Header Ads

  • Breaking News

    Việt Nam và Tòa Thánh Vatican ký kết Thỏa thuận ...

     Việt Nam và Tòa Thánh Vatican ký kết Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam

    Hồng Thủy - Vatican News

    ĐHY Parolin: Thỏa thuận Tòa Thánh-Việt Nam không chỉ là mục tiêu nhưng là một khởi đầu mới

    Tóm lược Quá trình Quan hệ Ngoại giao Vatican và Việt Nam từ Thế Kỷ 16 đến nay

    29/7/2023

    Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng


    Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng   (Vatican Media) 

    ĐỨC GIÁO HOÀNG


    Thông cáo chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh, được công bố chiều ngày 27/7/2023, cho biết hai bên đã ký kết “Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh và về Văn phòng Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam”. Trước đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    Đức Thánh Cha đã tiếp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng

    Vào lúc 3 giờ chiều ngày 27/7/2023, Đức Thánh Cha đã tiếp Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tại Thư viện Dinh Tông tòa. Sau cuộc gặp gỡ kéo dài khoảng 20 phút, Đức Thánh Cha đã tặng mỗi thành viên trong phái đoàn Việt Nam một huy chương của Giáo hoàng.

    Ngài cũng tặng Chủ tịch nước Việt Nam một bức phù điêu bằng đồng khắc họa về chủ đề thương xót, đón nhận và tình huynh đệ, là lời kêu gọi không ngừng của ngài trong những năm qua. Quà tặng của Đức Thánh Cha còn có Sứ điệp Ngày Thế giới Hòa bình năm 2023, Tài liệu về tình Huynh đệ Nhân loại, cuốn sách về buổi cầu nguyện cho đại dịch chấm dứt vào tối ngày 27 tháng 3 năm 2020 và cuốn sách hình ảnh về Căn hộ Giáo hoàng.

    Về phần mình, Chủ tịch nước Việt Nam đã tặng Đức Thánh Cha một bình gốm có hình đền thờ Thánh Phêrô, được làm tại Việt Nam.

    Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp phái đoàn Chủ tịch nước Việt Nam]

    Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp phái đoàn Chủ tịch nước Việt Nam] 

    Sau đó, Chủ tịch nước Việt Nam và phái đoàn đã có cuộc gặp gỡ với Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin.

    Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Chủ tịch Võ Văn Thưởng

    Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Chủ tịch Võ Văn Thưởng 

    Thông cáo chung về việc ký kết Thỏa thuận về quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam

    Thông cáo chung về việc ký kết Thỏa thuận về quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh và Văn phòng Đại diện Thường trú của Tòa thánh tại Việt Nam cho biết:

    "Nhân chuyến thăm Vatican của ông Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, vào ngày 27 tháng 7 năm 2023, dựa trên những tiến bộ đạt được trong các Phiên họp của Nhóm làm việc chung giữa Việt Nam và Tòa Thánh, đặc biệt là phiên họp thứ 10 vào ngày 31 tháng 3 năm 2023 tại Vatican, và với mong muốn tiếp tục thúc đẩy các quan hệ song phương, hai bên chính thức thông báo rằng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Tòa thánh đã ký kết “Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh và về Văn phòng Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam”.

    Thông cáo cho biết thêm, "Trong cuộc trò chuyện thân mật giữa Chủ tịch Võ Văn Thưởng với Đức Giáo hoàng Phanxicô và sau đó, với Đức Hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, các bên bày tỏ sự đánh giá cao về những tiến triển đáng kể trong các quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh cũng như những đóng góp tích cực của cộng đồng Công giáo Việt Nam cho đến nay."

    Cuối cùng, thông cáo cũng nói rằng "Hai bên bày tỏ tin tưởng rằng Đại diện Tòa Thánh sẽ hoàn thành vai trò và nhiệm vụ được trao trong Thỏa thuận, đồng thời sẽ hỗ trợ cộng đồng Công giáo Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của họ trong tinh thần tôn trọng luật pháp và luôn được Huấn quyền của Giáo hội hướng dẫn, để thực thi ơn gọi 'đồng hành cùng dân tộc' và là 'người Công giáo tốt, người công dân tốt', góp phần xây dựng đất nước. Đồng thời, Đại diện Tòa Thánh sẽ là cầu nối để thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh."

    Phái đoàn Việt Nam gặp Đức Hồng y Pietro Parolin

    Phái đoàn Việt Nam gặp Đức Hồng y Pietro Parolin 

    Tiến trình thảo luận giữa Việt Nam và Tòa Thánh về một vị Đại diện Thường trực của Tòa Thánh tại Việt Nam đã kéo dài từ nhiều năm. Cho đến nay, Đại diện không Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam là Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, 60 tuổi, người Ba Lan; ngài hiện là Sứ thần Tòa Thánh tại Singapore. (CSR_2879_2023)

    https://www.vaticannews.va

    ĐHY Parolin: Thỏa thuận Tòa Thánh-Việt Nam không chỉ là mục tiêu nhưng là một khởi đầu mới

    Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng

    Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin và Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng  (ANSA) 

    VATICAN

    Bình luận với truyền thông Vatican về Thỏa thuận đạt được hôm 27/7/2023 giữa Tòa Thánh và Việt Nam về quy chế Đại diện Thường trú của Tòa Thánh, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Pietro Parolin khẳng định: tương lai mời gọi chúng ta đến một hành trình để tiếp tục đồng hành cùng nhau trong tinh thần tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau.

    Thỏa thuận này là kết quả của tương quan tốt đẹp và tôn trọng nhau ở cấp độ thể chế, được xây dựng nhờ các cuộc gặp gỡ hiệu quả của Nhóm Làm việc chung Tòa Thánh-Việt Nam, cũng như ở cấp độ Giáo hội, thông qua sự sẵn sàng tạo dựng quan hệ tốt đẹp với cộng đồng địa phương và trình bày chứng tá Kitô giáo được hướng dẫn bởi mong muốn tiếp nhận các truyền thống địa phương và các giá trị chung.

    Thưa Đức Hồng Y, trong các thông cáo báo chí khác nhau trước kết quả ngày hôm nay, người ta luôn đề cập đến một hành trình dài được đánh dấu bằng sự tôn trọng và thảo luận chân thành. Ngài mô tả hành trình này như thế nào?

    Tôi nghĩ rằng các yếu tố cốt yếu của hành trình này có thể được diễn dịch bằng hai thành ngữ: một được Đức Gioan XXIII sử dụng: “hiểu biết nhau để có thể đánh giá cao nhau” và cách diễn đạt khác do Đức Thánh Cha Phanxicô đưa ra cho chúng ta: “bắt đầu các tiến trình nhưng không nghĩ đến kết quả ngay lập tức".

    Việc mở quan hệ với chính quyền Việt Nam bắt đầu từ năm 1989, khi Đức Hồng y Roger Etchegaray, khi đó là Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý và Hòa bình, có chuyến thăm Việt Nam chính thức. Trên thực tế, ý tưởng của Đức Gioan Phaolô II là mở ra những con đường đối thoại thông qua các chủ đề về công lý và hòa bình, những điểm đặc trưng của giáo huấn và chứng tá hàng ngày của Giáo hội. Thông lệ viếng thăm hàng năm của một phái đoàn từ Tòa Thánh, một đàng để tiếp xúc với Chính phủ và đàng khác để gặp gỡ các cộng đồng giáo phận, đã bắt đầu như thế. Vào năm 1996, các cuộc đàm phán được bắt đầu để xác định thể thức hoạt động cho việc bổ nhiệm các Giám mục. Tôi đã có những kỷ niệm tuyệt vời về những chuyến thăm đó, khi tôi đảm nhận vai trò Thứ trưởng Ngoại giao của Tòa Thánh. Tháng 12 năm 2009, Chủ tịch nước Việt Nam - ông Nguyễn Minh Triết - đã đến Vatican gặp Đức Giáo hoàng Biển Đức XVI. Do đó, một Nhóm Làm việc chung Việt Nam-Tòa Thánh đã được thành lập, mở đường cho việc bổ nhiệm một Đại diện Tòa Thánh không thường trú có trụ sở tại Singapore, đó là Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, vào ngày 13 tháng 1 năm 2011.

    Đâu là những yếu tố định hướng cho quá trình soạn thảo Thỏa thuận và các cuộc họp của Nhóm Làm việc chung?

