Võ Thái Hà tổng hợp
Trung Quốc và Quần đảo Solomon ký hiệp ước trị an nhằm nâng cấp quan hệ
Minh Ngọc (Theo Reuters)
A new security deal between China and Solomon Islands has been the subject of heated debate. Source: SBS News
Ngày 10/7, Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã ký một thỏa thuận về hợp tác cảnh sát như là một phần của việc nâng cấp quan hệ của họ lên “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”, bốn năm sau khi quốc gia Thái Bình Dương rút khỏi quan hệ với Đài Loan và chuyển sang bắt tay với Trung Quốc.
Hiệp ước hợp tác cảnh sát nằm trong số 9 thỏa thuận được ký kết sau khi Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại Bắc Kinh, nhấn mạnh sự thay đổi chính sách đối ngoại của quốc gia ông.
Ông Sogavare đã đến Trung Quốc hôm 9/7 trong chuyến thăm đầu tiên kể từ khi hai nước đạt được hiệp ước an ninh vào năm ngoái, trước sự báo động của Hoa Kỳ và các nước láng giềng bao gồm Úc.
“Chỉ trong 4 năm, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã phát triển nhanh chóng, và giờ đây chúng tôi có thể nói rằng nó rất hiệu quả,” Thủ tướng Lý Cường nói với ông Sogavare.
Đáp lại, ông Sogavare cảm ơn Trung Quốc vì vai trò của nước này trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu bao gồm hòa bình và phát triển bền vững. Ông nói thêm rằng đất nước của ông có “rất nhiều điều để học hỏi” từ kinh nghiệm của Trung Quốc.
Trước động thái này, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, Washington “tôn trọng khả năng các quốc gia đưa ra các quyết định có chủ quyền vì lợi ích tốt nhất cho người dân của họ” đồng thời khuyến khích các bên “công bố các văn bản này ngay lập tức để tăng tính minh bạch và thông báo cho các cuộc thảo luận về tác động của các thỏa thuận này về an ninh khu vực.”
Quan chức này lưu ý thêm, Hoa Kỳ cam kết duy trì mối quan hệ bền chặt với khu vực và củng cố mối quan hệ lâu dài với người dân Quần đảo Solomon.
Thủ tướng Sogavare đã chuyển quan hệ ngoại giao từ Đài Loan sang Bắc Kinh khi ông lên nắm quyền vào năm 2019.
Tháng trước, ông Sogavare đã kêu gọi xem xét lại hiệp ước an ninh năm 2017 với Úc, quốc gia có lịch sử cung cấp hỗ trợ cảnh sát cho Quần đảo Solomon, bao gồm cả việc triển khai nhanh cảnh sát vào năm 2021 để dập tắt bạo loạn, mặc dù Trung Quốc đã tăng cường đào tạo cảnh sát ở đó.
Trung Quốc cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Quần đảo Solomon để tăng cường năng lực thực thi pháp luật, theo một tuyên bố chung do hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc Tân Hoa Xã công bố.
Truyền hình nhà nước Trung Quốc đưa tin, Thủ tướng Sogavare cũng đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào chiều ngày 10/7 và hai nhà lãnh đạo đã đồng ý thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
“Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương đều là những nước đang phát triển và nên tăng cường hỗ trợ lẫn nhau trong khuôn khổ hợp tác Nam-Nam,” ông Tập phát biểu trong cuộc họp.
Trung Quốc từ lâu đã ủng hộ cái gọi là hợp tác Nam-Nam, đề cập đến sự hợp tác giữa các quốc gia đang phát triển một cách bình đẳng vì lợi ích chung.
Mô tả hai nước là “những người bạn đáng tin cậy và những người anh em đáng tin cậy”, ông Tập nhận định mối quan hệ giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon đã nêu “một ví dụ điển hình về tình đoàn kết và hợp tác” giữa các quốc gia có quy mô khác nhau và giữa các quốc gia đang phát triển.
Ông Tập khẳng định với ông Sogavare, Trung Quốc ủng hộ nhiều công ty của họ đầu tư vào Quần đảo Solomon và sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật “không kèm theo ràng buộc chính trị”.
Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei hiện đã xây dựng một mạng di động ở Quần đảo Solomon, được tài trợ bởi khoản vay ngân hàng EXIM trị giá 66 triệu USD của Trung Quốc. Một công ty nhà nước Trung Quốc cũng sẽ tái phát triển cảng ở thủ đô Honiara.
Ông Tập còn cam kết ủng hộ Chiến lược 2050 cho Lục địa Thái Bình Dương Xanh, đề cập đến một kế hoạch chi tiết lớn đã được các quốc gia Thái Bình Dương nhất trí về việc thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của khu vực trong ba thập kỷ tới.
