Võ Kim Sơn
Giáo sư môn Vạn Vật Quốc Gia Nghĩa Tử, 1964-1967
03/7/2023
(Khu mua sắm Phước Lộc Thọ trên phố Bolsa. Ảnh minh họa)
Nhìn đoàn người diễn hành trên đại lộ Bolsa hôm mồng một Tết Quý Mão, ngày 22 tháng 1 năm 2023, mà trong đầu tôi lại hiện ra những cánh đồng dâu tây trải dài bên lề phải từ đường Magnolia đến tận Brookhurst. Du khách thường hỏi : Tại sao người Việt tỵ nạn chọn khu Bolsa quây quần bán buôn khiến cho hai chữ thân thương LITTLE SAIGON chính thức ra đời năm 1987 tại Orange County.
Năm 1975, Làn sóng ty nạn I gồm những người rời Việt Nam nhờ trực thăng chuyễn họ ra các tàu hải quân Mỹ Việt đậu ngoài biễn khơi chờ đón. Có người may mắn quen với người Mỹ trong và ngoài nước hoặc có thân nhân đang ở ngoại quốc biểt rõ tình hình Việt Nam nên sớm đựơc rứơc đi trước 30 tháng 4. Những chuyến tàu đưa họ sang Subic Bay, Đảo Guam rồi các chuyến bay chuuyễn tiếp họ tới Camp Pendleton ở miền Nam California. Nơi đây các Nhà Thờ khắp nứơc Mỹ đón tiếp họ về các tiểu bang lạnh vì có nhiều việc làm. Đến khi họ biết California có khí hậu ấm áp thì quyết định ở lại Trại Camp Pendleton. Đựơc tin đông đảo tỵ nạn Vịêt Miên Lào tới Camp Pendleton, Sinh viên Việt du học và Sinh viên Mỹ từ các đại học trong California đổ xô về Camp Pendleton tình nguyện giúp người tỵ nạn. Người Mỹ tình nguyện đầu tiên ở trại CP là bà Alicia Cooper. Mỗi tuần một lần, ban tổ chức trại Camp Pendleton lên China Town trên Los Angeles mua gạo và nước mắm vốn là món ăn căn bản của người Việt. Nhờ đó họ có dịp thám hiểm khu Orange County mỗi lần đi ngang qua.
Lúc bấy giờ, nhà thờ Episcopal Saint Anselm tọa lạc tại 13901 Galway Street, Carden Grove, CA, có một thành viên làm chủ nhiều apartments bỏ trống bên cạnh trường Bolsa Grande High School góc Wesrminster và Bushard thuộc thành phố Garden Grove. Nghe Camp Pendleton sắp đóng cửa mà còn nhiều gia đình không được ai bảo trợ, Ông liền xuống Camp Pendleton đón tất cả gia đình còn sót lại vì các thiện nguyện viên bảo trợ khác ngại đón gia đình đông con. Lòng nhân ái của Ông chủ apartments tốt bụng nầy được đồng hương phổ biến rộng rải cho đồng hương đang ở xứ lạnh; những ngừơi nầy tức tốc quay về nơi ấm áp giống hệt Việt Nam. Đại tá Vũ Văn Lộc tả trong quyễn “Về Cỏi Tự Do” tả cảnh hai gia đình rũ nhau chồng chất trên chiếc Wolkswagen con bọ cũ kỹ và một chiếc xe con bệ rạc đi mấy ngày từ Colorado mới tới Orange County do phải dừng lại nhiều lần để sửa xe. Rồi họ cũng tới điểm hẹn.Từ đó Saint Anselm Episcopal Church trở thành Trung Tâm giúp ngừơi tỵ nạn bảo lãnh thân nhân từ các trại tỵ nạn qua chương trình Refugees Programs và Orderly Departure Program bảo trợ ngừơi tỵ nạn từ Việt Nam về sau.
Bây giờ Trung Tâm St Anselm đã đóng cửa nhưng hàng năm Hội Sinh Viên Công Giáo vẫn mời những ngừơi kém may mắn, cô đơn, không nhà đến cùng chung vui Lễ Thanksgiving tại đây, ngày thứ sáu sau Thanksgiving. Nghe đâu các em sinh viên nối bứơc đàn anh sẽ mừng Thanksgiving kỹ niệm 25 năm cũng tại nơi nầy năm 2023. Ngừơi tạo niềm vui cho sinh viên với những ngừơi kém may mắn mừng Lễ Thanksgiving cách đặc biệt nầy là Linh mục Tạ Anh Kiệt, lúc còn là sinh viên Cal State Fullerton . Về sau Chương trình Thanksgiving nầy đựơc thêm Linh mục Bill Cao nối vòng tay lớn.