    Tôi tin rằng điều căn bản là phải nhấn mạnh rằng trên cơ sở của các cuộc gặp gỡ tìm hiểu và làm việc này, luôn có sự tôn trọng lẫn nhau và ý chí tiến bước, không che giấu lập trường của mình, nhưng chân thành thảo luận về chúng và động cơ của chúng. Cần lưu ý rằng Hội đồng Giám mục luôn tham gia vào quá trình này và đã đưa ra những suy tư và đánh giá của riêng mình. Rồi chúng tôi tiến hành dần dần, không tìm kiếm kết quả cuối cùng ngay lập tức, mà nhắm hài hòa dần dần nguyên tắc tự do tôn giáo với luật pháp và phong tục địa phương; điều này, theo thời gian, đã tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn và sự đồng nhất trong các lựa chọn về văn bản được thực hiện theo thời gian và nhằm đảm bảo cho vị Đại diện Tòa Thánh Thường trú có các điều kiện để thi hành sứ vụ của ngài tại Giáo hội địa phương và Chính quyền Việt Nam, cũng như duy trì quan hệ với các cơ quan đại diện ngoại giao có mặt tại Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi không bao giờ quên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sống Tin Mừng để trở thành những công dân tốt và người Công giáo tốt: đó là nguyên tắc hướng dẫn Học thuyết xã hội của Giáo hội ngay cả trước khi nó được hình thành vào thế kỷ thứ 19 và điều mà từ thế kỷ thứ 2 sau Chúa Kitô, xác định cách các Kitô hữu, trong cách sống của họ, thể hiện rằng họ đồng thời là công dân của Nước Trời và trên trái đất. Cuối cùng, đời sống của Giáo hội địa phương và sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo luôn có trong cuộc đối thoại, qua đó nỗ lực thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các hoạt động và sự phát triển của cộng đồng Công giáo. Thái độ này, về phía Việt Nam, đã được ghi nhận trong quá trình bổ nhiệm các Giám mục, do đó trong những năm này, không có khó khăn đặc biệt nào phát sinh.

    Thưa Đức Hồng y, ngài có thể cho chúng con biết điều gì về nội dung của Thỏa thuận? Đại diện Tòa Thánh Thường trú có nghĩa là gì, xét vì chức vụ này dường như không thuộc các chức năng ngoại giao thông thường.

    Cảm ơn bạn về câu hỏi này, vì nó cho phép tôi nhấn mạnh cách thể mà thời gian dành cho việc nghiên cứu và thảo luận đã giúp tìm ra giải pháp chung, mà chúng ta có thể định nghĩa là "res nova in iure" (một thực tại mới trong luật pháp). Trên thực tế, vị Đại diện Tòa Thánh Thường trú được mời gọi để thúc đẩy sự hiệp thông giữa Tòa Thánh và Giáo hội địa phương, đồng thời hỗ trợ và nâng đỡ Giáo hội địa phương trong tất cả các vấn đề, bằng cách tham gia vào các cử hành và sáng kiến ​​của Giáo hội. Liên quan đến các khía cạnh mà chúng ta có thể định nghĩa là dân sự, Đại diện Thường trú của Tòa Thánh, cũng như đối với các Sứ thần, có nhiệm vụ củng cố quan hệ hữu nghị giữa Tòa Thánh và Chính phủ Việt Nam và sẽ có thể tham gia các cuộc họp thông thường của Ngoại giao đoàn và trong các cuộc tiếp đón cũng như các cuộc gặp gỡ cá nhân với các nhà ngoại giao, luôn trong sự tôn trọng pháp luật của nước sở tại và trên tinh thần tin cậy lẫn nhau và quan hệ song phương tốt đẹp từ trước đến nay. Tất cả những điều này, như đã nêu trong Thông cáo báo chí chung, nhằm mục đích để Đại diện Thường trú của Tòa Thánh có thể là “cầu nối” để cải thiện hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh.

    Ngài thấy tương lai quan hệ giữa Việt Nam và Tòa Thánh như thế nào?

    Có một khía cạnh mà tôi luôn có ấn tượng tích cực ở dân tộc Việt Nam, có lẽ vì đó là điều mà tôi đã hít thở từ khi còn là một đứa trẻ trên quê hương mình: sự cần cù khiêm tốn. Trong các liên hệ của mình, tôi đã có thể cảm nghiệm năng khiếu chăm chỉ làm việc, không chỉ về phương diện tay chân mà còn được hiểu là sự dấn thân trong mọi việc họ làm. Đặc tính này có thể khiến người ta tự phụ; ngược lại, người Việt Nam luôn giữ một thái độ khiêm tốn và tôn trọng, ngay cả khi tự hào, có khả năng thích ứng với mọi tình huống, giống như cây tre, uốn cong mà không bị gãy. Tại sao tôi nói những điều trên? Bởi vì tôi tin rằng tương lai mời gọi chúng ta đi trên một hành trình để tiếp tục đồng hành cùng nhau, không cần phải đòi hỏi hay vội vàng để đạt được mục tiêu khác, nhưng với thái độ sẵn sàng của những người muốn đối chiếu để tìm ra điều tốt nhất. Hiệp định không chỉ là một mục tiêu, đúng ra là một khởi đầu mới, trong tinh thần tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau.

    https://www.vaticannews.va/vi

    Tóm lược Quá trình Quan hệ Ngoại giao Vatican và Việt Nam từ Thế Kỷ 16 đến nay

    § Đỗ Hữu Nghiêm

    LTS- Nhân Năm Thánh 2010 thư ôn lại lịch sử quan hệ giũa Tòa Thánh Vatican và các chính quyền Việt Nam và nhân đó, nhận thức nội dung các vấn đề bang giao giữa Toà Thánh và Việt Nam vì lợi ích của đất nước và giáo hội Việt Nam. Năm Thánh 2010 mở ra triến vọng một cái nhìn tương quan đúng đắn của chính quyền Việt Nam đối với giáo hội toàn cầu và giáo hội địa phương đễ mỗi bên nhận định chính xác vị trí, bổn phận và trách nhiệm đối với nhau trong lý tưởng phục vụ nhân loại.

    I. Những Quan Hệ Đầu Tiên Của Vatican Với Việt Nam

    Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy Việt Nam có liên lạc với Vatican từ đời vua Lê Chúa Trịnh vào thế kỷ XVII. Có nhà nghiên cứu cho rằng ngay thời Vua Lê Thế Tông (1572 – 1599), Việt Nam đã bắt đầu có quan hệ với Vatican, nhưng không nêu ra bàng chứng thuyết phục.

    Nhưng sau này nếu Trịnh Tráng là người cho chấp bút và gửi thư cho Giáo Hoàng Urbanô VIII (1568-1644; GH: 1623-1644) thì lá thư đó phải được viết dưới thời vua Lê Thần Tôn đang ở ngôi (1619-1643). Trong phủ Chúa, Trịnh Tráng lên kế vị cha là Trịnh Tùng trong thời gian 1623-1654. Đó là quốc thư bang giao đầu tiên của Triều Đình Nhà Lê (thời Vua Lê Chúa Trịnh) gửi cho Toà Thánh Vatican còn được lưu trữ..

    Trang 5 và 6, Cuốn Việt Nam Giáo Sử đã đưa lên website của Dòng Chúa Cửu Thế có chụp hình lá thư này (trích trong sách Biên Liên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam. Hà Nội xuất bản năm 1987, trang 308, vỏn vẹn với mấy chi tiết: BNLS, op.cit. trang 308) bằng chũ Hán kèm theo bản dịch bằng chữ Hán dịch âm Hán việt và bản dịch tiếng Việt bây giờ. Tôi có nhờ GS Nguyễn Đức Cung kiểm tra phần nguyên bản chữ Hán, nhưng bản scan nguyên bản lá thư bằng chữ Hán không rõ, nên GS từ chối vì nếu không đọc được nguyên bản thìcó thể thiếu chính xác, vì một chữ viết có nhiều cách phát âm mà người chuyên môn không kiểm tra được )

    Nội Dung Lá Thư

    A. Theo Tác Giả của cuốn Biên Niên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam. Hà Nội, 1987 in lại trong website Việt Nam Giáo Sử DCCT

    1).Thứ Tự hàng chữ - Phiên Âm Nguyên Bản Hán Tự, chưa chấm câu
    01-... tiểu nghi đồ bình cống thượng tỷ nhị giáo sĩ sui cứu
    02- kim phục tuyển nhị vị giáo sĩ tinh thức thiên văn địa
    03- lý chi học nghệ bổn quốc xiển minh thánh giáo nghiệm thập
    04- giới tậo trại tam tinh kỳ bối thực kiều ngụ nhị
    05- giáo sĩ đẳng tỷ đăng thống bảo mậu dịch hồ thị nộp
    06- cống phí nghi số đoan đẳng nhân kỳ đáo dị vật thái
    07- ánh vân hù kiêm đắc giáo sĩ học thông thiên địa bát
    08- thăng củu họ cập văn nhiệm giới tại tam thường phí
    09- ngoạn đệ nhiễm iêm mộ, kỳ bồi thực nhi giáo sĩ dĩ
    10- định hỉ thứ cư trú trữ liên quan còn tương sát khôn
    11- trực chi giải âm nhược thông hảo hỗ thị mũi thuận nhân
    12- tính tiện dân dữu chi nghễ đỗi ư ngôn
    13- kê
    14- trầm hương nhị cân
    15- bạch tê bổ bát thớt
    16- Cút nhọn bàn trọng thập cân
    17- Bên nhật khác cụ