Hai quốc gia cũng đã đạt được các thỏa thuận về hàng không dân dụng, thương mại, kinh tế, công nghệ và thể thao, bao gồm thỏa thuận về “Dự án hỗ trợ kỹ thuật thể thao” khi Honiara đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao Thái Bình Dương vào tháng 11.
Những câu hỏi khó cho Biden trước thượng đỉnh NATO
Mỹ đóng vai trò tối quan trọng trong cuộc chiến của Ukraine chống lại Nga, nhưng cũng là nước kịch liệt phản đối Ukraine gia nhập NATO. Trước khi lên đường tham dự hội nghị thượng đỉnh của liên minh vào thứ Ba tại thủ đô Litva, Vilnius, tổng thống Joe Biden đã nói thẳng: “Tôi không nghĩ Ukraine đã sẵn sàng trở thành thành viên.”
Nhưng ông Biden cần phải cẩn thận và không nên tỏ ra quá cản trở. Tổng thống Mỹ phải giúp NATO trong tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện nay: làm thế nào để từ chối tư cách thành viên của Ukraine trong khi nước này đang có chiến tranh, và cũng không cho Nga lý do để tiếp tục. Ukraine sẽ được thông báo rằng họ đang tiến gần hơn, dù không được mời tham gia. NATO có thể sẽ miễn “kế hoạch hành động thành viên” chính thức (bước chuẩn bị tham gia tổ chức) nhưng đảm bảo rằng các điều kiện về cải cách dân chủ và quân sự sẽ rất chặt chẽ. Các nước sẽ muốn đưa ra những đảm bảo an ninh lâu dài đáng tin cậy mà không cần cam kết cung cấp binh sĩ.
Nhiệm vụ của ông Biden là giải bài toán này mà không phá vỡ sự thống nhất của NATO. Nga không muốn gì hơn là một thất bại ở Vilnius.
Bức tranh kinh tế Đức
Dữ liệu lạm phát mới nhất của Đức, tính từ năm dương lịch đến tháng 6, sẽ được công bố vào thứ Ba. Thị trường dự đoán 6,4%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với tháng 5. Như các nước khác, lạm phát đang tỏ ra lì lợm ở Đức. Đặc biệt, giá lương thực tiếp tục leo thang khi tăng hơn 13,7% so với tháng 6 năm 2022. Lạm phát cũng là một nguyên nhân khiến Đức bước vào suy thoái kỹ thuật trong quý đầu năm. Giá thực phẩm cao đang làm giảm tiêu dùng hộ gia đình; trong khi chi phí nguyên liệu thô và năng lượng cao kéo giảm số đơn đặt hàng công nghiệp.
Các số liệu kinh tế khác cũng không khả quan hơn là bao. Các con số được công bố vào tuần trước cho thấy mức giảm lớn hơn dự kiến, 0,2%, của sản xuất công nghiệp trong tháng 5 (so với tháng 4), song cũng cho thấy số đơn đặt hàng công nghiệp bất ngờ tăng 6,4%. Đức sẽ phục hồi trong uể oải, và chậm hơn so với dự đoán của thị trường vào đầu năm nay.
Amazon mở hàng Prime Day
Lễ hội mua sắm thường niên của Amazon, Prime Day, sẽ bắt đầu vào thứ Ba (và kéo dài hai ngày). Sự kiện này là niềm hy vọng tăng trưởng của tập đoàn. Tăng trưởng doanh số bán hàng, không bao gồm bộ phận dịch vụ đám mây của Amazon, chỉ đạt 8% trong quý gần đây nhất, thấp hơn nhiều so với trước đại dịch. Dù nó phản ánh các vấn đề chung của nền kinh tế, cạnh tranh gay gắt hơn cũng là một yếu tố.
Shein, đối thủ thương mại điện tử đến từ Trung Quốc và được giới trẻ yêu thích, đang từ thời trang lấn sân sang các danh mục như điện tử và văn phòng phẩm. Hãng đã thêm tùy chọn người bán bên thứ ba giống như Amazon Marketplace. Trong khi đó, nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ Walmart đạt tăng trưởng cao hơn cả Amazon trong thương mại điện tử, trong khi Amazon thất bại trong nỗ lực chuyển sang bán lẻ vật lý (sân nhà của Walmart).
Amazon cũng vướng vào các vấn đề độc quyền. Tháng trước, Ủy ban Thương mại Liên bang đã khởi xướng một đơn khiếu nại về các chiến thuật được cho là được công ty dùng để lừa người tiêu dùng đăng ký chương trình thành viên Prime và sau đó cản trở việc hủy đăng ký. Điều này rõ ràng không hề phù hợp với tham vọng trở thành “công ty lấy khách hàng làm trung tâm nhất của Trái đất” của công ty.
