(The Mekong Region: ‘China’s Dams Can Be Operated In A More Sensible Manner’)
Johanna Son – Bình Yên Đông lược dịch
Heinrich Böll Stiftung – 29 June 2023
Sông Mekong ở Luang Prabang, Lao PDR.
Dưới đây là buổi nói chuyện giữa sáng lập viên và chủ bút của Reporting Asean, Johanna Son, và Brian Eyler của Trung tâm Stimson, được hiệu đính cho chiều dài và trong sáng.
Những lo ngại và thống khổ về ảnh hưởng của các đập của Trung Hoa dọc theo sông Mekong đang sôi sục kể từ khi chúng được xây cất trên 2 thập niên trước.
Nhưng có một sự khác biệt lớn hiện nay: Ngoài các lý thuyết và nhận thức, dữ kiện được ghi nhận nay mô tả - và xác nhận – rằng cách mà những đập nầy đang được điều hành đang làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của hệ thống sông và phá hủy nhịp duy trì đời sống cần thiết chẳng hạn như nhịp lũ Mekong.
Đây là câu chuyện phát xuất từ diễn đàn trên mạng Mekong Dam Monitor (MDM), từ tháng 12 năm 2022 đã cung cấp dữ kiện gần tức thới của dòng chảy sông trên khắp lưu vực. Nó cung cấp một cái nhìn bên trong những thay đổi mà việc điều hành đập, như các dạng can thiệp của con người, đã gây ra cho dòng chảy tự nhiên của Mekong theo thời gian.
“Trong thập niên 1990s và 2000s, mọi người đều suy đoán ‘oh đây là từ việc xả nước hay giới hạn từ đập của Trung Hoa’, nhưng anh không có bất cứ bằng chứng nào. Và nay, anh biết,” Brian Eyler, đồng cầm đầu MDM và giám đốc chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson ở Hoa Kỳ, cơ quan điều hành diễn đàn, nói.
Trung Hoa vẫn được chú ý nhiều vì kích thước tuyệt đối của dấu chân thủy điện của họ. Hai đập lớn nhất trên Mekong (Xiaowan (Tiểu Loan) và Nuozhadu (Nọa Trát Dộ)) có thể trữ nhiều nước hơn 53 đập khác mà MDM theo dõi. (53 đập thuộc hàng lớn nhất trong số 430 đập trong toàn thể Mekong, hầu hết rất nhỏ.)
“Chúng tôi chú trọng đến ảnh hưởng của các đập của Trung Hoa không phải vì chúng tôi có một nghị trình chống Trung Hoa – chúng tôi chú trọng đến ảnh hưởng của các đập của Trung Hoa vì các đập khổng lồ,” Eyler nói. “Chúng là 2 trong số các đập lớn nhất trên thế giới, và chúng vận dụng sức mạnh lớn lao đối với kết quả ở hạ lưu.”
Các đập không chỉ vặn cái vòi để xả nước, hay giữ nước, và bao nhiêu và khi nào làm là một phần của phương trình. Khi những thay đổi trong mực nước không cần hay không muốn hay đến vào lúc có hại cho hệ thống sông, hay cướp đi nhịp lũ Mekong của sức mạnh tự nhiên, hay giết chết rừng ngập nước cần thời gian khô để tái sinh – chúng làm xáo trộn một nhịp tự nhiên cần được duy trì.
Các đập của Trung Hoa có thể làm giảm dòng chảy tự nhiên đến 70% trong mùa mưa và làm cho mực nước ở hạ lưu 4 lần cao hơn bình thường trong môi trường Mekong, Eyler chỉ ra.
Ông nói rằng việc điều hành các đập của Trung Hoa có thể được điều chỉnh trong cách tôn trọng nhịp lũ tự nhiên của hệ thống sông, giá trị của thủy sàn Tonle Sap đối với an ninh lương thực của Cambodia và các cộng đồng khác. “Nếu Tonle Sap làm tốt, thì phần còn lại của Mekong cũng làm tốt,” Eyler nói.
Dùng dữ kiện viễn thám và phân tích hình ảnh vệ tinh GIS, MDM cho người dùng biết về tổng số nước được giữ lại trong 55 đập, thay đổi của dòng chảy và nguồn của dòng chảy sông, nhịp lũ, độ ướt của đồng lụt, nhiệt độ mặt đất, mưa và tuyết.