Nói đến việc mở mang Little Saigon, phải nhắc Doanh nhân Frank Jao, chủ nhân Thương xá Phúc Lộc Thọ. Theo tập tài liệu I trong Bộ Lịch Sử “Sự Phát triển Cộng Đồng Mỹ Việt tại Orange County” cùng bài phỏng vấn của báo The Los Angeles Times , DN Frank Jao bị đánh tư sản mại bản ở Việt Nam nên khi đặt chân lên Orange County trong tay chỉ có vỏn vẹn 50 xu. Người bảo trợ giới thiệu ông đi bán sản phẫm lau chùi theo kiểu “door to door”ngày xưa, đem sản phẩm giới thiệu từng nhà. May mắn, ông gặp một chủ nhà làm nghề địa ốc, mời FJ gia nhập đội ngũ. Ông FJ bèn rũ thêm Dược sĩ Quách Nhứt Danh là chủ nhân Nhà thuốc tây Việt Nam đầu tiên ở Orange County, chịu đầu tư. Và hai ông đã biến các ruộng dâu dọc theo đường Bolsa thành Thương xá Phúc Lộc Thọ và các khu bán buôn sầm uất như bây giờ. Sau đó, bác sĩ Phạm văn Hoàng theo chân Ds Danh bạn xưa ở VN về Orange County, trở thành vị bác sĩ đầu tiên phục vụ người Việt tỵ nạn nơi đây.
Trong thập niên 1980 đa số người Việt tỵ nạn đến Orange County tạo Làn Sóng Tỵ Nạn II là những người rờiViệt Nam bằng thuyền đánh cá. Họ khai sinh danh từ “Boat People,” đông đảo nhất trong năm 1979 ở các trại tỵ nạn SongKla, Thái Lan; Pulau Bidong, Mã Lai Á; Galang, Indonesia; vì có phong trào bài ngừơi Việt gốc Hoa, tạo từ ngữ đi “bán chính thức” dành cho người Hoa Kiều ở VN. Họ bị chính phủ VN “đuổi ra” khỏi nước.Thuở ấy cũng có người Việt đi chui bằng đường bộ qua ngõ Campuchia để tới Thái Lan. Thương thay, rất ít người đạt nguyện vọng theo ngõ cụt nầy vì bom đạn cài đặt trên lối đi. Lúc đó gia đình chúng tôi gồm Ông cụ tôi, chồng tôi,- dù là một quân nhân đi học tập trở về,-và cá nhân tôi cũng hội đủ điều kiện đi chính thức nhưng chúng tôi không đủ kiên nhẫn đợi chờ trong cơn tuyệt vọng. Chúng tôi liều mạng đi “o-di-ghe” chui. Lênh đênh trên biển 3 ngày 4 đêm với 136 thuyền nhân mà không ai biết ghe đang ở nơi nào và đi về đâu. May thay trong màn đêm u tối chúng tôi gặp tàu Mỹ hứơng dẫn về Đảo Pulau Bilong ngày 1 tháng 6 năm 1981. Đứng trên tàu Mỹ, nhìn xuống chiếc tàu con của chúng tôi thật giống hệt con muỗi giữa biển cả. Chúng tôi tạm trú ở Ngưỡng cửa Tự Do và đặt chân xuống phi trường John Wayne, Santa Ana, California vào lúc 4 giờ chiều ngày 26 tháng 9 năm 1981.
Orange County lúc bấy giờ khác hẳn năm 1972,- thời chúng tôi là sinh viên du học ở USC,- University of Southern California, Los Angeles, -từ sự xây cất đến con ngừơi. Thuở ấy chúng tôi được bạn Phan Thanh Ngô tốt bụng, người duy nhất có ô tô con, chở đi chợ trời-,flea market,-miễn phí. Tha hồ vui vẽ chen chúc ngay cả ngồi trên sàn xe vì đâu có luật Seat Belt ngăn cấm. Qua tư cách và nói năng của sinh viên, chúng tôi được người địa phương dành cho nhiều cảm tình qua ánh mắt và thăm hỏi.
