Án bỏ túi của Ban Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trung ương
Nguyễn Huỳnh/VNTB
30/7/2023
Đã tuyên án
Bs. Võ Xuân Sơn
Chuyến bay giải cứu: 4 án chung thân, không có án tử
28/7/2023
Với bản án tuyên ở phiên hình sự sơ thẩm, cho thấy “chuyến bay giải cứu” nhiều khả năng là “án bỏ túi”.
Vụ án “chuyến bay giải cứu” nằm trong danh sách các vụ án được chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trung ương.
Với bản án tuyên ở phiên hình sự sơ thẩm, cho thấy “chuyến bay giải cứu” nhiều khả năng là “án bỏ túi”.
“Án bỏ túi”, có thể hiểu thế này, đó là đưa ra xét xử một vụ án nhưng mức án dành cho các bị cáo lại được thống nhất từ trước giữa công an, viện kiểm sát, tòa án và lãnh đạo trung ương. Tình tiết này thấy khá rõ trong suốt quá trình diễn ra xét xử, đó là việc phiên tòa chấp nhận dừng lại để các bên liên quan ‘ngã giá’ về số tiền bạc tỷ phải nộp cho… nhà nước.
Nếu không là “án bỏ túi” thì có lẽ với cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng cần phải được “hài hòa” cả “chứng” và “cung”.
Luật gia N.T.S., lập luận:
1. Nếu không làm rõ các lời khai của ông Tuấn – cựu phó giám đốc Công an Hà Nội) và bà Hằng – Phó tổng giám đốc Công ty Bluesky (cung) thì khó thể tìm (manh mối) hình ảnh cái clip ông Hưng nhận cái cặp (chứng).
2. Nếu bà Hằng khai có đưa tiền cho ông Tuấn để nhờ vả (…), ông Tuấn xác nhận có nhận tiền của bà Hằng để chạy việc thì tội môi giới sẽ có thể được định danh nếu vi phạm pháp luật khi sự việc hoàn thành theo yêu cầu của người đưa tiền. Nhưng công việc không đạt được ý muốn, bà Hằng có thể kiện ông Tuấn tội lừa đảo, nhưng chưa thấy kiện.
3. Ông Tuấn khai đưa cái cặp khóa số cho ông Hưng trong đó có tiền. Ông Hưng thừa nhận có nhận cái cặp nhưng bên trong có 4 chai rượu. Sau đó là nhiều cuộc gọi điện thoại – tất cả vẫn chỉ là “cung”.
Cần phải làm rõ “chứng”: Cuối cùng 4 chai rượu ở đâu? Ai là người uống rượu cuối cùng. Cái cặp có tiếp tục đựng 4 chai rượu để biếu cho ai không. Cái cặp đó có phải là cái cặp khóa số không? Nếu cái cặp đựng tiền thì tiền đó được ông Hưng tiếp tục đưa cho ai? Hoặc là ông Hưng tự ý giữ lại?
Lưu ý, hai tình huống giả định trên sẽ có hai khung định tội khác nhau.
Ông V.V.T., cựu phó viện trưởng Viện kiểm sát thành phố Tây Ninh, đặt vấn đề: Điều 354 Bộ luật hình sự có quy định, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn đòi hoặc nhận tiền, lợi ích vật chất có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc lợi ích phi vật chất để làm hoặc không làm công việc có lợi cho người khác…
Quy định trên cho thấy nếu cơ quan chức năng kết luận Hoàng Văn Hưng chỉ nhận quà hối lộ là 4 chai rượu, rồi lợi dụng chức vụ và công vụ của mình để làm hoặc không công việc có lợi cho các đối tượng đang bị điều tra, thì hành vi đó đã phạm Tội nhận hối lộ theo quy định tại Điều 354 rồi.
Nếu hành vi chỉ thỏa mãn cấu thành cơ bản thì Hưng sẽ đối diện với khung hình phạt quy định ở khoản 1 Điều 354 với mức án 2-7 năm tù, nếu quy kết Hưng đã nhận số tiền USD lớn như thế thì Hưng sẽ bị áp dụng khung hình phạt ở khoản 4 Điều 354 Bộ luật hình sự.
