Trung Hiếu tổng hợp
Tháng 8 năm 2023
Bộ Ngoại giao Philippines (DFA) cho biết Philippines đã cố gắng liên lạc với Bắc Kinh thông qua đường dây nóng được thiết lập giữa hai nước trong vài giờ khi tàu Trung Quốc bắn vòi rồng và chặn tàu thuyền Philippines tại Bãi Cỏ Mây, nhưng Trung Quốc đã không phản hồi.
Đường dây nóng giữa Trung Quốc và Philippines đã được thiết lập trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. tại Bắc Kinh vào tháng 1, nhằm ngăn chặn leo thang căng thẳng và tránh rủi ro hàng hải.
Xem thêm:
CNN Philippines ngày 8/8/2023: China ‘unreachable’ during water cannon incident in West Philippine Sea
Phản biện và phân tích các lập luận của Trung Quốc
Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở Bãi Cỏ Mây trên cơ sở Bãi Cỏ Mây nằm trong quần đảo Trường Sa
Theo Vân Phạm (Thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông), Phán quyết Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông đã bác bỏ khả năng có thể yêu sách quần đảo Trường Sa như một khối thống nhất chỉ có một đường cơ sở bao xung quanh. Ngược lại, Toà đã xem xét tình trạng pháp lý của từng thực thể cụ thể ở quần đảo Trường Sa. Theo đó, Bãi Cỏ Mây là một thực thể chìm ở triều cao (low-tide elevations) nên không phải là đối tượng có thể tuyên bố chủ quyền. Bãi Cỏ Mây nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và không thuộc lãnh hải của một vùng đất nổi trên mặt nước nào ở triều cao (high-tide elevations). Cũng không có một thực thể nào ở quần đảo Trường Sa được hưởng nhiều hơn 12 hải lý lãnh hải. Bởi vậy, theo Phán quyết của Toà, Bãi Cỏ Mây sẽ thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines.
Trung Quốc viện dẫn “bối cảnh lịch sử” để khẳng định chủ quyền với Bãi Cỏ Mây
Theo Collin Koh từ Đại học Công nghệ Nanyang, khi CHND Trung Hoa trở thành một bên ký kết UNCLOS, luật pháp sẽ thay thế các mệnh lệnh lịch sử.
Philippines đã từng cam kết loại bỏ BRP Sierra Madre khỏi Bãi Cỏ Mây
Phía Trung Quốc khẳng định “Vào năm 1999, một tàu chiến của Philippines đã "đổ bộ" bất hợp pháp vào Ren'ai Jiao (tên tiếng Trung của Bãi Cỏ Mây, và Trung Quốc ngay lập tức đưa ra các
phản đối nghiêm khắc. Phía Philippines nhiều lần hứa sẽ lai dắt tàu chiến "cắm cạn" nhưng đã 24 năm trôi qua, Philippines không những không trục vớt tàu chiến mà còn ra sức sửa chữa, gia cố quy mô lớn nhằm mục đích chiếm đóng lâu dài.”
Trợ lý Tổng Giám đốc NSC Jonathan Malaya cho biết trong một tuyên bố, sử dụng tên Philippines của Bãi Cỏ Mây:
“Philippines chưa và sẽ không bao giờ ký kết bất kỳ thỏa thuận nào từ bỏ quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình đối với Bãi cạn Ayungin,”.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng khẳng định BRP Sierra Madre là một tàu thuộc biên chế Hải quân Philippines, đóng vai trò là trạm thường trực cho các quân nhân Philippines được triển khai để bảo vệ và đảm bảo các quyền và lợi ích của Philippines ở Biển Tây Philippines, đặc biệt là ở Bãi Cỏ Mây và vùng lân cận.
Trung Quốc khẳng định họ đã thực hiện cách tiếp cận nhân đạo, thông qua các thỏa thuận đặc biệt tạm thời... cho phép Philippines tiếp tế lương thực và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho các quân nhân Philippines đang đóng trên con tàu mắc ở bãi cạn
Collin Koh chỉ ra rằng Bắc Kinh coi việc cản trở Manila thực hiện các quyền thuộc chủ quyền vùng đặc quyền kinh tế của mình là "cách tiếp cận nhân đạo".
Trung Quốc khẳng định họ chỉ ngăn cản con tàu chở vật liệu xây dựng. Trung Quốc đã nhiều lần nói rõ với Philippines rằng Philippines sẽ không được gửi vật liệu xây dựng để đại tu và gia cố tàu “trên quy mô lớn"
Collin Koh: “Quy mô lớn" ư? Bạn có thực sự suy nghĩ một cách nghiêm túc khi cho rằng con tàu được đề cập có đủ kích thước và năng lực để làm điều đó?
Alexander L. Vuving: Vì Bãi Cỏ Mây thuộc quyền chủ quyền của Philippines, Philippines có quyền làm bất cứ điều gì ở đó, bao gồm cả việc xây dựng và đặt các cấu trúc.
Còn các quan chức Philippines nhấn mạnh rằng con tàu của họ chỉ phục vụ việc tiếp tế cho quân đội để duy trì sự hiện diện của Philippines ở bãi cạn.
Trung Quốc khẳng định Hải cảnh Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp thực thi pháp luật “theo quy định của pháp luật"
Collin Koh: Luật quốc gia của CHND Trung Hoa về các vùng biển và Luật Hải cảnh năm 2021 vốn đã trái với luật quốc tế trên nhiều phương diện, trong đó có UNCLOS.