    2). Bản phiên âm Hán Việt bức thư của Trịnh Tráng gửi Đức Giáo Hoàng Urbanô VIII có chấm câu
    01-... tiểu nghi đồ bình cống thượng, tỷ nhị giáo sĩ sai cửu
    02- giáo. Kim phục tuyển nhi giáo sĩ tinh thức thiên văn địa
    03- Lý chi học nghệ - Bổn quốc xiển minh Thánh giáo, nghiệm thập
    04- giới tổng tập trại tam. Tinh kỳ bối thực, kiều nay nhị
    05- giáo sĩ đẳng, tỷ đặng thông bảo, mậu dịch hồ thị nộp
    06- cống phỉ nghi số đoan đẳng nhân kỷ đáo dị vật thái
    07- ánh vân hù, kiêm đắc giáo sĩ học thông thiên địa bát
    08- thăng củu họ, cập văn nhiệm giới tại tam, thưởng thưởng phỉ
    09- ngoạn đệ nhiễm iêm mộ, kỳ bồi thực nhi giáo sĩ, dĩ
    10- định hỉ thứ cư trú, trữ liên quan còn tương sát khôn
    11- trực chi giái âm - Nhược thông hảo hỗ thị mũi thuận nhân
    12- tình, tiện dân dựu chi nghễ đỗi ư ngôn
    13- Kê
    14- Trầm hương nhị cân
    15- Bạch lê bổ bát thớt
    16- Cút nhọn nhất bàn trọng thập cân
    17- Bên nhật khác cụ

    3). Bản dịch tiếng Việt theo sao ảnh trên
    1-... Những lễ vật nhỏ dâng cống như những bức đồ và bình phong để hai giáo sĩ đến xem xét (a)
    2- Nay tuyển hai giáo sĩ tinh thông địa lý (b)
    3- đến bản quốc để mở mang thánh giáo, dạy
    4- mười điều răn tóm về ba mối (c) lại yêu cầu giúp đỡ và cho phép hai giáo sĩ ấy trú ngụ.
    5- để được giao hảo, trao đổi hàng hóa và buôn bán với nhau
    6- Ngài lại cống kiến mấy thứ lễ vật - Tôi đã nhận được mấy thứ vật lạ
    7- đẹp đẽ và đồ tiếp hai giáo sĩ thông thiên văn địa lý ấy
    8- thật là cảm kích vô cùng – Tôi cũng đã nghe giáng những điều răm cấm tóm vào ba mối, lấy làm tốt đẹp
    9- và mến chuộng lắm, về việc giúp đỡ hai giáo sĩ tôi đã
    10- định xong cho cư trú ở nơi dành cho khách phương xa. Ở đó có thể xem hiện tượng của trời đất
    11- và xét nghiệm điềm lành. Việc giao hòa buôn bán là thuận lòng
    12- và cần cho sự tiện dụng của dân, hà tất phải nói. Nay kính thư
    13- Kê
    14- Trầm hương hai cân
    15- Vải trắng nhuyễn tám tấm
    16- Cốt nhục 1 xâu nặng mười cận
    17- Ngày này khác đủ

    Chú thích
    (a) Hai giáo sĩ đó là Juliano Baldinotti va Juliano Piani
    (b) Alexandre de Rhodes và Pedro Marquez
    (c) Ba mối đó là ba nhân đức Tin Cậy Mến

    B. Có thể hiểu gì về nội dung lá thư kia nếu lá thư kia là chính xác theo giải thích của tác giả BNLS?

    Triều vua Lê Chúa Trịnh đã đón nhận hai nhà truyền giáo tinh thông địa lý và dĩ nhiên hiểu nhiểu về giáo lý Công giáo thời đó, chủ yếu là lòng tin cậy mến đối với Thiên Chúa và con người.

    Các nhà truyền giáo Dòng Tên thời đó muốn làm đẹp lòng các vua Chúa Việt Nam, và chinh phục thiện cảm của cộng đoàn mình tiếp xúc, thường mang theo lễ vật dâng lên cách vua chúa trước khi lo việc truyền đạo.

    Theo chú giải, người ta hiểu vào thời điểm đó chính hai vị giáo sĩ truyền đạo là linh mục Alexandre de Rhodes và Pedro Marquez

    Nhưng về phía vua chúa đất Việt, việc buôn bán được xem la chính yếu. Và lễ vật giao dịch thường thấy lúc đó về phía Việt Nam là trầm hương, vải măc và nhãn nhục (?)

    II. Một Chuyến Đi Chuẩn Bị Của Tòa Thánh Trong Năm 1922-23

    Đặc Sứ Khâm Sai Tòa Thánh Henry Lécroart, Dòng Tên (1922-1923)

    Trước đó, năm 1922, ĐGH PIO XI cử Giám Mục Henry Lécroart, Dòng Tên, Giám Mục Giáo Phận Tcheli hay Chi Li ở Đông Nam Địa Phận Bắc Kinh (chứ không phải Thiên Tân (Tientsin, Trung Hoa như một số nhà nghiên cứu lầm lẫn), làm Khâm Sai Tòa Thánh đi quan sát tình hình các giáo phận ở Đông Dương, đặc biệt về cách tổ chức các chủng viện và chương trình học vấn.

    Trong cuộc họp tại Phát diệm (Giáo phận Thanh, thành lập năm 1901 đổi tên thành Phát diệm năm 1924) với 11 Giám mục từ 04 đến 09.02.1923 và tại Sài gòn với 7 Giám Mục ngày 20.06.1923 dưới sự chủ tọa của Thanh Tra Tông Tòa (Visiteur Apostolique, tiếng Pháp; Apostolic Visitor, tiếng Anh), Giám mục Henri Lecroat, Dòng Tên, các Đại diện Tông tòa Đông Dương đề nghị Bộ Truyền giáo đặt tên các Giáo phận theo tên các thành phố có Tòa Giám mục.

    Năm 1922, Thượng thư Bộ Lại Nguyễn hữu Bài, thành viên trong phái đoàn vua Khải Định sang Pháp, đã sang Rôma yết kiến Giáo Hoàng Piô XI để thỉnh cầu Người bổ nhiệm Khâm sứ tại Việt-Nam và phong chức Giám mục cho các Linh mục bản xứ.

    Theo Tài liệu "An Phong Gia Ðình Biên Ký Tập" (Chroniques de la Famille Alphonsienne của Tỉnh Dòng Sainte Anne de Beaupré, Canada), năm 1923, Ðức Piô XI đặc phái Ðức Cha Henri Lecroart Dòng Tên, Giám Mục Ðịa phận Tcheli Ðông Nam Trung Hoa, làm Khâm sai kinh lược ba kỳ Bắc Trung Nam của Việt Nam thời ấy. Đây chính là hoạt động bắt đấu thời kỳ Đông Dương lậpbang giao chính thức với Vatican.

    [Giám mục Henry Lécroart, Dòng Tên, làm giám mục kế vị giáo phận tông tòa Sienhsien (Xianxian), hiệu tòa Anchialus ngày 23 tháng 12 năm 1919, từ nhiệm ngày 2/12/1936.

    Ngài sinh ngày 4/11/1864 tại Lille, Pháp, thụ phong linh mục ngày 28/8/1897 với tư cách một tu sĩ Dòng Tên. Khi đó ngài mới được 32 tuổi. Ngày 30/7/1917 được bổ nhiệm làm Phó Giám Mục Đại Diện Tông Tòa, Giám mục hiệu tòa Anchialus, và sau đó được tấn phong giám mục. Ngày 23/12/1919 ngài lên kế vị làm Giám Mục Đại diện Tông Tòa Địa Phận Tcheli thuộc khu Đông Nam, tách lập từ địa phận Bắc Kinh, Trung Quốc. Ngài từ nhiệm Giám Mục Đại Diện Tông Tòa Xienhsien ngày 2/12/1936 vì già yếu và từ trần ngày 17/8/1939.

    Ngài còn có tên Trung Hoa là Lưu Khánh Minh (Liu Qinming) (1894-1939). Khu vực địa phận Chili mà ngài quản nhiệm là vùng chăn nuôi ở phía Đông Nam địa phận chính.]

    Sau chuyến đi kinh lý Đông Dương năm 1923 với tính cách khâm sai đặc biệt của Giáo Hoàng, trong bản phúc trình gửi về Tòa Thánh, Ngài đặc biệt chú ý đến nhu cầu thành lập một dòng tu linh mục thừa sai, chuyên giảng cấm phòng cho hàng đạc đức và tu sĩ, và giảng đại phúc cho các họ đạo.

    Ngày 20/6/1924, đại hội toàn bộ Thánh bộ Truyền giáo thịnh tình cứu xét bản phúc trình của Ðức Cha Henry Lécroart và trao trọn quyền cho Ðức Hồng Y Chủ Tịch Thánh bộ là Ðức Hồng Y Van Rossum (người Bỉ) thuộc DCCT, để sớm liên lạc và vận động với đấng Tổng quyền DCCT là Cha Patrick Murray (người Ireland) cho phép lập dòng tại Việt Nam.

    Ngày 9/11/1924, ngày kỷ niệm lập dòng, Ðức Hồng Y Chủ Tịch Thánh Bộ Truyền giáo gửi đến Cha Tổng quyền DCCT một lá thư thỉnh ý đề nghị. Và muốn ảnh hưởng sự lựa chọn của Cha Tổng quyền, Ngài ghi chú: "Nếu tôi không lầm, thì đây là một công tác tốt đẹp cho Tỉnh Dòng Thánh Anna Beaupré (Canada) đang khát vọng tông đồ các Xứ Truyền giáo!"