Không hiểu tại sao cơ quan tố tụng lại khởi tố, truy tố Hoàng Văn Hưng về Tội lừa đảo, trong khi hành vi ấy là phạm vào Tội nhận hối lộ.
Ông V.V.T. ý kiến: “Tôi thấy còn một tội phạm nữa cần phải được xử lý nghiêm minh mới giải được bài toán thu hồi tiền bất chính trả cho các bị hại, đó là Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Điều 355 Bộ luật hình sự.
Rất dễ giải thích như thế này, các doanh nghiệp tham gia tổ chức các chuyến bay giải cứu rõ ràng có lợi dụng tình hình dịch bệnh, chủ trương của chính phủ và nhu cầu cấp bách của những công dân xa xứ muốn được về quê hương đã cố ý nâng giá vé cao trót vót để trục lợi bất chính, để có tiền bôi trơn cho các cá nhân có thẩm quyền cấp phép bay.
Các nạn nhân biết mình bị thiệt hại, nhưng không còn cách nào khác là phải mua các tấm vé giá trên trời ấy, buộc phải cho doanh nghiệp móc túi mình. Từ quan hệ mang tính miễn cưỡng và có tính chất bóc lột (có thể gọi là trấn lột) và cũng nhờ việc đó, doanh nghiệp thu được một lượng tiền chênh lệch phi pháp, thì chúng ta có kết luận là đã có hành vì lợi dụng công vụ để chiếm đoạt tài sản được thực hiện trên thực tế.
Như vậy, trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, tội phạm nguồn là tội phạm quy định tại Điều 355 Bộ luật hình sự, các tội về đưa, nhận hối lộ chỉ là tội phạm phát sinh. Phải khởi tố, xử lý các lãnh đạo doanh nghiệp bay thêm 01 tội nữa mới toàn diện vụ án.
Khi xử lý các cá nhân của doanh nghiệp thêm tội phạm trên thì các công dân mua vé giá trên trời sẽ là bị hại của hành vi chiếm đoạt tài sản, và khi đó các bị hại sẽ được bồi hoàn số tiền chênh lệch”.
Đã tuyên án
Bs. Võ Xuân Sơn
Những phiên tòa này không cho thấy khả năng làm trong sạch xã hội. Chúng chỉ buộc chúng ta phải nhớ lại những ngày kinh hoàng, những kỷ niệm mà chúng ta phải cố gắng nén chặt cảm xúc để sống, để đừng có những hành động “dại dột”.
Vụ án “chuyến bay giải cứu” đã tạm thời khép lại sau khi tòa tuyên án sơ thẩm. Nhiều ý kiến đồng ý hay bất đồng về các bản án. Ấy là nói cho vui, chứ ai hỏi ý kiến, hay cho phép bày tỏ ý kiến đâu, mà đồng ý hay phản đối.
Có khá nhiều người bày tỏ sự không đồng ý với mức án xử Hoàng Văn Hưng, vì không có chứng cứ buộc tội. Thế các bạn cho là những án khác là xứng đáng hết sao? Và cả rất nhiều án từ trước đến giờ, là không phải kiểu “nhét án vào mồm” sao?
Để lên được chức trưởng phòng của cơ quan an ninh điều tra, thì anh ấy đã tống bao nhiêu người vào tù theo cái cách mà người ta đã làm với anh ấy bây giờ? Người ta gọi đó là “sinh nghề tử nghiệp”.
Lẽ ra, sẽ phải có rất nhiều án tử hình. Lẽ ra, sẽ phải có thêm nhiều người đứng trước vành móng ngựa. Lẽ ra, những kẻ đề bạt, theo dõi, quản lý số cán bộ này phải lãnh trách nhiệm về những việc làm của những kẻ này… Nhưng mọi chuyện chỉ dừng lại ở những kẻ được đưa ra xử mà thôi. Những đồng tiền nhuốm máu người dân được sử dụng để “khắc phục hậu quả”, để giảm án cho bọn người vô nhân tính này.
Nói chung, thì còn nhiều cái để các bạn có thể bất bình lắm, hơn là việc đòi hỏi “gái điếm phải còn trinh”.