Ôi còn đâu ánh mắt thân thiện ngày xưa. Bây giờ là năm 1981. Chúng tôi bị xem là người tỵ nạn tức là di dân sống nhờ vào tiền đóng thuế của người địa phương. Chạy xe trên đường, chúng tôi thường bị nghe điệp khúc “Back to Saigon” nhịp nhàng theo tiếng vỗ bên hông xe của nhóm thanh niên trẻ địa phương. Trong các chợ Mỹ, xếp hàng chờ trả tiền, luôn được nghe nhắc nhở “No food stamp”. Có lần ghé chợ Mỹ mua hộp chocolate để biếu con anh Đặng Đình Trí,- tiếng nói động viên trong đài phát thanh trước 1975,- nhân dịp Anh Chị mời cơm. Bà cashier nói như hét: “No food stamp”. Tôi im lặng. Tưởng tôi không hiểu, bà chìa copy Food Stamp rồi líu lo “No, No, No.” Tôi lẳng lặng chìa tờ bạc 20 đồng. Bà liền bỏ hộp chocolate vào bao giấy, tay bấm lia lịa như người ta may máy. Không có gì lạ. Bà ngừa trộm cắp cho chủ.
Thuở ấy phong trào Hoàng Cơ Minh hồi hương Việt Nam nổi tiếng. Người người rủ nhau đóng góp công sức hoặc về Thái Lan để giải phóng Việt Nam. Người người gây quỹ bằng mọi cách kể cả xin của cải thừa thải hàng xóm đem về bán “Garage Sale” gom góp từng đồng. Trong gia đình, phụ huynh dạy trẻ con phân biệt Việt Cộng với Viêt Nam Cộng Hòa. Anh Chị ĐĐTrí không ngoại lệ. Tôi bước vào nhà thì được Hòa lên 5, Thảo lên 3 hỏi liền: “Bác có phải là Việt Cộng không?” Trêu 2 cháu, tôi trả lời: “Phải.” Nhanh nhẫu hai cháu tranh nhau trả lời: “Bố không có bạn là Việt Cộng.”
Sống với hai nền văn hóa trong một xã hội mới, khó làm sao. Với các cháu rời Việt Nam còn ít tuổi thì dễ bỏ nền văn hóa Việt sau lưng và mớ kỹ niệm sống ở Việt Nam. Thật ra gia tài văn hóa của các cháu có bao nhiêu mà nhớ. Tội nghiệp là lớp tuổi “Teens” thường bị rối loạn, dễ ngã theo lối sống đua đòi hiện tại, chạy theo mẫu người địa phương. Phụ huynh càng đáng thương hơn nữa. Họ còn mang nặng ký ức quê hương và chưa có đủ tài sản giúp con đua đòi ăn mặc thời trang. Rõ rệt nhất là lớp học sinh Trung Học Đệ Nhất Cấp và Đệ Nhị Cấp thừơng chia thành nhiều nhóm. Nhóm phụ huynh yêu thích hoà bình thường khuyên con: “Một câu nhịn, chín câu lành.” Song cũng có những học sinh mạnh dạng thì : “Cục đá ném đi, cục chì ném lại” nên ngày nào ở các Intermediate Schools và High Schools cũng có đấm đá nhau giữa phe ta và phe chủ nhà nhất là nơi các trừơng tại thành phố có đông người Việt, ngừơi Mễ và Da màu.
Có lần giới chức chính quyền định áp dụng chính sách BUSING cho học sinh Việt ở học đường như ngày xưa dành cho sinh viên da màu. Cám ơn Nghị viên đầu tiên Tony Lâm, thành phố Westminster, đã tranh đẩu tránh áp dụng chính sách Busing ngày xa xưa ấy. Nếu đem áp dụng busing bấy giờ thì có nghĩa là trừơng nào đông học sinh Việt thì theo cách bốc thăm, một số các em phải học trường xa nhà, bắt buộc đi xe bus để đến trừơng có ít học sinh Việt. Cuối cùng bên chủ, bên “khách tạm dung”cùng tìm ra phương pháp chung sống hoà nhập, học hỏi và thích ứng. Orange County Department of Education đưa ra chương trình giới thiệu Văn Hóa Việt ngắn gọn gửi đến các trừơng ở Orange County.