    Sau một năn liên lạc thư từ với Ðức Cha Lý (Mgr ALLYS) đang cai quản Ðịa phận Huế (Bình Trị Thiên), Cha Giám tỉnh, trong thư luân lưu 3/9/1925, đã công bố danh sách quí vị Thừa sai tiên phong: ba cha và hai thầy. Quí Cha: HUBERT COUSINEAU, EUGENE LAROUCHE, EDMOND DIONNE. Quí Thầy: BARNABE và ÉLOI.

    III. Bang Giao Chính Thức Việt Nam Vatican Trên Cấp Bậc Đại Sứ (Khâm Sứ Tông Tòa)

    1. Thời Khâm Sứ Constantin Ajutti tại Đông Dương (1925-1928): Xúc Tiến Thành Lập Hàng Giáo Phẩm Bản Xứ 

    Mãi đến năm 1925 Giáo Hoàng Piô Piô XI (1857-1939, GH: 1922-1939) mới thành lập Tòa Khâm Sứ tại Đông Dương

    Từ đó trong lịch sử các Tổng Giám Mục kế tiếp nhau làm Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương, (rồi sau Việt Nam). Mỗi vị Khâm Sứ có một sứ mạng đặc biệt tùy từng giai đoạn lịch sử giáo hội trong quan hệ với xã hội trần thế.

    Tổng Giám Mục đầu tiên, hiệu tòa Phasis được Toà Thánh chính thức bổ nhiệm làm Khâm Sứ tại Đông Dương, phụ trách ba xứ Việt Nam, Cao Miên và Lào là Constantin AJUTTI (1925.05.28 – 1928). Cậu Luigi Dosena, tên ngài thời thơ ấu, sinh ngày 1/5/1876 tại Campagnola, Cremasca, Ý. Sau mới đổi sang tên C. Ajutti. Ngài làm Đặc sứ Tông Tòa Danh Dự (Apostolic Nuncio Emeritus) tại Slovakia trước khi làm Khâm Sứ Đông Dương và đến nơi ngày 28/5/1925 và sớm qua đời năm 1928, hưởng dương 52 tuổi

    Dưới thời ngài, sứ mạng đầu tiên là xúc tiến cụ thể và tích cực việc hình thành hàng giáo phẩm bản xứ.

    Toà Thánh đã chọn linh mục người Việt đầu tiên Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục.

    2. Thời Khâm Mạng Tòa Thánh Victor Colombanus Dreyer, Dòng Phansinh tại Đông Dương (1928-1936): Qui Chế Công Đồng Đông Dương – Linh mục Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục Việt Nam Đầu Tiên

    Dưới thời Tổng Giám Mục Victor Colombanus DREYER, Dòng Phan sinh hay Anh em Hèn Mọn, Có Đội Mũ, làm Khâm Sứ Tòa Thánh (1928.11.24 – 1936.11.19), lần lượt các linh mục Việt Nam được tấn phong Giám Mục dần thay thế các Giám Mục ngoại quốc, như Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn năm 1935 coi Bùi Chu,

    Theo báo cáo của toà Khâm Sứ, ngày 6-11-1933, đích thân Giáo Hoàng Piô IX tấn phong linh mục Nguyễn Bá Tòng làm Giám Mục, phụ tá giáo phận Phát Diệm với quyền kế vị. Năm sau, ngày 18-11-1934 các Giám Mục Đông Dương cùng với Đức Khâm Sứ Dreyer họp Công Đồng Thứ Nhất tại Hà Nội.

    Công Đồng gồm nhiều uỷ ban soạn thảo và đúc kết xây dựng Quy Chế Công Đồng Đông Dương Thứ Nhất. Quy chế này nhằm phát triển mọi sinh hoạt của Giáo Hội tại đây, đặc biệt đào tạo hàng Giáo Sĩ Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế và thiết lập mọi tổ chức theo như Giáo Luật hiện hành.

    3. Thời Khâm Sứ Antonin Fernand Drapier, Dòng Đa Minh (1936-1950): Giáo Hội Trước Cao Trào Hoạt Động Khởi Nghĩa Kháng Chiến – Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam 

    Tổng Giám Mục Antonin-Fernand DRAPIER, Dòng Đa Minh (1936.11.19 – 1950.10.18). Chính Hồng Y Wilhem van Rossum làm chủ phong ngày 22/12/1929.

    Rồi ngài lại chủ phong nhiều linh mục khác làm Giám mục: Phêrô Martinô Ngô Đình Thục (Vĩnh Long) ngày 4/5/1938, Félix Hedde (Lạng Sơn) ngày 30/11/1939, Jean Cassaigne Sanh (Sàigòn) ngày 24/6/1941, Santos Ubierna (Bùi Chu) ngày 21/9/1942 và Raymond Marie Marcel Piquet (Nha Trang) ngày 9/1/1944

    Trong thời ngài làm Khâm Sứ ở Đông Dương theo bổ nhiệm của Giáo Hoàng Piô XI (1857-1939; GH 1922-1939) Phaolô VI (1897-1978; GH 1963-1978), Giám Mục Ngô Đình Thục năm 1938 coi Vĩnh Long tách lập với Nam Vang, Giám Mục Phan Đình Phùng năm 1940, Giám Mục Lê Hữu Từ năm 1945.

    [Tổng Giám Mục Antonin – Fernand Drapier sinh ngày 28/4/1891 tại Creue-en-Woëvre, Pháp và qua đời ngày 30/7/1967. Ngài là một linh mục Dòng Đaminh và là TGM Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đông Dương. Ngài được tấn phong linh mục là ngày 24/4/1924 và thụ phong Giám mục ngày 22/12/1929

    Ngài từng là Khâm Sứ tại Irak từ 23/11/1929 đến 16/11/1936 khi ngài được bổ nhiệm là Khâm Sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và về hưu năm 1950.]

    Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chánh Pháp tại Việt Nam. Trước tình thế này vai trò của các vị Thừa Sai ngoại quốc càng trở nên khăn và số linh mục Việt Nam đủ điều kiện làm Giám Mục đã tăng thêm nhiều.

    Dưới thời ngài, Linh mục Nguyễn Khắc Ngữ làm bí thư Tòa Khâm Sứ tại Huết trước khi được bổ nhiệm Giám mục Long Xuyên:

    Cậu Nguyễn Khắc Ngữ sinh ngày 2-2-1909 tại Vạn Ðồn, huyện Thuỵ Anh, tỉnh Thái Bình. Năm 13 tuổi (1922) cậu vào Tiểu Chủng Viện Mỹ Sơn (Lạng Sơn). Năm 1928 Thầy được gởi đi du học tại Ðại Chủng Viện Luçon (Vendée, Pháp) và thụ phong linh mục ngày 29-6-1934. Được tấn phong chức xong, tân linh mục về nước và được bổ nhiệm làm giáo sự Tiểu Chủng Viện Mỹ Sơn, Lạng Sơn, năm 1934.

    Bốn năm sau, tức năm 1938, linh mục được Giám Mục Antonin Drapier mời vào làm Thứ Ký Toà Khâm Sứ Toà Thánh tại Huế và đồng thời làm Giám đốc báo “Sacerdos Indosinensis”, thay Giám mục Ngô Ðình Thục vừa được Toà Thánh cử làm Giám mục quaả nhiện địa phận Vĩnh Long. Làm thư ký Toà Khâm Sứ gần 2 năm thì xẩy ra chiến tranh Âu Châu, linh mục trở về Lạng Sơn (1940) đi coi xứ Lục Bình (1943) và giáo xứ Mỹ Sơn (1949). Năm 1951 cha đổi về làm chính xứ thị xã Lạng Sơn, đồng thời được cử làm Cha Chính Ðịa Phận, rôì làm Tổng Quản địa phận thay mặt Ðức Giám mục (Provicaire).

    Trong cuộc di cư 1954, cha được chuyển vào Nam cùng với giáo sĩ và giáo dân Lạng Sơn. Tại Sài Gòn, cha được ÐC Phạm Ngọc Chi mời làm phụ tá di cư, đồng thời làm Quản hạt Gò Vấp di cư. Sau linh mục được mời làm Ðặc Ủy Phó Công giáo Tiến hành toàn quốc năm 1957. Ngày 8-12-1960 cha được Toà Thánh bổn nhiệm làm Giám mục tiên khở địa phận Long Xuyên với khẩu hiệu “Chúa trong anh em”. Lễ tấn phong cử hành ngày 22-1-1961 taị Sài Gòn, do ÐC Ngô Ðình Thục chủ phong. Ngày 4-4-1961 Ðức cha chính thức nhận điạ phận mới.

    4. Thời Tổng Giám Mục John DOOLEY, S.S.C.M.E. (1951.10.18 – 1959.09.15): Thư Chung ngày 5/11/1951 Trước Làn Sóng Cộng Sản Ở Việt Nam

    Toà thánh thời Giáo Hoàng Piô XII (1876-1958; GH 1939-1958) quyết định bản quốc hóa hệ thống lãnh đạo Giáo Hội tại các nước Đông Dương, qua việc trao cho Giám Mục địa phương như: Hà Nội cho Giám mục Trịnh Như Khuê năm 1950, Bắc Ninh cho Giám mục Hoàng Văn Đoàn năm 1950, Vinh cho Giám mục Trần Hữu Đức năm 1951, Hải phòng cho Giám mục Trương Cao Đại năm 1953.