Nhưng vụ án này cho thấy một vấn đề khác: Đó là chẳng mấy kẻ sợ cái lò đang cháy rừng rực cả. Cứ có cơ hội là chúng đớp, giống như bầy cá dồ, mới lấp ló là đã nhảy lên đớp. Ngay cả khi đám cá dồ này bị truy tố, thì lại có một đám cá dồkhác ngửi thấy mùi, và “đớp” để chạy án. Chúng chẳng sợ bị bắt, chẳng sợ bị lộ, chẳng sợ cái lò đốt cả củi tươi của bác tổng.
Vụ án này cũng cho thấy một thực tế khác. Đó là đội ngũ luật sư, có vẻ là đội ngũ luật sư tinh hoa thời nay. Những người có chút hiểu biết đều lắc đầu ngao ngán với những câu hỏi nhăng cuội, hay cách tấn công bị cáo tại tòa của các luật sư ở đây. Với đội ngũ luật sư như vậy mà đòi tòa phải xử đúng người, đúng tội, bản án công minh, rõ ràng, thì thật là không tưởng. Tôi không tranh cãi chuyện con gà và quả trứng trong việc này đâu nhé.
Sẽ có người nói, những người thuộc các doanh nghiệp bị bắt buộc phải hối lộ, thật là tội cho người ta. Thực ra thì để được hối lộ, để được đưa vô danh sách các doanh nghiệp được tổ chức các chuyến bay, thì họ cũng phải thân hữu ở mức nào. Họ thực chất là cộng sinh cùng đám quan chức đang đòi hỏi họ hối lộ, cùng nhau hút máu đồng bào mình. Nếu không hối lộ, thì chắc chắn họ đã bị loại ra từ “vòng gởi xe” rồi. Chẳng qua cú này xui, bị lôi ra mà thôi. Tôi cho là chẳng có gì phải thương xót họ cả. Qua vụ án này, hiểu thêm một chút cái câu “Mày biết bố mày là ai không?”.
Người duy nhất đáng được nhỏ một chút lòng thương trong vụ này lại chính là cái tên được nhắc đến nhiều nhất, nhận hối lộ nhiều lần nhất, nhận hối lộ nhiều tiền nhất, bị đề nghị mức án cao nhất, đó là Phạm Trung Kiên. Thực ra, trong nhóm nhận hối lộ, Kiên là công chức bậc thấp nhất. Có người nói với tôi, rằng khi còn ở Vụ Trang thiết bị, anh ấy cũng đòi hối lộ dữ lắm, hồ sơ nào cũng phải 2 triệu mới qua tay anh ta được.
Không biết thực hư thế nào, nhưng con số đòi hối lộ ấy, cũng như những con số được công bố trong phiên tòa, làm cho tôi nghĩ, Kiên chẳng qua chỉ là tên tham nhũng vặt so với tất cả các bị cáo bị truy tố vì tội nhận hối lộ khác. Lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ. Những ai đã từng đến các cơ quan công quyền thì thấy điều đó. Người ta hay dùng một cụm từ rất hình tượng: “Rải tiền từ ngoài vào trong”, nếu muốn được việc.
Không biết Kiên có mối nợ nần gì mà lại một mình đứng ra gánh tội. Nhưng cũng có thể hiểu theo cách khác. Vụ án nào cũng phải có mức án “làm gương”, mà Kiên thì là hàng lặt vặt nhất trong cả đám. Nếu không để sếp ở ngoài chạy thì tiêu à. Mà, nếu nhìn từ góc độ đó, thì cũng chẳng có gì để phải nhỏ xuống, dù chỉ một giọt xót thương, cho Kiên cả.
Có lẽ sau vụ án này, tôi sẽ không theo dõi vụ Việt Á nữa. Những phiên tòa này không cho thấy khả năng làm trong sạch xã hội. Chúng chỉ buộc chúng ta phải nhớ lại những ngày kinh hoàng, những kỷ niệm mà chúng ta phải cố gắng nén chặt cảm xúc để sống, để đừng có những hành động “dại dột”.
V.X.S.
Nguồn: FB Xuân Sơn Võ
Chuyến bay giải cứu: 4 án chung thân, không có án tử
28/7/2023
Các bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu đang nghe Tòa tuyên án hôm 28/7
Bốn bị cáo chủ chốt bị tù chung thân, trong đó có một bị cáo thoát án tử, trong khi bản án dành cho cựu thứ trưởng nặng hơn mức án đề nghị, Tòa án Hà Nội đã tuyên hôm 28/7 sau ba tuần xét xử phiên tòa chuyến bay giải cứu.