Thương nhất là các bà giáo Mỹ chịu đọc sách học hỏi thêm văn hoá Việt Nam. Rồi đến ngày Tết các bà giáo ngồi mài trên đá từng penny cho sáng để lì xì cho học sinh ngày Tết. Trong bệnh viện, nhân viên y tế; ngoài đừơng, cảnh sát viên ghi chẻp từng câu cần trao đổi với ngừơi Việt rồi mang vào lớp học tiếng Việt nhờ dạy đọc, nói cho gọn gàng. Bên ta, các em sinh viên bắt đầu tổ chức hội chợ Tết năm 1983 tại góc đừơng Hoover và Westminster bây giờ là khu nhà Seniors. Mặc cho trời mưa tầm tả, ra khỏi lớp ở Cal State Fullerton liền chạy xuống lo đóng sân khấu .
Các em dằn cơn đói bằng những ổ bánh mì one-day-old của Salvation Army mang biếu. MC Hôi Chợ Tết lần đầu tiên đó là Luật Sư Phạm Đào Bạch Tuyết. 10 giờ, khách tề tựu đông đủ mà trên sân khấu sinh viên còn đóng lộp cộp. Đựơc dịp, Luật Sư Bạch Tuyết giới thiệu Cộng Đồng cùng Văn HóaViệt cho quan khách. Cám ơn Luật sư Bạch Tuyết đóng góp hữu hiệu trong con đừơng hội nhập của đôi bên. Đến năm sau học sinh phải tìm chổ khác vì tại chốn cũ, thành phố Westminster bắt đầu xây cất chung cư cho Seniors. Sinh viên vất vã tìm chổ mới là khu chợ trời ở quanh trường Golden West Community College. Không may, trời mưa tầm tã ngập cả sân suốt những ngày hội chợ. Các em sinh viên có sáng kiến mua mạt cưa đổ đầy sân giúp khách du xuân đỡ bị ứơt chân. Không ngờ, sau Tết, trừơng Golden West đòi sinh viên bồi thừơng vì làm cỏ úa. Tội nghiệp các em, không biết năm đó bị lỗ bao nhiêu.
Rồi năm kế tiếp, Bác sĩ Phạm Đăng Long Cơ, Chủ Tịch Phòng Thương Mại Việt Mỹ ra tay mở Hội Chợ Tết trong lòng đừơng Bolsa từ Magnolia đến Bushard. Người Việt ở các County lân bang và cả những tiểu bang lạnh thích “trốn lạnh” nên sẳn dịp về Bolsa đi chợ Tểt cho đỡ nhớ nhà. Thế là hàng hàng lớp lớp rủ nhau rồng rắn xếp hàng đi chợ Tết chờ xem có gì bên trong hội chợ. Than ôi, Ban Tổ Chức Hội Tết chỉ chừa một cửa vừa ra vừa vào để dễ kiểm soát khách đến với Hội Chợ. Vào rồi cũng chẳng ai muốn ra vì xem chưa hết và ra rồi làm sao trở lại. Bên trong chật ních. Bên ngoài xếp hàng dài thật dài. Cảnh sát và nhân viên cứu hoả lo sợ cảnh hỗn loạn xảy ra nên tự động đưa thêm nhân viên theo tỷ lệ số ngừơi bên trong và khách bên ngoài. Chờ lâu, nản chí, khách bỏ đi. Khách xếp hàng đông mà tiền thu vào cửa chẳng có bao nhiêu. Kiểm điểm lại, PTMại lãnh bills của Sở Cứu Hỏa và Cảnh sát tổng cộng là 90,000 đô la. Bác sĩ PĐLCơ cáng đáng một mình. Hy vọng mang kinh nghiệm năm trứơc áp dụng cho năm sau. Bác sĩ Cơ cố gắng thêm lần nữa thì bị Trời mưa như múc nước đổ vào lòng đừơng. Chạy ra Home Depot mua máy hút nước rồi về cởi phăng áo vest tự tay cầm một máy hút, mồ hôi nhễ nhại, Bác sĩ Cơ trông cũng chuyên nghiệp lắm. Cộng Đồng Ngừơi Việt xin ghi ơn Bác sĩ PĐLCơ.