    Năm 1954, hiệp định Genève chia đôi đất nước khiến gần 750.000 giáo dân Công Giáo miền Bắc di cư vào miền Nam, sự ra đi này để lại một khoảng trống lớn tại miền Bắc, chỉ khoảng 713.000 giáo dân, 7 Giám Mục cà 374 Linh Mục. Ban đầu Khâm Sứ John Dooley vẫn ở lại Miền Bắc. Năm 1959, chính phủ Hồ Chí Minh bắt đầu áp dụng các biện pháp nghiêm nhặt đối với Công Giáo, ra lệnh cho các giáo sĩ ngoại quốc phải rời khỏi miền Bắc. Vào tháng 3 năm 1959, mặc dầu Khâm Sứ John Dooley đang trải qua nhiều cơn bệnh nặng, ngài được nhà cầm quyền Hà Nội cho chuyển đến Nam Vang, Kampuchia. Linh mục O'Driscoll, một giáo sĩ người AiLen, đã tạm thời đảm nhiệm chức vụ Quyền Khâm Sứ. Khâm-sứ Toà thánh John Dooley bị đau phải rời nhiệm-sở. Vị đại-diện của ngài, Terenz O´Driscoll cũng bị trục-xuất sau đó ngày 17.08.1959. Tòa Khâm Sứ Vatican tại Hà Nội bị tịch thu. Một bức tường ngăn cách giữa Tòa Giám Mục Hà Nội và Toà Khâm Sứ đã được chính quyền dựng lên. Giáo Hội tại đây trở thành Giáo Hội thầm lặng.

    Cho đến năm 1960, ở Miền Bắc có 300 linh mục chăm sóc 750.000 tín đồ. Trung bình tại thành phố Vinh mỗi giáo sĩ phụ trách 1.200 tín đồ, ở Hải Phòng 7.000, ở Bùi Chu 6.000, ở Thái Bình 10.000, v.v.

    5. Thời Thanh Tra Tông Tòa TGM Giuseppe Caprio (1954-1959) ở Miền Nam Việt Nam

    [Vài Hàng Về Khâm Sứ CAPRIO, Giuseppe (1914-2005). Sinh ngày 15/11/1914 tại Lapio, Tổng Giáo hận Benevento, Ý; gia nhập chủng viện Tống Giáo Phận Benevento, theo học Viện Đại Học Giáo Hoàng Gregorio tại Roma, tốt nghiệp cử nhân Thần Học và tiến sĩ giáo luật, và Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng Cho Các Vị Vọng Của Giáo Hội, tại Rom.

    Thụ phong linh mục ngày 17/12/1938, tại Vương Cung Thánh Đường Lateranô. Học thêm tại Roma năm 1939-1940; làm viên chức tại Bộ Ngoại giao Tòa Thánh, 1940-1947. Bí Thư Sứ Thần tại Trung Hoa 1947-1951. Bị trục xuất khỏi Trung Hoa sau ba tháng bị quản chế tại nhà tại Nanchang

    Auditor Sứ Thần tại Bỉ, 1951-1954; Visitor và thanh tratông tòa của Khâm Sứ Tòa Thánh tại Nam Việt Nam, 1954-1959. Ngày 28.10.1958, vừa được bầu làm Giáo Hoàng, Ðức Gioan XXIII (1881-1963; GH 1958-1963) đã tái chấp nhận những quyết định của Vị Tiền Nhiệm, cử Ðức Hồng Y Gregorio Pietro Agagianian làm đặc sứ đến LaVang. Và tháng 11 năm 1958, Ðức Khâm Sứ Giuseppe Caprio, đại diện Tòa Thánh tại Việt Nam, đã loan báo tin vui mừng này cho các Giám Mục Việt Nam.

    Domestic Prelate của Giáo Hoàng, ngày 21/11/1955. Internuncio tại Trung Hoa Đài Loan ngày 20/5/1959

    Được chọn làm Tổng Giám Mục hiêu tòa Apollonia, ngày 14/10/1961, tân phong ngày 14/12/1961 tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Ban Ơn tại Benevento do Hồng Y Gregorio phêrô Agagianian, Trưởng Thánh Bột Truyền Bá Đức Tin, với hai TGM phu tá. Tham dự Công Đồng Vatican II (1962-1965), Pro-nuncio tại Ấn Độ ngày 22/8/1967. Trưởng Phái Bộ Vatican tại Hôi Đồng Liên Hiệp Quốc Thứ II về Thương Mại và Phát Triển tại New Deli năm 1968

    Tổng Trưởng Quản Trị Di sản của Tòa Thánh 1969-1977, Chủ tịch 1979-1981; Quyền Tổng trưởng nội vụ 1977- 79; được tấn phong Hồng Y năm 1979; Chủ tịch Vụ Kinh Tế của Tòa Thánh 1981-1990 (Danh Dư); từ trần tại Roma ngày 15/10/2005, đại thọ 90 tuổi.

    Khi ngài qua đời Vietcatholic có thông báo Hồng Y người Ý Giuseppe Caprio, đã từng phục vụ là Khâm Sứ Tông Tòa và Khâm Sứ Tòa Thánh tại miền Nam Việt Nam đã từ trần vào hồm thứ Bảy]

    6. Thời Khâm Sứ Tòa Thánh TGM Mario Brini (1959)

    Tổng Giám Mục Mario Brini có sứ mệnh đặc biệt là chuẩn bị gần cho việc thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam chính thức bắt đầu từ ngày 24/11/1960. Ngài qua đời lúc làm Tổng Trưởng Danh Dự Bộ Các Giáo Hội Phương Đông, TGM hiệu toà Algiza. Cậu sinh ra ngày 11/5/1908 được đặt tên Piombino; thụ phong linh mục 29/6/1938; được bổ nhiệm Khâm sứ tại Dông Dương năm 1959; ngày 14/10/1961 được bổ nhiiệm Apostolic internuncio tại Cộng Hòa Ả Rập Ai Cập; thụ phong giám mục ngày 28/2/1962, TGM hiệu Tòa Algiza; năm 1965 được bổ nhiệm Tổng Trưởng Bộ Các Giáo Hội Phương Đông; năm 1982, về hưu với tính cách Tổng Trưởng Bộ các giáo hội Phương Đông; ngày 9/12/1995, ngài qua đời với danh nghĩa Tổng Trưởng Danh dự Bộ Các Giáo Hội Phương Đông.

    7. Thời Tổng Giám Mục Salvatore ASTA (1962.10.13 – 1964) 

    Trong khi đó, tại miền Nam tự do, với lực lượng từ miền Bắc tăng cường, Giáo Hội phát triển mau lẹ cả bề rộng lẫn chiều sâu. Dường như ảnh hưởng Công giáo phát triển ngoài mức dân số tín đồ. Tỉ lệ dân số Công giáo lúc đó có thể lên tới 10% dân số tổng quát ở cả miền Nam, Công viêc truyền giáo được chú trọng trước hết là vấn đề dậy tân tòng. Năm 1957 đã có 67.854 người theo học các lớp giáo lý người lớn.

    Riêng giới trí thức Công Giáo càng hoạt động mạnh mẽ hơn, họ tham dự vào các hoạt động quốc gia, các trường đại học, trung tiểu học công tư. Không một họ Đạo nào được thiết lập mà bên cạnh không có trường học, một vài cơ sở bác ái từ thiện, đón nhận nhiều người không Công Giáo hơn người Công Giáo. Nhiều thánh đßờng lớn được xây cất. Các đoàn thể Công Giáo Tiến Hành, các Dòng Tu nam nữ phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu mục vụ.

    Đặc biệt “3 Viện Đại Học Công Giáo” đã gây được nhiều uy tín và ảnh hưởng lớn lao tại miền Nam. Ba Viện Đại Học Công Giáo này người ta muốn nói đến đại học nào: Dà Lạt, Huế, Minh Đức? Đà Lạt thì đúng là VDH CG có từ 1957, do Hội Đồng Giám Mục Công Giáo. Còn Giáo Hoàng Học Viện Piô X là một Chủng viện chuyên giảng dậy về triết học và Thần Học do một số linh mục dòng Tên điều hành và giảng dậy, cũng do HĐGMVN sở hữu nhưng thuộc quyền quản trị đặc biệt của òa Thánh theo qui chế giảng huấn một chủng viện giáo hoàng. Còn Viện Đại Học Huế tuy do LM Cao Văn Luận là Viện Trưởng đẩu tiên, lại là một VĐH Quốc Gia. Còn Viện Đại Học Minh Đức là một Viện Đại Học tư thục do một nhóm người Công Giáo thành lập; những người đó gầm có cả linh mục và giáo dân, chủ yếu là một số linh mục DCCT).

    Vài hàng về TGM Salvatore Asta. Ngài qua đời với danh hiệu Sứ thần tông tòa tại Bồ Đào Nha, TGM hiệu tòa Aureliopolis in Lydia. Cậu Asta sinh ngày 17/1/1915 tại Alcamo, Ý. Ngày 25/7/1938 thầy Asta thụ phong linh mục mới có hơn 23 tuổi


    8. Thời Tổng Giám Mục Angelo PALMAS (1964.06.17 – 1969.04.19): Những Rối Loạn Tại Miền Nam do Cộng Sản Phát Động Cùng Với Nhận Thức Dân Chủ Ấu Trĩ 

    Ngài là chủ phong các giám mục: Giacobê Nguyễn Ngọc Quang, Giuse Lê Văn Ấn, Phanxico Nguyễn Văn Thuận, Phêrô Nguyễn Huy Mai, Giacobê Nguyễn Văn Mầu.