MDM cũng đưa ra các cảnh báo, qua email, text và mạng xã hội, đến các chánh phủ và cộng đồng về thay đổi mực nước sông ½ m hay nhiều hơn sắp xảy ra do việc xả nước hay hạn chế từ các đập.
Dữ kiện phẩm chất quan trọng hơn vào lúc thay đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, đưa thêm điều không chắc chắn và những yếu tố chưa biết rõ trong việc quản lý thủy điện.
Bằng chứng chung quanh cái đang xảy ra cho sông Mekong không chỉ cho Trung Hoa mà còn cho các nhà điều hành đập khác trong Mekong, “thêm trách nhiệm cho hành động của họ và giúp khuyến khích một hệ thống Mekong lành mạnh hơn,” Eyler giải thích.
Dưới đây là trò chuyện giữa sáng lập viên và chủ bút của Reporting Asean, Johanna Son, và Brian Eyler của Trung tâm Stim son, được hiệu đính cho chiều dài và trong sáng.
Johanna Son, Reporting Asean: Làm thế nào MDM kể câu chuyện đập thay đổi khu vực như thế nào?
Brian: MDM cung cấp một ảnh chụp nhanh nơi có nước, hiện nay. Chúng tôi có thể xem xét tại sao sông có đường lối của nó. Vì thế sông thấp hiện nay vì cách đập đang điều hành? Hay nó thấp vì hạn hán, hay sự kết hợp của cả hai, và bao nhiêu là đập và rồi chúng ta giả sử phần còn lại liên quan đến hạn hán hay lũ lụt? Vì thế MDM là cho mọi người thật sự muốn có cái nhìn bên trong vào ảnh hưởng của đập.
Điều tương tự có thể nói cho ảnh hưởng của đập đối với, như, nhịp lũ nổi tiếng trên khắp đất ngập nước và đồng lụt của Mekong ở Cambodia và Việt Nam. Từ năm 2018 đến 2021, hồ Tonle Sap quả thật không nới rộng.
Chúng ta không thể làm điều đó (nghiên cứu) cũng như chúng ta có thể với phân tích dòng chánh sông, nhưng đến một mức độ nào đó chúng ta có thể chỉ ra tại sao, phần nào của việc nới rộng không xảy ra, có phải vì đập hay vì hạn hán. Điều nầy quan trọng, vì hàng chục triệu người dựa vào sự lên xuống theo mùa của sông để sinh sống, cho dù đó là thủy sản hay sản xuất nông nghiệp, hay một phần của đặc tính văn hóa của họ.
Johanna: Làm sao ông biết rằng thay đổi trong nhịp lũ là do đập chứ không phải các yếu tố khác?
Brian: Chúng tôi loại bỏ các yếu tố khác. Và chúng tôi có các mô hình so sánh tin tức thật sự về sông – mực nước, số đọc thước nước – kết hợp mọi thứ mà thiên nhiên và con người đang làm cho sông.
Nó là sự kết hợp của tất cả mọi thứ có thể xảy ra ở thượng lưu. Chúng tôi so sánh điều đó với mô hình dòng chảy tự nhiên, và nó đặc biệt chính xác trong Tam giác Vàng, tưởng tượng sông chảy như thế nào nếu con người không làm gì đến nó – và sự khác biệt là cái con người đã làm. Trên căn bản, chúng tôi loại trừ các khía cạnh khác của sự can thiệp của con người ngoài đập, nhất là (ở) thước nước Tam giác Vàng, nơi chúng tôi có thể có cái nhìn bên trong nhất của ảnh hưởng đập của Trung Hoa ở thượng lưu.
Johanna: Đầu thập niên 2000s, lúc có nhiều hội nghị Mekong, một cốt chuyện phổ biến mà chúng ta nghe là các quốc gia ở hạ lưu phải cảm ơn, vì nếu họ cần nước, nó có thể được xả từ các đập của Trung Hoa. Nhưng điều đó không đơn giản như thế, phải không?
