đưa ra khái niệm “hợp tác và đấu tranh” để đạt được sự cân bằng này. Tuy nhiên, ngay cả sau 20 năm, Việt Nam vẫn gần gũi với Trung Quốc hơn Hoa Kỳ. Những yếu tố được cho là đã khiến Việt Nam chậm nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ bao gồm sự gần gũi về mặt địa lý với Trung Quốc, những lo ngại về kỳ vọng nhân quyền và những khó khăn về mặt hậu cần khi thực hiện nâng cấp quan hệ.
Nhìn về phía trước, các nguyên tắc phòng thủ không liên kết của Việt Nam đặt ra những thách thức cho Hoa Kỳ trong việc tăng cường quan hệ an ninh. Tuy nhiên, có nhiều cách khác để Hoa Kỳ tăng cường hợp tác với Việt Nam, bao gồm việc thường xuyên các chuyến thăm của Hải quân Hoa Kỳ và tham gia thông qua các tổ chức đa phương.
Xem thêm ở đây.
Không có nhận xét nào