    Chẳng hạn, lễ truyền chức Giám Mục cho LM Nguyễn Văn Thuận được cử hành vào ngày 24 tháng 6 năm 1967, lễ Thánh Gioan Tẩy Giả, tại Huế, do Giám mục Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam, Lào va Campuchia, chủ phong. Khẩu hiệu của Đức Tân giám mục là “Vui Mừng và Hy vọng” (Gaudium et Spes), tên của Hiến chế mục vụ của Công đồng chung Vaticanô II.

    [Vài hàng tiểu sử: Ngài qua đời với tư cách Khâm Sứ Tòa Thánh Danh Dự, TGM hiệu tòa Vibiana. Ngài sinh ngày 21/12/1914 tại Villanova Monteleone, Ý; thụ phong linh mục ngày 15/8/1938, được bổ nhiệm TGM hiệu tòa Vibiana ngày 17/6/1964

    Ngày 17/6/1964 được bổ nhiệm làm Khâm Sứ Tòa Thánh tại Việt Nam

    Ngày 28/6/1954, được tấn phong TGM hiệu tò Vibiana; được bổ nhiêm ngày 19/4/1969 làm Phó Khâm Sai Tông Tòa tại Colombia; được bổ nhiệm ngày 2/9/1975 làm Phó Khâm Sài Tòa Thánh tại Canada; ngày 10/3/1990 về hưu khi làm Phó Khâm Sai TT tại Canada; từ trần ngày 9/6/2003 với tính cách Phó Khâm Sai TT tại Canada]

    9. Thời Tổng Giám Mục Henri LEMAÎTRE (1969.05.30 – 1975.12.19): Giáo Hội Trước Những Xáo Trộn Chính Trị Xã Hội Cuồng Loạn. 

    Khâm Sứ Henri Lemaitre đến Việt Nam sau biến cố Tổng Tấn Công của Cộng sản vào miền Nam Việt Nam. Đây là một thời kỳ đen tối tiến dần đến sụp đổ của hệ thống chính quyền miền Nam Việt Nam. Ngài giúp duy trì ổn định trật tự trong giáo hội và xã hội. Nhưng chính Ngài cuối cùng đã bị trục xuất khỏi Việt Nam. Cộng sản đã mượn tay một nhóm nhỏ thanh niên trí thức quá khích dễ bị “tư tưởng cách mạng, dân chủ, dân tộc, hiện sinh ” do cộng sản phát động sai khiến tại miền Nam để can dự vào một loạt hành động quá tàn bào là hô hoán xốc nách vị Khâm sứ kéo ra khỏi Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh ở Sàigòn

    Tối ngày 12/5, một nhóm gồm 10 linh mục dưới trời mưa đến gặp hai vị Tổng Giám mục chính và phó tại nhà cơm Đại Chủng viện thánh Yuse, để xin xét lại mấy vấn đề. Sáng 13/5, một nhóm đông đảo giáo dân thuộc các phong trào thanh niên Công giáo đã tụ họp tại Tòa Tổng Giám mục, yêu cầu Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận từ chức.

    Sáng ngày 14/5, nhóm người kia kéo tới Tòa Khâm Sứ, mà họ cho là có trách nhiệm bổ nhiệm TGM Nguyễn Văn Thuận, đưa thỉnh nguyện thư, mang chữ ký của 13 đoàn thể thanh niên Công giáo, yêu cầu ngài: từ chức Khâm Sứ Tòa Thánh tại Sài Gòn và ra khỏi Việt Nam ngay. Và để làm một cử chỉ tượng trưng theo sự xúi bẩy ngầm của Cộng Sản Việt Nam, nhiều người đã dồn Khâm sứ Henry Lemaitre ra khỏi khuôn viên Tòa Khâm Sứ. Tối ngày 3/6, nhóm giáo dân cấp tiến trên lại đến Tòa Khâm Sứ lặp lại lời yêu cầu và họ đã ở lại đó một đêm để tạo thêm áp lực.

    Nên biết rằng trong nhóm người đó, có cả một số linh mục cấp tiến. Trong số những người này, về sau có người đã có lúc tỉnh ngộ vỡ mộng cách mạng,kéo cả vợ con bỏ ra nước ngoài!

    [Vài hàng tiểu sử của vị khâm sứ Tòa Thánh cuối cùng cho đến lúc ngài bị trục xuất khỏi Việt Nam sau 30/4/1975

    Ngày 30/5/1969 linh mục Henri Lemaitre được chọn làm Khâm mạng tòa thánh tại Cambodia và Việt Nam và làm Tổng Giám Mục hiệu tòa Tongress

    Sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam ngày 1/7/1975, thì ngài được bổ nhiệm làm Khâm mạng Tòa Thánh tại Uganda va ngaài từ chức Khâm mạng tại Uganda ngày 16/11/1981.

    Ngày 31/8/1985 TGM Henri Lemaitre được bổ nhiệm là Thay Khâm SaiTông Tòa Apostolic Pro Nuncio tại Đan Mạch, tại Phần Lan,, Iceland, và Na Uy cùng Thụy Điể.

    Ngày 28/03/1992, Ngài được tái nhiệm tại các nước trên.

    Ngày 8/2/1997, Ngài từ nhiệm khỏi chức vụ Thay Khâm Sai Tông Tòa tại Hòa Lan.

    Ngày 20/04/2003 TGM Henri Lemaitre Phó Thay Khâm Sai emeritus tại Hà Lan, qua đời, thượng thọ 81 tuổi]

    Tòa Khâm Sứ Tòa Thánh Tại Hà Nội trong Viễn Tương Quan Hệ Vatican và Việt Nam trong tương lai

    Vào hành lang tầng một của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, người khác tham quan sẽ thấy một hình đen trắng trong đó Đức Giám Mục Trịnh Như Khuê chụp cùng với các cha và giáo dân Hà Nội tại Tòa Khâm Sứ vào ngày 27.3.1957, ngay trước cây đa cổ thụ vẫn nhìn thấy. Đó là bức hình chụp trước khi Tòa Khâm Sứ bị chính quyền tịch thu từ sau 1959.

    Nhà Nước đã chiếm đoạt tất cả các cơ sở của Giáo Phận Hà Nội tại Phố Nhà Chung, Phố Tràng Thi, và Phố Nhà Thờ. Họ đặt Tòa Giám Mục ở giữa, chỉ có một lối ra vào để dễ kiểm soát. Trong những thập niên 50, 60, 70 và 80, họ canh gác gắt gao tại cửa Tòa Giám Mục, ngăn cản giáo dân đi vào và tiếp tế cho các giáo sĩ đang cư ngụ trong đó.

    Trong những năm 60 và 70, họ quản chế Đức TGM Trịnh Như Khuê, ngài không được phép đi ra khỏi Tòa Tổng Giám Mục nếu không có phép. Ngài thường đi dạo trên sân thượng Tòa Tổng Giám Mục qua nhiều tháng năm đến nỗi thành một đưòng mòn quả trám trên sân gạch.

    Những năm 1980 Nhà Nưóc đã xây Cung Văn Hóa trên đất Tòa Khâm Sứ, chủ yếu dùng làm sàn nhảy. Đêm nào họ cũng mở nhạc ầm ầm đến 2 giờ sáng, với chủ đích phá hoại bầu khí tĩnh mịch của nơi tu hành và cám dỗ những người tu hanh trước cảnh trưng bày xác thịt của những người đến tắm hay nhảu nhót trong vũ điệu sắc mùi nhục dục. Nhưng con người không chỉ thỏa mãn về nhu cầu tự nhiên duy vật của con người, mà con người có những ước vọng, suy nghĩ và hành động cao cả khác. ĐHY Trịnh Văn Căn đã nhiều lần than phiền với chính quyền rằng ngài không thể ngủ được, nhưng chính quyền vẫn làm ngơ.

    Năm 2000, ĐHY Phạm Đình Tụng đã gởi đến các cấp chính quyền một đơn đòi trả lại khu đất Tòa Khâm Sứ, trong đơn có chữ ký của ngài và tất cả các linh mục trong Giáo Phận, nhưng Nhà Nước không trả lời, trong khi đó công an lại đi cãi chày cãi cối với các linh mục và giáo dân. Lúc dầu họ bảo Toà Khâm Sứ không thuộc đất Nhà Chung (Tòa Tổng Giám Mục) nên để khi nào có quan hệ ngoại giao với Vatican, chính quyền sẽ trả.

    Tòa Tổng Giám Mục đã đưa ra hai bằng chứng để loại bỏ quan điểm này:

    1) Giấy Điền Thổ xác nhận bất động sản dùng làm Tòa Khâm Sứ thuộc chủ quyền của Giao Phận Hà Nội.
    2) Trưóc khi ra đi, Đức Khâm Sứ Dooley có viết thư của cám ơn ĐGM Trịnh Như Khuê đã cho ngài mượn đất làm Tòa Khâm Sứ.