Thị trường lao động Anh quá nóng
Số liệu thống kê về thị trường lao động Anh trong ba tháng tính đến tháng 5 sẽ được công bố vào thứ Ba. Các đợt dữ liệu gần đây có vẻ nóng một cách đáng lo ngại. Tập số liệu của ba tháng tính đến cuối tháng 4 cho thấy tiền lương của khu vực tư nhân tăng với tốc độ nhanh nhất lịch sử, chỉ thua giai đoạn bất thường của đại dịch coronavirus.
Ngân hàng Trung ương Anh lo ngại thị trường lao động quá nóng đang khiến lạm phát tăng cao. Trong những tháng gần đây, giá đã tiếp tục tăng nhanh hơn dự kiến, đặc biệt là trong ngành dịch vụ. Ngân hàng trung ương tin rằng lạm phát phản ánh các yếu tố trong nước như việc làm, hơn là tác động của thực phẩm và năng lượng nhập khẩu. Thị trường hiện dự đoán ngân hàng sẽ tăng lãi suất lên 6,5% vào tháng 3 tới, từ mức 5% hiện nay. Điều này sẽ chỉ gây ra thêm khổ đau cho những người có thế chấp và Đảng Bảo thủ cầm quyền — ngay trước thềm cuộc tổng tuyển cử tháng 2 năm 2025.
Ông Pence nói về cách duy nhất ông Trump kết thúc chiến tranh Ukraine trong một ngày
(ảnh 9News)
Ứng viên tổng thống 2024 Đảng Cộng hòa, cựu Phó Tổng thống Mike Pence hôm thứ Hai (10/7) nói trên FNC rằng cách duy nhất cựu Tổng thống Donald Trump có thể giải quyết chiến tranh Ukraine trong một ngày là ông trao cho Vladimir Putin những gì ông ta muốn.
Khi được hỏi về cách thức cuộc chiến tranh Nga-Ukraine kết thúc, ông Pence nói: “Tôi nghĩ nó kết thúc bằng cách trao cho người Ukraine những gì họ cần để chiến thắng”.
Ông Pence nói tiếp: “Cựu đồng tranh cử với tôi thích nói về việc giải quyết cuộc chiến tranh đó trong một ngày. Cách duy nhất bạn sẽ giải quyết được cuộc chiến này trong một ngày là bạn trao cho Vladimir Putin những gì ông ta muốn”.
Tổng thống Ukraine Zelensky mới đây cũng lên tiếng phản ứng tuyên bố của ông Trump về việc ông có thể kết thúc chiến tranh Nga-Ukraine trong một ngày nếu ông là tổng thống Mỹ.
Ông Zelensky nói trên ABC hôm Chủ Nhật (9/7): “Đối với tôi, khao khát đưa cuộc chiến tranh này đến hồi kết là tốt đẹp, nhưng khao khát đó phải dựa trên những kinh nghiệm đời thực”.
“Trông có vẻ như Donald Trump đã có 24 giờ này rồi một lần trong thời gian ông cầm quyền chúng tôi đã trong một cuộc chiến, không phải là chiến tranh toàn diện nhưng chúng tôi đã trong một cuộc chiến”, ông Zelensky nói.
“Nếu chúng ta nói về kết thúc cuộc chiến tranh này bằng cái giá của Ukraine phải trả, nói cách khác là khiến chúng tôi phải từ bỏ lãnh thổ của mình, thì tôi cho rằng với cách này, ông Biden đã có thể đưa cuộc chiến này đến hồi kết trong 5 phút, nhưng chúng tôi sẽ không đồng ý”, ông Zelensky nhấn mạnh.
Cựu Phó Tổng thống Pence trên chương trình của FNC hôm 10/7 nói thêm rằng: “Tôi phải nói với bạn, tất cả bọn họ sẽ họp tại Vilnius, Litva trong tuần này vì NATO. Nếu tôi thực sự tin – và tôi đã từng gặp Vladimir Putin và đã nhìn thẳng vào mắt ông ta – tôi muốn nói với bạn, nếu Vladimir Putin vượt qua Ukraine, nếu ông ta thực sự làm suy yếu dần Mỹ và phương Tây, thì tôi không nghi ngờ gì rằng ông ta sẽ băng qua biên giới đó. Có lẽ chính Litva, hoặc Estonia, hoặc Latvia hoặc các quốc gia trong vùng Baltic, và đó sẽ là những nước mà chúng ta sẽ phải điều động quân đội tới và chiến đấu theo hiệp ước NATO của chúng ta. Tôi nghĩ đó là lợi ích của đất nước ta khi trao cho họ những gì họ cần, để ngăn chặn [Nga] ở đó, đẩy lùi [Nga] ở đó”.
Hải Đăng
Cho phép 5 cựu chỉ huy Tiểu đoàn Azov trở về Ukraina, Thổ Nhĩ Kỳ mạo hiểm chọc giận Nga?