Thời gian chung sống với xã hội mới cũng khá lâu khiến Khách Chủ cùng nhận ra cách sống hòa hợp và thích ứng là tốt nhất nhưng đòi hỏi đôi bên Chủ – Khách phải cùng cố gắng học hỏi văn hoá của nhau. Tìm nơi đâu để trao đổi văn hóa? Chính Phủ Mỹ nhận thấy các hội đoàn trong cộng đồng là cây cầu văn hóa tốt nhất đưa chủ khách gần nhau và gặp nhau. Nỗi bật nhất là Hội Cộng Đồng Ngừơi Việt tại Orange County, một tổ chức vô vị lợi, đựơc thành lập đầu tiên ở Orange County do Bà Mai Công làm chủ tịch cùng với Ban Hội Đồng đông đủ ngành nghề và cùng chung tấm lòng thiện nguyện. Bà Mai Công chuyên về Mental Health. Kỹ sư Trương Hùng chuyên huấn luyện cấp tốc mỗi cuối tuần đội ngũ Electronic Assembler rất cần trong thời “ Chồng Tech, tức là technician, vợ ly, tức là assembly”. Có lúc đã 7 giờ tối rồi mà hảng còn gọi lại VNCOC,- Vietnamese Community of Orange County, Inc.,- xin gửi 50 assemblers sẽ đựơc xe đến đón lúc 6 giờ sáng mai. Kiểm điểm đồng ra đồng vào của Hội thì có Ông Bùi Mạnh Cừơng ngay từ khi VNCOC mới thành lập nên chẳng cần lo. Ông Cừơng có Văn Phòng trên đừơng Bolsa bây giờ là cửa hàng Mr. Baguette. Chọn chương trình thích hợp để tìm Funds thực hiện thì có Cựu Luật sư Lê Trọng Uyên và phu nhân Judy Huệ Phạm. Cả hai từng là thuyền nhân tích cực hoạt đông trong hội đồng trại Pulau Bidong, gần gũi với thuyền nhân, am hiểu nhu cầu của ngừơi mới định cư nên luôn sẳn có chương trình cần xin Funds của chính phủ để thực hiện. Động viên tinh thần cho mọi ngừơi là Dựơc Sĩ Vũ Bội Tú, phu nhân của Nha Sĩ Phạm Đình Tuân, chủ tịch Phòng Thương Mại Việt Mỹ trứơc Bác sĩ Phạm Đăng Long Cơ, không vắng mặt buỗi họp nào có khi kéo dài đến 11-12 giờ khuya dù rằng DS Bội Tú còn sáng lập cùng là Hội Trửơng Hội Cựu Học Sinh Trưng Vương.
Cùng thời đó Hội Ái Hữu Học sinh Petrus Ký cũng sớm thành hình nhờ cựu Phụ Tá Khoa Trửơng Kỷ Thuật Phú Thọ Lê Văn Thạnh. Đến Mỹ mới 10 ngày là Ông đựơc mời làm việc tại Trung Tâm Tỵ Nạn Saint Anselm có Mục Sư Nguyễn Xuân Đức cũng là cựu sinh viên Petrus Ký. Sẳn có nơi tập họp anh Thạnh mời anh Trần Ngọc Thuật, sau nầy trở thành Bác sĩ Y Khoa Đông Phương Trần Ngọc Thuật, mới qua đời ngày 27 tháng 11 năm 2022. Khởi đầu anh Thạnh và anh Thuật nhờ gia đình nấu thức ăn mang đến nhâm nhi và bàn chuyện phát triển Hội mai sau. Chẳng có ai đóng góp đồng nào vì mọi ngừơi đều là dân tỵ nạn mới tới, hãy còn nghèo. Năm sau có thêm cựu Chánh Sự Vụ Giáo Dục Huỳnh Trung Nghĩa bỏ xứ lạnh Philadelphia về Orange County đông ngừơi.Việt vui và ấm áp hơn vào làm việc ở Saint Anselm. Anh Nghĩa là môt cựu học sinh Petrus Ký góp phần phát triển Hội đắc lực.
Nhắc Hội Petrus Ký thì phải nhớ Hội Gia Long. Ngừơi gợi ý sáng lập Hội là Bà Huỳnh Thị Nhạn. Với tư cách là Cựu Giám Học Nữ Trung Học Gia Long Bà Nhạn dễ dàng quy tụ các nữ sinh “áo tím”. Sau nầy, bất cứ trừơng nào tại miền Trung hay miền Nam, trừơng Đoàn Thị Điểm hay co-ed Phan Thanh Giản ở Cần Thơ, trừơng nữ Lê Văn Duyệt ở Gia Định, đồng phục nữ sinh vẫn là tà áo dài trắng trinh nguyên. Rồi cùng với sự phát triển Hội Ái Hữu các trừơng vùng Sàigòn, các trừơng khắp bốn vùng chiến thuật cũng thành lập các Hội Ái Hữu và Hội Đồng Hương để ít ra gặp nhau cũng đỡ nhớ trừơng xưa bạn cũ.