Brian: Đúng vậy, đó là một cốt chuyện sai. Và nó là một cốt chuyện mà nhất là Trung Hoa, không thay đổi, mặc dù một số lượng lớn lao bằng chứng rằng những thứ như việc xả nước trong mùa khô thì không tốt cho tài nguyên thiên nhiên và người dân Mekong. Việc xả nước trong mùa khô nâng mực nước sông trong mùa khô và trên căn bản dưa thêm nước vào nó. Vì thế một lần nữa, đàm luận của Trung Hoa là điều đó tốt, anh có thêm nước.
Vấn đề của nó là một sự phản chiếu của nước được lấy đi trong mùa mưa. Vì thế có một mối liên hệ đối xứng giữa số nước được giữ lại trong các hồ chứa trong mùa mưa, và rồi được xả trong mùa khô. Và rồi chu kỳ đó được lặp lại – thêm nước được giữ lại trong mùa mưa sắp tới và được xả trong mùa khô. Việc xả nước trong mùa khô sản xuất thủy điện. Dó là một lợi ích quan trọng mà người dân trong Mekong hay quan trọng hơn, người dân ở ngoài Mekong được lợi, vì điện đi đến Guangzhou (Quảng Châu) ở Trung Hoa hay đến Bangkok, không nằm trong Mekong.
Cái mà những hạn chế và xả nước nầy làm là chúng làm thẳng đường cong, chúng xóa nhịp lũ, và cao điểm của mùa mưa hay nhịp lũ cao, là động cơ của sự nới rộng của Tonle Sap. Đó là cái làm cho hồ Tonle Sap một nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới cho một vùng nước duy nhất. Đó là cái đẩy nước đi khắp ĐBSCL để sản xuất một số lượng nông nghiệp khác thường. Khi điều đó thấp hơn bình thường, lợi ích của nhịp lũ không tích lũy.
Cũng quan trọng, lượng nước được xả trong mùa khô có thể gấp đôi, hay gấp ba, lượng nước phải có trong sông. Nhưng điều đó không đủ để tạo nên lũ trong sông ở hạ lưu, vì thế nước đổ ra biển. Nó không được người dân sử dụng một cách có lợi cho họ.
Điểm cuối cùng là mực nước sông cao hơn trong mùa khô không cho phép các đặc tính quan trọng của hệ sinh thái Mekong tái sinh khi nó phải khô.
Thí dụ, có những rừng trong sông gọi là rừng ngập nước ở Cambodia – chúng ta nói về hàng chục km sông, được bao phủ bởi những rừng nầy. Chúng là nơi cư trú quan trọng cho cá, thú và chim. Dân số cá heo liên quan đến sức khỏe của rừng đó, và cây trong rừng nầy chết rất nhanh vì chúng bị ngập quanh năm. Chúng không có cơ hội để tái sinh và tăng trưởng.
Johanna: Vì thế những thay đổi nầy trên căn bản đang làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của Mekong.
Brian: Đúng như thế, và bằng chứng tại chỗ nhất như Tam giác Vàng – trên căn bản thượng lưu của Vientiane là bằng chứng nhất – mà anh có thể thấy bằng mắt. Khó hơn một chút để thấy bằng mắt từ Vientiane xuống, và đó là nơi dữ kiện quan trọng để cung cấp bằng chứng của những thay đổi.
Johanna: Ông có thể cho chúng tôi biết thêm về những thay đổi có thể thấy? Tôi được biết Thái Lan bị ảnh hưởng nhiều nhất vì gần với Trung Hoa nhất.
Brian: Đối với ảnh hưởng đập của Trung Hoa – và chúng tôi chú trọng đến ảnh hưởng đập của Trung Hoa không vì chúng tôi có, anh biết, nghị trình chống Trung Hoa – chúng tôi chú trọng đến ảnh hưởng đập của Trung Hoa vì các đập khổng lồ. Chúng là 2 trong số đập lớn nhất trên thế giới, và chúng sản xuất điện lớn lao đối với kết quả ở hạ lưu, và kết quả càng rõ hơn khi càng gần với các đập đó. Đối với ĐNA, là Tam giác Vàng, nơi Thái Lan, Myanmar và Lào gặp nhau.