Tổng thống Ukraina Zelensky cùng 5 chỉ huy bảo vệ nhà máy luyện thép Azovstal, trên chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ trở về nước hôm 08/7 (ảnh: AP/ Văn phòng Báo chí Tổng thống Ukraina).
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã đến Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh NATO, và cũng là lần đầu tiên ông đến Thổ Nhĩ Kỳ kể từ cuộc xâm lược của Nga nổ ra. Ông rời Istanbul với sự ủng hộ rất rõ ràng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc Ukraina gia nhập NATO, đặc biệt là với việc 5 chỉ huy của lực lượng Azov được trả tự do.
Việc Tổng thống Recep Tayyip Erdogan phá vỡ thỏa thuận trước đó với Nga khiến Matxcơva giận dữ, có thể khiến quan hệ song phương sứt mẻ. Vì sao chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ lại chọn hành động mạo hiểm này?
Đài RFI của Pháp nhận định rằng, cái gọi là vị trí cân bằng giữa Kyiv và Matxcơva giúp mang lại cho tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ những lợi thế nhất định, trước hết với vai trò là một tác nhân không thể thay thế trên trường quốc tế. Nhưng khi từ chối lựa chọn giữa Ukraina và Nga, cũng như giữa NATO và Nga, Tổng thống Erdogan nhận thấy ông thường xuyên chịu áp lực từ mỗi phe, và đồng thời phải tùy thuộc vào từng bối cảnh để đưa ra cam kết với bên này hoặc bên kia.
Tổng thống Erdogan đang cố gắng giảm bớt áp lực từ phía các đồng minh NATO trước Hội nghị thượng đỉnh Vilnius tại Litva. Điều mà ông Erdogan vừa làm có nguy cơ chọc giận nước Nga. Tuy nhiên, điều đó cũng chứng tỏ rằng ông Erdogan có một số ảnh hưởng nhất định đối với chính quyền Matxcơva.
Sáng kiến này không có nghĩa cho thấy là tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang trở lại “tái liên kết” với phương Tây. Thay vào đó, nó cho thấy ông Erdogan vẫn tự tin giữ vị trí cân bằng giữa các bên của mình, và từ đó hy vọng thu lợi về dài hạn.
Liên Thành
Phản ứng của các bên khi Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh cho Thụy Điển gia nhập NATO
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson chụp ảnh trong buổi họp trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO hôm 11/7/2023 ở Vilnius, Litva. (Ảnh: Filip Singer – Pool/Getty Images)
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm thứ Hai (10/7) đã đồng ý ủng hộ Thụy Điển gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Dưới đây là phản ứng của các bên liên quan sau động thái quan trọng này:
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg
Ông Jens Stoltenberg nói trong buổi họp báo hôm 10/7: “Tôi vui mừng loan báo… rằng Tổng thống Erdogan đã đồng ý chuyển thủ tục gia nhập NATO của Thụy Điển tới quốc hội sớm nhất có thể, và ông sẽ làm việc chặt chẽ với cơ quan lập pháp này để đảm bảo phê chuẩn”.
Tuyên bố sau cuộc họp Thổ Nhĩ Kỳ – Thụy Điển – NATO
Sau cuộc họp hôm 10/7, các bên đã phát đi tuyên bố chung cho hay: “Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển sẽ hướng tới tối đa hóa các cơ hội để gia tăng thương mại và đầu tư song phương. Thụy Điển sẽ tích cực ủng hộ các nỗ lực nhằm tạo luồng sinh khí mới cho tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó bao gồm hiện đại hóa Liên minh Hải quan EU – Thổ Nhĩ Kỳ và tự do hóa thị thực“.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson phát biểu trong buổi họp báo hôm 10/7: “Thật là rất tốt, đây là mục tiêu của tôi từ lâu rồi và tôi tin chúng tôi hôm nay đã có một phản ứng rất tốt và đã thực hiện được một bước rất lớn hướng tới trở thành thành viên [NATO]”.
Tổng thống Mỹ Joe Biden
Ông Biden phát đi tuyên bố cho hay: “Tôi hoan nghênh tuyên bố do Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển và Tổng thư ký NATO công bố vào tối nay. Tôi sẵn sàng làm việc với Tổng thống Erdogan và Thổ Nhĩ Kỳ về việc tăng cường phòng thủ và răn đe trong khu vực châu Âu – Đại Tây Dương”.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock
Bà Annalena Baerbock viết trên Twitter: “Tin tức tốt lành từ Vilnius: Con đường để Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn Thụy Điển trở thành thành viên NATO cuối cùng đã rõ ràng. Những nỗ lực chung của chúng ta đã có kết quả. Với 32 thành viên, tất cả chúng ta an toàn hơn. Xin chúc mừng Thụy Điển!”