Trong lúc mọi ngừơi trong Cộng Đồng tìm vui trong mớ kỷ niệm cũ mỗi kỳ họp thừơng niên thì có một nhóm nhỏ chuyên viên y tế ở Santa Clara, Orange, San Diego County, kết hợp với nhau tạo ra hiện tựơng lạm dụng Medi- Cal. Khắp nơi trên đất Mỹ, chính phủ Mỹ tài trợ các tiểu bang giúp ngừơi kém tài chánh đựơc chăm sóc sức khoẻ gọi là Medicaid. Riêng tại Cali, Medicaid là Medi-Cal do chữ California. Dù chưa là công dân Mỹ chính thức, ngừơi tỵ nạn mới đến Mỹ cũng đựơc hửơng chương trình Medi Cal. Biến cố lạm dụng Medical nầy có hệ quả quan trọng, nhất là cho học sinh Việt. Ở trừơng các em không dám đến ăn ở Cafeteria vì bị học- sinh- chủ chọc quê. Ngơ ngác. Các em còn nhỏ dại, nào có biết gì đâu. Rẩt mừng là thời gian làm mọi biến cố lắng dịu. Chuyện lạm dụng Medical bỏ lại sau lưng.
Rồi một hiện tựơng lạ xuất hiện. Tại Orange County nơi chống Cộng Sản có tiếng trong thế giới vậy mà có ngừơi dám treo hình Bác Hồ trong cửa hàng cho thuê Video: “Trần Trừơng”. Quả thật đây là dịp Cộng Đồng biểu lộ sức mạnh chống Việt Cộng. Suốt mừơi mấy ngày, ngừơi lớn trẻ con nôn nao biểu tình chống Cộng Sản Trần Trừơng. Ngừơi đi làm lo về nhà ngay để ăn cơm sớm.Trẻ con đi học cũng về nhà ngay lo bài vở rồi ăn cơm sớm để tối nhập đoàn đi biểu tình. Hàng hàng lớp lớp lớn nhỏ đi đầy đừơng trên phố Bolsa như đi trẩy hội khiến cảnh sát lo lắng “Không biết chuyện gì sẽ xảy ra.”Rồi đoàn biểu tình có sáng kiến tự động bỏ tiền vào thùng để xây cất Trung Tâm Cộng Đồng. Bao nhiêu năm qua mà chưa thẩy Trung Tâm nơi nao.
Hôm nay, 24 tháng 2, 2023, nghe Social Media nhắc đi nhắc lại là ngày Ukraine bị Nga xâm lựơc đúng một năm. Đôi bên có hàng trăm ngàn quân nhân và dân thừơng là nạn nhân chiến tranh. Chết chóc. Gia đình ly tán. Nhà cửa thành đống tro tàn . Nhớ lại Chiến tranh Việt Nam từ 1945 đến 1975, trận chiến kéo dài gẩp mấy thập niên thì thử hỏi có bao nhiêu lần khổ đau nhiều hơn. Thương nhất là quý Mẹ Quốc Gia Nghĩa Tử chịu đựng nhớ thương rồi khóc chồng khóc con cùng lúc. Rồi bây giờ đựơc hửơng gì. Quý Mẹ cùng các con còn nhỏ dại đâu đựơc quy chế sang Mỹ theo chương trình Humanitarian H.O dành cho sĩ quan Việt Nam Cộng Hoà có đi học tập cải tạo ba năm trở lên. Các em Quốc Gia Nghĩa Tử cho hỏi nhen. Ngoại trừ một số các em, trứơc 1975, đựơc tuyển chọn du học theo chương trình Leadership Progam nhờ có Tú Tài toàn phần hạng Bình Thứ trở lên như Lê Hồng Đa, Mát,Vương Thị Ngọc Dung, Thuỷ…Còn các em khác tới Mỹ sau 1975 bằng cách nào?
Ô-đi-Ghe tức là vựơt biển bằng thuyền? Orderly Departure Program, ODP tức là có thân nhân tới Mỹ trứơc rồi làm thủ tục đón rứơc thân nhân từ Việt Nam sang bằng phi cơ. Hay các em chính là quân nhân cũng bị đi học tập như Cha. Tôi luôn nhớ những nỗi đau buồn , thiệt thòi của Quý Mẹ Quốc Gia Nghĩa Tử và các Quốc Gia Nghĩa Tử còn nhỏ sau 1975. Biết làm sao đây.