    Thứ bảy ngày 2/12, LTSR đã tổ chức một thánh lễ đồng tế lúc 16g30 tại nguyện đường Trường Truyền Giáo, để cầu nguyện cho Đức Hồng Y mới qua đời. Tham dự lễ có ĐHY Agnelo Rossi, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo; Đức Cha Giuseppe Caprio, Thư ký Nội vụ Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, cựu Khâm sứ Tòa Thánh tại VN; ĐC Lourdusamy Tổng Thư Ký Bộ Truyền Giáo; ĐC Angelo Kim, Giám Mục Suwon (Hàn quốc); các linh mục viên chức thuộc Bộ Truyền giáo; một vài đại diện các Bộ tại giáo triều; một số Bề trên nam nữ thừa sai truyền giáo tại VN; tất cả các linh mục tu sĩ LTSR và giáo dân VN.

    Vấn Đề Vị Trí Tòa Khâm Sứ ở Địa Phương

    1. Giai đoạn Tòa Khâm Sứ ở Huế (1925-1950)

    Trước khi đưa ra quyết định đó,Toà Thánh đã thiết lập toà Khâm Sứ Đông Dương tại Huế ngày 20-5-1925, vốn là tượng trưng cho nơi tập trung quyền bính của triều đình An Nam. Hành động này chứng tỏ toà thánh đã coi ba nước Đông Dương, nhất là Giáo Hội Việt Nam trưởng thành ngang hàng với các giáo hội khác, trong quá trình tiến tới hoàn toàn một quốc gia độc lập.

    Khi đến Đông Dương, ban đầu, Khâm Sứ Drapier tạm đặt Văn Phòng tại Hà Nội. Nhưng Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài, một người Công Giáo, đã đề nghị ngài xây cất một Tòa Khâm Sứ tại Huế, vì nơi đây còn là kinh đô hiện tại của Việt Nam và tiện việc giao dịch với ba xừ Việt, Miên, Lào. Ngài chấp thuận. Vì thế, trụ sở của Tòa Khâm Sứ Vatican ở Đông Dương đã được xây cất gần Nhà Thờ Chính Tòa Phủ Cam, Huế.

    2. Giai Đoạn Tòa Khâm Sứ ở Hà Nội (1950-1959)

    Đến năm 1950 Giáo Hoàng Piô XII lại cử linh mục John Dooley, người Ireland làm Khâm sứ, bấy giờ tòa khâm sứ được đặt kế toà Tổng Giám mục Hà Nội, cũng là phần đất thuộc Tòa Tổng Giám Mục tách ra làm Tòa Khâm Sứ, vì lúc đó Huế không còn là thủ đô của Việt Nam nữa, sau biến cố chính trị tháng 8&9/1945. Lúc vị Khâm sứ Tòa Thánh cuối cùng bị lâm trọng bệnh, được đưa về nước, thì nhà nước VN tịch thu Toà Khâm sứ, vốn là một phần khu đất Tòa Giám Mục Địa phận Hà Nội.

    3.Giai Đoạn Tòa Khâm Sứ ở Sàigòn (1955-1975)

    Từ 1955, một Đặc Sứ Tòa Thánh nữa được bổ nhiệm ở Sài gòn, dường như bên ngoài song song với Tòa Khâm sứ Tông Tòa Chính Thức ở Hà Nội do TGM Dooley quản nhiệm nhưng đã hầu như vô quyền. Vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Miền Nam Việt Nam khi đó vẫn tạm ngụ tại một phòng ở Bệnh Viện Saint Paul Sàigòn. Tòa Khâm sứ sau này mới chuyển đến trụ sở ở số 176, đường Hai Bà Trưng, Quận I, SGN

    Sau Hiệp định Genève, Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương John Dooley không liên lạc được với các quốc gia thuộc quyền khác. Vì thế, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tông tòa (Visiteur Apostolique, tiếng Pháp; Apostolic Visitor, tiếng Anh) tại Sài gòn để liên lạc được Miền Nam Việt-Nam, Laos, và Cao Mên. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Thanh Tra Tông Tòa (Régent Apostolique) thay Khâm sứ chính thức.

    Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội vì cơn bệnh nguy kịch và, vài tuần sau đó, các nhân viên Toà Khâm sứ đều bị trục xuất, Tòa Thánh thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn do Ngân sách Tòa Thánh và theo qui chế Ngoại giao, do tân Khâm sứ Mario Brini.

    Khâm sứ Mario Brini đã góp công lớn trong việc thiết lập ‘Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Việt-Nam’ ngày 24.11.1960. Giáo Hoàng Gioan 23 chỉ thiết lập Hàng Giáo Phẩm Công Giáo cho một Quốc Gia Việt-Nam chạy dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà mau. Dĩ nhiên, không lúc nào có hai Khâm sứ đại diện Đức Thánh Cha tại Việt-Nam như linh mục Trương Bá Cần hiểu. Để chứng minh, xin mời quý đọc vào địa chỉ: http://www.catholic-hierarchy.org/diocese/dxxvn.html và Delegation to Viêt Nam, phần ‘Past and Present Ordinaries’ sẽ không thấy tên Đức Cha Giuseppe Caprio.]