Lãnh đạo chính sách ngoại giao EU Josep Borrell
Ông Josep Borrell viết trên Twitter: “Một bước tiến mang tính lịch sử đã được thực hiện vào hôm nay tại Vilnius. Con đường Thụy Điển tới NATO đã mở! Đây là tin tức tốt lành cho người dân Thụy Điển và cho chính sách an ninh & phòng thủ chung của chúng ta. Một NATO mạnh mẽ hơn sẽ làm cho châu Âu an toàn hơn”.
Thủ tướng Anh Rishi Sunak
Ông Rishi Sunak viết trên Twitter: “Đây là thời khắc lịch sử đối với NATO và làm cho tất cả chúng ta an toàn hơn. Thụy Điển, chúng tôi mong chờ để chào đón các bạn gia nhập Liên minh”.
Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna
Bà Catherine Colonna viết trên Twitter: “Tôi hoan nghênh loan báo của Thổ Nhĩ Kỳ về việc họ có ý định phê chuẩn thủ tục thành viên NATO cho Thụy Điển và tôi hy vọng rằng điều đó sẽ diễn ra nhanh chóng. Thụy Điển sẽ làm cho Liên minh của chúng ta mạnh mẽ hơn”.
Hải Đăng (Theo Reuter)
Quân đoàn Tự do Nga ‘kế hoạch đầy tham vọng’ cho nhiều cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga
Quân đoàn Tự do Nga chống Putin cho biết họ có ‘kế hoạch đầy tham vọng’ cho nhiều cuộc tấn công xuyên biên giới vào Nga (ảnh: Sergey Bobok/Getty).
Một nhóm bán quân sự bao gồm các công dân Nga chống lại Vladimir Putin, đang lên kế hoạch tấn công nhiều hơn vào Nga, chỉ huy của họ nói với The Observer .
Người phát ngôn và chỉ huy của Quân đoàn Tự do Nga, Caesar nói rằng: “Sẽ có một bất ngờ nữa trong tháng tới hoặc lâu hơn”. “Đây sẽ là cuộc hành quân thứ ba của chúng ta. Sau đó sẽ là cuộc thứ tư và thứ năm”.
“Chúng tôi có những kế hoạch đầy tham vọng”. “Chúng tôi muốn giải phóng toàn bộ lãnh thổ của mình”, ông nói thêm.
Quân đoàn Tự do của Nga có trụ sở tại Ukraina và bao gồm vài trăm binh sĩ, là những người đào thoát khỏi quân đội Nga và những người tình nguyện khác chiến đấu chống lại Vladimir Putin ở quê hương của họ.
Reuters báo cáo: nhóm nói rằng họ hoạt động dưới sự chỉ huy của Ukraina, mặc dù Ukraina đã phủ nhận mối liên hệ và nói rằng họ hoạt động độc lập.
Caesar – một cựu thành viên của Phong trào Đế quốc Nga theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan nói với The Observer rằng, tương lai của Ukraina và Nga là “một cuộc đấu tranh chung, một bi kịch chung”.
Cuộc đột kích xuyên biên giới đầu tiên của họ diễn ra vào tháng 5, khi quân nổi dậy cho biết họ đã nắm quyền kiểm soát các ngôi làng ở vùng Belgorod. Vào đầu tháng 6, họ lại tiến vào vùng Belgorod bằng xe bọc thép và bắn phá thị trấn Shebekino.
Liên Thành
Chuyên gia: Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đúng khi cứng rắn với Trung Quốc
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol. (Ảnh: Paul Froggatt/shutterstock)
Sau khi nhậm chức, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thể hiện rõ thái độ cứng rắn với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chuyên gia Derek Grossman về quốc phòng tại tổ chức Rand (Mỹ), từng là cố vấn tình báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, gần đây đã có bài trên Nikkei cho hay chính sách chống ĐCSTQ của ông Yoon Suk-yeol là đúng đắn.
Chuyên gia: Ông Yoon Suk-yeol đang đi đúng hướng trong việc chống lại Trung Quốc
Sau khi nhậm chức, ông Yoon Suk-yeol đã thay đổi quan điểm thân Trung Quốc của chính quyền ông Moon Jae-in trước đây, theo đó dám đối đầu với Trung Quốc và không nhượng bộ trong các tranh chấp giữa Hàn Quốc và Trung Quốc.