Trong mùa mưa, những đập đó có thể làm giảm dòng chảy tự nhiên 60 đến 70% trong thời gian 6 tháng – và giữ nước 6 tháng, sụt giảm 60 đến 70%, rất lớn lao. Rồi trong mùa khô, chúng có thể gấp ba hay gấp bốn lượng nước phải có trong sông trong bất cứ tháng nào.
Đây là những thứ anh có thể nhìn bằng mắt trần. Nếu anh biết rằng, như thời gian hiện nay, cuối tháng 4, sông phải thấp. Nhưng anh nhìn nó và nó cao – và điều đó không tự nhiên, rõ ràng vì trời không mưa, đúng không? Không có mưa xảy ra, nhưng sông cao. Vì thế đó là do đập xả nước.
Johanna: Người ta có thể thấy mực nước sông có thể thay đổi nhanh chóng?
Brian: Một thứ khác anh có thể thấy nếu anh ở Chiang Saen (ở bắc Thái Lan) là anh đi ngủ và sông thấp, và anh thức đậy và sông cao. Những thứ đó là những thay đổi thình lình mà đập mang lại, và những điều đó rất dễ thấy. Và không may, thỉnh thoảng những thay đổi rất lớn chúng gây ra lụt lội.
Cái chúng tôi đang làm với việc cảnh báo sớm của chúng tôi là cung cấp 2 đến 5 ngày chuẩn bị cho người dân địa phương để đượng đầu với ảnh hưởng sắp xảy ra, vì chúng tôi có thể thấy khi các đập (Trung Hoa) xả nước. Chúng tôi báo cáo với các cộng đồng địa phương và chánh phủ Thái và chánh phủ Lào khi số nước vượt quá ½ m.
Johanna: Trong các hội nghị Mekong trước đây, thường nói, hay các đại diện của Trung Hoa có khuynh hướng nói, rằng Trung Hoa chỉ chiếm 30%, hay 1/3 của dòng chảy sông, vì thế có sự phóng đại ảnh hưởng của đập. Có đúng là họ chiếm bấy nhiêu dòng chảy sông?
Brian: Tôi nghĩ là 17% của tổng số dòng chảy, nhưng đó là ở cửa sông ở Việt Nam. Vì thế nếu anh ở Chiang Saen, gần như tất cả nước đến từ Trung Hoa vào bất cứ lúc nào trong năm, và nếu đó là mùa khô, khi không có mưa, gần như tất cả nước, nhiều nước trong sông, đến từ Trung Hoa, vì chỉ có nước chảy xuống là từ tuyết tan, và nước chảy tràn.
Nó cũng tùy thuộc vào thời điểm trong năm vì trong mùa khô – một lần nữa, không có mưa ở hạ lưu – một phần lớn nước trong sông là, trong điều kiện tự nhiên, đến từ Trung Hoa, tới Cambodia. Vì thế có thể cao đến 45%, 47% đến từ Trung Hoa trên toàn thể Mekong.
Vì thế mùa khô, nhưng rồi trong mùa mưa, gió mùa mang mưa đến ĐNA, và nước từ Trung Hoa ít hơn tổng số dòng chảy trong Mekong. Vì thế thật sự vô ích để nhấn mạnh đến con số 17% vì nó không kể đến tính theo mùa và nó chỉ được áp dụng cho người ở Cần Thơ, Việt Nam. Nó không phản ánh thực tế của những người sống ở Phnom Penh, Pakse ở Lào, Nakhon Phanom, Luang Prabang, Chiang Saen. Trong sông của họ, có những phần nước khác nhau đến từ Trung Hoa.
Johanna: Đã nhiều năm sau khi xây cất các đập lớn nhất ở Trung Hoa, có sự thay đổi về việc thông báo từ nước nầy? Và các quốc gia khác thì sao?
Brian: Kể từ khi chúng tôi bắt đầu (trong tháng 12 năm 2020), và ngay cả trước đó, Trung Hoa được yêu cầu chia sẻ thêm dữ kiện. Từ khi chúng tôi bắt đầu, những lời yêu cầu đã gia tăng. Thái độ không tăng bao nhiêu.