Võ Kim Sơn
Giáo sư môn Vạn Vật Quốc Gia Nghĩa Tử, 1964-1967
Viết xong 28 tháng 2, 2023
1. Tài Liệu đọc thêm nếu cần. Có tại Public Library, Santa Ana; Department of Oral History, Cal State Fullerton; Viet Refugee Archive, University of California, Irvine.
Song Ngữ . English and Vietnamese. An Oral History.
The Vietnamese Community in Orange County
Vol. I Business Development in Orange County
Vol. II Religions and the resettlement of Vietnamese Refugees
Vol. III REFUGEE SERVICE PROGRAMS and
MUTUAL ASSISTANCE ASSOCIATIONS
Vol. IV PRESERVATIO OF CULTURAL HERITAGE AND
THE VIETNAMESE MEDIA
Published by the Intercultural Development Center, Office of International Education and Exchange, Division of Student Affairs, California State University, Fullerton and Newhope Branch of Santa Ana Public Library.
2. Quý Ân Nhân Ngừơi Mỹ đóng góp đặc biệt trong việc phát triển Văn Hóa Việt tại Orange County.
Dr. Ken Iglesias, Dean, Area 4, Coastline Community College and later President, Golden West College, Orange County đưa chương trình dạy tiếng Việt vào Coastline Community College, lần đầu tiên trong một đại học cộng đồng ở Hoa Kỳ.
Late President Milton Gordon, Associate Vice President Howard Wang, Late Dean Donald Castro, Dr. Craig Ihara, Dr. EllenJunn, Dr. Thomas Fujita giúp đỡ và biến đổi chương trình từ Lớp dạy tiếng Việt đầu tiên ở cấp đại học Mỹ sau 15 năm thành chuyên ngành Vietnamese Studies tại California State University, Fullerton. Sinh viên có thể tốt nghiệp Bachelor với ngành nầy
Robert Ericksen, Cal State Fullerton, Giám Đốc Văn Phòng Giáo Dục Thế Giới thành lập Trung Tâm Phát Triển Văn Hóa Thế Giới nay biến thành Trung Tâm chuyên lưu giữ tài liệu và phát triển văn hóa Á Châu.
Dr. Arthur Hansen, Cal State Fullerton, chuyên về Oral History Sử Truyền Khẫu sớm dặn dò: “Phải làm liền bộ Sử Truyền khẫu về Sự Hình Thành và Phát Triễn Cộng Đồng Ngừơi Việt tại Orange County. Tôi sẳn sàng dạy phương pháp và cách chọn ngừơi để phỏng vấn. Phải làm càng sớm càng tốt trứơc khi ngừơi mình muốn phỏng vấn qua đời.”
Dr. Mary Kay Tirrell, late Professor of English, Late Academic Vice President Dennis Berg, Cal State Fullerton, sáng tạo lớp Anh Văn 499 ôn lại những điều căn bản viết tiếng Anh. Sinh viên cần trau dồi tiếng Anh có quyền dự thi kiểm soát trình độ tiếng Anh khi tốt nghiệp hoặc chọn học lớp ôn luyện tiếng Anh 499 chỉ có ở Cal State Fullerton. Đó là điều kiện bắt buộc phải có mới đựơc Bachelor Degrees.
Gary Strong, giám đốc California State Public Library, biết lèo lái Phái Đoàn Tham dự White House Conference tại Washington D.C., năm 1990,- 12 năm mới họp một lần,- mà giờ đây mới có tài liệu, sách vở bằng tiếng Việt, videos ca nhạc cùng nhân viên ngừơi Việt trong các thư viện tại thành phố có đông ngừơi Việt cư ngụ.
3. Ân Nhân Việt đặc biệt của những bác sĩ, nha sĩ, dựơc sĩ tốt nghiệp ở Việt Nam đựơc dự thi phần lý thuyết tương đương rồi đi tập sự ở các cơ sở liên hệ tại Mỹ nếu không muốn đến trừơng Mỹ học lại từ đầu. Ân Nhân nầy đựơc Sacramento gán cho bí danh là “Cái lữơi” của Cộng đồng Ngừơi Việt, chính là Bác sĩ Quỳnh Kiều.
Không có nhận xét nào