Liên quan vấn đề này, chuyên gia Derek Grossman, cựu cố vấn tình báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, đã có bài bình luận trên tờ Nikkei nói rằng cuộc khẩu chiến leo thang giữa Bắc Kinh và Seoul cũng như nguy cơ hàng xuất khẩu của Hàn Quốc và các công ty Hàn Quốc có thể bị nhà cầm quyền Trung Quốc trả đũa đang gây thêm áp lực lên Chính phủ của ông Yoon Suk-yeol. Nhưng sẽ là sai lầm nếu vì điều này mà chính quyền ông Yoon mềm mỏng lập trường. Thay vào đó, Chính phủ Yoon Suk-yeol nên xem động thái răn đe của phía Trung Quốc như lý do để gia tăng liên minh Hàn Quốc-Mỹ mạnh mẽ hơn cũng như củng cố mối quan hệ đối tác mới được hồi sinh giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Căng thẳng ngoại giao giữa Hàn Quốc và Trung Quốc bắt đầu vào tháng 4 năm nay. Khi đó Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã công khai tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Reuters vào ngày 18/4, “Vấn đề Đài Loan không chỉ là vấn đề giữa hai bên eo biển Đài Loan mà nó sẽ liên quan đến toàn thế giới giống như vấn đề Bắc Triều Tiên. Hàn Quốc và cộng đồng quốc tế kiên quyết phản đối nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”, phát biểu này đã khiến ĐCSTQ tức giận.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cáo buộc ông Yoon Suk-yeol can thiệp vào công việc nội bộ, đồng thời cho rằng ông hy sinh phẩm giá của Hàn Quốc khi “cúi đầu” trước Nhật Bản, cho thấy phớt lờ những hành vi ngược đãi mà Nhật Bản đã gây ra trong thời kỳ thống trị bán đảo Triều Tiên.
Chính phủ Yoon sau đó đã khẩu chiến với các phương tiện truyền của ĐCSTQ. Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của ĐCSTQ đe dọa rằng nếu ông Yoon tiếp tục con đường ngoại giao như vậy thì tình hình đối với Hàn Quốc có thể trở nên “không thể chịu đựng được”.
Mâu thuẫn leo thang vì phát ngôn của Đại sứ ĐCSTQ
Vào tháng 6 khi Đại sứ ĐCSTQ Hình Hải Minh tại Hàn Quốc gặp lãnh đạo phe đối lập Hàn Quốc Lee Jae-myung, đã cáo buộc Seoul chịu ảnh hưởng của Mỹ và không tôn trọng các lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh, bao gồm cả vấn đề Đài Loan. Ông Hình cho rằng những khó khăn hiện tại trong quan hệ Trung Quốc-Hàn Quốc không phải do Trung Quốc gây ra, còn cảnh báo Hàn Quốc không nên “đánh giá sai” đối với Trung Quốc vì “can thiệp từ các yếu tố bên ngoài” như áp lực của Mỹ. Những ai đánh cược với Trung Quốc sẽ hối hận trong tương lai…
Vào ngày 13/6, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã có phản hồi chỉ trích ông Hình Hải Minh vì những phát ngôn vô lối trong các chính sách liên quan đến Hàn Quốc. Theo thông tin, vào sáng ngày 13/6 ông Yoon Suk-yeol đã nói trong một cuộc họp kín tại Phủ Tổng thống Yongsan, rằng Đại sứ Hình Hải Minh với tư cách là một nhà ngoại giao tại Hàn Quốc nhưng những lời nói và hành động lại làm mất lòng người dân Hàn Quốc. Các nguồn tin cấp cao trong Văn phòng Tổng thống tiết lộ rằng Văn phòng Tổng thống “rất chú ý” đến nội dung phát biểu này.
Đảng cầm quyền của Hàn Quốc cũng bày tỏ phẫn nộ đối với nhận xét của ông Hình Hải Minh. Có thành viên của Đảng Quyền lực Quốc dân (People Power Party) cầm quyền cho biết Chính phủ Hàn Quốc nên tích cực xem xét thực hiện các biện pháp cứng rắn để liệt Hình Hải Minh vào danh sách “người không được hoan nghênh” (persona non grata). Ông Kim Gi-hyeon, lãnh đạo Đảng Quyền lực Quốc dân cho biết tại một cuộc họp ủy ban cấp cao nhất của đảng rằng, phát ngôn của Đại sứ Hình Hải Minh cho thấy quan chức ngoại giao ĐCSTQ này không hiểu lễ nghĩa là gì.
Thủ tướng Hàn Quốc Han Deok-soo đã chỉ trích ông Hình Hải Minh, “Đại sứ của một nước lại không nhằm mục đích thúc đẩy phát triển quan hệ giữa hai nước mà lại [vượt quyền hạn] chỉ trích chính sách của chính phủ nước sở tại, thái độ này rất không phù hợp với tư cách nhà ngoại giao”.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Park Jin cũng gọi những lời nói và hành động của ông Hình Hải Minh là “rất không phù hợp”. Về quan điểm của một số người cho rằng ông Hình Hải Minh nên bị liệt vào danh sách “người không được hoan nghênh” nên trục xuất khỏi đất nước Hàn Quốc, ông Park Jin chỉ cho biết Bộ Ngoại giao đã cảnh báo rõ ràng rằng mọi hậu quả phải do chính Đại sứ gánh chịu.