Có những lúc, thí dụ, chúng tôi thấy một sự sụt giảm lớn lao trong dòng chảy đến từ Trung Hoa trong 3 tuần lể đầu của MDM. Chúng tôi nói hmm, loại sụt giảm dòng chảy khổng lồ đó phải được thông báo như một cảnh báo sớm vì ít nước hơn chảy xuống hạ lưu.
Chúng tôi đăng lên mạng như cảnh báo sớm đầu tiên báo động rằng 2 ngày nữa, sông sẽ xuống 1,4 m. Điều đó thật sự làm tin tức ở Thái Lan và khiến Trung Hoa công bố cảnh báo sớm của họ, nơi họ làm rõ rằng quả thật họ có xả nước và mực nước sông sẽ xuống. Một trường hợp khác trong tháng 8 năm 2021, khi chúng tôi công bố một cảnh báo sớm và rồi Trung Hoa tiếp theo. Nhưng chúng tôi đã công bố khoảng 40 cảnh báo sớm và Trung Hoa công bố 2.
Đối với chúng tôi, ngưỡng thay đổi có ý nghĩa là 50 cm. Khi sông thay đổi 50 cm, nó có thể làm ngập vườn rau dọc theo sông. Nếu nó là 1 m, nó có thể kéo thuyền của anh xuống sông và mang đi nơi khác nếu anh không buộc vào cây. Nếu nó là 1,5 m, thì anh nói về một số ngập lụt trong một số nhà cửa. Và Trung Hoa đã vượt qua tất cả những ngưỡng đó với việc xả nước, và họ không công bố cảnh báo sớm như họ hứa. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần làm cái chúng tôi đang làm.
Johanna: Còn Ủy hội Sông Mekong (MRC) thì sao?
Brian: MRC là người tiêu thụ chánh dữ kiện của chúng tôi. Chúng tôi thích đối thoại không chánh thức thân thiện và và có kết quả với MRC. Chúng tôi học hỏi rất nhiều từ MRC, chúng tôi có những nhóm chú trọng với MRC, chúng tôi có những nhóm chú trọng với các chánh phủ Mekong. Chúng tôi đã vươn đến Trung Hoa để tham gia vào các nhóm chú trọng và tham vấn, nhưng chúng tôi chưa nghe bất cứ ai ở Trung Hoa nói về MDM.
Johanna: Làm thế nào các thông báo của ông đến các cộng đồng địa phương?
Brian: Các cộng đồng nhận tin tức qua các hệ thống địa phương. Và điều đó, một lần nữa, được làm đầu tiên qua text, và rồi text được chuyển đi một cách không chánh thức. Không có tiến trình chánh thức của chánh phủ công bố tất cả các cảnh báo sớm của chúng tôi. Nhưng ở Thái lan, truyền thông xã hội, Facebook, thật sự là cách hầu hết người dân cộng đồng nhận cảnh báo sớm, và hàng chục ngàn người thấy mỗi khi chúng tôi công bố cảnh báo sớm.
Quan trọng hơn, đối với Thái Lan, khi ngưỡng đạt đến 1 m hay hơn, giới chức hguy cơ tai họa Thái công bố một báo động đến các đối tác tỉnh của họ, để các giới chức nầy báo động với các đối tác đị phương.
Johanna: Cảm nhận trong lúc Trung Hoa xây đập là ở thượng lưu, họ kiểm soát đòn bẫy và các quốc gia ở hạ lưu phải sống với nó.Trong ý nghĩa nầy, tin tức do MDM cung cấp cho các quốc gia và cộng đồng khác, một mức độ của cơ quan? Tôi muốn nói, các đập đã ở đó, dúng không?
Brian: Mỗi khi chánh phủ Thái công bố báo động đến cấp tỉnh, họ cũng gởi một công hàm ngoại giao đến Trung Hoa nói rằng ‘anh nên công bố một báo động’. Vì thế đó là cơ quan.
Johanna: Tôi giả sử rằng có nhiều hơn trong trường hợp của Thái Lan, không nhất thiết các quốc gia khác…
Brian: Chúng tôi chưa thấy nó xảy ra ở Lào, và các cộng đồng Lào bị ảnh hưởng như các cộng đồng Thái vì có cùng biên giới, và rồi sông chảy vào Lào chung quanh Houai Sai và Pak Beng, Luang Prabang, Xayaburi, trước khi trở lại biên giới. Nhưng chúng tôi công bố báo động đến chánh phủ Lào, và họ tự do để làm cái họ muốn.