Ba trong số bốn bị cáo bị án chung thân là những quan chức ăn hối lộ nhiều nhất để cấp phép chuyến bay giải cứu, bao gồm bà Nguyễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Phạm Trung Kiên, Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế; và Vũ Anh Tuấn, cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.
Riêng bị cáo Hoàng Văn Hưng, Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, cũng bị kết án chung thân nhưng về tội ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ do liên quan đến chạy án.
Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng, quan chức cấp cao nhất bị xử trong giai đoạn 1 của vụ án, bị tuyên án 16 năm tù cho tội ‘Nhận hối lộ’.
Như vậy, bị cáo bị đề nghị mức án cao nhất là Phạm Trung Kiên đã thoát được án tử hình sau khi bị cáo và gia đình nộp lại 42 tỷ đồng trong số 42,6 tỷ đồng đã nhận hối lộ, trong khi các ông bà Lan, Tuấn, Hưng và Dũng đều bị tuyên án cao hơn mức đề nghị của Viện Kiểm sát.
Cụ thể, mức án đề nghị dành cho bà Lan là 18-19 năm tù, ông Tuấn và ông Hưng là 19-20 năm tù còn ông Dũng chỉ là 12-13 năm tù.
Sở dĩ tòa tuyên án nặng cho các ông, bà này là vì họ ‘nhận số tiền hối lộ đặc biệt lớn, gây nhức nhối trong xã hội, mất niềm tin trong nhân dân nên cần áp dụng mức hình phạt cao hơn đề nghị mới đủ sức răn đe’, tờ Người Lao Động dẫn bản án được tuyên tại tòa cho biết.
Theo cáo trạng, Phạm Trung Kiên nhận hối lộ nhiều nhất với số tiền 42,6 tỷ đồng, theo sau là Vũ Anh Tuấn (27,3 tỷ), Nguyễn Thị Hương Lan (25 tỷ), Tô Anh Dũng (21,5 tỷ).
Đối với các bị cáo còn lại trong nhóm ‘Nhận hối lộ’: Đỗ Hoàng Tùng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, lãnh 12 năm tù; Nguyễn Quang Linh, trợ lý phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, và Trần Văn Dự, Cục phó Quản lý Xuất nhập cảnh, đều bị tuyên 7 năm tù, Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam và Nguyễn Thanh Hải, cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ, cùng chịu mức 6 năm và Chử Xuân Dũng, phó Chủ tịch Hà Nội, bị kêu án 3 năm.
Tổng cộng có 25 bị cáo bị kết án về tội ‘Nhận hối lộ’ với tổng số tiền 165 tỷ đồng. Mỗi bị cáo trong nhóm này phải nộp phạt 100 triệu đồng cho ngân sách Nhà nước bên cạnh số tiền đã nộp khắc phục, theo Người Lao Động.
Trong nhóm tội ‘Môi giới hối lộ’, ông Nguyễn Anh Tuấn, phó Giám đốc Công an Hà Nội, bị tuyên phạt 5 năm tù.
Về phía tội ‘Đưa hối lộ’ mà bị cáo chủ yếu là giám đốc các doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay giải cứu, mức án cao nhất dành cho bà Nguyễn Thị Thanh Hằng và ông Lê Hồng Sơn vốn là phó tổng giám đốc và tổng giám đốc Công ty Blue Sky. Bà Hằng bị tuyên 11 năm tù, cao hơn 1 năm so với ông Sơn.
Bà Hoàng Diệu Mơ, Tổng Giám đốc Công ty Hàng không An Bình, và ông Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Công ty Du lịch Lữ hành Việt, cùng lãnh 7 năm tù.
Số tiền mà Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn đã hối lộ được xác định là100 tỷ đồng, theo cáo trạng, trong khi Hoàng Diệu Mơ hối lộ 34,6 tỷ đồng, còn Nguyễn Tiến Mạnh đưa 27,8 tỷ đồng.
Tổng cộng có 54 bị cáo đã bị xét xử và tuyên án trong giai đoạn một của vụ án. Tuy nhiên, đây chỉ mới là bản án sơ thẩm và có khả năng bị các bị cáo kháng án.
Không có nhận xét nào