Người dân Hàn Quốc đã sẵn sàng đối với việc ĐCSTQ trả đũa
Phía Trung Quốc cũng tìm cách chia rẽ Hàn Quốc và Triều Tiên. Một bài báo gần đây trên phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc lưu ý rằng, “Đồng bào Triều Tiên đã trong một thời gian dài không có bất kỳ liên lạc nào qua đường dây nóng liên Triều”, ngụ ý việc ông Yoon quá tập trung vào việc tăng cường quan hệ với Mỹ và Nhật Bản.
Vào tháng 5, ông Yoon đã đồng ý chia sẻ dữ liệu phòng thủ tên lửa với Nhật Bản thông qua mạng do Mỹ lãnh đạo, cử cố vấn an ninh quốc gia đến các cuộc họp với các đối tác Nhật Bản và Mỹ, đồng thời tăng cường liên kết với Mỹ và Nhật Bản hơn, chẳng hạn như phát biểu về “Đảm bảo một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở” được cho là ám chỉ Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Về vấn đề này, ông Derek Grossman nói rằng ông Yoon Suk-yeol đang hướng theo những điều lớn lao hơn thương mại Hàn Quốc-Trung Quốc, vì các nước nên đứng lên bảo vệ các nguyên tắc đạo đức và công lý trong hệ thống quốc tế.
Quan hệ Nhật Bản và Hàn Quốc tan băng
Ngoài ra, có nhiều dấu hiệu cho thấy mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang tan băng. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã có chuyến công du Hàn Quốc 2 ngày 1 đêm từ ngày 7/5. Đây là lần đầu tiên sau 12 năm, một Thủ tướng Nhật Bản có chuyến thăm đặc biệt tới Hàn Quốc. Hai bên tập trung vào các hành động khiêu khích của Triều Tiên, vấn đề eo biển Đài Loan, an ninh quốc gia và các dự án hợp tác kinh tế. Các học giả giải thích rằng Nhật Bản và Hàn Quốc mong muốn gác lại những bất đồng lịch sử và đẩy nhanh tốc độ hợp tác để đối phó với ĐCSTQ và Triều Tiên, như vậy đã dần hình thành một liên minh chặt chẽ giữa Mỹ – Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngày 16/3 năm nay, ông Yoon Suk-yeol đã đến thăm Nhật Bản và cho biết rằng Hàn Quốc và Nhật Bản đã vượt qua lịch sử không may trong quá khứ giữa hai nước, chuyển sang một kỷ nguyên hợp tác mới. Đây là bước đi đầu tiên để trong tương lai, bất cứ lúc nào các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có thể chủ động liên lạc và hợp tác với nhau thông qua “ngoại giao con thoi”.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã chào đón Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol bằng nghi thức chào quân sự cao cấp tại dinh thự chính thức của ông, phá vỡ lớp băng từ sau Thế chiến II tồi tệ nhất trong mối quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc.
Sau chuyến thăm Nhật Bản của ông Yoon Suk-yeol, quan hệ Nhật-Hàn nhanh chóng phục hồi. Vào ngày 7/5, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đến thăm Hàn Quốc, đây cũng là lần đầu tiên sau 12 năm có một thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc, ông Kishida cũng đã mời ông Yoon Suk-yeol tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Hiroshima Nhật Bản vào 19/5. Như vậy chỉ trong vòng 2 tháng họ đã gặp nhau 3 lần, cho thấy họ muốn tích cực hàn gắn quan hệ và đảm bảo an ninh trong bối cảnh các mối đe dọa địa chính trị từ ĐCSTQ ngày càng nghiêm trọng.
Thiên Tư, Vision Times
Jack Ma: Một lời nói, mất 850 tỷ đôla
Bình Phương /SGN
11/7/2023
Cao ốc văn phòng của Alibaba và Ant Group tại Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô hôm 7 tháng Bảy 2023. Ảnh VCG/VCG via Getty Images
Mã Vân (Jack Ma, Ma Yun), ông chủ tập đoàn Alibaba, nhà kinh doanh huyền thoại của ngành công nghệ Trung Quốc, đã trả cái giá hết sức đắt cho một lời phê phán chính phủ Trung Quốc: Các công ty của Mã đã mất đi $850 tỷ và bản thân Mã mất một nửa tài sản và phải “mai danh ẩn tích” trong hơn hai năm qua.
Hôm thứ Sáu ngày 7 tháng Bảy 2023, Ngân hàng trung ương Trung Quốc công bố phạt tập đoàn tài chính Ant Group – nhánh tài chính của tập đoàn Alibaba – 7.12 tỷ nhân dân tệ, tương đương $985 triệu, bản tin của Yahoo!Finance cho biết.