MRC – chúng tôi cung cấp lực đòn bẫy lớn cho ngoại giao của họ với cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong, là khuôn khổ tổ chức của Trung Hoa cho Mekong. Và họ đang có một nghiên cứu hỗn hợp về ảnh hưởng của đập. Quan trọng hơn, kết quả có lẽ sẽ được dùng để đi đến một thỏa thuận về các thức các đập trên Mekong, nhất là các đập trên dòng chánh, sẽ được điều hành trong tương lai.
Chúng tôi thấy có nhiều cách, những cách có thể hành động thực sự, rằng các đập của Trung Hoa có thể được điều hành trong một cách có ý thức hơn cho hạ lưu vẫn cho phép Trung Hoa sản xuất bao nhiêu thủy điện mà họ muốn. Và đó là vấn đề thời gian.
Johanna: Một số cách nào để làm đập, ít xáo trộn, hay được điều hành trong một cách có ý thức hơn? Tôi thấy một tham khảo đến các quốc gia có sự hiểu biết chung về mức tối thiểu cho sông.
Brian: Tonle Sap là một biểu tượng tốt cho sức khỏe của Mekong. MRC gọi nò là chuông thời tiết – nếu Tonle Sap làm tốt, thì phần còn lại của Mekong cũng làm tốt.
Việc nới rộng của Tonle Sap thường bắt đầu trong tháng 6 và tháng 7, và thật sự chuyển động trong tháng 8. Đó là những tháng đầu của mùa mưa, nơi một loại châm ngòi của việc nới rộng xảy ra. Đó cũng là lúc khi các đập lớn của Trung Hoa bắt đầu lấy nước. Chúng thật sự lấy rất nhiều trước tiên, và rồi chậm lại khi mùa mưa tiếp tục. Vì thế, có một thứ xung đột ở đó, nơi nước cần ở hạ lưu để châm ngòi cho nhịp lũ và việc nới rộng của hồ, vào lúc Trung Hoa lấy nhiều nước nhất.
Vì thế nếu có tình trạng được biết và được tiên đoán, rằng những tháng cuối của mùa mưa sẽ rất ướt – quả thật, đó là cái đang xảy ra, rằng những lúc cuối của mùa mưa ướt hơn các tháng trước rất nhiều – vâng, các đập lớn có thể chờ dòng chảy cho phép đầu tiên đi qua đập và cho Tonle Sap sự châm ngòi cần thiết. Và rồi khi mưa đến trong tháng 8, 9 và 10, đó là lúc hồ chứa có thể được làm đầy.
Nay dữ kiện cho thấy là vào lúc tháng 9 và 10 đến, các đập lớn hầu hết đều gần đầy. Và điều đó có nghĩa là có nhiều nước chảy qua chúng, và chảy xuống hạ lưu. Nhưng Mekong sẽ lành mạnh hơn nếu nó có nước sớm hơn trong mùa mưa.
Johanna: Điều đó giống như nói – để nhớ rằng sông không chỉ là phần đi qua lãnh thổ của anh, và phải tôn trọng lề lối của nhịp lũ
Brian: Vâng, chính xác. Nó sẽ tuyệt vời nếu có bên liên hệ và diễn viên ở Trung Hoa sẽ tôn trọng nhịp lũ đó, và nói cho sức mạnh của Tonle Sap và tầm quan trọng của thủy sản Tonle Sap đối với an ninh lương thực của người dân ở Cambodia. Tất cả là những sự kiện có thật.
Nhưng đàm luận từ Trung Hoa, một lần nữa, như ‘các đập của chúng ta giúp làm giảm lũ lụt và chúng cải thiện tình trạng hạn hán trong mùa khô’. Điều đó không giúp ích, không chỉ từ quan điểm hệ sinh thái, mà từ quan điểm an ninh kinh tế, nó không có ích cho hạ lưu.