Trung Quốc khẳng định kể từ năm nay, Trung Quốc đã cung cấp cho phía Philippines nhiều sáng kiến hàng hải... sẵn sàng tiếp tục giải quyết thỏa đáng các vấn đề hàng hải với Philippines thông qua đối thoại và tham vấn
Collin Koh đặt nghi vấn về tuyên bố này của Trung Quốc khi mà Bắc Kinh thậm chí còn không bắt máy đường dây nóng vốn được sử dụng để giảm thiểu rủi ro đụng độ và ngăn ngừa leo thang xung đột.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã kích động và hỗ trợ Philippines trong việc “củng cố" và “chiếm đóng” Bãi Cỏ Mây
Collin Koh nhận định “Đại sứ quán CHND Trung Hoa tại Manila đã chọn cách gây nghi ngờ về
chủ quyền và tư cách nhà nước của nước sở tại bằng cách ám chỉ rằng Philippines về cơ bản là một con rối của Hoa Kỳ - một quốc gia không có chủ quyền, không có quyền tự trị hoặc không có cơ quan quản lý công việc của chính mình, bao gồm cả lợi ích hàng hải.”
SCSPI (một tổ chức gồm các học giả Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh): Hải cảnh Trung Quốc đã công bố một đoạn video về sự cố vòi rồng ở Bãi Cỏ Mây. Đoạn video cho thấy phía Trung Quốc đã duy trì sự kiềm chế hợp lý trong suốt quá trình và vòi rồng không nhắm trực tiếp vào tàu Philippines
Tom Shugart: Vì lý do nào đó, video do CHND Trung Hoa cung cấp không bao gồm đoạn vòi rồng từ Hải cảnh Trung Quốc bắn trực diện vào tàu Philippines.
Thước phim được công bố bởi Hải cảnh Trung Quốc
Thước phim được công bố bởi Cảnh sát Biển Philippines về dân quân biển Trung Quốc
Thước phim đầy đủ từ Cảnh sát Biển Philippines được tổng hợp bởi USNI News
Phân tích ý đồ của Trung Quốc
Theo Gaute Friis thuộc Dự án Sea Light tại Đại học Stanford, vòi rồng thường được coi là vũ khí không gây chết người được sử dụng để ngăn chặn, ngăn cản hoặc trừng phạt một hoạt động không mong muốn. Chiến thuật bao gồm tấn công một con tàu khác bằng dòng nước áp suất cao. Đây là một chiến thuật chính được Trung Quốc sử dụng trong nhiều sự cố ở Biển Đông, vì đây là một trong số rất ít cách mà các tàu trên biển có thể tấn công động học các tàu khác theo cách không gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất hoặc nhân sự.
Phía Việt Nam cũng đã từng bị tổn thương bởi tấn công vòi rồng của Trung Quốc.Vào ngày 7 tháng 6 năm 2015, một tàu Trung Quốc đã đuổi theo và dùng vòi rồng bắn một tàu cá Việt Nam cách Bãi đá Bombay khoảng 4-5 hải lý. Một trong những thuyền viên Việt Nam bị gãy chân trong cuộc tấn công này.
Cuộc đối đầu xung quanh giàn khoan dầu Hải Dương 981 từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2014 đã chứng kiến nhiều lần Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam. Trong một vụ việc được truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 01 tháng 6 năm 2014, tàu kiểm ngư KN-635 của Việt Nam đã bị một tàu Trung Quốc dùng vòi rồng chặn lại. Hai tàu khác của Trung Quốc (CCG 46001 và 46105) dùng thủ đoạn chặn, húc, phun vòi rồng đã ngăn cản tàu CSB 2016 của Cảnh sát biển Việt Nam hỗ trợ tàu KN-635 đang bị bao vây.)
Theo Ray Powell, một đại tá không quân Hoa Kỳ đã về hưu và hiện đang lãnh đạo dự án Sea Light, mục đích của Trung Quốc là ngăn chặn BRP Sierra Madre được sử dụng làm căn cứ quân sự. Nhưng ông tin rằng quân đội Trung Quốc khó có thể tiến hành một cuộc tấn công trực tiếp vào con tàu.
“Tôi nghĩ, tia laser, ngăn chặn và vòi rồng có lẽ là giới hạn của những gì Trung Quốc muốn làm bởi vì thẳng thắn mà nói, theo một số cách, chiến lược dài hạn của Trung Quốc vẫn đang hoạt động,” Powell nói.
"Philippines đã không thể sửa chữa hoặc thay thế BRP Sierra Madre. Toàn bộ chiến lược của Trung Quốc là không cho phép họ làm điều đó cho đến khi con tàu bị hỏng hoặc không thể ở được," ông nhận định.
"Con tàu sẽ không duy trì được tính toàn vẹn về cấu trúc của nó mãi mãi. Cuối cùng, nó sẽ bắt đầu vỡ ra và điều này sẽ dẫn tới một số loại khủng hoảng."
Collin Koh cũng cho rằng một loạt các hành động gần đây của CHND Trung Hoa xung quanh
Bãi Cỏ Mây dường như nhằm mục đích cô lập tiền đồn quân sự, dần dần làm xói mòn khả năng duy trì nó của Manila và cuối cùng buộc Philippines phải rút sự hiện diện thực tế tại thực thể này.
Xem thêm:
Sea Light ngày 07/8/2023: Gray Zone Tactics Playbook: Water Cannoning
https://www.sealight.live/posts/gray-zone-tactics-playbook-water-cannoning
DW ngày 08/8/2023: South China Sea confrontation hits China-Philippines ties
https://www.dw.com/en/south-china-sea-philippines-tensions/a-66475639
Không có nhận xét nào