Hình phạt này được cho là điểm kết thúc một vụ điều tra và trấn áp của chính phủ Trung Quốc đối với các tập đoàn kinh doanh của Mã Vân, kéo dài gần ba năm kể từ khi Ant Group chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn chứng khoán New York vào tháng Mười Một năm 2020. Vụ IPO đã bị hủy bỏ vào phút cuối do chính phủ Bắc Kinh buộc Ant Group – tập đoàn điều hành ứng dụng thanh toán Alipay phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc – phải hủy niêm yết và tái cơ cấu lại công ty.
Trong thời gian nhà cầm quyền Bắc Kinh bao vây trấn áp các công ty Alibaba, Ant Group và các tập đoàn công nghệ tư nhân Trung Quốc nói chung thì Mã Vân – người giàu nhất Trung Quốc, thần tượng của giới trẻ – cũng biệt tăm biệt tích trên chốn thương trường và những nơi công cộng.
Mã Vân (Jack Ma, Ma Yun) phê phán hệ thống điều hành Trung Quốc là “câu lạc bộ của những ông già lú lẫn” và ông ta đã phải trả một cái giá đắt. Ảnh minh họa Mã Vân phát biểu tại một hội nghị về kinh doanh năm 2020. Ảnh Liu Yang/VCG via Getty Images
Mãi đến tháng Giêng vừa qua, người ta mới thấy ông ta xuất hiện trong một tiệm ăn hè phố ở Bangkok, Thái Lan. Trong tháng đó, Mã cũng thấy xuất hiện ở Hồng Kông. Sang tháng Ba, Mã quay về một trường học mà ông ta tài trợ thành lập ở Hàng Châu miền Đông Trung Quốc. Tháng Tư, Mã được tặng danh hiệu giáo sư danh dự Đại học Hồng Kông rồi sang tháng Năm ông ta được mời dạy học tại một trường đại học Nhật Bản – chức vụ công đầu tiên mà ông Mã đảm nhiệm sau khi rời khỏi thương trường năm 2020. Tháng trước, Mã tham dự vòng chung kết Kỳ thi Toán học Toàn cầu Alibaba tại Hàng Châu, nơi đặt đại bản doanh của tập đoàn Alibaba và các công ty liên quan.
Giới quan sát nói sự xuất hiện trở lại của Mã hồi đầu năm nay là dấu hiệu cho thấy đòn trừng phạt của nhà cầm quyền Trung Quốc đối với Mã Vân, đế chế kinh doanh của ông ta sắp kết thúc, có thể đôi bên đã đi đến một sự thỏa hiệp nào đó.
Đòn trừng phạt bắt đầu giáng xuống ngay sau khi Mã chọc giận Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và giới quan chức lãnh đạo nước này trong một bài diễn văn của ông ta đọc tại Thượng Hải vào tháng Mười 2020, ngay trước vụ IPO ở New York của tập đoàn Ant Group. Mã phê phán hệ thống điều hành và kiểm soát tài chính của Trung Quốc là “câu lạc bộ của các ông già lú lẫn”, chê trách các ngân hàng nước này hoạt động theo “não trạng của tiệm cầm đồ”.
Sấm sét lập tức nổi lên, Tập Cận Bình đích thân ra chỉ thị hủy bỏ vụ IPO của Ant Group, phái các đoàn thanh tra và cảnh sát kinh tế điều tra việc chấp hành pháp luật ở tất cả các doanh nghiệp của Mã – tập trung vào Alibaba và Ant – đồng thời trấn áp các công ty công nghệ khác đã từng phất lên mạnh trong thời đại Internet và thu hút sự ủng hộ của công chúng.
Cái giá mà Mã phải trả là trong hai năm qua, khoảng $850 tỷ giá trị của các doanh nghiệp trong hệ thống của ông ta đã tan thành mây khói, theo tính toán của hãng tin tài chính Bloomberg công bố hôm Chủ nhật 9 tháng Bảy.
Giá trị thị trường của tập đoàn Alibaba bị giảm mất 45%, tương đương $620 tỷ so với mức đỉnh của nó trước khi Mã đọc bài diễn văn tai hại nói trên. Giá trị thị trường của Ant Group hiện thời chỉ còn $78.5 tỷ, mất khoảng 75% so với thời điểm tháng Mười Một 2020 khi Ant Group được định giá $315 tỷ để chào bán cổ phần trị giá $37 tỷ trên sàn New York – vụ IPO được cho là lớn nhất trong năm đó.
Các doanh nghiệp mất đi tổng cộng $850 tỷ giá trị cổ phiếu cũng làm cho tài sản cá nhân của Mã giảm gần một nửa, từ $61 tỷ hồi tháng Mười 2020 xuống còn $34.1 tỷ vào hôm nay thứ Hai 10 tháng Bảy 2023, theo dữ liệu của Bloomberg’s Billionaires Index.
Không có nhận xét nào