Có thể nói tương tự cho các đập của Lào – và các đập của Thái Lan. Nói chung chúng được điều hành một cách tương tự, cùng một lúc. Vì thế có nhiều điều để làm ở Thái lan và Lào để cải thiện tình trạng ở hạ lưu. Nó dễ hơn một chút, từ quan điểm vật chất, để đối phó với Trung Hoa vì họ chỉ có 2 đập thật sự lớn có thể được dùng cho các mục đích tốt hơn.
Johanna: Vậy là, Thái Lan và Lào điều hành các đập của họ một cách tương tự?
Brian: Tất cả các đập lớn – chúng tôi gọi chúng là đập trữ nước – chúng lấy nước trong mùa mưa để làm đầy hồ chứa. Và rồi chúng xả nước trong mùa khô, để sản xuất thủy điện.Vì thế anh có đập Ubol Ratana ở Thái Lan, đập Sirindhorn ở Thái Lan, Lào có Nam Ngum 1, Nam Ngum 2, Nam Theun 2, chúng là đập lớn và chúng tôi thấy tất cả điều hành giống như các đập của Trung Hoa, nhưng chúng không chỉ lớn. Chúng nhiều lần nhỏ hơn các đập của Trung Hoa.
Johanna: Ông nói đây là nơi có tiềm năng để mọi người đồng ý về một vài quy định căn bản?
Brian: Vâng, chúng có thể. Loại thỏa thuận đó ở Thái Lan, Lào, Việt Nam, cũng có một số đập, sẽ khó khăn hơn để đạt được, vì có quá nhiều đập phải được điều hành trong một cách phức tạp hơn. Nhưng nó có thể được làm.
Johanna: Trong buổi thảo luận về các đập của Trung Hoa trong đầu thập niên 2000s, chúng ta không có kinh nghiệm sống về các sự kiện thời tiết cực đoan, chẳng hạn như đợt nóng cự đoan mùa hè. Khi ông nhìn câu chuyện đập Mekong tương tự nầy so với bối cảnh của ảnh hưởng thay đổi khí hậu, ông thấy gì?
Brian: Vâng, mùa mưa đang nén lại. Chấm dứt, bên hông, đuôi của mùa mưa đang ngắn hơn. Mùa mưa đang ngắn hơn. Đó là lúc các đập được làm đầy cho việc sản xuất thủy điện tiếp theo.
Từ năm 2015 đến 2021, mùa mưa có rất ít nước, có rất ít mưa hơn bình thường. Và liệu điều đó do thay đổi khí hậu, hay chỉ là ảnh hưởng khí hậu – bình thường anh không thể có những đợt hạn hán trong mùa mưa – thì chưa được xác định. Nhưng những đập trên khắp Mekong đó, một số đã đầy. Trong năm 2020, các đập của Trung Hoa được làm đầy gần như bình thường, và 2020 là năm tồi tệ kỷ lục của hạn hán trong mùa mưa.
Vì thế khi những đập đó được làm đầy bình thường, (chúng) lấy một tỉ lệ nước cao hơn ra khỏi hệ thống sông. Vì thế ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và các đập làm mọi thứ tồi tệ cho người dân ở hạ lưu. Những động cơ lớn – thay đổi khí hậu, các đập – làm tình hình xấu đi.
Nhưng rồi trong năm 2020, rất ngạc nhiên để thấy hạn hán ở Trung Hoa trong mùa mưa và các đập không được làm đầy nhiều quá. Điều đó nay được diễn dịch thành một thứ dòng chảy bình thường cho hầu hết thượng lưu Mekong từ Chiang Saen xuống đến Vientiane, vì không có nhiều nước để xả trong những đập đó.
Vì thế nếu anh hỏi các nhà hoạt động trong các nhóm môi trường ở Chiang Khong như Mekong School, Chiang Khong Conservation Group, sông như thế nào trong mùa khô nầy? Họ sẽ nói với anh, nó là một loại bình thường. Nó thật sự, lần đầu tiên trong 20 năm, chưa có cái gọi là mức bình thường trong giai đoạn khô nầy, để thấy mức nước thấp đó.
Johanna: Thay đổi khí hậu làm cho phương trình thủy điện thêm phức tạp như thế nào?
Brian: Có nhiều cơn giông lớn xảy ra. Chúng xảy ra trên Isaan, chúng xảy ra trên Tonle Sap và điều nầy gây lũ lụt lớn, lũ lụt thật sự chưa thấy trong nhiều thập niên.