    Một số tài liệu tham khảo

    http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/bbrini.html
    - http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/ghvienam/58lavang.htm
    - http://209.85.141.104/search?q=cache:K3nuwEJI94UJ:www.vatican.va/roman_curia/institutions_connected/oessh/newsletter/news-letter8_en.pdf+Giuseppe+Caprio+to+the+South+Vietnam&hl=en&ct=clnk&cd=2&gl=us
    - http://www.fiu.edu/~mirandas/bios-c.htm
    - http://vietcatholic.net/News/Html/52800.htm
    - http://vietcatholic.net/News/Clients/ReadArticle.aspx?Id=31628
    - http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/blecr.html
    - http://www.gcatholic.com/dioceses/nunciature/nunc183.htm
    - http://cusiminhman.googlepages.com/baothien-khamsu
    - http://www.ttmhcg.com/dong/tinhdongvn.html
    - http://giaoxukc.com/web/index.php?option=com_content&task=view&id=2&Itemid=71
    - http://www.catholic-hierarchy.org/diocese/dsien.html
    - http://209.85.171.104/translate_c?hl=en&sl=zh-CN&u=http://zh.wikipedia.org/wiki/%25E5%2588%2598%25E9%2592%25A6%25E6%2598%258E&prev=/search%3Fq%3DH
    - http://www.gcatholic.com/hierarchy/data/archbishops-1.htm
    - http://www.catholic-hierarchy.org/events/b1925b.html
    - http://en.wikipedia.org/wiki/Antonin_Drapier
    - http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/bpalmas.html
    - http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/bpalmas.html
    - http://www.catholic.org.tw/marykinder/nhatrang/mtg2.htm
    - Hình 14: Bản dịch bức thư của Trịnh Tráng gửi Đức Giáo... bức thư này cho Đức Giáo Hoàng Urbano VIII. Đó là bức thư ngoại giao đầu tiên của triều đình... www.chuacuuthe.org/VNGS/VNGS4.pdf
    - Biên Niên Lịch Sử Cổ Trung Đại Việt Nam. Hà Nội, 1987
    - Nguyễn Khắc Xuyên: Để hiểu lịch sử Đạo Thiên Chúa ở Việt Nam Đầu Thế Kỷ XVII. California, 1994
    - OBITUARY: CARDINAL GIUSEPPE CAPRIO | Independent, The (London... Cardinal Giuseppe Caprio was present at Pope Paul VI's death in 1978,... in Belgium and South Vietnam before becoming internuncio in Taiwan in 1959.... findarticles.com/p/articles/mi_qn4158/is_20051025/ai_n15717350 - Did the Lord Trinh Trang send a letter to the Pope in... ... Lord Trinh Trang of Tonquin to the Pope Urbain VIII in the years 1639-43.... The cooperation relations between Vietnam, Middle East and Africa (16:15... English.vista.gov.vn/.../200502174062183346/200707221206252402/200711170455624345/200711170051713056/  - Note this Bishop Angelo Palmas, who was visiting the LHC Thu Thiem, said: “It is impossible to write the history of Christianity in Vietnam without writing the history of the LHC ”
    - Đức Cha Giuse Maria Trịnh Như Khuê, Tổng Giám Mục Hà Nội, được Đức Thánh Cha... . Thư ký Nội vụ Bộ Ngoại Giao Tòa Thánh, cựu Khâm sứ Tòa Thánh tại VN;... www.lientusiroma.org/index.php?option=com_content&task=view&id=99&Itemid=87
    - Ngày nay khu định cư vẫn còn, và một anh em linh mục Dòng Chúa Cứu Thế vẫn... Từ trước ngày di cư vào Nam, ở xứ Thái Hà, Cha Giacôbê Ðào Hữu Thọ đã hăng... www.ttmhcg.com/dong/tinhdongvn.html - Note this Recent Events in Iceland
    - Archbishop Henri Lemaître resigned from the office of Apostolic Nuncio of... . Cambodia and Apostolic Delegate of Vietnam and Titular Archbishop of Tongres... www.gcatholic.com/events/country/IS.htm - Note this Lịch Sử Giáo Phận Lạng Sơn Làm thư ký Toà Khâm Sứ gần 2 năm thì xẩy ra chiến tranh Âu Châu,... thầy chịu chức linh mục tại Hà Nội bởi tay ÐC Trịnh Như Khuê và Ðược ÐC Bắc Ninh nhờ... www.lebaotinh.org/content/browse.php?action=shownews&id=89&topicid=1831 - Note this Con đường Lựa Chọn [Archive] - DatViet.com Lúc đầu, ngài tạm đặt Văn Phòng tại Hà Nội. Nhưng Thượng Thư Nguyễn Hữu Bài, một người Công Giáo, đã đề nghị ngài xây cất một Tòa Khâm Sứ tại Huế,... tintuc.datviet.com/forum/archive/index.php/t-169459.html - Note this
    - TOÀ THÁNH VATICAN VÀ HÀ NỘI (1975-2005). Hòa Giang Đỗ Hữu Nghiêm. Tính Chất Bang Giao. Từ khi Khâm Sứ Toà Thánh Vatican tại Việt Nam Cộng Hòa phải rời khỏi... www.dunglac.net/Baiviet1/NghiemDohuu-vatican.htm - Note this GiaoXuKC.com - Church Of The Holy Martyrs. Qua các bài báo cáo của toà Khâm Sứ, ngày 6-11-1933, Đức Thánh Cha Piô IX đã... Đông Dương cùng với Đức Khâm Sứ Dreyer họp Công Đồng thứ nhất tại Hà Nội.... giaoxukc.com/web/index.php?option=com_content&task=view&id=2&Itemid=71 - 72k - Cached - Similar pages
    - Cáo trạng biên niên sử về tội ác của CS với Công giáo VN [Bản giản... 21 Tháng Mười Một 2007... Riêng Đức khâm sứ tòa thánh John Dooley bị cộng sản Hà Nội tìm cách tống xuất từ lâu mà chưa được. Sau Điạ hội Thánh Mẫu tại Sài Gòn (tháng... www.x-cafevn.org/forum/archive/index.php/t-10230.html - Note this Duong Hy Vong + Cardinal Nguyen Van Thuan's Biography
    - Khi học tại Rôma, Cha Thuận đã được cùng Đức Cha Phêrô Maria Ngô Đình Thục (Giám mục... tại Huế, do Đức Cha Angelo Palmas, Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt Nam,... nguyenvanthuan.com/biographyviet.html - Note this Ngày 24/4/1964, Đức Ông Francesco de Nittis, thay mặt Khâm Sứ Toà Thánh tại Việt Nam, cùng HĐGMVN, chính thức khánh thành cơ sở mới với các tiện nghi thích... www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=238&ict=1223 
    - BƯỚC CHÂN NGƯỜI LỮ HÀNH - MINH THUONG - by minhthuong Sáng ngày 14/5, phái đoàn kéo tới Tòa Khâm Sứ, được coi là có trách nhiệm trong... .. Khi tôi bị quản thúc tại làng Giang Xá ( 4 ), cách Hà Nội 20 cây số,... my.opera.com/minhthuong/blog/show.dml/464795 - Note this Giáo-hội công-giáo ở Việt-nam từ cuối thời thuộc-địa tới ngày... Khâm-sứ Toà thánh John Dooley bị đau phải rời nhiệm-sở.... ... Trong cuộc họp hội-đồng giám-mục tại Hà-nội từ ngày 15 tới 22 tháng 9 năm 2001 giám-mục... www.vietnamhumanrights.net/Viet/documents/berichtigt.htm - Note this Cũng như vị tiền nhiệm, Đức Piô XI khẳng định Giáo Hội và việc truyền giáo đứng trên chính trị. Để khẳng định Giáo Hội không lệ thuộc các chính quyền, ngài cử đi các vị khâm sứ và kinh lí tông tòa không có vai trò ngoại giao. Năm 1922, ngài cho chuyển từ Lyonvề Rôma trụ sở của Hội Truyền Bá Đức Tin.... ngài cử đi các vị khâm sứ và kinh lí tông tòa không có vai trò ngoại giao. Năm 1922, ngài cho chuyển từ Lyon về Rôma trụ sở của Hội Truyền Bá Đức Tin.... www.gpbanmethuot.net/modules.php?name=News&op=viewst&sid=113 - Note this Trang nhà Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô, Đà Lạt, Việt Nam Xin khâm phục nhiệt tình của hai anh. Chúc mừng hai anh.... . Note diffusée par le Saint-Siège avec la lettre [Tài liệu Tòa Thánh ]... ghhv.quetroi.net/ - Note this http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/basta.html (2) Đức Khâm sứ tại Việt-Nam.
    - Đức Cha Victor Colombanus Dreyer, O.F.M., Tổng Giám mục hiệu tòa Adulis, đảm nhận Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương từ ngày 24.11.1928 và hưu ngày 19.11.1936.
    - Đức Cha Antonin-Fernand Drapier, O.P., Tổng Giám mục hiệu tòa Neocaesarea in Ponto, tiếp nối nhiệm vụ ngày 19.11.1928 đến ngày 18.10.1950, nghỉ hưu.
    - Ngày 18.10.1951, Đức Cha John Dooley S.S.C.M.E., Tổng Giám mục hiệu tòa Macra, nhận trách nhiệm Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và dời Tòa Khâm sứ từ Huế ra Hà nội. Năm 1959, Đức Khâm sứ bị đưa đi khỏi Hà Nội trong một cơn bệnh nguy kịch. Vài tuần sau, các nhân viên Toà Khâm sứ bị trục xuất. Từ năm 1959, chính quyền thành phố Hà Nội lấy Toà Khâm sứ bị dùng vào các việc khác nhau. Đức Khâm sứ J. Dooley chấm dứt nhiệm vụ ngày 15.09.1959.
    - Sau Hiệp định Genève, vì Đức Khâm sứ không liên lạc được với các quốc gia thuộc quyền khác, nên, ngày 15.02.1956, Tòa Thánh cử Đức Cha Giuseppe Caprio làm Thanh Tra Tông tòa tại Sài gòn để liên lạc được Miền Nam Việt-Nam, Laos, và Cambodge. Ngày 13.03.1957, vị Thanh Tra Tông tòa ở Sài gòn được nâng lên hàng Đại lý Khâm sứ (Régent Apostolique). Năm 1959, khi Đức Khâm sứ John Dooley rời Hà nội, Tòa Thánh liền thiết lập Tòa Khâm sứ tại Sài gòn với Đức tân Khâm sứ Mario Brini. Đức Cha chỉ được thăng Tổng Giám mục hiệu tòa
    - Ngày 17.06.1964, vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương được đổi thành Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Đức Cha Angelo Palmas vào nhiệm vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Vibiana và Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài gòn. Hình ảnh Đức Cha được ghi nhận là một Giáo sĩ niềm nở với mọi người Việt, lương cũng như giáo. Trong biến cố đau thương Tết Mậu thân 1968, Đức Cha đã lê gót khắp nơi để thăm viếng, uỷ lạo các nạn nhân, kể cả các chiến binh miền Bắc trong các trại giam. Đức Cha đã rời Việt-Nam ngày 19.04.1969, với những lời cám ơn nồng nhiệt của Chánh phủ và người dân Việt, để đi nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Colombia.
    - Đức Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam cuối cùng, cho đến hiện nay, là Đức Cha Henri Lemaỵtre được Đức Thánh Cha Phaolô VI cử vào chức vụ Tổng Giám mục hiệu tòa Tongres kiêm Khâm sứ Tòa Thánh tại Việt-Nam và Cambodge, thường trú tại Sài gòn. Đức Cha đã đồng hành trong sự khó khăn như bao người dân miền Nam, sau ngày 30.04.1975. Bất chấp sự hành hung của nhóm linh mục và giáo dân ‘yêu nước’, Đức Khâm Sứ đã hoàn thành nhiệm vụ đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, trước khi chánh quyền đã yêu cầu Đức Cha rời khỏi Việt-Nam, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican. Ngày 19.12.1975, Đức Cha nhận chức Sứ thần Tòa Thánh tại Uganda.
    - Tóm lại, trong ngành ngoại giao, có hai chức vụ chính là:
    - Khâm sứ Tòa Thánh (Délégué Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Delegate, tiếng Anh), cũng thuộc ngoại giao đoàn, chỉ là đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục quốc gia sở tại. Chử ‘Khâm mạng’ hay ‘Khâm sai’ cũng đồng nghĩa như Khâm sứ Tòa Thánh.
    - Chúng ta sẽ không tìm thấy các Đức Cha Henri Lecroat và Giuseppe Caprio trong danh sách các vị Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương hay Việt-Nam.
    - Sứ thần Tòa Thánh (Nonce Apostolique, tiếng Pháp và Apostolic Noncio, tiếng Anh) là đại diện Đức Giáo Hoàng bên cạnh Hội đồng Giám Mục quốc gia và Chính quyền quốc gia sở tại, là Đại sứ Tòa Thánh và thường là Niên trưởng ngoại giao đoàn.
    - http://pierrequangminh.blogspot.com/2008/03/ngi-vit-nam-cng-gio-10.html
    - http://www.catholic-hierarchy.org/bishop/basta.html

    (Oakland, CA 19/8/2008 - Xem lại ngày 8/12/2009 Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội)

    Đỗ Hữu Nghiêm

    http://danchuausa.net


    Không có nhận xét nào