Điều đó xảy ra hồi năm ngoái trong tháng 8 và 9, ở Isaan (đông bắc Thái Lan). Các đập thật sự không có vai trò để đóng vì chúng không thể hấp thu cái sốc của những lũ lụt đó, đến mức có hiệu quả. Thật vậy, chúng giới thiệu nhiều điều không chắc chắn. Vì thế cái chúng ta nhìn là lúc khi một hồ chứa có thể rất gần hay ở mức cao, và một cơn giông lớn đến và hồ chứa phải xả một lượng nước lớn, để nó không bị vỡ, đó không phải là vấn đề an toàn đập. Và điều đó gây lũ chớp ở hạ lưu cho các cộng đồng không có lũ chớp. Đó là một hiện tượng mới mà chúng ta đang thấy. Nó xảy ra trong mỗi quốc gia Mekong.
Johanna: Dường như việc quản lý thủy điện cũng thay đổi vì các sự kiện thời tiết mà chúng ta không biết rõ, vì thế nó trở nên không thể đoán trước.
Brian: Thời tiết cực đoan làm cho việc quản lý hồ chứa nước khó hơn. (Trong) hạn hán cực đoan, anh không có nhiều điện như lúc bình thường, từ 1 đập, và do đó, chúng có ít hiệu quả kinh tế. Rồi những cơn giông có thể gây ngạc nhiên nhà điều hành đập có thể gây ra nhiều rủi ro.
Vì thế, thay đổi khí hậu đầy những điều không chắc chắn. Nó giới thiệu nhiều điều không chắc chắn vào các tiến trình lấy quyết định. Tôi tưởng tượng, theo thời gian, các nhà điều hành đập sẽ có thể đối phó và thích ứng với điều không chắc chắn đó. Nhưng các cột mốc đang di chuyển, anh có một căn bản chuyển động mà mỗi năm trở nên tồi tệ hơn.
Johanna: Các phóng viên sử dụng MDM như thế nào? Kinh nghiệm của ông với các phóng viên sử dụng dữ kiện hay có câu hỏi?
Brian: Đó là một câu hỏi hay. Sự tiến hóa là, khi chúng tôi phát động, các phóng viên đến với chúng tôi và hỏi cái đang xảy ra, ông có thể mô tả dữ kiện cho chúng tôi? Và điều đó vẫn xảy ra thỉnh thoảng. Rồi chúng tôi thấy sự tiến hóa của một số phóng viên có thể lấy dữ kiện để làm cho câu chuyện của họ hay hơn. Họ làm thế mà không hỏi và đó là điều lý tưởng. Anh biết đó, dùng nó giống như anh dùng Google, đúng không?
Johanna: Ngoài việc cung cấp dữ kiện độc lập phần lớn không có trong những năm trước, đóng góp lớn nhất của MDM là gì?
Brian: Nó mang trách nhiệm, minh bạch đến cái đang xảy ra cho sông. Nó chấm dứt suy đoán – trong nhiều thập niên khi anh bắt đầu nhìn Mekong, có lẽ trong thập niên 1990s và 2000s, mọi người suy đoán “Oh, đây là do các đập của Trung Hoa xả nước hay các đập của Trung Hoa giữ nước’ nhưng anh không có bằng chứng nhưng nay, anh biết.
Bằng chứng đó có thể đưa đến hành động và và nó đã đưa đến hành động quy cho không chỉ Trung Hoa, mà các nhà điều hành đập khác trong các quốc gia Mekong khác nhau, chịu trách nhiệm nhiều hơn cho hành động của họ và giúp khuyến khích hệ thống Mekong lành mạnh hơn.
Một lợi ích khác là điều nầy cho quần chúng. Đây là một hàng hóa công cộng; quần chúng có lợi từ nó. Nó không phải thứ chúng tôi cung cấp cho các tổ chức của chánh phủ trong một cách viết nghiên cứu rất què quặt. Sự thành công của nó nằm trong các câu chuyện mà nó nói với người dân Mekong.
https://mekong-cuulong.blogspot.com/2023/07/khu-vuc-mekong-cac-ap-cua-trung-hoa-co.html#more
Không có nhận xét nào